TRƯỜNG THANH HOA (TQ), NUS(SING), CÒN Ở VIỆT NAM ???

Nguyễn Vĩnh Nam
(nguyen vinh nam)

New Member
Lập ra topic này vào ngày sinh nhật 18 tuổi,( kết thúc của cấp ba và mở đầu vào thời kì chọn ngành chọn nghề ở đại học), em mong các anh chị có câu trả lời và tranh luận thật sự sôi nổi.
Đại học thanh hoa của trung quốc, Nus ở singapore có thể nói là 2 trường đại học hàng đầu ở châu á hiện nay. Nhân chuyến thăm trường havard của thủ tướng phan văn khải, chuyến thăm đại học thanh hoa của chủ tịch nước trần đức lương, em muốn một lần nữa đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng chẳng bao giờ là cũ ở vn, về cách dạy, cách học, và cách tổ chức một trường đại học kiểu mẫu
Thực chất, theo em được biết, một trường đại học thực sự nổi tiếng không phải chỉ vì tính chất toàn diện của nó, ngay đến havard cũng thực sự nổi tiếng chỉ ở một số ngành học, và cũng không ai chê trách vì điều đó
Nghĩ tới việt nam, có lẽ trước tiên nên đề cập tới hai trường đại học được coi là đỉnh điểm nhất hiện nay là bách khoa và ngoại thương.
Về trường đại học bách khoa hà nội, về bề dày thành tích và quy mô, có lẽ ít có trường đại học nào ở việt nam có thể so sánh với nó (trên phương diện là một trường kĩ thuật). Trên các website đại chúng, nhiều khi người ta vẫn có dòng chú thích là đại học kĩ thuật hàng đầu ở việt nam. Thế nhưng, ngay cả trên hao, trong nhiều topic, vẫn có rất nhiều ý kiến khen chê về vấn đề gd của trường, những tài liệu đôi khi là quá cũ, nhiều môn học mang tính thủ tục, mất cân bằng về thể chất, và vân vân vẫn tồn tại ở ngôi trường hàng đâu như thế. Thư viện điện tử của trường được hứa hẹn đã mấy khóa rồi mà vẫn chưa hoàn thành, một học sinh khi vào trường cũng chẳng hề cảm thấy bất ngờ về qui mô của nó, những khu nhà gọi là công nghệ thì chẳng khác gì một xí nghiệp giải thể, biết đổ lỗi cho ai.
Về đại học ngoại thương, có lẽ nhiều người coi đây là ngôi trường tây nhất, học sinh vừa học giỏi, vừa xinh, biết chơi, biết học, xã hội và chuyên môn cũng thật vững vàng, chà, chắc đây là ngôi trường rất đáng được tôn vinh
thế nhưng...
dẫu rằng ai cũng thần tượng ngoại thương, ngay cả em cũng mê mệt trường, nếu không bị bố mẹ bắt học dược thì cũng nguyện học cái trường ams cấp 4 này,thì bằng cấp của trường vẫn không được quốc tế công nhận, thế thì lỗi do đâu.
Theo em thấy, chúng ta đã quá lạm dụng từ đại học, nếu tập trung tới chỉ một ngôi trường duy nhất, có lẽ nền giáo dục của chúng ta sẽ tôt hơn rất nhiều và sẽ tránh được tình trạng chảy máu chất xám hiện nay. Thí dụ, ngay ở hà nội có trường tài chính kế toán, có trường ngân hàng, thế nhưng điểm vào hai trường này chính ra lại chẳng bằng khoa kế toán và khoa ngân hàng của trường kinh tế, thế tại sao không tập trung cho kinh tế. Nhiều sinh viên rất bức xúc, vì mình học hẳn một trường về cái ngành ấy lại không bằng sinh viên một khoa ở trường kinh tế.
Còn về đại học thanh hoa ở trung quốc, em cin trích nguyên văn một bài trong vietnamnet
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Từ chuyện ĐH Thanh Hoa vươn lên tầm quốc tế
VietNamNet) - Do có dịp đến thăm, quan sát và tiếp xúc với các đồng nghiệp ở ĐH Thanh Hoa, tôi muốn chia sẻ những cảm nhận qua một góc nhìn cụ thể, bằng những câu chuyện nhỏ về hướng đi và tốc độ phát triển của ĐH Thanh Hoa.


Theo một kết quả xếp hạng các trường ĐH của ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), Thanh Hoa có mặt trong số top 200 các trường nổi tiếng thế giới

Vừa qua, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, khi đến thăm ĐH Havard, Thủ tướng Phan Văn Khải đã bày tỏ quyết tâm: VN cần thiết phải xây dựng một trường ĐH tầm cỡ quốc tế để góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai. Havard quả là một hình mẫu cho một ĐH kiểu đó, đáng để chúng ta hướng tới, học hỏi, rút ra những kinh nghiệm thích hợp và quý giá trong nhiều lĩnh vực.

Và lúc này, Chủ tịch Trần Đức Lương đang thăm Trung Quốc, nơi ĐH Thanh Hoa, ĐH hàng đầu của Trung Quốc, đang vươn mạnh lên tầm quốc tế trong một tương lai gần.

Do có dịp đến thăm, quan sát và tiếp xúc với các đồng nghiệp ở ĐH Thanh Hoa, tôi muốn chia sẻ những cảm nhận qua một góc nhìn cụ thể, bằng những câu chuyện nhỏ về hướng đi và tốc độ phát triển của ĐH Thanh Hoa theo mô hình kết hợp: đào tạo - nghiên cứu khoa học công nghệ - sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao (nghiên cứu ứng dụng máy gia tốc).

Câu chuyện bắt đầu từ một Hội nghị quốc tế năm 1998 ở Tsukuba, Nhật Bản. Một GS của ĐH Thanh Hoa báo cáo về tình hình đào tạo, đặc biệt là nghiên cứu sản xuất máy gia tốc tuyến tính electron, viết tắt là LINAC.

Điều tôi quan tâm nhất là ý định Thanh Hoa triển khai ứng dụng LINAC trong lĩnh vực kiểm tra an ninh (chống khủng bố) và hải quan (chống gian lận thương mại). Cụ thể là dự án chế tạo các hệ tự động kiểm tra các container, gọi tắt là CIS đặt ở các cửa khẩu quốc tế.

Biết rằng, đây là một lĩnh vực ứng dụng tổng hợp các công nghệ cao khác nhau, gồm công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, kỹ thuật hạt nhân, tin học và máy tính ..., nên tôi thầm nghĩ rằng, sẽ còn nhiều năm nữa, ĐH Thanh Hoa mới đạt trình độ các nước phương Tây.

Lý do của sự nghi ngờ đó thật đơn giản: những “cỗ máy” phức tạp CIS với chùm tia electron của máy gia tốc, giá bán 14-15 triệu USD, chỉ mới xuất hiện ở vài nước công nghiệp phát triển nhất.

Ở Mỹ, khi đến thăm các hãng AS&E (Boston) và EG&G (Los Angeles), chúng tôi chỉ thấy những hệ CIS nhỏ, sử dụng các máy phát electron tốc độ dưới 1000 keV (đơn vị đo năng lượng). Còn các hệ CIS sử dụng chùm gia tốc cao hơn, khoảng 2000 đến 10.000 keV chỉ sản xuất ở Anh, CHLB Đức và Pháp. Chính trong thời đó, ở cửa khẩu Thẩm Quyến, Hải quan Trung Quốc cũng đã mua trọn gói và lắp đặt 2 cỗ máy lớn loại này.

Nhưng, chỉ 3 năm sau, năm 2001, khi đến Bắc Kinh dự cuộc họp thường niên của Hội Máy gia tốc tương lai châu Á Thái Bình Dương (ACFA), tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe GS. Lâm và TS. Đặng thông báo: ĐH Thanh Hoa, ngoài sản xuất các loại máy gia tốc LINAC, đã cho xuất xưởng một loạt thiết bị hoàn chỉnh CIS, kích cỡ khác nhau.

TS Đặng dẫn tôi tham quan một cơ sở của ĐH Thanh Hoa. Lướt nhanh qua các khu giảng đường và phòng thí nghiệm, tôi đến thẳng khu sản xuất. Tôi đã tận nhìn những hệ máy khác nhau thích hợp với những yêu cầu địa hình khác nhau.

Thăm tòa nhà đồ sộ, trụ sở của công ty NUCTECH, còn có tên khác là Công ty Đông Phong, do ĐH Thanh Hoa thành lập, chuyên đảm nhận công việc sản xuất, tiếp thị, bán hàng, bảo hành các sản phẩm khác nhau về công nghệ hạt nhân, trong đó, có các hệ máy CIS, tôi kết thúc một chu trình khảo sát 3 mắt xích (giảng đường, phòng thí nghiệm đào tạo nghiên cứu và công ty sản xuất thương mại) sống động.

Đến đây, tôi thực sự khâm phục những bước phát triển nhanh chóng của các nhà khoa học Thanh Hoa, và thoáng chút áy náy về những nghi ngờ của mình 3 năm về trước, trong hội nghị Tsukuba.

Tuy vậy, một câu hỏi có thể đặt ra: về lĩnh vực công nghệ hạt nhân, ĐH Thanh Hoa đã đạt tầm cỡ quốc tế chưa?

Để trả lời, tôi xin kể tiếp về câu chuyện gặp lại TS. Đặng, 3 năm, vào đầu năm 2004 ở một hội nghị khoa học tại Guang-ju, Hàn Quốc. Bây giờ, TS. Đặng đã là một GS, dù còn trẻ, tuổi chưa quá 40.

Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh được gửi qua CHLB Đức theo học chương trình nghiên cứu sinh về máy gia tốc. Nhận bằng Tiến sĩ, về nước, anh được giao nhiệm vụ đúng như chuyên môn đào tạo: giảng dạy và phụ trách phòng thí nghiệm máy gia tốc, dần dần tham gia công việc ở xưởng nghiên cứu chế các hệ máy kiểm tra container CIS.

Gặp tôi ở Guang-ju, anh cho biết đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Máy Gia tốc của ĐH Thanh Hoa.

Anh còn cung cấp cho tôi những thông tin mới nhất về sự phát triển công nghệ và mở rộng thị trường các sản phẩm CIS của Thanh Hoa.

Về công nghệ, ĐH Thanh Hoa đã đi tắt đón đầu, sánh vai với những hãng truyền thống của phương Tây, đưa ra những sản phẩm mang thương hiệu THSCAN với những chức năng phong phú và hiện đại nhất.

Đó là loại thiết bị cố định với chùm electron gia tốc mạnh nhất, có thể cho phép phát hiện một sợi dây thép mảnh 1mm giấu sau lớp thép dày 100mm và kiểm tra tự động 40 container loại lớn trong một giờ.

Đó là loại bán di động bao gồm máy móc và các mô-đun tháo lắp dễ dàng, cho phép dịch chuyển giữa những bến cảng gần nhau. Và sản phẩm thứ ba, loại máy lưu động; được bố trí trên một hoặc hai xe ôtô, trong một ngày có thể di chuyển giữa nhiều cửa khẩu biên giới trên đất liền.

Về thị trường, THSCAN hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường nội địa, trang bị cho Hải quan Trung Quốc suốt chiều dài bờ biển và biên giớ rộng lớn. Nếu 10 năm trước đây, chỉ sử dụng 2 hệ mua của nước ngoài, nay họ đã sử dụng 42 hệ THSCAN. Đặc biệt, sản phẩm của Đại học Thanh Hoa đang xâm nhập mạnh thị trường thế giới, xuất khẩu ra gần 20 nước và khu vực như Australia, Hàn Quốc, Iran, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela v.v...

Những con số trên đây có lẽ là lời đáp cho câu hỏi đặt ra ở trên về trình độ của một lĩnh vực công nghệ hạt nhân của ĐH Thanh Hoa.

Dĩ nhiên, không phải lĩnh vực nào ở trường này cũng đạt được tầm cỡ thế giới như vậy. Có lẽ vì thế, chính họ cũng đặt mức phấn đấu để có thể đạt danh hiệu ĐH tầm cỡ quốc tế trong thời gian sớm nhất trong những thập niên đầu thế kỷ 21 này.

Dù ĐH Thanh Hoa đã trải qua lịch sử phát triển ngót 100 năm (1911-2005) để có quy mô đồ sộ gồm 11 trường với 40 khoa, 87 phòng thí nghiệm và ngót 10 nhà máy, hàng ngàn giáo sư và trên 100 ngàn sinh viên đã được đào tạo và để có được vị thế tiếp cận tầm cỡ quốc tế như ngày nay.

Dĩ nhiên, những con số ngất ngưỡng kia không làm nản lòng chúng ta. Vì chúng ta đang trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế với những điều kiện thuận lợi chưa bao giờ có trước đây. Vì tầm cỡ quốc tế của một ĐH không đồng nghĩa với quy mô, mà là tương thích với điều kiện cụ thể của một quốc gia.

Con đường ĐH Thanh Hoa đi qua không phải y hệt con đường mà một ĐH nào đó của Việt Nam sẽ đi.

Nhưng chắc chắn, chúng ta có thể rút từ những thành công và vấp váp của ĐH Thanh Hoa những bài học kinh nghiệm rất bổ ích. Và từ ĐH Thanh Hoa chúng ta có thể hình dung cái mốc thời gian để một trường đại học Việt Nam đạt tầm cỡ quốc tế. Thời gian đó không thể tính bằng hàng năm, mà phải hàng chục năm. Hơn nữa, nếu không có những chủ trương, biện pháp cụ thể, lộ trình cụ thể thì mọi ý định, nguyện vọng, ước mơ cũng chỉ là giấc mơ đẹp mà thôi.
 
Theo a thấy, cái chúng ta cần thay đổi là cả 1 hệ thống giáo dục và đào tạo chứ ko phải chỉ là những biệ pháp cải cách như e nói. Nhưng mà e biết đó, chuyện cải cách là đã loạn lên trong vòng 10 năm nay rồi, bây h mà đỏi hỏi thay đổi là 1 chuyện gần như impossible. Cho nên phải ráng sống mà chờ, còn bản thân cảm thấy đóng góp được j thì cứ đóng góp, coi như dần dần góp gió thành bão thôi.
 
:) Chủ đề rất hay

Theo chị biết hiện nay, trường Đại học của Việt Nam có thể tạm sánh được với các trường quốc tế, là trường Đại học Quốc gia. Trong đó bao gồm 4 trường ĐH là : ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Công nghệ, và 1 số Khoa trực thuộc là Khoa Luật, Khoa Kinh tế, và Khoa Quốc tế :)

Trường ĐH Quốc gia tuy có vẻ ko được học sinh Ams mình đánh giá cao, nhưng lại được biết nhiều, ít ra là trong khu vực :). Bởi các ngành đào tạo thuộc dạng toàn diện nhất, và thiên về nghiên cứu. Nhất là 2 trường ĐH KHTN và ĐH KHXH&NV :). Cơ sở vật chất, và điều kiện học tập của hệ thống các trường, khoa của ĐH Quốc gia khá tốt và chất lượng. Ai không tin có thể đến tham quan ;)

Ngoài ra, trường ĐHQG hiện nay đang xây dựng một khu trường học mới ở trên đường Láng Hòa Lạc. Sẽ tập trung tất cả các trường, khoa trực thuộc về đấy. Xây dựng 1 hệ thống trường khá quy mô và hoành tráng. Rất rộng nữa ;). Việc xây dựng thành 1 thành phố ĐHQG thu nhỏ đấy cũng để cho thấy là tầm cỡ của ĐHQG để sánh với các trường ĐH trong khu vực :)

***

Hì, bản thân người viết học trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐH QG. Nhưng không phải vì thế mà khen trường của mình đâu ạ. Bản thân trường cũng có nhiều nhược điểm. Vì thế mà mới chỉ tiến tới là ngang tầm khu vực thôi, chứ chưa hoàn toàn :p. Một phần cũng vì nhận thức của nhiều người, và ý thức của sinh viên. Còn về sự đâu tư trọng điểm thì tin chắc trường QG là nhất trong các trường ĐH rồi :p

À ngoài ra, thì năm sau trường ĐH QG cung sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập. Cũng có thể nói là trường ĐH lâu đời của VN đúng ko ạ ? :)


:x
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
Nghĩ tới việt nam, có lẽ trước tiên nên đề cập tới hai trường đại học được coi là đỉnh điểm nhất hiện nay là bách khoa và ngoại thương.
Về trường đại học bách khoa hà nội, về bề dày thành tích và quy mô, có lẽ ít có trường đại học nào ở việt nam có thể so sánh với nó (trên phương diện là một trường kĩ thuật). Trên các website đại chúng, nhiều khi người ta vẫn có dòng chú thích là đại học kĩ thuật hàng đầu ở việt nam. Thế nhưng, ngay cả trên hao, trong nhiều topic, vẫn có rất nhiều ý kiến khen chê về vấn đề gd của trường, những tài liệu đôi khi là quá cũ, nhiều môn học mang tính thủ tục, mất cân bằng về thể chất, và vân vân vẫn tồn tại ở ngôi trường hàng đâu như thế. Thư viện điện tử của trường được hứa hẹn đã mấy khóa rồi mà vẫn chưa hoàn thành, một học sinh khi vào trường cũng chẳng hề cảm thấy bất ngờ về qui mô của nó, những khu nhà gọi là công nghệ thì chẳng khác gì một xí nghiệp giải thể, biết đổ lỗi cho ai.

Em có thể tin là Bách Khoa Hà Nội là 1 trong 2 trường Đại học Khoa ứng dụng hàng đầu Việt Nam (trường kia là BK HCM, mon men nữa là anh BK Đà Nẵng), còn bảo là "đại học kĩ thuật hàng đầu ở việt nam" thì chưa đúng đâu. Xét về trang thiết bị, số lượng giáo sư nước ngoài đến giảng dạy ... thì ĐH QG nói chung hay ĐH KHTN nói riêng hơn hẳn BK. Nhưng cũng phải nói rằng ĐH KHTN chuyên về Khoa học lý thuyết nên một số thứ cũng thuận tiện và đỡ tốn kém hơn.

Còn việc thay đổi này nọ, anh nghĩ cần 2 bước.

1. Phải cùng nhau đưa ra 1 khái niệm chuẩn: Thế nào là Đại học ? Từ đó mới đưa ra cách xây dựng 1 trường Đại học, quy mô, quy trình đào tạo, cách học và làm việc của sinh viên ...

2. Phải làm cho các cấp lãnh đạo hiểu và áp dụng.

Theo anh bước 2 khó hơn bước 1 nhiều.
 
Để có thể thành lập được 1 trường đại học có chất lượng quốc tế là vô cùng khó khăn vì nó đòi hỏi một cách toàn diện từ chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng của SV (thông qua các thông số như tỉ lệ tốt nghiệp khá, giỏi; các thành tích quốc gia, quốc tế trong quá trình học tập...) cho đến cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất...của ngôi trường đó. Về tranh thiết bị cơ sở hạ tầng thì không quá khó để có được một ngôi trường đại học với những trang thiệt bị đầy đủ và tiên tiến nhất hiện nay nhưng vấn đề nằm ở chỗ nhưng con người sẽ sử dụng những trang thiết bị đó cho dạy và học hàng ngày.

Nếu chúng ta nhìn vào danh sách những trường đại học hàng đầu TG thì có thể thấy một điểm chung là họ đều đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, ngay như trường đại học Thanh Hoa của TQ cũng đã ngót nghét 100 năm. Điều này chứng tỏ một điều rằng việc xây dựng một trường đại học đẳng cấp QT không phải chuyện của 1 vài năm mà là chuyện của hàng thập kỉ không ngừng nỗ lực, vươn lên của đội ngũ thày và trò của ngôi trường đó. Theo như ý kiến của tôi thì trong độ 1,2 thập kỉ tới sẽ rất khó cho chúng ta xây dựng được một ngôi trường có đẳng cấp châu lục chứ chưa nói đến TG. Vấn đề cản trở lớn nhất đối với chung ta có lẽ không phải là vật chất và nhân lực mà chủ yếu là do vấn đề tư tường và đường lối. Có thể nói ngay rằng đội ngũ giáo viên của chúng ta có rất nhiều người được đào tạo bài bản cả ở trong lẫn ngoài nước, đủ sức gánh vác trọng trách truyền đạt kiên thức cho lớp trẻ; các thế hệ sinh viên của chúng ta cũng không thiếu khả năng tiếp thu và phát triển những kiến thức " cao siêu" nhưng vấn đề lớn nhất có lẽ vẫn nằm trong quan niệm giáo dục của chúng ta.

Tôi mới được học một buổi học duy nhất tại một đại học của VN chúng ta, đó là trường đại học KHXH và NV. Một buổi học dài 4 tiếng liên tiếp không nghỉ và thực sự dù chỉ ngồi với tính chất tham quan nhưng tôi đã khá căng thẳng và mệt mỏi, sau khi ra khỏi lớp cũng không nhớ được nhiều lắm những điều mình vừa nghe và nhìn thấy trong suốt 4h đồng hồ vừa qua( tuy nhiên đấy chỉ là một buổi học khá đặc biệt, bình thường thì hình như cứ 45' có được nghỉ một chút). So sánh với những buổi học của tôi tại giảng đường đại học Anh Quốc, buổi học dài nhất cũng chỉ là 1h30', còn lại chỉ là 1h; tôi cũng chỉ học 6-7 môn một học kì, 12-14 tiếng lên lớp một tuần-tức là chỉ bằng 3 buổi học của các bạn SV VN. Tôi tự đặt câu hỏi tại sao??? Rõ ràng thời gian lên lớp ít hơn hẳn nhưng có một sự thật là SV của họ tiếp nhận và sử dụng những kiến thức học được trên trường đại học hiệu quả hơn SV VN chúng ta rất nhiều. Có lẽ phần lớn những ai đã, đang học đại học tại các nước như Anh, Pháp, Mĩ, Nga...đều sẽ đồng ý với tôi. Tôi không dám nhận xét cũng như đánh giá về phương pháp giảng dạy tại đại học VN vì tôi không hiểu về nó nhiều lắm và cũng chưa đủ trình độ để nói rằng nó sai hay đúng ở chỗ nào; tôi chỉ chợt nghĩ rằng có một vấn đề lớn đang cản trở sự phát triển của nền giáo dục trên bậc DH nói riêng và cả nền GD của chúng ta nói chung.

Tôi nghĩ rằng để xây dựng cho VN một trường đại học đẳng cấp quốc tế chúng ta không thể chỉ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tại các giảng đường đại học mà trước hết chúng ta phải bắt đầu từ những nhà trẻ mẫu giáo, từ những lớp 1,2...trên khắp cả nước ta hay nói cách khác chúng ta phải xây dựng một thế hệ học sinh có trình độ quốc tế ngay từ những lớp mẫu giáo. Đẳng cấp quốc tế ở đây không chỉ là kiến thức mà còn là thể chất, khả năng tiếp thu và phát triển những kiến thức " đẳng cấp" và quan trọng hơn hết đó là nghị lực vươn lên phía trước. Một ngôi nhà sẽ không thể bền vững nếu như nó không được xây dựng chắc chắn bằng những vật liệu tốt nhất ngay từ những viên gạch đầu tiên' nền giáo dục của VN sẽ không bao giờ vươn ra và hòa nhập được với TG nếu như chúng ta không thực sự nhìn lại chính nền giáo dục của chúng ta hiện nay và cải tổ một cách triệt để. Chỉ có điều hình như ai cũng biết chúng ta phải cải cách giáo dục nhưng hết kì họp quốc hội này đến kì họp quốc hội khác cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Mệt đây :D. À, mà trong kì thì Olempic Toán quốc tế vừa qua lần đầu tiên đoàn VN đã bị đánh bật khỏi top 5 xuống không phải thứ 6,7 mà tận thứ 15. TG đang chạy, chạy rất nhanh, nếu chúng ta không cố hết sức chạy theo thì việc tụt hậu ngày càng xa là điều tất yếu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy cái em chuẩn bị viết đọc xong thế nào khối bác chân đất mắt toét, óc bằng hạt nho sẽ nhảy vào chửi bới tùm lum, nhưng vì nền giáo dục nước nhà, em quyết định liều một phát. Các tình yêu trẻ đẹp ủng hộ anh, anh cho kẹo.

Các bác em, cũng như hàng ngàn bọn thanh niên ngu dốt khác, mở miệng ra là giáo dục của chúng ta còn nhiều bất cập, hệ thống đào tạo đã quá cũ, khái niệm thế nào là đại học vẫn còn mơ hồ, vân vân và vân vân. Suy nghĩ như thế em e là hơi ngắn. Cần phải hiểu rằng cái áo bị cháy là do con tằm nó nhả ra tơ. Giáp dục của chúng ta còn nhiều bất cấp, nói ở đại hội này, đại hội kia, quốc hội chỗ này, quốc hội bên kia thì được, vì lịch sử không được hình thành trên tivi và báo chí lá cải, chứ còn ngồi bàn chuyện kinh bang tế thế bên bàn nhậu, dưới cầu thang, trên Internet hay trong phòng ngủ thì nên nói rằng giáo viên Việtnam phần lớn là ngu dốt. Nhìn qua điểm chuẩn vào mấy trường sư phạm thì xem ra chúng ta sẽ còn ngập chìm trong bóng đêm ngu tối một thơi gian dài nữa các bác của em ạ, nên là cứ nghe em, take it easy thôi, dân tộc việtnam có sánh vai được các cường quốc năm châu hay không, là nhờ ở vào vài ba trăm năm nữa.
 
Cải cách ?

Lại nói đến cái cách thì lại nhiều thứ buồn cười .... VN mình nói cải cách hành chính từ bao lâu nay có đc đâu ? < hoặc đc mà em chưa thấy > Hôm trc xem thời sự cũng có một cái phóng sự nói về việc cải cách hành chính chưa đc vì các thủ tục hành chính chưa hoàn thành ....

Đấy là hành chính .... Còn GD thì sao ???

Mạn phép xin thưa .... em cũng là một trong hàng trăm, hàng ngàn đứa ngu dốt kêu gào rằng GD VN bất cập, không phù hợp với sự phát triển của nước mình hiện nay. Tất nhiên là nói thì cũng phải có dẫn chứng ... Chứ ko thể kêu gào xuông đc :) ...

Thứ 1 : Nói đến cải cách GD, VN đâu phải đã ko làm ... Chẳng phải học sinh cấp 1 và lớp 6 đang học theo sách GK mới , có cải cách của bộ GD hay sao ? Nhưng em thấy hình như sau mỗi lần cải cách thì các em ý lại phải học nặng hơn, nhiều hơn hay sao á ? Nhìn quyển sách GK của các em lớp dưới mà rùng mình lo sợ ... Cứ thế này thì lên đại học sẽ thế nào ??? Càng ngày giáo trình học càng năng nề ... có cảm giác như là đào tạo những con ng` hoàn hảo .... thông thạo mọi thứ .... Cái đó cũng tốt ... ra đời cũng nên biết nhiều thứ ...

Nhưng .... < lại nhưng :D > ... em đã từng đc nghe kể về những buổi thực hành chay ... làm bài thực hành trên giấy ...rồi chính em cũng tham gia những buổi thực hành mà chỉ có giáo viên làm ... học sinh ngồi nhìn ... Vậy thì làm kiểu j` đây ? Với học sinh thành phố những môn như kỹ thuật nông nghiệp thì đào đâu ra lúa để thực hành ... kiếm đâu ra gà , ra lợn để chăn nuôi ... còn học sinh ở nông thôn thì ... khỏi phải nói rồi :)...

Cấp 1-2-3 mà còn thiếu các cơ hội để thực hành thì lên đại học sẽ thế nào ah ??

Như vậy .... hầu như chúng ta ... học sinh từ cấp 1 cho đến đại học ... đều là những con ng` hoàn hảo trên Giấy :)

Thứ 2 : Vấn đề bằng cấp, nước mình còn quá coi trọng bằng cấp :) kêu gào GD bất cập nhưng vẫn lao đầu vào thi các trường đại học đấy thôi ....

Với hầu hết các vị phụ huynh thì con cái phải đỗ được đại học... phải học được đại học bất chấp học lực của con thế nào.... có vẻ cũng vì sĩ diện nữa ....Vô hình chung gây ra áp lực nặng nề khi thi cử cho con em< em chán cái kiểu phụ huynh suốt ngày nói về chuyện lớp 12 , học thi đại học > . Bên cạnh đó thì cái tình trạng con ông cháu cha, chỉ cần đi thi là đỗ, không cần mày phải học :)) < học viện cảnh sát hay cái j` tương tự như thế > thế cuối cùng cái bằng cấp đấy để làm j` ??

Năm nay em định thi PV báo chí >"< cuối cùng nghe mọi ng` nói thi vào đấy 50% con ông cháu cah ... khó đỗ ... chán thật :)

Thứ 3 : nói đến học đại học thì nghe đến Lịch sử đảng , tư tưởng HCM với Triết , 10 ng` thi` 9 ng` lắc đầu và cả 10 ng` kêu chán . Những môn cần thiết thật đấy ... nhưng SV có ai thèm học đâu :( toàn làm thế nào cho qua kỳ thi... Cài này thì là do GV hay do ng` soạn giáo trình ???

.....

Nói đi thì cũng phải nói lại ... xét cho cùng ... cha ông ta, có biết bao nhiêu ng` ko ra nước ngoài học vẫn thành tài đấy thôi... có biết bao nhiêu ng` học đại học VN vẫn nuôi dạy chúng ta nên ng` đấy thôi....và cũng có những ng` đi du học mà cũng chẳng ăn ai ...Học ở đâu cũng vậy cả ... vấn đề là ở ý thức bản thân thôi.... Môi trường tốt cũng là một điều kiện tốt để phát triển ...

Mà muốn có một môi trường tốt ở VN thì phải đợi cái cách .... Bắt đầu từ cải cách hành chính :))

quay đi quay lại vẫn chỉ là một vòng luẩn quẩn
 
Gớm, bạn Khanh Nguyễn chửi rõ hay ạ :)

Thứ 1: Giảng viên ở các trường Đại học, đa phần là những người có trình độ chuyên môn cao, có banừg cấp, hoặc là sinh viên giỏi được giữ lại trường,... Nhưng nói chung, ko cần học qua các trường Sư Phạm. Chủ đề đang nói về chất lượng Sinh viên và các trường Đại học hiện nay của VN. Bạn Khanh Nguyễn ko cần phải mượn chỗ chửi nền giáo dục VN (mà cụ thể là giáo dục phổ thông) như thế :). Thích thì lập Topic khác ;)

Thứ 2: Học Đại học đừng trông chờ nhiều vào Giảng viên quá. Tất nhiên, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh hay Sinh viên đều cần thiết như nhau. Nhưng việc tiếp thu kiến thức ra sao lại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Sinh viên.

Như anh Tuấn nói ở trên, học ĐH quan trọng là tự học. Không ai kiểm tra hay đánh giá sinh viên như hồi học sinh cấp 3. Học ĐH ko phải la học lớp 13, 14, ko phải học cấp 4. Bản thân mỗi sinh viên phải tự xác định tương lai, mục tiêu cho mình. Và như thế học tập sẽ có hiệu quả hơn

Các giảng viên ĐH có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ SV theo đuổi những mục tiêu, những sở thích hay sở trường của mình. Chính vì thế mà ở các trường ĐH luôn khuyến khích SV làm Nghiên cứu khoa học (ít ra là ở trường QG ;) ).

***

Tóm lại 1 điều, đừng có đổ lỗi cho người khác. Đừng có đổ lỗi cho nào là chính sách, nào là giáo viên. Trước tiên phải tự ý thức của bản thân mỗi người đã. Chứ cứ ngồi 1 chỗ chỉ tay 5 năm ngón thì làm sao mà thay đổi, mà tiến bộ được :)

Cơ sở vật chất các trường ĐH của VN ko phải la ko có. Trình độ chuyên môn ko phải là ko có. Giáo viên giỏi cũng ko thiếu. Muốn có được những trường ĐH xứng được với quốc tế, thì chính là nhận thức của mỗi ng thôi. Cả giáo viên và học sinh đều cần thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi phương pháp dạy cũng như học của mình :)

:x
 
:) lần đầu phải phản đối Quỳnh:

1. Quỳnh bảo nhiều giảng viên giỏi, ok. Nhưng lôi bằng cấp, bảo nhờ có bằng cấp giỏi nên chứng tỏ họ giỏi thì không ok lắm đâu, thế giới có công nhận bằng cấp VN đâu mà lôi bằng cấp ra nói chuyện.

2. Bạn không thể nói rằng:
Tóm lại 1 điều, đừng có đổ lỗi cho người khác. Đừng có đổ lỗi cho nào là chính sách, nào là giáo viên. Trước tiên phải tự ý thức của bản thân mỗi người đã. Chứ cứ ngồi 1 chỗ chỉ tay 5 năm ngón thì làm sao mà thay đổi, mà tiến bộ được
bởi nói thẳng, cuối cùng, người dân cũng chỉ là những con cừu chạy theo 1 con cừu đầu đàn, mà con cừu đầu đàn đi theo sự dẫn dắt của bầy chó chăn cừu. Cái gọi là
Trước tiên phải tự ý thức của bản thân mỗi người đã

Cơ sở vật chất các trường ĐH của VN ko phải la ko có. Trình độ chuyên môn ko phải là ko có. Giáo viên giỏi cũng ko thiếu. Muốn có được những trường ĐH xứng được với quốc tế, thì chính là nhận thức của mỗi ng thôi. Cả giáo viên và học sinh đều cần thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi phương pháp dạy cũng như học của mình
rất cải lương và sáo rỗng. Nỗ lực của mỗi cá nhân, đúng là rất cần, nhưng trước đó phải là đường lối, chính sách giáo dục. Cứ bảo họ nỗ lực, cố gắng, tự học ... nhưng nỗ lực như thế nào, tự học ra làm sao ? Xét trên mặt bằng chung, họ không thể tự đi nếu không bảo cho họ cách đi, hướng đi và trang bị cho họ đầy đủ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì ban Trung nhé. Nói thật là tớ rất dị ứng nhiều ng, chẳng làm gì, nhưng lại cứ thích đi phản đối, hay đả đảo chính sách, rồi chế độ... :) (ấy ko nói bạn nhé ;) ).

Đúng, tớ thừa nhận là có nhiều những chính sách, những cái cải cách rồi quy định... ko thể chấp nhận được :). Phải góp ý để mà sửa. Nhưng càng sửa càng sai, càng rắc rối. Tại sao ? Bởi vì dù họ giỏi, họ là những ng lãnh đạo, nhưng họ là sản phẩm của nền giáo dục cũ, những nhận thức cũ. Đôi khi lối tư duy nó ngấm sâu vào rồi :). Thế bạn Trung bảo dân đen cứ ngồi 1 chỗ, và gào lên răng "các ông phải thay đổi, các ông phải học tập Tây ý",... thỉ sẽ thay đổi được ko ?

Tớ chỉ nghĩ đơn giản là muốn thay đổi thì tại sao ko từ chính mình đi ? Muốn làm tốt, thì những ng giỏi sao ko lên làm lãnh đạo đi. Chính những lớp trẻ hôm nay, sinh viên... sẽ là những ng lãnh đạo tương lai. Nhưng bản thân sinh viên đi học, thanh niên bây giờ, chỉ to mồm chê bai, nhưng thật sự quan tâm, muốn đóng góp tích cực lại ko hề nhiều :)

Nói tiếp nhé, sinh viên hiện nay chê trách gì ở việc học Đại học, và đòi hỏi gì ? Nếu chỉ là chê bai mấy môn học "ko cần thiết" theo ý mọi ng, như là Tư tưởng HCM, Triết, Kinh tế chính trị... thì ko bàn ữa nhé. Việc chê bai các môn học thì là việc thưởng xuyên rồi, như học sinh ghét học Văn hay mâý môn khác thôi.

Còn nếu chê bai về việc học trên Giảng đường, cách học ko hiệu quả,... thì tớ nói rồi còn gì, những ng đang dạy mình chịu rất nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục cũ, là thói quen nhiều năm của họ, bảo họ thay đổi ko dễ,... Chê gì nữa ? Học ko đi với thực hành ? Ko thực tế ?... Phải thay đổi ?

Có rất nhiều việc, đứng ngoài và nhận xét thấy rất dễ dàng và hợp lý. Nhưng có đứng ở cương vị của ng lãnh đạo thì sẽ thấy nó khó khăn hơn nhiều ;).

Mà nói thật, tớ thì tớ hài lòng với cách dạy học, của ít ra là Khoa tớ ;). Anh Tuấn ở trên đã được ngồi dự. Tuy là có hơi căng thẳng, ko nghỉ giải lao như anh nói. Nhưng thực tế với bọn tớ ko quá căng thẳng. Và những tiết học thực hành, thảo luận như thế, vẫn có thưởng xuyên ;). Giáo viên cũng tâm lý ;).

Đấy, tớ chỉ muốn tóm lại là trước khi đổ lỗi cho chính sách thì nên nhìn lại mình đã, và cũng đặt mình vào ng ta để suy nghĩ thôi ;)


:x
 
Lê Thu Quỳnh đã viết:
...blah... Muốn làm tốt, thì những ng giỏi sao ko lên làm lãnh đạo đi. ...blah...

Oa, một cái nhìn trong sáng và rất ngây thơ. Trích theo ý tưởng của bạn Trung ở phía trên nữa thì cứ con cừu nào ngo ngoe lên trên là bị mấy con chó chăn cừu nó sủa ngay ạ 8-| :D
 
Nguyễn Ngọc Vũ đã viết:
Oa, một cái nhìn trong sáng và rất ngây thơ. Trích theo ý tưởng của bạn Trung ở phía trên nữa thì cứ con cừu nào ngo ngoe lên trên là bị mấy con chó chăn cừu nó sủa ngay ạ 8-| :D

he he cái này em đã từng đc nghe một lần ... rằng thì là có những ng` rất hăng say, rất nhiệt tình thay đổi ... nhưng rồi cứ cso ý tưởng hay có đề xuất là bị các bác lãnh đạo lớn tuổi gạt bỏ ... Và đến lúc các bác lãnh đạo lớn tuổi về hưu ... mình có khả năng lên thay thì lại giống như các bác ý :)

nếu nói về ý thức xã hội, và ý thức tự học thì còn nhiều cái mà bàn lắm :)

VD như cái kiểu phải thi lại, đến nhà thầy :) chả hiểu đưa cái "ấy" <<<từ của GNCT ... thế nào mà cuối cùng câu hỏi ôn tập rút về còn co' 4 câu ... hoặc là chắc chắn sẽ qua kỳ thi ... :) ra trường thì có bố mẹ xin việc hoặc sắp sẵn chỗ làm ...

Nếu như thế thì còn học để làm j` nhỉ :)
 
Việc phải cải cách nền giáo dục VN là điều tất yếu nhưng như anh nói ở trên là sau bao nhiêu kì họp QH vẫn không đưa ra được một câu trả lời thích đáng và đúng như Hoa nói là chúng ta cứ đi vào những vòng lẩn quẩn. Anh nghĩ đây không phải hoàn toàn là lỗi của những thầy cô giáo hay tầng lớp sinh viên chúng ta mà có một phần sai lầm rất lớn ở quan điểm giáo dục của VN mình. Anh thấy rất nhiều người kêu ca và những môn như Triết chẳng hạn, rằng nó là nhồi sọ, là giáo điều nhưng có một thực tế không thể phủ nhận Triết học là cội nguồn của mọi thứ-cái này thì không phải anh nghe được từ trường lớp của VN đâu mà chính từ một giáo viên trong trường đại học của anh đang học. Ông thày này cũng đang dạy anh một môn học có liên quan đôi chút đến triết học.

Lại lấy ví dụ về học triết, anh không biết Triết ở VN dạy như thế nào mà sinh viên kêu chán nhưng ở bên này bon anh cũng phải học một số môn liên quan đến triết nhưng hoàn toàn không thấy chán tí nào. ANh có thể nói ngay rằng triết là một môn khó và rất phức tạp cho nên cách giảng dạy và đưa nó đến với học sinh , làm cho học sinh có hứng thú là hết sức khó khăn. Vậy nếu sinh viên của chúng ta không hề có cảm hưng với môn học đó thì chứng tỏ hệ thống GD của chúng ta có vấn đề:). Điều đáng nói ở đây không phải là ai làm lãnh đạo, đề ra bao nhiêu đường lối cải cách mà đó là chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật. Một sự thât phũ phàng là đội ngũ nhưng người hoạch đinh chính sách phát triển cho ngàng GD không đủ tài năng và tầm nhìn để đưa chúng ta thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn mà em Hoa nói ở trên.

Sinh viên cả nước kêu gào về chuyện giảng dạy, giáo trình trên các giảng đường đại học chứng tó nó có vấn đề rất lớn, vậy ai sẽ giải quyết vấn đề này??Tuy nhiên cũng không thể đổ lỗi cho một bộ phận hay một nhóm cá nhân nào được vì anh nghĩ mỗi chúng ta đều có một phần lỗi. Đúng là những người hoạch định chính sách không tìm ra được phương pháp đúng đắn đề giải bài toán cho ngàng GD nhưng chúng ta hãy thử nghĩ xem, tất cả mọi SV đều cảm thấy cách dạy và học có vấn đề nhưng tất cả những gì chúng ta làm là chỉ kêu cà và thảo luận trên những forum thế là hết. Tại sao chúng ta không dám mạnh dạn làm những việc có tiếng vang, có ảnh hưởng hơn? Đơn giản là chúng ta không ai có đủ can đảm để làm việc đấy vì ai cũng biết nếu như dám đi ngược lại những vị có chức có quyền thì điều gì xẽ xảy ra và chúng ta đều hi vọng một ngày nào đó, một ai đó sẽ thay đội hoàn toàn mọi thứ. Ai đây??? Lúc nào??? Như thế nào??? Những câu hỏi này thì chắc không ai có được câu trả lời đâu nhỉ và đáng tiếc một môn học có thể giúp người ta tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi kiểu như trên là Triết Học thì lại là một trong những môn SV VN ta căm thù nhất:)). Hay như việc cứ tốt nghiệp lớp 12 là phải vào đại học cũng thế. Có thể nói ngày rằng DH không phải là nơi duy nhất dành cho lớp trẻ, không phải là nơi duy nhất mà chúng ta có thể giành được thành công và vươn tới những ước mơ của chúng ta nhưng anh cũng như tất cả các em và 99, 99% học sinh VN không đủ can đảm để nói không với giảng đường đại học vì có thể sức ép từ cha mẹ , gia đình quá lớn rồi từ cái quan niệm không học đại học là không " ra gí`" của xã hội VN chúng ta. Chúng ta cứ lặng lẽ cam chịu mà đi theo một con đường đã được vạch sẵn mặc dù có thích hay không. Đi đến tương lai đâu chỉ có một con đường mang tên đại học đâu nhỉ???:D

Được học tập trong một môi trường chất lượng cao như của UK, anh thực sự mơ ước là một ngày nào đó VN ta sẽ có được những trường đại học tầm cỡ như ở bên này. Nhưng anh cũng thực sự không biết, không thể hiểu ( hoặc chưa hiểu được) rằng chúng ta sẽ làm được điều đó như thế nào! Đi đọc sách triêt để tìm câu trả lời thôi:p :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Anh Tuấn đã viết:
Tại sao chúng ta không dám mạnh dạn làm những việc có tiếng vang, có ảnh hưởng hơn? Đơn giản là chúng ta không ai có đủ can đảm để làm việc đấy vì ai cũng biết nếu như dám đi ngược lại những vị có chức có quyền thì điều gì xẽ xảy ra và chúng ta đều hi vọng một ngày nào đó, một ai đó sẽ thay đội hoàn toàn mọi thứ??? Ai đây??? Lúc nào??? Như thế nào???

đa phần học sinh VN ra nước ngòai du học là học về kinh tế, tài chính, CNTT hoặc cái j` đó tương tự ... Chứ học về GD thì rất ít :) Mong có ai đó thay đổi thì thực sự khó lắm... Như em nói đấy anh ah :)) cứ có ai co' nhiệt huyết với đề xuất thì các bác lãnh đạo lại gạt ...Mà còn chưa kể đến việc tham nhũng với ăn hối lộ :) ... thay đổi để các bác ý mất đi miếng ăn sao ???
 
Đấy, cứ nghĩ như em Hoa thì bảo sao ko có sự đổi mới :). Trách ai ? Do chính suy nghĩ của bản thân mình. Chính mình ko dám thay đổi, sao lại đi đổ tội cho chính sách :))

:x
 
:) Cũng định nói với em gái lập topic này rằng 2 trường đại học hàng đầu tại VN hiện nay là Bách Khoa và Quốc gia thì... Quỳnh nói rùi :p:p:p.
Em nói thật, cái cần thay đổi đầu tiên và mang tính quyết định ở đây là học sinh, sinh viên chúng ta :), giảng viên và giáo trình là yếu tố tiếp theo cũng như có thể được quyết định bởi SV. Tại sao em nói thế ư?! Vào một giảng đường thấy SV không ăn quà thì nói chuyện, không nhắn tin thì đọc báo. Với cái ý thức như thế thì tiếp thu được bao nhiêu? Giáo viên nào muốn giảng dạy nữa???
Yếu tố đầu vào gạt qua một bên, giáo dục từ lớp 1 đến 12 cũng không nói tới vội. Nhưng nếu SV nghiêm túc, thật sự học và nghiên cứu vấn đề, chăm vào thư viên, online thì không chat mà tìm tư liệu để đọc. Vậy ai bảo là chúng ta thua kém ai.
Phương pháp học hiện đại thì yếu tố con người- bản thân sinh viên được đưa lên đầu tiên. Ý thức kém, chỉ được cái kêu cả bao biện là giỏi. Cứ có việc gì xảy ra, không bao giờ suy nghĩ, tìm ra sai sót để rút kinh nghiệm cả =;! Phải đổ lỗi cái đã. Thế làm sao mà khá được?! Trường tốt sinh viên ý thức tồi thì quá bằng đàn gảy tai trâu à [-(?!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Đấy, cứ nghĩ như em Hoa thì bảo sao ko có sự đổi mới :). Trách ai ? Do chính suy nghĩ của bản thân mình. Chính mình ko dám thay đổi, sao lại đi đổ tội cho chính sách :))

:x


ac ac

thế mình thay đổi thì phải thay đổi thế nào hả chị ???

thứ 1 : cứ cho là em sai hoàn toàn .... Ở chính mình đúng ko chị ... Chị thử nhìn toàn cảnh những j` các bác ý làm nhé ...

các bác ý cải cách GD ... Đưa ra một loạt các laọi SGK mới ... một loạt giáo trình mới ... Trong khi GV chưa đc đào tạo để dạy giáo trình đó ... Thậm chí một số GV còn ko biết dạy thế nào ==> làm sao truyền đạt hết được cho học sinh ... thế thì làm sao mà học tốt đc...mà học sinh cũng đã quá cố gắng rồi :)) cái cặp đi học của con bé hàng xóm nhà em nặng đến gần 5 kg ... Rồi là hồi cấp một chưa biết học thêm học nếm là j` thì bây giờ đi học thêm từ khi chưa vào lớp 1 8-} ... Đến lớp 5 mắt em mới bị cận vì ngồi máy tính với cả thức đêm nhiều quá ... bây giờ nhìn bọn HS mới lớp 1-2 đã cận ... lại còn thức đêm dể học bài nữa ....

Và rồi cả dụng cụ dạy học ... Cái hồi mới có giáo trình mới... thậm chí dụng cụ dạy học còn thiếu :) như thế thử hỏi sao mà tốt được ...

Tiếp đến là cái chuyện trường lớp ... em đã nói VN mình quá coi trọng bằng cấp :)... quá coi trọng tiếng tăm ...bây giờ lớp 1 có trường điểm , mẫu giáo có trường điểm... :)) học sinh bắt đầu đi học a bờ cờ ... biết j` mà điểm ... Rồi thế mà các bố các mẹ dẫn con đi học thêm ... rồi còn bày ra chuyện thi vào lớp 1 nữa chứ :)) Tội nghiệp các bé :)

Chưa kể đến có môn mà nói hàng chục, hàng trăm lần là đưa vào rồi mà các bác ý có làm đâu... hoặc có làm mà thầy cô có ai dạy :) Môn GDGT ý ... như cô GDCD của em đến cái từ " đồi trụy " mà cô cũng cảm thấy khó khăn khi phát âm ra ... thử hỏi nếu cô dạy GDGT cô sẽ làm j` ??? Em thấy học sinh nhà mình cứ kêu ầm lên là cần phải dạy môn đấy ... Mà môn đấy là một môn rất cần thiết chứ ko phải là môn để cười đùa :) ... Học sinh thay đổi rồi ... nhưng chính sách đã có chưa ??

thứ 2 : em nói ở trên rồi ... cái vấn đề tham nhũng và ăn hối lộ ... Uh ... cứ cho là các bác ko nhận hội lộ rồi ko tham nhũng ... vậy những cái lớp quan hệ ở đâu mà ra :) Mà em còn nhớ hồi thi tốt nghiệp cấp 2 ... bài thi em bỏ đi vì chữ xấu đã đc đem qua phòng khác cho ng` ta chép ... Vậy đấy :) nếu còn tồn tại mãi những điều như thế thì thử hỏi mình thay đổi đến bao giờ ??

Hỏi lại chị lần nữa : thế thay đổi thế nào mới đúng ah ?


Mà em cũng nằm trong những đưa ngu dốt kêu gào về chính sách VN thôi :) kêu thì kêu nhưng vẫn đâm đầu thi đại học đấy thôi :) Giả sử ko đi du học đc thi` cũng nằm nhà học đại học thôi ... Vẫn kêu gào và vẫn lao đầu vào học vì bằng cấp :))
 
1. Nếu Quỳnh không đồng ý với những người chê bai thiếu tích cực thì cứ coi như là đang thảo luận với những người tích cực đi, tại sao phải chấp những người thiếu tích cực nhỉ ?

2.
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Bởi vì dù họ giỏi, họ là những ng lãnh đạo
Họ không giỏi :) nên họ không làm được. Họ còn vì một số thứ khác ngoài việc cống hiến nên không muốn làm. Những người giỏi thì không được làm và ngược lại.

3.
Tớ chỉ nghĩ đơn giản là muốn thay đổi thì tại sao ko từ chính mình đi ? Muốn làm tốt, thì những ng giỏi sao ko lên làm lãnh đạo đi. Chính những lớp trẻ hôm nay, sinh viên... sẽ là những ng lãnh đạo tương lai. Nhưng bản thân sinh viên đi học, thanh niên bây giờ, chỉ to mồm chê bai, nhưng thật sự quan tâm, muốn đóng góp tích cực lại ko hề nhiều.
Quỳnh sao ngây thơ về chính trị thế nhỉ ? Giới trẻ, họ có thể làm lãnh đạo của một công ty, một doanh nghiệp và họ làm rất tốt, không ai kêu ca. Cái không duy nhất là những gì dính dáng đến bộ máy quản lý nhà nước, cái này nằm ngoài khả năng, vì nó vốn như thế. Ngoài ra, tớ thấy câu "có giỏi thì làm thử đi" rất là cùn. Mỗi người đều có nhiệm vụ của mình. Nếu ai học kinh tế, kỹ thuật cũng làm lãnh đạo được thì cần Học viện Chính trị Quốc gia HCM hay Lê Hồng Phong làm gì.

4.
Nói tiếp nhé, sinh viên hiện nay chê trách gì ở việc học Đại học, và đòi hỏi gì ? Nếu chỉ là chê bai mấy môn học "ko cần thiết" theo ý mọi ng, như là Tư tưởng HCM, Triết, Kinh tế chính trị... thì ko bàn ữa nhé. Việc chê bai các môn học thì là việc thưởng xuyên rồi, như học sinh ghét học Văn hay mâý môn khác thôi.
Chê trách mấy cái môn đó thực sự hơi vớ vẩn, muốn giỏi không thể không học Triết. Nhưng Quỳnh cứ thử tính nếu bỏ bớt mấy môn đó ra khỏi chương trình thì sẽ rút được nửa năm học đấy, nửa năm tuổi trẻ - nhiều lắm chứ không ít đâu ;).

6.
Có rất nhiều việc, đứng ngoài và nhận xét thấy rất dễ dàng và hợp lý. Nhưng có đứng ở cương vị của ng lãnh đạo thì sẽ thấy nó khó khăn hơn nhiều.
Đó là nghĩ vụ và nhiệm vụ của họ cơ mà, người dân cũng có khó khăn của mình, chẳng nhẽ phải gánh thêm một khó khăn nữa ?

7.
Mà nói thật, tớ thì tớ hài lòng với cách dạy học, của ít ra là Khoa tớ. Anh Tuấn ở trên đã được ngồi dự. Tuy là có hơi căng thẳng, ko nghỉ giải lao như anh nói. Nhưng thực tế với bọn tớ ko quá căng thẳng. Và những tiết học thực hành, thảo luận như thế, vẫn có thưởng xuyên . Giáo viên cũng tâm lý .
Nếu chúng ta vẫn còn đang khép cửa, thì chả có gì cần phải suy nghĩ. Nhưng chúng ta đang hội nhập, tự hài lòng với nhau ở trong nước ư ? Dù đã rất nỗ lực, tớ vẫn thấy mình đang tụt hậu về nhiều mặt so với bạn bè cùng lớp đang ở nước ngoài. Hài lòng sao được ?

* Thực sự vẫn không hiểu tại sao nhiều người vẫn cho rằng gốc của vấn đề là nằm ở sinh viên nhỉ ? Sinh viên chỉ là cây thôi, và cây thì bao giờ cũng mọc um tùm, tự phát (cũng như dân thì bao giờ chả gian). Muốn thành rừng tử tế thì đầu tiên phải là người trồng rừng chứ.
 
Trần Hoàng Anh đã viết:
:) Cũng định nói với em gái lập topic này rằng 2 trường đại học hàng đầu tại VN hiện nay là Bách Khoa và Quốc gia thì... Quỳnh nói rùi :p:p:p.
Em nói thật, cái cần thay đổi đầu tiên và mang tính quyết định ở đây là học sinh, sinh viên chúng ta :), giảng viên và giáo trình là yếu tố tiếp theo cũng như có thể được quyết định bởi SV. Tại sao em nói thế ư?! Vào một giảng đường thấy SV không ăn quà thì nói chuyện, không nhắn tin thì đọc báo. Với cái ý thức như thế thì tiếp thu được bao nhiêu? Giáo viên nào muốn giảng dạy nữa???
Yếu tố đầu vào gạt qua một bên, giáo dục từ lớp 1 đến 12 cũng không nói tới vội. Nhưng nếu SV nghiêm túc, thật sự học và nghiên cứu vấn đề, chăm vào thư viên, online thì không chat mà tìm tư liệu để đọc. Vậy ai bảo là chúng ta thua kém ai.
Phương pháp học hiện đại thì yếu tố con người- bản thân sinh viên được đưa lên đầu tiên. Ý thức kém, chỉ được cái kêu cả bao biện là giỏi. Cứ có việc gì xảy ra, không bao giờ suy nghĩ, tìm ra sai sót để rút kinh nghiệm cả =;! Phải đổ lỗi cái đã. Thế làm sao mà khá được?! Trường tốt sinh viên ý thức tồi thì quá bằng đàn gảy tai trâu à [-(?!


Ban đầu những SV đó cũng là SV mới mà :)) Họ ăn quà ngay ngày đầu tiên, đọc báo nhắn tin ngay tiết đầu tiên ư ??? em ko tin :) Và nếu một lớp thực sự hấp dẫn SV thì họ làm thế để làm j` :) cái chính là ở ng` dạy dỗ họ thôi :) Uh thì cứ cho là có ng` ko nghiêm túc ... nhưng nếu thu hút đc cả lớp vào giờ học thì chính những con n`g đó sẽ bị cô lập ... và họ sẽ phải học :)

Nếu áp dụng phương pháp học hiện đại ... GV ko đọc chho học sinh chép ... ko nói thao thao bất tuyệt mà cho họ tự làm ...t ự nghiên cứu rồi giải đáp thắc mắc của họ ... thế thì cũng phải thay đổi thôi :) nếu ko sẽ tự loại chính mình ra khỏi cuộc chơi :)

Chị thấy có nhiều ng` ở Vn chỉ chơi ... nhưng đi du học thì phải học hành tử tế ... vì đơn giản ... họ ko muốn bị loại
 
Back
Bên trên