TRƯỜNG THANH HOA (TQ), NUS(SING), CÒN Ở VIỆT NAM ???

Phan Thanh Hoa đã viết:
Nếu áp dụng phương pháp học hiện đại ... GV ko đọc chho học sinh chép ... ko nói thao thao bất tuyệt mà cho họ tự làm ...t ự nghiên cứu rồi giải đáp thắc mắc của họ ... thế thì cũng phải thay đổi thôi :) nếu ko sẽ tự loại chính mình ra khỏi cuộc chơi :)

Chị thấy có nhiều ng` ở Vn chỉ chơi ... nhưng đi du học thì phải học hành tử tế ... vì đơn giản ... họ ko muốn bị loại
Cái này thì hoàn toàn đồng ý. Trước khi đi du học, mình đã ko muốn học, và đã bỏ học đi làm dù đang là sinh viên CNTT của DHKHTN TPHCM. Mình ko muốn nói nền giáo dục của mình là ko tốt, nhưng có lẽ khi sang TS học, mình may mắn gặp được những "quái nhân". Chính những những giáo viên đó đã làm mình cảm thấy ham học hơn bao h hết, điều mà những giảng viên ở VN đã vô tình hay cố ý làm mất đi. Mình ko nghĩ là sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống GD hiện h vì đó là điều ko tưởng, nhưng nếu các giáo viên và giảng viên tương lai sẽ bỏ đi lề thói dạy giáo điều như bây h thì đó sẽ là viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng lại 1 nền GD tốt hơn.
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
Từ chuyện ĐH Thanh Hoa vươn lên tầm quốc tế
VietNamNet) - Do có dịp đến thăm, quan sát và tiếp xúc với các đồng nghiệp ở ĐH Thanh Hoa, tôi muốn chia sẻ những cảm nhận qua một góc nhìn cụ thể, bằng những câu chuyện nhỏ về hướng đi và tốc độ phát triển của ĐH Thanh Hoa.


Theo một kết quả xếp hạng các trường ĐH của ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), Thanh Hoa có mặt trong số top 200 các trường nổi tiếng thế giới

Đại học "Thanh Hoa" này có phải là Peking Univ không? Nếu thế thì mấy chú ở VietNamNet lại nói phét không biết ngượng rồi. Ngay trong cái ranking đểu của mấy chú Tàu làm ra thì nó cũng được xếp từ 202-300, chứ có trong top 200 đâu. Mà nó được xếp trong top 300 (khá cao) vì nhờ vào quy mô đào tạo (nó to xác nhiều sinh viên) chứ có phải vì chất lượng đào tạo nghiên cứu chất lượng đâu. Tôi khuyên các bạn trẻ tin hạn chế vào những cái ranking thôi, còn ranking của Tàu thì lại càng không tin được. Ranking của bọn Mỹ và Đức làm thì khá nghiêm túc, còn Tàu thì thôi thôi =; Còn nếu dùng ranking cũng phải hiểu ít ra nó dựa trên những factors gì mà xếp hạng nữa.

Ở Châu Á xét về science/technology thì top vẫn là các trường của Nhật như Tokyo Univ., Kyoto Univ., Osaka Univ. - xứng đáng trong top 100. Những trường như Thanh Hoa hiện nay thì chưa vào nổi được top 500 đâu nếu xem chất lượng sv tốt nghiệp và sự thành công của họ.

Còn ở VN thì điều kiện cũng chưa chín muồi để có những trường đại học trong top 500 của thế giới. Muốn có đại học chất lượng cao thì:

1) nó phải độc lập với những cơ quan quản lý như bộ GD-ĐT (chủ chương đào tạo elite là ngược với chủ chương của Đảng), tự do hoạt động trong môi trường hoàn toàn mở với thế giới
2) phải có budget lớn (cả đầu tư nhà nước, business tư nhân, cả học phí sinh viên phải cao) để hút/giữ chất xám và thu hút những ng trẻ tài năng về đó, để có fund cho nghiên cứu ứng dụng, vv. Không có đầu tư vào những ng tài năng nhất và phương tiện hiện đại (labs) thì sẽ không có chất lượng.
3) phải có đòi hỏi ở đầu ra (market's demand)

Có được 1 phần những yếu tố trên, quan trọng nhất là có demand và nhiều tiền, thì cùng với cải cách mô hình (trên cơ sở vật chất và nhân lực của đại học hiện nay), xắp xếp lại nhân sự (eg. không đủ năng lực cho nghỉ việc, kể cả cho 50% nghỉ, hợp đồng contract thuê g/s suất sắc (nước ngoài), chế độ hợp đồng LĐ chứ 0 có biên chế, etc.), cơ chế phân grants, thưởng, lương compatitive với các trường top trong khu vực, vv sau 20 năm sẽ có được chất lượng như mong muốn.

Gần đây trường ĐHCN ở ĐHQGHN do ông Hiệu có tham vọng/ước muốn thực hiện điều đó ...

Well, đầu tư nhiều mà không có 3) đòi hỏi thì ng giỏi ra trường chỉ có đem đi XKLĐ, business cũng như XH, chính phủ chẳng có lợi gì đáng kể, cũng chẳng generate thêm vốn lên mà đầu tư vào trường đại học, sau 1 thời gian budget cứ ngắn dần đi, trường sẽ lại quay về với vị trí ban đầu của nó =; Đúng ra thì trường ĐH cung cấp ý tưởng, sa'ng chế và nhân lực chất lượng cao cho business, nhờ vào đó có sản phẩm và lợi nhuận, phần lợi nhuận lại được business bơm thêm vào trường ĐH trực tiếp hoặc gián tiếp (như 1 dạng đầu tư), và cứ thế 1 vòng khép kín. Những câu hỏi kiểu như tại sao VN lại không có trường đh nào trong top 200 của thế giới là rất duy ý chí :)

Thế các bạn không biết những PhD loại giỏi ở Mỹ về phải làm những công việc đơn giản như phiên dịch, nhập dữ liệu vào database, hay làm trái ngành à? Do đó cần phải kiên nhẫn vì cần sự phát triển đồng bộ của business của cơ cấu thị trường lao động (phải transparent) chứ đâu phải chuyện ném mấy tỉ/mấy chục tỉ đô vào làm 1 trường đh top của khu vực lấy thành tích báo cáo BCT à? làm kiểu đó thì cũng chỉ giữ được chất lượng 1 thời gian ngắn, rồi nó cũng xẹp như lốp xịt hơi. ;)
 
Bác Hưng,
ĐH Thanh Hoa là Tsinghua University chứ không phải là Peking University. Trường này rất có uy tín trong cả research và teaching một phần do tiếp cận được với nhiều giáo sư giỏi trên TG và chế độ thi cử đầu vào rất khó (trong đó có cả các GS Mỹ gốc TQ về dạy). Bên Mỹ nói về ĐH TQ thì các trường nó biết đến Thanh Hoa. Nói đến Ấn độ thì là IIT (Indian Institute of Technology, có 4 campuses ở 4 TP khác nhau bên Ấn Độ).

Tham khảo : Một số nhận định về hợp tác giáo dục VN- Hoa Kỳ, thành lập được các ĐH hàng đầu ở VN, nguồn VNN
http://vietnamnet.vn/nhandinh/2005/06/461257/


Cheers
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Viet Hung đã viết:
Bác Hưng,
ĐH Thanh Hoa là Tsinghua University chứ không phải là Peking University. Trường này rất có uy tín trong cả research và teaching một phần do tiếp cận được với nhiều giáo sư giỏi trên TG và chế độ thi cử đầu vào rất khó (trong đó có cả các GS Mỹ gốc TQ về dạy). Bên Mỹ nói về ĐH TQ thì các trường nó biết đến Thanh Hoa. Nói đến Ấn độ thì là IIT (Indian Institute of Technology, có 4 campuses ở 4 TP khác nhau bên Ấn Độ).

Tsinghua Univ. cũng vậy thôi, nó được "Institute of Higher Education, Shanghai Jiao Tong University" xếp hạng từ 202-301 tức là cùng thứ hạng như Peking Univ. Tôi nhắc lại, không có trường nào của Tàu - kể cả theo ranking của mấy chú Tàu làm ra - trong top 200. Chú nào viết bài đó của VietNamNet tâng thối Tsinghua !

Bọn Jiao Tong Univ dựa vào 5 factors, xem dưới đây. Tsinghua có alumni score tốt nhưng đây là kiểu nhận nhằng của ng khác làm của mình, các chú alumni giành giải cùng lắm là có BSc ở Tsinghua còn thành công là làm PhD và nghiên cứu ở Mỹ cả. Đó phải tính là thành tựu đào tạo grad/research của các trường ĐH Mỹ chứ có phải Tsinghua đâu. Score Award & Score HiCi của Tsinghua không có (0). Score SCI của Tsinghua cao, nhưng trong đó có cả Social Science publications, tôi 0 bàn vì nó chẳng có impact gì đến Science/Tech của thế giới cả. Nếu SCI họ chỉ tính theo Science Citation Index thì đó mới là 1 indicator tốt.

Đây là cái ranking của Tàu mà chú nào đó ở VietNamNet viết bài kia đã dùng nè:

http://ed.sjtu.edu.cn/rank/2004/top500(202-301).htm

Còn về ranking các trường ĐH khoa học và công nghệ châu Á thì các bạn xem ở đây nè:

http://www.asiaweek.com/asiaweek/features/universities2000/scitech/sci.overall.html

Các IIT của Indie được xếp rất cao, chủ yếu nhờ IT và Math của họ chất lượng rất tốt. Còn Tsinghua không thấy xuất hiện ở đây.

Tsinghua của Tàu (Taiwan cũng có Tsinghua) cũng không có mặt trong ranking các trường Á châu trong multi-disciplinary schools:
http://www.asiaweek.com/asiaweek/features/universities2000/schools/multi.overall.html
-----------------------------------------------

Indicators used by Institute of Higher Education, Shanghai Jiao Tong University

Alumni. The total number of the alumni of an institution winning Nobel Prizes and Fields Medals. Alumni are defined as those who obtain bachelor, Master's or doctoral degrees from the institution. Different weights are set according to the periods of obtaining degrees. The weight is 100% for alumni obtaining degrees in 1991-2000, 90% for alumni obtaining degrees in 1981-1990, 80% for alumni obtaining degrees in 1971-1980, and so on, and finally 10% for alumni obtaining degrees in 1901-1910. If a person obtains more than one degrees from an institution, the institution is considered once only.

Award. The total number of the staff of an institution winning Nobel prizes in physics, chemistry, medicine and economics and Fields Medal in Mathematics. Staff is defined as those who work at an institution at the time of winning the prize. Different weights are set according to the periods of winning the prizes. The weight is 100% for winners in 2001-2003, 90% for winners in 1991-2000, 80% for winners in 1981-1990, 70% for winners in 1971-1980, and so on, and finally 10% for winners in 1911-1920. If a winner is affiliated with more than one institution, each institution is assigned the reciprocal of the number of institutions. For Nobel prizes, if a prize is shared by more than one person, weights are set for winners according to their proportion of the prize.

HiCi. The number of highly cited researchers in 21 broad subject categories in life sciences, medicine, physical sciences, engineering and social sciences. These individuals are the most highly cited within each category for the period of 1981-1999. The definition of categories and detailed procedures can be found at the website of Institute of Scientific Information.

N&S. The number of articles published in Nature and Science between 1999 and 2003. To distinguish the order of author affiliation, a weight of 100% is assigned for corresponding author affiliation, 50% for first author affiliation (second author affiliation if the first author affiliation is the same as corresponding author affiliation), 25% for the next author affiliation, and 10% for other author affiliations. Only publications of article type are considered.

SCI. Total number of articles indexed in Science Citation Index-expanded and Social Science Citation Index in 2003. Only publications of article type are considered.

Size. The total scores of the above five indicators divided by the number of full-time equivalent academic staff. If the number of academic staff for institutions of a country cannot be obtained, the total scores of the above five indicators is used. For ranking - 2004, the number of full-time equivalent academic staff are obtained for institutions in USA, China (mainland), Italy, Netherlands, Sweden, and Belgium etc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
vứt mấy cái lý thuyết răng kinh của các anh đi, em chỉ biết ở Tàu các bạn ý hâm mộ nhất ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, thời CMVH thì sách báo có ghi sv ở 2 ĐH này bị áp dụng luật giới nghiêm, một trong những kiệt xuất mà 2 trường này đào tạo đc mà em đc biết qua báo chí là Chu Dung Cơ (ĐH Thanh Hoa).......bác này khá đẹp trai.....:D.......hâm mộ........ =D>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em nghe nói trường Thanh Hoa này toàn mời những ông phó giáo sư của các trường đại học hàng đầu ở Mĩ về làm giáo sư => thu hút được nhiều chất xám.
mà em cũng nói luôn là ở các nước khác giáo sư là do các trường đại học appoint thôi chứ kô như ở Vn do nhà nước fong nên mỗi trường ĐH chỉ có 1 giáo sư.bởi vậy các ông PGS mãi chỉ là PGS thôi trừ khi ông GS ngủm củ tỏi :p cho nên họ sẵn sàng bỏ các trường ở Mĩ để đến Thanh Hoa,nơi họ có đk làm việc tốt kô kém,lại được pay khá hậu hĩnh và quan trọng nhất là được lên hàng giáo sư (professor).
 
Em không có nhận xét gì về những điều các bác bàn luận, nhưng em cũng muốn chia sẻ cái cảm giác của em khi bước chân vào ĐH.

Đó là một sự thất vọng khủng khiếp. Khi em học tại Nhạc Viện Hà Nội, với trình độ của một học sinh lớp 10, nông cạn, thiếu hiểu biết. Học hệ trung cấp của Nhạc Viện, em đã được học qua môn Triết học, Kinh tế chính trị v.v... Cộng nhận lúc đó em thiếu hiểu biết, nhưng trong mắt em, em yêu thích hai môn học này vô cùng. Tất cả các giờ học đều rất hấp dẫn. Bọn em không phải ngồi một chỗ để rồi nghe từ đầu đến cuối buổi. Bọn em được thảo luận với nhau thông qua các ví dụ thầy đưa ra, với các ví dụ tự lấy và cùng nghĩ xem, những ví dụ đó đã phù hợp trong bài học này không. Một buổi học kéo dài 2 tiết kép (1 tiết kép = 1h30') với giờ nghỉ giải lao là 20-30 phút... thực sự không quá căng thăng.

Quay lại với môn triết học ở DHBK Hanoi. Một giảng đường 200 người. Có thể là gấp đôi giảng đường của Nhạc Viện Hà Nội. Nhưng em nghĩ rằng sau 1 tháng đầu đi học ... thì số người còn đến giảng đường chắc cũng chỉ 100 người là cùng ... mà nhiều lúc còn tệ hơn như vậy . Em thực sự không thể nuốt nổi những gì đã học tại DHBK. Em không nói rằng BK và Nhạc Viện bên nào giỏi hơn. Vì sự so sánh là khập khiễng. Nhạc viện thì chuyên về Nghệ thuật, vì thế Triết học, Kte chính trị v.v... không được coi trọng bằng các môn nghệ thuật... nhưng sinh viên đi học rất đầy đủ... kết quả học tập tốt... và nói thẳng, em thấy thầy cô giáo giảng bài rất dễ hiểu. Cuối năm thi, viết những điều mình hiểu vào bài thi ... cũng trên điểm 7. Có thể định nghĩa có những chỗ chưa được hoàn chỉnh, nhưng các thầy cô đánh giá rất cao việc hiểu bài. Và việc lấy ví dụ cho bài làm. Ở DHBK, em ngồi học mà chẳng hiểu điều thầy cô nói. Dù cho đó là những điều em đã được học cách đó vài năm. Em đọc sách và nhớ lại những gì đã học thì em còn thấy dễ chịu hơn là đến giảng đường. Trong khi đối với DHBK, thầy cô giáo giỏi, và những môn học này được đánh giá rất cao. Thì tình trạng sinh viên học hành thực sự là ... khủng khiếp. Em học ở Nhạc viện, chẳng phải đi "chùa" bao giờ ... nhưng mà học ở BK thì ... không đi "chùa" không được ...

Cảm nhận sau một năm học đh ở VN ... đó là thất vọng vô cùng. Tại trường DHBK, em cũng có nhiều ấn tượng tốt đẹp với một số thầy cô giáo, họ thực sự ấn tượng và mang lại cho mình hứng thú học tập, tìm tòi. Ngay việc đọc trước bài ở nhà, trước khi lên giảng đường... cũng là cảm hứng mà một số thầy cô giáo đã mang đến cho em. Trong khi có những môn ... mới nghĩ đến đã thấy buồn ngủ. Chỉ cần tưởng tượng ra cái giọng đều đều không cảm xúc ... là mình chỉ muốn ngủ ngay lập tức ! Giờ học như thế chẳng thể nào hiệu quả được.

Đấy là những cảm nhận rất riêng tư, có thể lỗi của một giờ học chất lượng kém là do giáo viên, do sinh viên, nhưng dẫu sao em cũng chỉ muốn chia sẻ cái cảm giác rất cá nhân của em với mọi người ;).


Khi đi học nước ngoài, đặt chân vào ngôi trường mới... Điều đầu tiên học được chính là việc học cách tự hỏi một vấn đề gì đó. Một SV được cung cấp mọi thứ, sách báo, thông tin, v.v... chỉ có điều SV có cần nó hay không. Và em học dc rằng cần phải hỏi khi mình không biết, khi mình không hiểu. Chẳng ai giới thiệu cho mình, tất cả nằm trong tay mình. Phải chủ động tìm kiếm. Phải chủ động cho người ta thấy mình thiếu gì, mình cần gì và mình có gì. TuTor rất sẵn lòng giúp, nhưng mình phải nói mình cần gì thì Tutor mới giúp đc. Và tất nhiên, mình học hay không học, chẳng ai bắt ép, thi hay không thi cũng chẳng ai gò bó... Cái nhà trường muốn thấy là kết quả cuối cùng... chứ không cần biết mình đã làm những gì. Rất thực tế. Và có một điều nữa mà VN khác với các nước, và đặc biệt là khác với ĐỨC.

Học sinh, SV VN... học và ra trường ... nếu ra trường muộn so với tuổi thì có mấy nguyên nhân: đi học muộn so với tuổi, hoặc bị đúp. Số này có vẻ không nhiều đâu :D. Cứ vào được là khắc ra được. Đỗ đại học thì khắc có ngày ra trường.

Nhưng giáo dục Đức thì khác. Ngay từ bậc tiểu học đã khác VN rồi. Tất cả HS học tiểu học như nhau... sau 5 năm học, GV sẽ nói với gia đình rằng, HS đó có khả năng định hướng vào học DH, hay chỉ nên học hết lớp 10 rồi đi làm. Và sau đó cấp 2 được chia làm 2 loại trường : 1- Định hướng vào DH (học đến lớp 12 hoặc 13), 2- định hướng đi làm (chỉ học đến lớp 10). Khi vào DH, đây mới thực sự là một chiến trường. Em xin lấy ngày CNTT ra làm ví dụ. Giả sử DH 1 có 100 SV, thì đến năm thứ 2, chì còn 50 SV theo học, 50 SV đã bị trượt hoặc bị chậm lại quá trình học.v.v... Và sau giai đoạn 1 (2 năm học đầu tiên) thì chỉ có khoảng 10-15% trong số 100 SV đầu vào la qua được ... còn lại 85-90% là đang tụt lại giai đoạn 1. Có những người sau 4 năm học .... chỉ thu lại được một số 0 tròn thật tròn !
Chính vì thế, có nhiều SV, trong khi đang học ĐH thì tìm được việc làm và đã bỏ học để đi làm.

Mục đích của chúng nó là gì... là đi làm, là độc lập, thì đến khi tìm được việc làm tốt... là chúng nó bỏ học ! Vậy đấy, con người Đức thực tế như vậy. ?

Không biết bài viết này có giúp gì cho việc tranh luận của các bác hay không ... nhưng dù sao đó cũng là vài dòng cảm nhận của em!
 
Sao ai cũng thấy chán mà chẳng ai dám đứng lên nói: Thầy dạy chán lắm, chúng em kô muốn học thầy nữa nếu thầy còn dạy theo kiểu "mấy chục năm vẫn chạy tốt" ấy. Chứ cứ ngồi đợi rồi đem tiền ra nước ngoài học, quay về chê VN.
 
Phan Thanh Hoa đã viết:
Ban đầu những SV đó cũng là SV mới mà :)) Họ ăn quà ngay ngày đầu tiên, đọc báo nhắn tin ngay tiết đầu tiên ư ??? em ko tin :) Và nếu một lớp thực sự hấp dẫn SV thì họ làm thế để làm j` :) cái chính là ở ng` dạy dỗ họ thôi :) Uh thì cứ cho là có ng` ko nghiêm túc ... nhưng nếu thu hút đc cả lớp vào giờ học thì chính những con n`g đó sẽ bị cô lập ... và họ sẽ phải học :)

Nếu áp dụng phương pháp học hiện đại ... GV ko đọc chho học sinh chép ... ko nói thao thao bất tuyệt mà cho họ tự làm ...t ự nghiên cứu rồi giải đáp thắc mắc của họ ... thế thì cũng phải thay đổi thôi :) nếu ko sẽ tự loại chính mình ra khỏi cuộc chơi :)

Chị thấy có nhiều ng` ở Vn chỉ chơi ... nhưng đi du học thì phải học hành tử tế ... vì đơn giản ... họ ko muốn bị loại
:) Bản thân sinh viên phải là người thay đổi đầu tiên, có ý thức học tập thật tự giác. Em nói thế có khác gì đổ lỗi hết cho giáo viên và giáo trình không?! Chả có kiến thức nào là cũ và cái nào là mới cả vì tất cả đều bổ ích. Đã bao giờ nghiên cứu thật sự những gì thầy cô giảng chưa mà sao nhiều người chê bai thế :-/?! Vô cùng azua. Phải có khả năng tự học, đặt ra vấn đề, tìm hiểu và nghiên cứu chứ. Đi du học để có cơ hội so sánh đã đành, đằng này ngồi nhà cũng ngoạc hết mồm ra là sao nhỉ [-(?! Thế cứ đi du học mới giỏi giang mới thành công, còn ngồi nhà thất bại hết à =;?! So với việc đi làm thì học hành này mới chỉ là khó khăn quá nhỏ, không biết cách khắc phục vậy về sau còn làm ăn được gì.
Đấy là ý kiến bản thân tôi thôi, có gì sai mọi người cứ góp ý :)
 
Bây giờ mới có trả lời MTrung :)

1. Tớ phản đối việc chê bai các chính sách của VN (trong việc học Đại học nói riêng, đừng lôi kéo thêm cả học phổ thông hay các chính sách khác vào đây :) ). Vấn đề mà mọi ng đang tranh luận trong mấy bài viết gần đây là phương pháp giảng dạy của thầy cô ==> cần phải đổi mới

2. Nói về phương pháp giảng dạy của giảng viên Đại học. Như tớ đã nói, các thầy cô, dù sao cũng là sản phẩm của nền giáo dục trước, là những lớp ng đi trước. Chúng mình có quyền góp ý về chuyện sửa đổi. Nhưng ko thể bắt buộc. Và gào lên là, thầy cô giảng chán, ko thể học được.

Tớ thừa nhận, tớ ko học giỏi hay chăm chỉ gì :). Nhưng tớ nhận là tớ lười, ko phải lỗi của GV. Vì khi học ở trường tớ - 1 trường chú trọng rất nặng các môn như Triết, Tư tưởng HCM, Kinh tế chính trị.... - thì phương pháp học mới là quan trọng. Và chỉ cần SV có 1 cách học hiệu quả, 1 sự tự giác thật sự - thì việc học những môn này ko có gì là quá khó cả ;)

Tớ hơi giật mình vì ko nghĩ là MTrung lại nói là "nếu bỏ bớt mấy môn đó ra khỏi chương trình thì sẽ rút được nửa năm học đấy, nửa năm tuổi trẻ - nhiều lắm chứ không ít đâu". Hic, với những kiến thức tớ đang sử dụng ở trường Đại học thì thực tế là tớ ko cần học tất cả các môn học ở cấp 3, trừ môn Văn :). Vậy MT nghĩ sao ?

3. Quan điểm của tớ ngay từ đầu là thay đổi lối tư duy của mọi người - của cả thầy cô và học sinh. Bạn MT đọc lại nhé ;). Không phải tớ nói mình SV đâu. Nhưng tại sao tớ lại nhấn mạnh nhiều đến chúng ta - những sinh viên ? Bởi vì chúng ta đang kêu cả, đang trách móc - nhưng chưa nhìn lại mình :). Và chê trách các thầy cô ở 1 forums thế này thì cũng ko giải quyết đc vấn đề gì ;)

Thay đổi cái gì ? Thầy cô thay đổi các phương pháp dạy. Tớ lại lấy ví dụ ở khoa tớ là các thầy cô trẻ luôn có những cách dạy rất hay, làm cho SV cảm thấy thích học vô cùng. Và cái SV nhận được ko phải là 1 điểm số cao, mà là những kinh nghiệm khi vào nghề ==> thật sự rất đáng quý :)

Còn SV là ý thức học tập, là cái trách nhiệm với bản thân và với xã hội nói chung. Không phải là sự trách móc, chê bai, và học tập nước ngoài 1 cách máy móc :).

4. Tớ ko tự hài lòng với những kiến thức được cung cấp trên giảng đường. Nhìn ra với những đứa bạn đang ở nước ngoài tớ cũng có chút chạnh lòng. Vì rõ ràng là điệu kiện học tập tốt hơn. Trên hết tớ phục họ ở việc họ đã sớm có đc cuộc sống tự lập. Nhưng nếu họ cũng chỉ chê bai VN, mà ko có một cách gì giúp thay đổi, thì tớ chằng thấy có gì đáng khen ngợi cả :)

5. Muốn thành rừng tử tế tất nhiên là có vai trò rất quan trọng của ng trồng rừng rồi. Nhưng vấn đề là phải có cây cơ ;). Nếu ngay từ đầu, cây đã ko phải là cây, mà chỉ là cỏ dại thì sao thành rừng đc hả bạn ? :)

Tiện đây, hôm qua HAO đã đưa bài viết PV chị Đinh Vũ Trang Ngân - 1 cựu học sinh Ams lên trang chủ. Nếu mọi ng có thời gian thì vào đọc. Chị có 1 cách nghĩ rất nhẹ nhàng, và thực tế và có tính xây dựng cao :)
PV Đinh Vũ Trang Ngân

****

Nói thêm, theo như tớ đc biết, thì cách quản lý dạy và học ở trường Bách Khoa HN là 1 trong những cách gây phản cảm nhất cho SV :(. Xin lỗi những ng đã và đang học ở đấy :). Cả MT và VA ở trên đều chê trường ĐHBK - từ đó suy ra các trường ĐH khác ở VN :). Vậy là ko công bằng đầy nhé ;) :p


:x
 
Nguyễn Hoàng Cộng đã viết:
mà em cũng nói luôn là ở các nước khác giáo sư là do các trường đại học appoint thôi chứ kô như ở Vn do nhà nước fong nên mỗi trường ĐH chỉ có 1 giáo sư.bởi vậy các ông PGS mãi chỉ là PGS thôi trừ khi ông GS ngủm củ tỏi :p

cái này chú nghe đâu ra nhỉ? ko đúng đâu.
 
đọc tất cả những bài viết của các anh chị và các bạn (nghe như vô tuyến truyền hình), điều đầu tiên là cảm thấy rất vui vì topic của mình được lập ra được nhiều người đón nhận (nghe như trịnh chân trân trả lời vòng thi vấn đáp)
Theo chủ quan của em, thực sự học sinh việt nam vẫn có những suy nghĩ hết sức cổ lỗ, em đơn cử thê này nhé: khi chúng ta đi học thêm chẳng hạn, chúng ta luôn trầm trồ trước những giáo án đã đổi mầu, những quyển sổ ghi chép long bìa, và những giáo sư đầu không còn tóc, tại sao nhỉ. Theo em thấy, chúng ta coi tuổi tác (và ngụy biện đó là kinh nghiệm) là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng giáo dục của một người làm công tác giảng dạy, điều thứ 2, khi đi học thêm, chúng ta đặt câu hỏi, ông ấy dạy ở đâu, và thế là tiêu chí thứ hai là xuất xứ của ngừoi giáo viên kia, đa số học sinh đã bỏ cuộc khi thấy gv của mình có một tập tài liệu mới nguyên và một xuất xứ thiếu sang trọng, vậy có thể đổ lỗi cho giáo viên được không. Ngay trong một số bài viết ở trên đây, một số quan điểm vẫn thần tượng những giáo viên nứơc ngoài. Bản thân em cảm tháy, một cuộc thay đổi nho nhỏ, một cuộc cải tổ, một cuộc đại cải tổ, hay tân tiến hóa, hay thay đổi hoàn toàn nền giáo dục của nước ta phải do một ngừoi dân nước việt nam đảm trách, việc sử dụng phù hợp đội ngũ giáo viên nước ngoài cũng phải do một người việt nam. Thực chất, em đề cập tới chủ đề này, là mong có một cái nhìn mới mẻ hơn về công tác giáo dục, một sự nhiệt tình của người làm nghề giáo và vai trò của một nhà trường trong thời đại mới. Có một lần em thấy rất hay là trường dược đã điều chế được một loại thuốc nhỏ mắt và trực tiếp kinh doang, quảng cáo trên tivi, hay quá phải không. Một sự đổi mới đáng kinh ngạc từ một ngôi trường cổ kính và bị coi là lý thuyết nhất. Vì thế em lập topic này, rất mong sự ủng hộ, tìm ra những điểm đúng đắn trong nền giáo dục nước nhà chứ không phải sự bất mãn, thế nên em hi vọng amsers sẽ có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai của nước ta, về những thế hệ tương lai, bởi chính các anh mới là chủ nhân của đất nước sau này, xin hãy tìm ra cách giải quyết, đừng để một bộ máy giáo dục tương tự tiếp diễn và nếu trường hợp đó xảy ra, xin cũng đừng bất mãn, vì mình không trực tiếp đóng góp công sức. Thực tế nhất về sự quan tâm tới nghanh sư phạm là hiện nay, truờng sư phạm là trường có điểm lấy vào cao nhất, rất đồng đều trong các khoa, khác hẳn ngày xưa "nhất y nhì dược tạm được bách khoa bỏ qua sư phạm"
 
Bác Hưng này nói thế nào ấy chứ. Tsinghua là hơi bị ngon ở Tàu đấy, bọn Mỹ khi nhận hoc sinh Tàu vào grad schools nói đến Tsinghua (Beijing or Taipei) là gật gù đấy. Còn có vào top 200 thế giới không thì tôi ko quan tâm lắm vì nhiều cái ranking cũng xếp theo nhiểu tiêu chi khác nhau lắm.
 
Thực tế nhất về sự quan tâm tới nghanh sư phạm là hiện nay, truờng sư phạm là trường có điểm lấy vào cao nhất, rất đồng đều trong các khoa, khác hẳn ngày xưa "nhất y nhì dược tạm được bách khoa bỏ qua sư phạm"
Hic, em ơi, trường Sư phạm có điểm đầu vào cao nhất do rất nhiều lý do, và 1 trong những lý do quan trọng nhất là vì trường SP ko mất tiền học phí. Do đó học sinh thi vào đây rất đông, nhất là các học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn :(. Thực tế rất đáng buồn là như thế em ạ :(

***

Nói tiếp về phương pháp giảng dạy ở ĐH. Như đã nói rồi, là giảng viên Đại học ko cần phải học ở trường SP. Chỉ cần là sinh viên giỏi đôi khi cũng đã được giữ lại trường rồi (ko hề nhờ quen biết nhé ;) ). Nếu muốn đổi mới phương pháp dạy, thì chẳng phải là từ chính những lớp trẻ đó sao ? Những vị giáo sư, các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, dù sao cũng đã là thế hệ trước. Họ có rất nhiều năm giảng dạy trong nghề, và bắt họ thay đổi phương pháp dạy học, chỉ vì thế giới họ dạy thế, là 1 điều rất khó :). Bản thân bảo học sinh thay đổi cách học của mình, cũng đâu phải dễ đâu :)

Vậy những ng đang kêu gọi cải cách đây, đang muốn thay đổi đây, tại sao ko tự mình thay đổi cách nghĩ, và cách học của mình :). Sau đó, khi chính tự mình đứng trên bục giảng, tự mình thiết kế một phương pháp dạy học của mình, và thay đổi ;). Điều này ko hề khó khăn hay thiếu thực tế như mọi ng vẫn nghĩ đâu :). Bởi chính mình cũng đã được học những giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết như thế ;)


:x
 
Vậy những ng đang kêu gọi cải cách đây, đang muốn thay đổi đây, tại sao ko tự mình thay đổi cách nghĩ, và cách học của mình :). Sau đó, khi chính tự mình đứng trên bục giảng, tự mình thiết kế một phương pháp dạy học của mình, và thay đổi ;). Điều này ko hề khó khăn hay thiếu thực tế như mọi ng vẫn nghĩ đâu :). Bởi chính mình cũng đã được học những giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết như thế ;)


:x
Em Quỳnh nói hết hộ những điều cần nói rồi :).
P/S: Giáo dục cũng như bao thứ khác đều đi liền với kinh tế. Nước ta nghèo thế thì cái gì cũng cần có thời gian và nỗ lực hết mình của mỗi cá nhân :x. Chứ đem so sánh đơn thuần thế thì e có phần hơi phiến diện, nhỉ ;)?!
 
Nguyen Viet Hung đã viết:
Bác Hưng này nói thế nào ấy chứ. Tsinghua là hơi bị ngon ở Tàu đấy, bọn Mỹ khi nhận hoc sinh Tàu vào grad schools nói đến Tsinghua (Beijing or Taipei) là gật gù đấy. Còn có vào top 200 thế giới không thì tôi ko quan tâm lắm vì nhiều cái ranking cũng xếp theo nhiểu tiêu chi khác nhau lắm.

Chú Hung mến! Anh đâu có bảo Tsinghua kém, chỉ phân tích cái sai của chú nào viết bài báo ở VietNamNet, chú này ngợi ca là trong top 200 là tâng bốc. Theo ranking Tàu thì nó ở trong top 302 univ của thế giới. Tôi cũng đã chỉ ra là mấy cái indicators của Tàu làm ranking không ổn, nhập nhằng không giống với các conventional indicators dùng ở nơi khác.

Còn lý luận của chú thì anh thấy lười suy nghĩ quá :) Tàu 1.3 tỷ dân thiếu gì tên giỏi, nhiều tên giỏi nhất của Tàu vào Tsinghua, đến khi học xong BSc chúng nó phắn, xin grad/PhD đi Mỹ và sang EU, dĩ nhiên là chúng nó phải được tiếp nhận OK rồi. Điều đó chứng tỏ là Tsinghua không đáp ứng nổi nhu cầu bay cao của chúng nó. Chất lượng của Đại học phải đánh giá nhiều ở tầng đào tạo sau BSc tức là MSc/PhD and (frontier) research của faculties/phd students chứ không phải như trường cao đẳng dạy nghề đánh giá ở bậc 3,4 năm đầu!

Trường đại học có chất lượng cao thì các bạn học sinh sinh viên chỉ cần dùng trực giác nhìn ngay có nhiều những tên cự phách của thế giới xin đến học không là biết, chưa cần phân tích sâu xa như giới academic lôi SCI ra xét, với số lượng publications, ranking của các journals, rồi số lượng citations, etc. hay rất số lượng đoạt giải thưởng quốc tế cho các chuyên ngành.

Nếu chú đọc kỹ những điều anh viết, Tsinghua có khá nhiều sinh viên cũ đoạt những giải thưởng cao nhất Nobels, Fields (nhìn thấy trong Alumni Score) và nhiều tên tuổi không có giải, nên dĩ nhiên các trường Mỹ thích nhận SV giỏi của Tsinghua rồi (nó giải thích những quan sát của chú), nhưng như anh đã viết đó là thành tựu đào tạo PhD của các trường tốt nhất ở Mỹ và năng khiếu của mấy chú Tàu đoạt giải đó, chứ đâu phải là thành tích của Tsinghua! Khả năng thực lực của faculties ở Tsinghua còn yếu lắm, Score Awards & HiCi là không có gì.

Tình hình chỉ thay đổi khi mấy chú Tàu sau khi đã thành công quay về Tsinghua làm nghiên cứu và giảng dạy, lúc đó thì tầm vóc của Tsinghua sẽ được nâng lên hẳn, chất lượng ở bậc sau ĐH mới tiến bộ được.

Nói 1 cách khác, cho các bạn học sinh dễ hiểu, 1 BSc ở ĐHQGHN sau sang Mỹ làm MSc rồi PhD rồi thành nhà nghiên cứu lớn, thì đó không phải là vì chất lược đào tạo của ĐHQGHN tốt. Vì nếu cũng ng đó, với năng khiếu như vậy, học và làm PhD ở DHQGHN thì sau đó xác suất 95% là thế giới không biết đến. Đào tạo tốt làm ng ta đạt được những thứ bằng hoặc trên cả khả năng của họ, còn nếu làm ng ta thui chột đi thì không thể nói là đào tạo có chất lượng được.
 
Kính bác Hưng,

Tàu nhiểu tên giỏi, trong đó rất nhiều cô/chú muốn vào Tshinghua học ĐH; các trường của Mỹ yên tâm khi nhận sv Tàu giỏi ở Tshinghua, điều đó đã chứng tỏ đào tạo ĐH của Stinghua ngon rồi phải không ạ, nhất là mặt trang bị kiến thức cơ bản. Tshinghua alumni đạt nhiều giải vì họ giỏi, họ được hấp thụ tốt nền giáo dục sau ĐH, nhưng không thể không tính đến yếu tố họ được chuẩn bị kiến thức tốt từ bậc ĐH.

Về khoản đào tạo ĐH thế là đã hơn đứt các trường ở VN mình rồi. Thực ra đào tạo ĐH rất quan trọng, không những tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội mà còn chuẩn bị tốt kiến thức cho các cô/chú muốn học lên cao nữa. Em thì cho rằng các trường ĐH VN chưa làm tốt được khoản này. Một hậu quả là SV VN trước đây apply sang các nước học sau đại học, đặc biệt là Mỹ gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể có nhiều lí do khách quan nữa nhưng chủ quan là chính. Nhiều chuyên gia Mỹ sang VN phỏng vấn cho VEF có "phàn nàn" về chất lượng đào tạo ĐH ở VN (tất nhiên không phải tuyệt đối), trong khi đó, họ yên tâm với chất lượng của Tshinghua hay IIT.



Tất nhiên chưa bàn tới giáo dục sau ĐH ở đây. Bác Hưng nói em lười suy nghĩ oan quá nhỉ [-x . Thêm nữa, phải nói rằng trong nghiên cứu gần đây tàu khựa phát triển rất tốt. Tình hình đang thay đổi đó :). Gần đây có nhiều bác Tàu thành đạt bên Mẽo rồi, quay lại Tshinghua là giáo sư. Mây tháng trước có đọc một bài trên NY Times về research của các trường ĐH TQ, thấy Mỹ đang ngày càng cảm thấy TQ là một thế lực mới có kả năng cạnh tranh cao với nó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi các bạn trẻ!

Một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường ĐH, ngoài vấn đề tài chính, là tính mở cửa với thế giới và tính độc lập tự chủ của nó.

Khoa học và công nghệ bao giờ cũng có tính chất global, từ 6 thế kỷ trước ở Âu châu nó đã mang tính toàn lục địa, chứ không phải nó bị trói trong phạm vi quốc gia. Không có chỗ đứng cho chủ nghĩa quốc gia hay tư tưởng quốc gia trong khoa học. Khoa học và công nghệ mà không hòa nhập với thế giới mà sống trong (national) izolation thì nó sẽ thui chột tàn lụi. Giới academic ở mỗi nước là giới đầu óc nhất trong mọi xã hội, ngoài tương tác ảnh hưởng lên xã hội, họ phải tương tác cọ sát liên tục với nhau thì mới tiến bộ được, nếu không thì chỉ có héo tàn đi. Tôi không có tư tưởng sính ngoại như 1 số bạn ở đây hiểu nhầm, ngược lại là khác, nhưng trong khoa học, công nghệ tiêu chuẩn không phải anh/chị là công dân nước nào, cơ bản là anh/chị có đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu của nghiên cứu/giảng dạy của trường ĐH được đặt ra hay không. Chỉ khi nào 2 ng tương đương mới phải ưu tiên công dân nước mình, đó là nguyên tắc tốt (có thể hơi lý tưởng hóa 1 chút) áp dụng trong khoa học. Chính nhờ openness vs chấp nhận global competition mà khoa học công nghệ phát triển. Ví dụ. một PhD these ở VN cũng phải thỏa mãn minimum global requirements, chứ không phải như hiện nay nó được coi là thứ đồ nội tiêu dùng trong nước, muốn thế nào cũng được. Các bạn có muốn chất lượng TS đào tạo ở VN cao lên không, và tấm bằng PhD cấp ở VN được thế giới coi trọng hơn không? Lấy ví dụ 1 trong những giải pháp tôi đưa ra là cần đưa hội đồng công nhận lên tầm quốc tế (nếu như PhD candidate không công bố kết quả nghiên cứu của mình ở đâu cả). Đơn giản là chọn reviewer là 1 chuyên gia loại khá trên thế giới, vừa ít tiêu cực và đảm bảo tính openness. Càng nhiều PhD đào tạo ở VN được duyệt bởi các chuyên gia tên tuổi càng tốt, ít ra ở mức độ phát triển như hiện nay. Sinh viên PhD nước ngoài tuy không cần đến hội đồng quốc tế, nhưng bản thân yêu cầu đăng bài trong các tạp chí, mà ở đó ng duyệt là các chuyên gia khắp thế giới, đã thay thế phần nào yêu cầu này.

Vậy đó, khoa học đã đi trước toàn xã hội trong vấn đề globalization ít ra là 6 thế kỷ và nhắc lại không có chỗ đứng cho chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi ở đây.

Vấn đề tiếp theo là chuyện tự chủ/độc lập của trường đại học. Tại sao nó lại quan trọng đến thế. Thứ nhất là vấn đề tự do tư tưởng, suy nghĩ, trao đổi thông tin, đặt nghi vấn, thí nghiệm, vv. nằm ở cốt lõi, không thể có chỗ cho 1 học thuyết hay 1 chủ nghĩa độc tôn trong đó. Thứ hai là chuyện trường ĐH tự vạch hướng phát triển cho mình, tự đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Những trường chất lượng cao có thể thu học phí rất cao ở VN, vd. $2,000-5,000/năm, vẫn là rẻ so với mức 10k-30k ở Mỹ, và chỉ có những sinh viên suất sắc nhất mới được cấp học bổng. Có nghĩa là một số trường phải hướng vào đào tạo elite cho XH (những con đại bàng trong nghiên cứu, những nhà sáng chế với những ý tưởng táo bạo, những leaders tương lai cho XH, nhũng luật sư cự phách, vv) chứ không đào tạo dàn trải. Những trường khá và trung bình lại phải đào tạo nhiều sinh viên với những tiêu chí khác và với mức học phí thấp hơn, hoặc gần như miễn phí tại các trường công. Các trường nghề, trung cấp, cao đẳng mục đích hướng nghiệp cung cấp lao động phổ thông có kỹ thuật cho nhu cầu XH. Có nghĩa mô hình đào tạo phải hết sức đa dạng, có những trường đẳng cấp khu vực hay thế giới, có những trường phục vụ nhu cầu địa phương, có thế mới phục vụ được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng và nhu cầu nhân lực (skilled workers) của XH. Cứ nhìn số lượng các trường ĐH & CĐ của Mỹ, vài ngàn trường trong khi dân số của họ = 3 lần VN, các nước Âu châu ở các nước với dân số =1/2 VN họ cũng có vài trăm trường (200-300), trong khi đó VN chưa có đến 100 (kể cả trung cấp) để các bạn trẻ dễ hiểu và làm quen với sự đa dạng của các trường ở NN. Vấn đề biến 1 trường lớn như eg. ĐHQG HN thành 1 trường chất lượng cao rất khó, gần như không tưởng, vì kinh phí có hạn và nó đòi hỏi những quả đột phá lớn như phải sa thải giảng viên hàng loạt (high social cost), vv. nhưng ở quy mô nhỏ hơn có thể biến 1 khoa mới trong 1 trường mới, khoa CNTT ở ĐHCN trong ĐHQG HN, thành khoa chất lượng cao được. Dĩ nhiên, quyền tự chủ của trường ĐH trong việc hợp đồng thuê ng, trả lương bao nhiêu là tối quan trọng, cũng như chế độ độc lập trong tuyển sinh và cấp học bổng.

Có bao giờ ở VN có tranh luận nên có ĐH chất lượng cao và mức học phí thật đắt chưa ? Hay là mọi ng vẫn thích "chủ nghĩa xã hội" học đại học rẻ tiền hoặc "không mất tiền" (trong ngoặc kép vì dân bù lỗ; ng khác bù lỗ cho các bạn học - chứ làm gì có chuyện không mất tiền), mà lại đòi chất lượng phải cao ? Dĩ nhiên XH có thể bù lỗ đến 1 mức nhất định, vd. ở nước ta với mức phát triển như hiện nay toàn XH có thể "đầu tư" cho đào tạo 1 SV là $300/năm, còn đào tạo chất lượng cao có thể tốn eg. $5k/năm, có nghĩa là các bạn có nhu cầu được đào tạo tốt phải tự đầu tư cho mình thêm 4.7K/năm, ngoại trừ những bạn xuất sắc. Đó, nếu XH có nhu cầu đó, và xóa đi những quy chế ràng buộc quản lý của BGD-ĐT, một số trường chất lượng cao ở một số ngành có thể ra đời. Mọi thứ đều có thể thực hiện được ở nước nhà, nếu như XH thực sự có nhu cầu cho đào tạo elite, muốn đầu tư và nhiệt tình ủng hộ những ng muốn xây dựng nó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thảo luận tiếp và trả lời bạn Quỳnh luôn :)

1. Ngay từ ban đầu tác giả lập topic này hẳn không có ý định dùng nó để chê bai phương pháp giảng dạy ở đại học. Chúng ta đang cần hỏi những người giỏi về vấn đề "Làm thế nào để xây dựng 1 trường Đại học tầm cỡ (Đông Nam Á, Châu Á hay thế giới ? ) (chất lượng cao) ở Việt Nam". Trong này, ít nhất có 4 người (kể cả tớ) không biết, không hiểu gì về chuyện đó, tức là chúng ta dốt về lĩnh vực này, phải nghe người ta nói đã.

2. Nếu Quỳnh chịu khó đọc bài của anh Hưng:
Muốn có đại học chất lượng cao thì:
1) nó phải độc lập với những cơ quan quản lý như bộ GD-ĐT (chủ chương đào tạo elite là ngược với chủ chương của Đảng), tự do hoạt động trong môi trường hoàn toàn mở với thế giới.
2) phải có budget lớn (cả đầu tư nhà nước, business tư nhân, cả học phí sinh viên phải cao) để hút/giữ chất xám và thu hút những ng trẻ tài năng về đó, để có fund cho nghiên cứu ứng dụng, .v.v. Không có đầu tư vào những ng tài năng nhất và phương tiện hiện đại (labs) thì sẽ không có chất lượng.
3) phải có đòi hỏi ở đầu ra (market's demand).
thì Quỳnh sẽ hiểu là tại sao tớ đặt câu hỏi đó ngay từ trang 1, đấy là điều tớ đang muốn biết. Vì sao ? Hầu hết người dân Việt Nam đã hiểu biết gì về những cái đó đâu, bằng chứng là từ đầu đến giờ có 2 người luôn nhấn mạnh vào Phương pháp giảng dạy hiện đại của những giảng viên thế hệ mới, coi nó là 1 trong 2 mấu chốt để xây dựng 1 trường Đại học chất lượng cao.

3.
NG Quang Hưng đã viết:
Có bao giờ ở VN có tranh luận nên có ĐH chất lượng cao và mức học phí thật đắt chưa ?
Cái này mới đối với tớ, và đây mới là lần thứ 2 tớ nghe đến thôi. Chúng ta phải công nhận với nhau rằng: Xã hội không thể đủ tiền của - công sức - nhân lực để xây dựng tất cả các trường Đại học có chất lượng cao. Xã hội đang phân hóa và chúng ta phải chấp nhận thực tế là rồi sẽ chỉ có những sinh viên khá giả +những sinh viên nghèo thật xuất sắc là được vào những trường Đại học hàng đầu. 20.000 USD / năm đối với những trường Đại học bình thường và 50.000 USD / năm cho những Đại học hàng đầu - con số làm tớ phải sợ, và tớ cam đoan rằng chẳng mấy ai trong số chúng ta dám nghĩ đến những con số ấy - nhưng nó là hợp lý chứ đúng không - những trường top của Mĩ học phí cỡ 40.000 -50.000 USD / năm, 2 trường tầm cỡ châu Á của Singapore NUS và NTU cũng phải khoảng 20.000 USD / năm. Có lý gì Việt Nam cứ thắc mắc tại sao chúng ta không có Đại học này nọ với học phí 100 USD / năm nhỉ ?

( ừm còn viết tiếp ... :) )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có bao giờ ở VN có tranh luận nên có ĐH chất lượng cao và mức học phí thật đắt chưa ? Hay là mọi ng vẫn thích "chủ nghĩa xã hội" học đại học rẻ tiền hoặc "không mất tiền" (trong ngoặc kép vì dân bù lỗ; ng khác bù lỗ cho các bạn học - chứ làm gì có chuyện không mất tiền), mà lại đòi chất lượng phải cao ? Dĩ nhiên XH có thể bù lỗ đến 1 mức nhất định, vd. ở nước ta với mức phát triển như hiện nay toàn XH có thể "đầu tư" cho đào tạo 1 SV là $300/năm, còn đào tạo chất lượng cao có thể tốn eg. $5k/năm, có nghĩa là các bạn có nhu cầu được đào tạo tốt phải tự đầu tư cho mình thêm 4.7K/năm, ngoại trừ những bạn xuất sắc. Đó, nếu XH có nhu cầu đó, và xóa đi những quy chế ràng buộc quản lý của BGD-ĐT, một số trường chất lượng cao ở một số ngành có thể ra đời. Mọi thứ đều có thể thực hiện được ở nước nhà, nếu như XH thực sự có nhu cầu cho đào tạo elite, muốn đầu tư và nhiệt tình ủng hộ những ng muốn xây dựng nó.
------------------------------------------------------------------------------------
Em nghĩ bác Hưng nhầm ở chỗ này rồi. Giáo dục nó là public good, giống như cái vụ xây đường quốc lộ thôi. Chuyện nhà nước dùng tiền xã hội để hỗ trợ giáo dục là việc hợp lý và nên làm. Em chưa thấy có chỗ nào trên thế giới lại bàn chuyện "tăng phí giáo dục cho thật đắt" cả. người ta bao giờ cũng bàn xem làm thế nào cho nó càng rẻ càng tốt. Giáo dục tại Mỹ đắt hơn ở châu Âu ko phải vì người ta cố tình làm cho nó đắt để "tốt hóa" nó mà là vì tiền thuế của dân tại Mỹ ko đủ để cover hết chi phí thực của giáo dục đại học.
 
Back
Bên trên