TRƯỜNG THANH HOA (TQ), NUS(SING), CÒN Ở VIỆT NAM ???

Vấn đề còn có thể phức tạp thêm ở chỗ:

1. Người dạy: Liệu giáo sư có trình độ có muốn sang Việt Nam - một nước kém phát triển để giảng dạy không? Việc sang dạy ở một nước như thế đối với một giáo sư tầm cỡ có thể là một dấu chấm hết (nếu không thì cũng hủy hoại) sự nghiệp của ông ta. Đấy là chưa nói đến chuyện tiền.

2. Người học: Một trường tốt không thể có chuyện học phí rẻ, cũng không thể nhận bừa sinh viên vào được. Vậy thử đặt vị trí mình vào vai một sinh viên có năng lực và có điều kiện, thì bạn sẽ chọn học ở VN hay sang Anh-Mỹ học? Rõ ràng kiến thức không trong trường là chưa đủ, mà còn cần cả môi trường nữa! :)

Có lẽ chúng ta không nên bàn đến một trường tầm cỡ quốc tế, mà chỉ đơn giản là bàn đến việc xây dựng một trường đạt tiêu chuẩn quốc tế là ổn lắm rồi. Nghĩa là cần tiêu chuẩn hóa việc giảng dạy, đào tạo, kể cả tuyển sinh nữa :)
 
Hoàng Long đã viết:
Em nghĩ bác Hưng nhầm ở chỗ này rồi. Giáo dục nó là public good, giống như cái vụ xây đường quốc lộ thôi. Chuyện nhà nước dùng tiền xã hội để hỗ trợ giáo dục là việc hợp lý và nên làm. Em chưa thấy có chỗ nào trên thế giới lại bàn chuyện "tăng phí giáo dục cho thật đắt" cả. người ta bao giờ cũng bàn xem làm thế nào cho nó càng rẻ càng tốt. Giáo dục tại Mỹ đắt hơn ở châu Âu ko phải vì người ta cố tình làm cho nó đắt để "tốt hóa" nó mà là vì tiền thuế của dân tại Mỹ ko đủ để cover hết chi phí thực của giáo dục đại học.

Chú Long đọc kỹ những gì anh viết thì sẽ thấy anh không nhầm đâu. Anh hoàn toàn ủng hộ nhà nước đầu tư vào giáo dục và đặc biệt là giáo dục ĐH và hậu đại học. Những ai có 1 chút trí tuệ thì đều đã đồng ý đó là đầu tư đúng hướng và cần thiết, có khả năng hoàn vốn cao, nhất là trong đ/k cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ khác kia, mức độ phát triển của VN không như của các nước phát triển. Budget VN có thể đầu tư cho 1 sinh viên ở mức eg. $200-300 trong khi đó để đào tạo sinh viên chất lượng cao (những ngành công nghệ hot) cần 10 lần số đó, đó là đánh giá khiêm tốn. Không có tiền thì không có ng hướng dẫn, không có labs, cũng chẳng có tài liệu, không được cọ sát với thế giới, vv. Khi business tư nhân còn nhỏ bé non yếu khó có thể đầu tư vào giáo dục, bên cạnh đầu tư nhà nước (10%) còn có nguồn đầu tư nào khác ngoài đầu tư XH, có nghĩa là học phí sinh viên phải cao. Đó là sự thật và phải chấp nhận nó, nếu muốn có đào tạo chất lượng. Nếu có những trường nhỏ đào tạo chất lượng cao ở VN với mức chi phi = 1/5-1/10 ở Mỹ đó là thành công lớn, và xem ra XH có nhu cầu.
 
Bác Hưng nói đúng. Cần đâu tư tiền thì mới mong có chất lượng cao được. Tuy nhiên, ở VN bây giờ, cái cần hơn, gấp hơn tiền là cơ chế. Tôi nói chuyện với chuyên gia nào họ cũng kêu vậy. Về tiền thì chính phủ vừa rồi đầu tư cho ĐHCN-VNU 800 bil VND để xây dựng cơ sở vật chất trên Hòa Lạc (một mức đầu tư không gọi là nhỏ). Tuy nhiên cơ chế thì còn nhiều cái phải cải tiến. Năm ngoái ngồi chat với bác Hiệu tại VEF Conference ở DC, tôi cũng có trao đổi với bác về trade off giữa việc bỏ tiền xây mọt cai building mới và bỏ tiền thuê một chuyên gia đầu ngành trong khoảng 10 năm về xây dựng hẳn một trường phái nào đó ở VN về một ngành nào đó để nhằm lấy một cái gọi là signature cho trường.

Túm lại, theo tôi, để xây dựng được một trung tâm đào tạo high quality về GDDH ở VN cần một set of actions đồng bộ (vốn, chính sách (một phần chính để thu hút con người) và không thể nóng vội, ít nhất phải khoảng trong 20 năm nữa nếu cố gắng liên tục.

Vừa rồi tại The First Young Vietnamese Scientists Meeting ở Nha Trang, Khánh Hòa, nhiều chuyên gia cũng sôi nổi bàn về vấn đề này (nhất là bác NVH). Song song, trong chuyên thăm Mỹ, PM Khải cũng chính thức đặt vấn đề với phía Mỹ về việc đó. We'll see what'd happen.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên Vietnamnet họ cũng đang mở cái diễn đàn bàn về cái này. Để tôi nhắn họ đưa ra anh em thảo luận bét nhè nha :))
 
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Bây giờ mới có trả lời MTrung :)

2. Nói về phương pháp giảng dạy của giảng viên Đại học. Như tớ đã nói, các thầy cô, dù sao cũng là sản phẩm của nền giáo dục trước, là những lớp ng đi trước. Chúng mình có quyền góp ý về chuyện sửa đổi. Nhưng ko thể bắt buộc. Và gào lên là, thầy cô giảng chán, ko thể học được.

Tớ thừa nhận, tớ ko học giỏi hay chăm chỉ gì :). Nhưng tớ nhận là tớ lười, ko phải lỗi của GV. Vì khi học ở trường tớ - 1 trường chú trọng rất nặng các môn như Triết, Tư tưởng HCM, Kinh tế chính trị.... - thì phương pháp học mới là quan trọng. Và chỉ cần SV có 1 cách học hiệu quả, 1 sự tự giác thật sự - thì việc học những môn này ko có gì là quá khó cả ;)

Có nhiều người lười học vì thầy cô không tạo được hứng thú cho họ học. Chán. Rồi điểm kém. Rồi lười. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên.
Thế chị lười vì lý do làm sao?
 
Oh, có những điều tự nhiên nó thế, và cũng ko biết lý giải thế nào :). Cũng giống như ở trường Ams có rất nhiều thầy cô giáo dạy Lý hay. Nhưng có ngồi nghe thế nào chị cũng vẫn ko thích môn Lý :). Và chị vẫn lười học môn này, dù biết nó cần thiết ;)

Chị ko nói là thầy cô ko ảnh hưởng gì đến khả năng học tập của học sinh. Ngược lại ảnh hưởng cũng khá lớn. Chị chỉ nói là chị ko thích cái kiểu "đổ tại", ko nhận lỗi của nhiều thanh niên hiện nay thôi :). Chưa nhìn lại mình mà đã chỉ trích ng khác thì chị ko thích ;)

***

Quay lại chủ đề ;). Okie, nếu nói như bạn MT của tớ, cùng các anh chị ở đây, nói về những tiêu chuẩn của 1 trường ĐH quốc tế, rồi tăng mức học phí, rồi đâu tư.... Thi xin phép rút lui khỏi Topic. Tự bản thân những việc này ko gần gũi và cùng ko có khả năng tham gia đóng góp ý kiến cũng như giúp sức :). Tớ chỉ muốn nhấn mạnh đến vai trò của chính ng học trong việc này thôi. Tớ thấy nó quan trọng ko kém :). Nhưng thôi, tạm dừng :) Thanks ;)

:x
 
Bạn Trung và các bạn trẻ!

Nguyễn Minh Trung đã viết:
Chúng ta phải công nhận với nhau rằng: Xã hội không thể đủ tiền của - công sức - nhân lực để xây dựng tất cả các trường Đại học có chất lượng cao. Xã hội đang phân hóa và chúng ta phải chấp nhận thực tế là rồi sẽ chỉ có những sinh viên khá giả +những sinh viên nghèo thật xuất sắc là được vào những trường Đại học hàng đầu.

Các bạn nên lạc quan vì tình hình sẽ tốt hơn nhiều, không tệ như trong bức tranh mà bạn Trung vẽ ra đâu. Mục đích của cải cách cuối cùng là để phục vụ sự phát triển của đất nước, chăm sóc phát triển trí tuệ của xã hội, do đó sẽ không có chuyện dựng thêm rào cản cho những ai muốn được hưởng giáo dục đại học. Chúng ta chỉ nói đến cải cách cơ chế để đồng tiền chung được dùng có hiệu quả hơn, phá những rào cản để giáo dục ĐH và hậu ĐH đáp ứng được đòi hỏi trong tương lai gần của xã hội, mở ra những cơ hội mới cho các bạn trẻ và đồng thời tận dụng được đầu tư của XH.

Những sinh viên khá hay trung bình xuất thân từ những gia đình không giàu vẫn có cơ hội học tập ở những trường ĐH hàng đầu dù mức học phí ở đó cao. Những đối tượng như thế, có thể được vay tiền ưu đãi (lãi suất rất thấp hoặc lãi suất ở mức lạm phát). Với những trường đại học, sẽ không quan trọng nguồn gốc xuất thân, hay đ/k tài chính (cứ có đủ tiền đóng học phí là OK), được nhận vào hay không hoàn toàn trên cơ sở so sánh khả năng cá nhân. Nếu có thể đào tạo eg. 300/năm mà có 3,000 SV muốn theo học thì 2700 sẽ bị loại, số bị loại không phải vì đ/k tài chính. Những sinh viên từ những gia đình khá giả sẽ không có ưu thế hơn những sinh viên khá hơn họ từ những gia đình nghèo hơn. Sự khác biệt có chăng là những ng đi vay thì phải trả, còn những ng nhà giàu thì được bố mẹ cho. Dù sao mỗi người cũng được tự do quyết định số phận của mình: có nên vay tiền theo học những trường tốt nhất hay không, hay là học những trường khác loại khá với mức học phí thấp?

Tiền cho SV vay 1 phần sẽ là public fund, đây là phần nhà nước đầu tư, một phần là do banks tư nhân tham gia vào. Tùy theo nhu cầu ở đầu ra mà tiền cho vay phải được bảo hiểm 1 phần hay không cần bảo hiểm. Well, các bạn thấy đó dịch vụ hệ thống ngân hàng, quyết tâm của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống đại học, cải tổ chậm chạp không đồng bộ như hiện nay thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của XH. Để có những trường chất lượng cao hơn, không đơn giản là chuyện thay đổi cách dạy và học, vì những thứ đó chỉ là hệ quả tất nhiên, mà cần cải tổ một loạt các vấn đề đồng bộ, liên quan đến hệ thống quản lý giáo dục ĐH, hệ thống tài chính, gov. loan cho sinh viên, fund cho nghiên cứu và cơ chế phân chia, thị trường lao động, cũng như thông tin cho XH.

Về cơ bản, như tôi đã viết những lần trước: đ/k ở VN chưa chín muồi, cải tổ ở VN tiến hành quá chậm, nhưng dù sao cũng vẫn nên lạc quan vào tương lai vì rồi đây thế hệ trẻ hơn có tầm nhìn xa hơn, được đào tạo tốt hơn sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn lên toàn xã hội.
 
Nguyễn Việt Hùng đã viết:
Về tiền thì chính phủ vừa rồi đầu tư cho ĐHCN-VNU 800 bil VND để xây dựng cơ sở vật chất trên Hòa Lạc (một mức đầu tư không gọi là nhỏ). Tuy nhiên cơ chế thì còn nhiều cái phải cải tiến. Năm ngoái ngồi chat với bác Hiệu tại VEF Conference ở DC, tôi cũng có trao đổi với bác về trade off giữa việc bỏ tiền xây mọt cai building mới và bỏ tiền thuê một chuyên gia đầu ngành trong khoảng 10 năm về xây dựng hẳn một trường phái nào đó ở VN về một ngành nào đó để nhằm lấy một cái gọi là signature cho trường.

Chú Hùng phát biểu cứ như là VEF student ấy nhỉ :)

Cái vụ đầu tư của chính phủ trên Hòa Lạc lắm vấn đề lắm. Các trường đại học đua nhau cắm đất trên HL rồi chia cho cán bộ trong trường, rồi đầu cơ, kinh doanh đất đai quanh vùng bùng nổ. Chưa thấy cơ sở giảng dạy nghiên cứu nào mọc lên ở đó, nhưng đã có những triệu phú (USD) từ các trường ĐH ra đời =;

Cái Bill $50 triệu (USD) mà chú Hùng nói đến, cũng như mọi cái bill khác của chính phủ đầu tư, cỡ 1/3 sẽ tiêu không đúng mục đích :-$ Chắc vốn xây dựng ngốn 1 phần đáng kể, trong đó có cả nhà ở của các bộ và ký túc cho SV, hotel cho khách, vv chứ 0 phải nhằm vào cải tổ cơ chế để hướng tới ĐH chất lượng cao, hoặc lập fund cho nghiên cứu.

Bác Hiệu thì có lẽ là ng duy nhất của giới nghiên cứu, ủy viên trung ương, có ảnh hưởng và khả năng xin được tiền từ chính phủ. Trường ĐHCN của bác Hiệu xin được khá nhiều tiền, mới thành lập đã muốn phân nhà ở cho các cán bộ nghiên cứu/giảng dạy. Nhìn policy như thế, ý kiến của tôi là nó đi hoàn toàn trệch hướng, đáng lẽ phải hướng tới cải tổ chế độ tuyển dụng, chế độ lương/thưởng, chế độ học phí/học bổng, cơ chế thành lập và phân chia fund cho nghiên cứu, nó làm tôi rùng mình liên tưởng đến chủ nghĩa xã hội kiểu soviet cũ =; Bác Hiệu với uy tín và ảnh hưởng của mình lẽ ra có thể làm được rất nhiều việc cho cải tổ hệ thống đào tạo ĐH của VN, nhưng ..... thực tế thì không được như vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bon chen nốt bài này thôi vì có liên quan đến trường em :p. Hiện nay Trường Đại học Quốc gia (trong đó có trường ĐH Công Nghệ đấy ạ) đang xây dựng trên Hòa Lạc. Quy mô hoành tráng, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ (ấy là em xem bản dự án ;) ). Em thì em tin tưởng vào cái dự án này lắm. Trường ĐH QG dù sao cũng là trường được đầu tư nhiều nhất. Dự kiến vài năm nữa Sinh viên các trường, khoa trực thuộc ĐH QG đưa nhau lên đấy học. Đi mất khoảng gần 1 tiếng xe máy. Hic ;)

:x
 
NG Quang Hưng đã viết:
Chú Hùng phát biểu cứ như là VEF student ấy nhỉ :)

Cái vụ đầu tư của chính phủ trên Hòa Lạc lắm vấn đề lắm. Các trường đại học đua nhau cắm đất trên HL rồi chia cho cán bộ trong trường, rồi đầu cơ, kinh doanh đất đai quanh vùng bùng nổ. Chưa thấy cơ sở giảng dạy nghiên cứu nào mọc lên ở đó, nhưng đã có những triệu phú (USD) từ các trường ĐH ra đời =;

Cái Bill $50 triệu (USD) mà chú Hùng nói đến, cũng như mọi cái bill khác của chính phủ đầu tư, cỡ 1/3 sẽ tiêu không đúng mục đích :-$ Chắc vốn xây dựng ngốn 1 phần đáng kể, trong đó có cả nhà ở của các bộ và ký túc cho SV, hotel cho khách, vv chứ 0 phải nhằm vào cải tổ cơ chế để hướng tới ĐH chất lượng cao, hoặc lập fund cho nghiên cứu.

Bác Hiệu thì có lẽ là ng duy nhất của giới nghiên cứu, ủy viên trung ương, có ảnh hưởng và khả năng xin được tiền từ chính phủ. Trường ĐHCN của bác Hiệu xin được khá nhiều tiền, mới thành lập đã muốn phân nhà ở cho các cán bộ nghiên cứu/giảng dạy. Nhìn policy như thế, ý kiến của tôi là nó đi hoàn toàn trệch hướng, đáng lẽ phải hướng tới cải tổ chế độ tuyển dụng, chế độ lương/thưởng, chế độ học phí/học bổng, cơ chế thành lập và phân chia fund cho nghiên cứu, nó làm tôi rùng mình liên tưởng đến chủ nghĩa xã hội kiểu soviet cũ =; Bác Hiệu với uy tín và ảnh hưởng của mình lẽ ra có thể làm được rất nhiều việc cho cải tổ hệ thống đào tạo ĐH của VN, nhưng ..... thực tế thì không được như vậy.

Không phải "cứ như" mà là phải đấy :).
Còn bác Hưng nói cứ như là chủ đầu tư các dự án ấy nhỉ ;).
800 tỉ thì đã nhìn thấy khu giảng đường, phòng thí nghiệm, khu hành chính rất hoành tráng rùi. Còn chuyện phân nhà thì tôi cũng không có quan tâm lắm...

Đây, mời bác Hưng và các bạn vào đây chiến này :p
http://vietnamnet.vn/services/show_forum?forumid=137903

Con đây là Hội thảo Mùa Hè lần đầu tổ chức ở VN (Đà nẵng), do anh Trần Hữu Dũng, người quen của tôi và một số anh chị khác tổ chức. Cũng có một số bài liên quan đến giáo dục:
http://hoithao.viet-studies.org/Hoithao2005.htm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đỗ Huyền My đã viết:
Tớ nông cạn, chỉ nhìn thấy trường rộng & đẹp là mê :"> Thanh Hoa thì được cái rộng, nhưng đẹp thì phải như thế này:

http://www.oir.pku.edu.cn/oirEn/virtualtour/vt.asp

Không biết ĐH quốc gia xây dưới Hòa Lạc xong thì trông như thế nào nhỉ :-?

Trông modern chứ không được cổ cổ như quả Peking em post lên đâu em My ah. Tuy nhiên cũng có lawn trước mỗi giảng đường để SV ra nằm phơi nắng và đẽo gái, câu zai (một phần câu này là nguyên văn lời bác Hiệu quảng cáo, còn lại là của anh :)) )
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Tớ nông cạn, chỉ nhìn thấy trường rộng & đẹp là mê :"> Thanh Hoa thì được cái rộng, nhưng đẹp thì phải như thế này:

http://www.oir.pku.edu.cn/oirEn/virtualtour/vt.asp

Không biết ĐH quốc gia xây dưới Hòa Lạc xong thì trông như thế nào nhỉ :-?

xẻ dọc hợp chủng hoa kỳ cũng tìm ko ra đâu quả kem pớt ngon thế :( hôm trước được em mở mắt cho xong đúng là sững sờ chỉ muốn sang Tầu du học :( thảo nào có nhiều người người ta mê Tầu cũng phải,nhờ ;;) :mrgreen:
 
Nguyễn Việt Hùng đã viết:
Đây, xem mấy ông giáo sư Mỹ quân sư cho PM Khải và phái đoàn VN này :

http://vef.gov/GDDH.pdf

Hùng

Mấy ông này gà cho PM đúng hướng rồi đó. Chính phủ không đi theo hướng đó thì vì lợi ích quốc gia chỉ có cách thay chính phủ khác :) Các bác du kích nằm rừng có nhiều thành tích, rồi các bác hoạn lợn, vv. nhảy sang muốn làm ĐH chất lượng cao thì cũng độc đáo :)

Ngoài lề, lão Rosovsky khai sinh ra ở Danzig vui thật. Chỉ có những ng biết tiếng Đức và sống ở châu Âu thì còn biết cái thành phố có cái tên như thế nằm ở đâu. Từ 60 năm nay nó có tên là Gdansk, 1 thành phố cảng lớn trên bờ Baltic.
 
Em đang là một sinh viên Việt Nam, cũng rất muốn sẽ có thể đóng góp một cái gi đấy để " nước mình" sẽ "phát triển" hơn. Em nghĩ một nền giáo dục gồm rất nhiều mặt và những yếu tố bên ngoài ( phi giáo dục) tác động, ảnh hưởng. Nếu mình có thể tách riêng "từng phần" ra và xem xét riêng từng cái riêng biệt và vai trò trong tổng thể thì sẽ rõ ràng hơn. Theo ý em thì có những yếu tố:
1, Bản thân mỗi sinh viên.
2, Giảng viên đại học ( nhà trường).
3, Chính sách nhà nước ( những người làm quản lí vĩ mô).
4, Khả năng tài chính ( của nhà nước, của mặt bằng dân cư).
5, Requiments cho đầu ra ( đối với "thị trường" trong nước, đối với quốc tế).
6, Quan điểm xã hội ( của cha mẹ, của bạn bè và nói chung là toàn xã hội).
7,... 8,...
( chắc chắn là chưa hết xin mọi người sửa chữa và bổ xung, có thể mọi người thấy có những ý trùng nhau một phần nhưng vì em cảm thấy vai trò của nó cũng quan trọng nên để riêng mọi người sẽ cùng góp ý và thống nhất sau)
Mỗi người có nhiều kinh nghiệm và thông tin về nhiều "mặt" riêng, có thể cùng góp ý những bất cập, những kinh nghiệm của bản thân hay nước ngoài để cùng thảo luận.
Em nghĩ trong những mặt trên có những mặt "chúng ta" có thể tác động trong tương lai gần (là ý nghĩa nhất), và có những mặt có lẽ nên và phải "wait".
Bản thân em thì em nghĩ tất cả các mặt nói riêng và "tất cả mọi sự vật trên đời nói chung" đều phải có những "sự thiếu xót" hay chính là "mặt trái" tất yếu phải có không thể tránh được. Chẳng hạn giáo viên ta phải chấp nhận sự có mặt của một bộ phận giảng viên " chưa đạt yêu cầu", hay một bộ phận học sinh sinh viên "khó có khả năng trong học lên cao mãi"...Nếu mình có thể chấp nhận sự tồn tại tất yếu một phần của mặt trái ( tức là chấp nhận sẽ phải có những hiện tượng tiêu cực luôn luôn tồn tại) để có thể cùng góp ý thì sẽ rất hiệu quả. Vì nhìn chung thì vai trò quan trọng vẫn phải là "cái nền" toàn xã hội (tất nhiên mình có thể nhận xét như thế là tiêu cực quá trong hoàn cảnh hiện nay, và cần phải ...)
Em nghĩ mọi người đều tâm huyết với sự đi lên của giáo dục Việt Nam, nên cũng muốn forum sẽ đi đến những kết luận, kết quả tương đối cụ thể và có ý nghĩa. Ít nhất cũng giúp gì đó cho bản thân mỗi thành viên tham gia forum.Cái nhìn của một người thì khó đầy đủ ( cả về thông tin lẫn sự khách quan) nhưng nếu có nhiều người thì thông tin sẽ đầy đủ hơn đáng tin cậy hơn.
Đặc biệt là những anh chị khóa trên chắc chắn sẽ có nhiều thông tin và kinh nghiệm tốt, xin các anh chị góp ý cho lớp đàn em. :)
 
Vấn đề đầu ra ở Việt Nam nhiều khi làm cho nhiều sinh viên cũng hơi bị "nản lòng". Không biết vấn đề này ở nước ngoài có như của nước mình không?
 
Đúng là một cái topic như thế này thì giới trẻ không thể bỏ qua và không tham gia
Nhưng có ai tránh được khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời.
Nhiều khi cũng chỉ vì một cái tặc lưỡi...
Câu hỏi đặt ra lả: biết đâu ngày xưa khi các vị lãnh đạo bây giờ - tức các bậc ông cha tiền bối của chúng ta - còn trẻ, chưa có các forum như bây giờ cũng đã có những cuộc thảo luận to có, nhỏ có rất sôi nổi như thế này, cũng rất tâm huyết, cũng rất nhiệt tình... để rồi khi tương lai cuộc sống của các vị ấy đến - tức hiện tại bây giờ - một số thì chán nản rửa tay gác kiếm thà kiếm một công việc ổn định để lo cho vợ, cho con, một số thì vẫn tiến lên làm lãnh đạo và tặc lưỡi, chép miệng một cái bỏ qua những hoài bão của tuổi trẻ để rồi khi những người trẻ chúng ta đưa ra câu hỏi thì lại trả lời: 'các em còn nhỏ lắm, trẻ lắm' với lại 'non nớt lắm', 'chưa vào đời', 'rồi khi nào lớn lên các em sẽ hiểu', rồi lại 'cuộc sống không như các em tưởng tượng đâu' bờ la bờ la bờ la... ??? Rốt cuộc lại là hóa ra các cuộc nói chuyện như thế này của các vị ngày xưa chỉ đáng lưu danh sử sách của các quán bia vỉa hè thôi ư?

Rút cục lại là: yếu tố cốt lõi ở đây là yếu tố con người, cả người đang tiến lên lẫn những người lãnh đạo dẫn đường, mà để làm nên yếu tố này thì phải củng cố từ giới trẻ, để làm sao thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời, hay chí ít, biến cái vòng luẩn quẩn ấy bớt luẩn quẩn hơn, to hơn, tròn hơn...
Chẳng ai nói trước được tương lai, biết đâu sau này thế hệ sau của chúng ta lại thảo luận rẩm rộ hơn nhiều như thế này lại cũng chính cái vấn đề này ấy chứ :D
 
Theo VIETNAMNET
Xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế bắt nguồn từ đâu?
20:57' 08/09/2005 (GMT+7)


Câu hỏi to lớn quá và gãi đúng chỗ ngứa của vấn đề không phải chỉ của hiện tại mà mãi mãi của mai sau, không phải của riêng một giới nào mà của toàn xã hội. Thủ tướng Phan Văn Khải tha thiết đề cập, diễn đàn lại rộng mở và hứng thú quá, những ai quan tâm không thể lần lữa được vì đó còn là trách nhiệm, trách nhiện bức xúc của chính những người Việt Nam chúng ta ngày hôm nay.


Vấn đề giáo dục không hôm nay thì ngày mai cũng phải được đặt ra trừ phi chúng ta bằng lòng với hiện tại và chấp nhận dậm chân tại chỗ.
Vấn đề giáo dục không hôm nay thì ngày mai cũng phải được đặt ra trừ phi chúng ta bằng lòng với hiện tại và chấp nhận dậm chân tại chỗ. Cùng với nỗ lực của chính chúng ta, sự giúp đỡ và đóng góp của bạn bè năm châu về vật chất và kinh nghiệm là rất đáng quí, rất đáng tham khảo và trân trọng. Nói cách khác nếu chưa tranh thủ được giúp đỡ này chúng ta cũng vẫn cứ phải làm.

Để phát triển xây dựng kinh tế chúng ta đã, đang và sẽ không ngừng thay đổi lề lối suy nghĩ của mình. Để xây dựng nền giáo dục vững vàng ở gốc, lành mạnh ở ngọn chúng ta cũng không thể nào làm khác hơn được. Nghĩa là phải thay đổi cái nề nếp suy nghĩ của mình về giáo dục. Bắt nguồn từ đâu? Xin thưa đây là chỗ bắt đầu.

Tại sao tôi đẩy từ “xây dựng trường đại học” lên thành “xây dựng nền giáo dục”? Chắc có bạn cho tôi ôm đồm quá trong lúc chúng ta còn vô vàn vấn đề khác. Như chúng ta biết đại học chỉ là một khâu, dù có quan trọng đến đâu, trong nền giáo dục. Quan trọng hơn là có thể nào chỉ có một trường đại học là có một nền giáo dục được. Trong lúc điều ngược lại là tuyệt đối và không cho phép chiết khấu. Hơn ai hết Thủ tướng hiểu vấn đề này nhưng chẳng lẽ lại đề nghị đại học Harvard Mỹ xây dựng cho chúng ta một nền giáo dục Việt Nam. Người nhiễm bịnh Aids vẫn có thể đi thẩm mỹ viện sửa sắc đẹp nhưng không thể cho mình là có thân thể lành mạnh được. Phải vậy không thưa quí vị?

Đại học đẳng cấp quốc tế. Tế nhị vô cùng, không mải mai khách sáo chút nào và rất lập trường. Dù người Mỹ luôn biết và tự hào về xã hội của mình họ vẫn sung sướng đến thỏa mãn khi được nghe chính Thủ tướng VN khen kín đáo như thế. Cùng một lúc thành thật và can đảm nói hàm ý cái phẩm chất của giáo dục mình không che dấu. Tôi cho đây là một biểu hiện của thay đổi tư duy đáng quí và đáng để chúng ta noi theo.

Bây giờ hãy bàn thẳng vào vấn đề - cái gì sai trong giáo dục của chúng ta, và cái gì chúng ta phải đổi từ cái sai cũ để hy vọng sẽ có cho nền giáo dục có cả gốc lẩn ngọn?

Lề lối cổ hủ của “giáo dục tam tự kinh” đã không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục từ khi máy nổ của Thomas Newcomen ra đời và James Watt hoàn thiện mở đầu thời kỳ cơ khí hóa. Này nhé, cơ khí hóa, thực dân hóa, điện khí hóa, điện toán hóa, tự động hóa, thông tin hóa và toàn cầu hóa. Nhiều cái hóa quá phải không. Chưa hết còn XYZ hóa của tương lai nữa. Than ôi! Nhưng biết làm thế nào khác được. Hơn ba mươi năm trước tôi nào biết mình là nạn nhân của cái giáo dục này.

-----------

Xin kể chuyện của bản thân tôi để góp phần làm sáng tỏ cái giáo dục tam tự kinh và cái tác hại của nó. Ông Bố thân thương của tôi dạy Pháp văn (học pháp văn thời tôi đã là không hợp thời rồi) cho tôi như thế này:

Ông ngồi cạnh sát bên tôi và bắt phải lặp đi lặp lại “la maison là cái nhà” nhiều lần khi nào thuộc thì viết xuống giấy thật ngay hàng mà ông đã kẻ. Thành thực tôi rất hãi sợ những giờ học như vậy. Khi hiểu được có cách khác học hiệu quả và thoải mái hơn nhiều tôi đã không ở gần ông nữa.

Tôi thấy tội nghiệp cho các nho sinh ngày trước nhất loạt ca mãi một điệp khúc “nhân chi sơ tánh bản thiện”. Học một cách máy móc và khuôn phép hạn hẹp không tạo ra được đức tính mà chỉ tạo ra cái sơ cứng của trí thức con người trước đức tính mình muốn đào tạo. Ông sinh ra là trưởng tộc của cả một họ lời ông phán là lịnh, bất tuân là roi vọt. Làm sao một đứa bé hơn mười tuổi như tôi mà không sợ. Đã sợ thì khả năng tiếp thu bị ức chế có lúc đến tê dại còn đâu tỉnh táo để phê phán và sáng tạo.

Đáng trách hơn các cô các chú tôi cũng tôn vinh bác trưởng của họ và còn nói: nếp của nhà họ Nguyễn là như thế một cách đầy hãnh diện. Nếu ba thế kỷ trước Newton mà có ông Bố như ông Bố tôi ngồi cạnh bên khi Newton nhìn táo rơi thì nhân loại sẽ còn điêu linh lặn ngụp lắm. Năm 1981, Bố Mẹ tôi quyết định chấp nhận cảnh nhà không vườn trống gom đủ 3 cây vàng cho tôi đi vượt biên. Phải nói là may mắn tôi đã định cư ở Úc từ năm đó. Năm 1986 Bố Mẹ và 2 người em út sang sống với tôi ở Úc. Năm ấy tôi đang vừa học năm cuối của đại học và vừa đi làm đêm. Một hôm thấy tôi tất bật với cuộc sống và việc học hành ông thốt:

- Con có buồn Bố không?
- Nhà có chuyện gì hả Bố? Tôi ngờ ngợ điều gì đang xảy ra vội hỏi.
- Không. Bố thấy con vất vả quá. Giá mà gia đình mình còn ở VN, các chị cũng đỡ đần và…

Lời ông nghẹn trong nước mắt, tôi đáp nhanh:

- Con lớn rồi. Ba mươi tuổi phải tự lập thôi Bố à.

Tôi kịp dừng lại khi vừa định thốt câu ca dao: “Đi một đàng học một sàn khôn”. Nhưng tôi vẫn sợ ông. Dĩ nhiên sợ ông buồn chứ không phải ông đánh như khi còn bé.

Thế thì đổi mới cái lề lối suy nghĩ giáo dục tam tự kinh này là gì? Là “Đừng làm cháu bé sợ”. Nền giáo dục mới phải tạo môi trường và điều kiên tốt nhất để mọi người nhất là các cháu bé biết ngạc nhiên trong cái hồn nhiên của chúng, cho phép nghi vấn những tư tưởng không thực hoặc tư tưởng mà chúng ta chưa định chứng giá trị của nó một cách khoa học, biết và dám phủ nhận những khuôn sáo dù là truyền thống để đừng ngộ nhận và phải nhất là luôn luôn khuyến khích cái đa dạng trong suy nghĩ của con người.

Chẳng phải dễ đâu, vì nếp suy nghĩ giáo dục tam tự kinh nó sống với chúng ta đã quá lâu, lâu đến ăn sâu vào nếp suy nghĩ của mình như là quán tính phản xạ vậy. Phải can đảm và kiên trì cái tinh thần làm sáng tỏ vấn đề như Nicolas Copernisus và Galieo Galilei về trái đất vuông hay tròn đế bỏ đi cái kết luận phản khoa học trái đất là trung tâm của vũ trụ của ngày nào. Chân lý không có chân đi tìm chúng ta. Ngược lại chúng ta là người cầu tiến phải kiếm tìm tiếp cận chân lý. Có được tinh thần này thì nền móng mới vững được.

Ý tôi có bấy nhiêu và đã tỏ rõ. Cuối cùng xin trích câu nói của Lương Khải Siêu để kết thúc - Ta có tai, mắt ta nghe, ta trông: ta có tâm tư, ta suy, ta nghĩ: Ta đối với người xưa có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chịu. Ta theo lý, nhất quyết không làm tôi tớ cổ nhân.

Nguyễn Nam (Melbourne, Australia - Người Viễn Xứ)
 
Back
Bên trên