Trên những cung đường

Minh kia... mày lảm nhảm cái gì đấy? Đừng có mà chia rẽ nội bộ để 'ngư ông thủ lợi nhá' :p

Hê... nhưng tao cũng đồng ý với mày, ảnh tu viện đẹp thật. Có một thắc mắc nhỏ là bạn Vũ có ghi lại nhất ký hành trình không mà sao có thể nhớ nhiều trường đoạn như vậy được? Đúng là sau này có thể xuất bản thành sách được đấy nhỉ...
 
Hê, Nga ơi, cái này tớ viết ngay sau khi tớ đi chơi về mà, copy từ blog sang thôi. Mà thực ra cái gì ấn tượng thì cũng nhớ lâu mà, Nga chẳng hạn. Ông xã ghen tuông thế nào, mật thư cho tớ biết đi ;))
 
Những con đường Vân Nam - phần 2

Tôi nghĩ đến hoàn cảnh, đến số phận, hay là sự lựa chọn. Thật khó nói, vì cuộc sống đôi khi không cho chúng ta sự lựa chọn, vấn đề là phải chấp nhận nó với thái độ như thế nào. Như những người dân sơn cước ở nơi rìa thế giới này, cuộc sống vẫn trôi qua. Những ngôi nhà Tạng được trang trí cầu kỳ, từ con sơn, mái gỗ, đến những khung cửa sổ, một sự tỷ mỉ đặc trưng của người Tạng, dù cho cái tổng thể vẫn là tính chất cục mịch, thô nháp. Có lẽ đó là sự thể hiện tinh thần của những con người sống trên mái nhà thế giới này. Và những bài hát của người Tạng, những giai điệu có âm vực cao vút, có nét nhạc tươi sáng và phóng khoáng, phơi phới như ánh mặt trời buổi sớm trên những vách đá khô cằn. Trong suốt cả hành trình vượt qua những con đèo Vân Nam, bác tài của chúng tôi chỉ bật duy nhất một đĩa nhạc. Chúng tôi nghe, dần thành thuộc từng giai điệu. Không hiểu lời, mà sao nghe mãi vẫn không biết chán. Chỉ thấy trước mắt là những tầng mây cao, những áng mây mỏng và nhẹ, trôi thật nhanh trên cao nguyên, thấy những đỉnh núi cao ngất, những đỉnh núi khô cằn không có sự sống, nơi đá hoa cương cũng biến dần thành vụn cát, nơi tuyết về đêm và khô cháy ban ngày. Và những cánh rừng thu thay lá, im lặng chuyển mình theo vệt thời gian. Và những con vực sâu thăm thẳm, sâu đến rợn người, phía dưới, những dòng sông thành sợi chỉ, những đỉnh núi thấp thành những hòn sỏi, những mái nhà thành những chấm đen. Chúng tôi đi chênh vênh bên mép vực, vực ở đây thường thẳng đứng, từ cửa sổ ô tô nhìn xuống, chỉ thấy một khoảng không. Nhưng những bài hát thật quyến rũ, đôi khi chúng tôi lặng người khi vào những điệp khúc hùng tráng và phóng khoáng, khi những giọng nam trầm ấm và giọng nữ kim cùng hòa quyện vào nhau, tạo nên điệp khúc của núi rừng. Chúng tôi cùng cất giọng hòa theo lời hát, thấy lòng mênh mang, thấy cuộc đời thật nhẹ. Và cứ thế, theo lời hát, chúng tôi đi mãi lên phía bắc, lên cao hơn... Trở lại những suy nghĩ về cuộc sống, về sự lựa chọn, có lẽ người Tạng đã chọn cho mình một cách sống, một niềm yêu đời, những niềm vui riêng, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn, có lẽ, vì thế mà cuộc sống không khi nào ngừng chảy, như những dòng sông trên cao nguyên băng giá này, chảy lặng lẽ nhưng không bao giờ cạn. Núi rừng, băng tuyết là nguồn vô tận...

Xe nghỉ lại ở Benzalin, một thị tứ nhỏ nằm giữa hành trình từ Shangrila đến Deqin, chủ yếu chỉ có những nhà nghỉ dành cho dân du lịch. Thị tứ này chạy men theo sườn núi, dài khoảng trên 1 km, hàng ăn kiêm nhà nghỉ san sát, hầu như ít dân, chỉ có những vị lạtma đến từ ngôi chùa nào đó đi chơi, mua chút văn hóa phẩm, chơi bi -a. Thị tứ này nằm đúng nơi con đường không chạy ven theo dòng sông nữa, mà ngoặt lên núi, bỏ lại những thung lũng, bỏ lại dòng sông. Bữa trưa ngắn ngủi, và chuẩn bị phòng nghỉ cho ngày về, chúng tôi lại lên đường. Con đường bắt đầu thay đổi, đi vào những đoạn cua gắt và những triền dốc ngày một cao hơn. Hai bên chỉ còn bờ vực và vách núi, nhưng đường vẫn rất đẹp, dường như rất tốt nếu so với các con đường quê nhà. Không có người, không có làng xóm, chỉ có núi. Đôi khi chúng tôi tự hỏi, vì sao cuộc sống lại đến nơi này, cảm giác sự sống không tồn tại ở đây, chỉ có con đường là minh chứng cho sự hiện diện của con người giữa hoang vu và cô quạnh. Rời Benzalin chừng nửa tiếng, chợt giật mình vì một nét cong cong của dòng sông. Omega corner. Tạo hóa đã tạo nên nét cong đều đặn của dòng sông, chạy vòng qua đầu núi, uốn rất đều như chữ Omega. Núi trọc lốc, trơ đá, buồn tẻ và hoang tàn, chỉ có một nét sông mềm mại, uốn quanh.

Tiếp tục là con đường sâu hun hút trước mắt, những con đường trên mặt đất đi không khi nào hết. Lá đã đỏ hơn, vàng hơn, không khí cũng bắt đầu lạnh hơn. Vượt con đèo đường lát đá chống trơn trượt, xe đi như xóc ốc. Tiếng xóc ù tai, nhưng biết đã đi vào vùng tuyết phủ. Mùa đông, những ngày tuyết rơi, con đường này sẽ đóng cửa. Nhưng đang là cuối mùa thu, con đường này ngầu bụi. Những sườn núi ở đây toàn bụi đất, màu vàng khô cằn, đôi khi là những cánh rừng đã bị khai thác hết, trơ sườn núi và những gốc cây nham nhở. Nhìn xuống dưới, những con đèo, đỉnh núi lúc nãy giờ đã thấp lắm rồi, chúng tôi đã lên đến độ cao 4000 m. Vượt qua một khúc quanh, bỗng òa ra, trước mặt là dãy núi tuyết cao sừng sững, dãy núi Baima, cao trên 5300m. Độ cao của núi không bằng Ngọc Long Tuyết Sơn, nhưng trên này, độ cao trung bình lớn, không khí lạnh hơn, cả một dãy núi phủ trắng tuyết. Cảnh tượng hùng vĩ lần đầu tiên tôi nhìn thấy, niềm vui sướng dâng trào với tất cả những thành viên của LG3, những người say xe cũng choàng tỉnh dậy, nói, cười, nhất là những người đã lỡ hẹn với tuyết ở Ngọc Long...

...Lại nói về những người bạn đồng hành của tôi. Đó là những con người can đảm. Đoàn chúng tôi có 7 nữ, thì 3 trong số đó say xe, thậm chí có người say xe bê bết. Biết là say, nhưng vẫn lên đường. Mà cảm giác say xe hẳn ai cũng từng có lần biết đến, mệt mỏi vô cùng...Trong đoàn ai cũng thông cảm, ai cũng muốn được chia xẻ, nhưng không gì được, hành trình thì không thể chậm chễ, vì thời gian thì ngắn, mà đích thì còn xa. Nhưng chỉ cần xe dừng lại bên khung cảnh núi tuyết mênh mang, mọi người ào xuống, những người say xe nhất cũng chợt tỉnh như sáo, cùng chụp ảnh, nói cười, rồi lên xe, lại say. Nhưng những người bạn và sự dũng cảm của họ đã làm cho hành trình của chúng tôi trọn vẹn, lúc nào cũng đầm ấm và vui vẻ...

Quay trở lại dãy núi Baima, những đỉnh núi trắng ngời ánh tuyết, tuyết chảy tràn xuống dưới chân núi, dù chỉ cách đó chừng 20km, trên đường chúng tôi qua, vẫn là nắng vàng, khô hanh, và ấm áp. Cảnh tượng hùng vĩ đó sẽ khiến những người thờ ơ nhất cũng phải sững sờ. Trong ánh chiều đã muộn, màu trắng vẫn ánh lên, thanh sạch và quyến rũ. Phía dưới chân núi, cả một cánh rừng thông úa vàng. Tôi nghĩ rằng, có lẽ úa do tuyết lạnh, màu vàng xỉn, khô cháy trải rộng, uốn lượn mềm mại theo những sườn núi, tạo nên cảnh tượng tương phản của những sắc màu cuối thu. Chúng tôi nghĩ rằng mình may mắn, vì thời khắc được gặp mùa thu Vân Nam. Đến mùa đông, màu trắng xóa sẽ bao phủ những cánh rừng, ngọn núi, con dốc, không có đa dạng sắc màu cho bạn được chiêm ngưỡng và tận hưởng, không có màu đỏ của lá phong, vàng của thông, màu đỏ của đá núi, rồi vàng, rồi xám... rất nhiều màu sắc khác nhau đã vẽ nên hành trình của chúng tôi. Chụp ảnh với núi tuyết Baima thật nhanh, chúng tôi còn phải lên đường, vì trời đã ngả sang màu tối. Con đường trước mắt còn xa, còn chừng 20 km mới đến Deqin, và Falai View còn cách đó 14 km nữa.

Tiếp tục lên đường, chúng tôi vượt qua con đèo cao nhất Vân Nam, đèo Baima, cao 4300m, không gian bát ngát trước mặt, nhìn ra xa xa, những ngọn núi vẫn tiếp tục cao hơn, và rồi chợt gặp những bãi tuyết mỏng ven đường. Nắng cả ngày nhưng những bãi tuyết vẫn không tan, để lại những mảng trắng nham nhở. Đối với nhóm đã từng bỏ lỡ tuyết Ngọc Long, đây là niềm vui vô bờ bến. Thế là dù muộn, xe vẫn phải dừng lại cho mọi người được cảm giác lần đầu chạm tay vào tuyết trắng, nâng nui những tảng băng nhỏ, mảnh mai. Đó có lẽ là món quà cuối mùa thu dành cho chúng tôi, và vì thế, niềm vui ấy càng lớn với những cô gái Hà Nội, với nhiều người trong số họ, đây là lần đầu tiên được lên đường, được biết hương vị tuyết, được chạm vào cái lạnh băng giá này...

Chạy đua nước rút với ánh mặt trời, chúng tôi lên đường cho kịp đến Deqin. Cảnh sắc càng ngày càng hùng vĩ hơn, mênh mông hơn, những đỉnh núi tuyết trải dài bên trái con đường chúng tôi đi, trắng mờ trong ánh hoàng hôn buông xuống. Loáng thoáng có những chiếc xe tải chở người dân sau ngày làm việc trở về nhà, con đường vẫn hoang vu, nhưng ấm áp vì có bóng người. Rồi chợt, theo tay bác tài chỉ, chúng tôi thấy đỉnh núi Meili - điểm cao nhất của Vân Nam, với độ cao 6600m hiện ra phía trước. Đỉnh núi nhọn, phủ trắng tuyết, với những áng mây cuối chiều muôn hình dạng, như con rồng, con phượng đón chúng tôi nơi cửa ngõ Deqin. Đích của hành trình không xa nữa, chúng tôi yên lặng ngắm đỉnh núi khi bóng chiều dần tắt, màn đêm buông xuống trên Meili với màu chân trời hồng rực, chuyển sang xanh thẫm, đầy vẻ huyền ảo, mênh mang. Tôi chưa bao giờ được ngắm núi, ngắm trăng sao trên độ cao như thế. Có đôi lần qua cửa sổ máy bay, nhưng ở đây, khi mình là một phần của thiên nhiên, của đất trời, cảm giác ấy thật em dịu. Trăng thượng tuần nhô lên sau đỉnh núi Meili, vầng trăng mỏng teo, trong vắt, bầu trời cũng như mềm hơn...Chúng tôi đến được Falai view cũng đã gần 8 giờ tối. Quang cảnh đã trở nên tối sẫm, chỉ có những vì sao lung linh, tỏa sáng trên bầu trời. Mùa này ở nhà không nhìn được sông Ngân, nhưng trên Falai View, dòng sông xanh thẫm vẫn vắt qua bầu trời. Cảm giác được gần bầu trời, những vì sao dường như gần hơn, sáng trong hơn.

Bữa tối ở Falai View, trong cái ấm áp của bếp lửa và những món ăn. Chị em quyết định ra tay nấu bữa cơm Việt trên nóc nhà Vân Nam. Trứng 20 tệ, rau 20 tệ, cái gì cũng đắt kinh hoành, nhưng mà vui và ấm. Ngày mai, chúng tôi sẽ lại quay trở lại đường về, con đường xa lạ lúc đầu giờ đã trở nên quen thuộc. Xa Deqin, về gần hơn và trở về nhà, trở về với cuộc sống hàng ngày, với những lo toan, công việc. Và vì thế, tuy nhiều người đã mệt, nhưng tôi vẫn muốn tận hưởng đêm ở điểm đích của hành trình. Chúng tôi kéo nhau vào một quán cafe kiểu châu Âu ở trung tâm Falai View. Lâu lắm rồi, từ khi lên đường từ Lệ Giang, chúng tôi mới gặp được hình ảnh của văn minh, quen thuộc thế này. Ngoài trời thật lạnh, nhưng trong lòng thì ấm áp. Bên ánh nến, chúng tôi ngồi trò chuyện. Đây có lẽ là điểm đến quen thuộc với dân du lịch, nên phong cách phục vụ cũng khá chuyên nghiệp. Cô bạn cùng đoàn đang lập bập mấy từ tiếng Tàu để hỏi đồ uống, thì anh chủ quan đã rất nhỏ nhẹ hỏi chúng tôi bằng thứ tiếng Anh khá chuẩn " Can you speak English?". Điều này làm bất ngờ tất cả những người chúng tôi, vốn đã nhiều ngày nay chỉ biết có xoong thủng, chảo thủng. Và vui nữa, vì có người bắt chuyện. Câu chuyện thật ngắn trên đỉnh Falai view, nhưng làm chúng tôi nhớ mãi...

Sớm hôm sau, sau khi ngắm mặt trời lên trên đỉnh Deqin, chúng tôi quyết định, sẽ đi tiếp lên sông Băng. Con đường qua Falai View đưa chúng tôi đi tiếp lên phía bắc. Đến Sông Băng còn trên 30 km, và cũng con đường này, đển cửa khẩu vào tây Tạng còn 87 km. Chúng tôi ven theo những triền núi, giờ đã trở nên quen thuộc, đi vào sông Băng. Đó là tên gọi của 1 hẻm núi của Núi Meili. Hẻm núi này dốc, băng từ trên đỉnh trôi xuống, tạo nên những bãi đá măng như chúng tôi đã gặp trên Ngọc Long, với quy mô lớn hơn nhiều.Mùa thu chúng tôi đi chưa có tuyết, chỉ có cây cối chuyển mùa, nhưng mùa đông, đây sẽ là dòng sông băng lớn nhất của Vân Nam. Cảnh tượng không có gì mới, nhưng được đi gần hơn đến với Meili, được cảm giác chênh vênh trên lưng ngựa, cảm giác biết thêm về một miền đất, hẳn cũng sẽ rất ý nghĩa với nhiều người, trong đó có tôi...

Rời sông Băng, chúng tôi bắt đầu hành trình quay trở về thực tại. Lúc này đã là 5 giờ chiều. Hành trình 150 km về Benzalin tưởng như thành thử thách lớn với bác tài. Xe chạy đua với thời gian, quay trở lại Falai View, rồi ngược lại Deqin, hướng trở về Baima. Chúng tôi trở về cũng trong chạng vạng tối như khi đến với Meili. Qua đến Baima, trời đã trở nên tối thẫm. Bên ngoài ánh đèn pha, chỉ có ánh trăng mờ ảo trên đầu, ngoài ra xung quanh chỉ là màu tối như bưng. Chúng tôi vượt qua những chiếc xe tải quá khổ, chắc chỉ chuyên chạy đêm. Vòng vèo xuống những con dốc, chợt nhìn lại, thấy những ánh sao đang chuyển động bên lưng chừng trời. Những ánh sao ánh lên màu vàng, bé tí xíu, hóa ra là đèn pha của những chiếc xe ô tô tải lúc nãy, giờ vẫn con đang giữa dốc. Chỉ nhìn thấy ánh đèn, không còn nhìn thấy bóng núi. Con đường trở nên huyền bí, trăng chênh chếch trên đầu. Mọi người trong xe chìm vào giấc ngủ sau một ngày leo núi miệt mài, chỉ có tôi và bác tài cùng thức, cùng lặng im nhìn ánh đèn pha, nhìn dấu đường phía trước. Bác tài giơ tay bật nhạc, những bài hát về Shangrila, những âm vực cao vút, những tiếng hát trầm hùng, những giọng nữ kim cao vút. Tiếng hát lan tỏa trong không gian tối thãm của núi rừng, của đất trời, tiếng hát làm cho tôi hình dung trước mắt về những con đèo ngoằn nghòeo, dốc đứng, những đỉnh núi tuyết trắng xóa, những con vực sâu thăm thẳm, và dòng sông cao nguyên yên lành. Tất cả đang lùi lại sau lưng, trở nên xa xôi....

Con đường Vân Nam, một lần tôi đã đặt chân./.
[/B]
 
Vào đây tóm được quả tang bạn Vũ ăn trộm 8h vàng bạc của nhà đài nhé. Thôi gặp rồi thì tớ chào một cái nhỉ.
 
Những con đường Vân Nam

Những xóm làng bên bờ vực

IMG_1052.jpg


IMG_1063.jpg


Một ngôi nhà của người Tạng

IMG_1066.jpg


Dòng sông Lan Thương - nhánh thượng nguồn sông Mê kông

IMG_1012.jpg


IMG_0996.jpg


Những đỉnh núi khô cháy ban ngày và tuyết lạnh ban đêm

IMG_1115.jpg


Omega corner - khúc quanh Omega trên sông Lan Thương

IMG_1026.jpg


Núi tuyết Meili - cao 6600 mét, nóc nhà của Vân Nam

IMG_1297.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi, Lijang, Đại Nghiên cổ trấn, Venice của phương Đông :x Cho cháu góp mấy cái ảnh với chú Vũ nhá.

Công viên trung tâm Lệ Giang
img7318tx.jpg


Một ngọn núi thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn
img7567t.jpg


Các bạn bảo vệ ở Lệ Giang đang đứng làm hàng
img6508.jpg


Show trình diễn "Hoành tráng Lệ Giang" của anh giai Trương Nghệ Mưu
img6854q.jpg


img6558.jpg
 
Thằng Vũ ko post tiếp à? Lệ Giang ấn tượng thật, tao nhất định sẽ phải đi một lần.
 
Thằng cháu Hưng có mấy cái ảnh quen quá, mày lại copy ở đâu ra à. Để mai kia chú rảnh, chú lại post ảnh Lệ Giang. Đây là ảnh vừa chụp hồi Tết đầu năm, nhân dịp đi lại Lệ Giang lần 2
 
Để mai kia chú rảnh, chú lại post ảnh Lệ Giang. Đây là ảnh vừa chụp hồi Tết đầu năm, nhân dịp đi lại Lệ Giang lần 2

Tết này Vũ tổ chức tour Lệ Giang đi, cho các bạn tham gia với. Nhất định thế nào cũng có cái Thanh Hà, có cả Thanh Nga A1 :D chưa biết chừng có cả Thủy Minh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tết này Vũ tổ chức tour Lệ Giang đi, cho các bạn tham gia với. Nhất định thế nào cũng có cái Thanh Hà, có cả Thanh Nga A1 :D chưa biết chừng có cả Thủy Minh.

Tính tớ đi nhé. Ngắm Lệ Giang qua ngòi bút và ống kính của Vũ, nếu không được đến tận nơi thì thật là tiếc.
 
Thằng cháu Hưng có mấy cái ảnh quen quá, mày lại copy ở đâu ra à.
Khồng, ảnh này là cháu tự (n)hiếp tự sướng đấy chú ạ. Nếu chú đã thấy ở đâu rồi, tức thị là có đứa copy ảnh của cháu :D Chú post tiếp ảnh Lệ Giang đi cho cháu xem mấy.
 
Khồng, ảnh này là cháu tự (n)hiếp tự sướng đấy chú ạ. Nếu chú đã thấy ở đâu rồi, tức thị là có đứa copy ảnh của cháu :D Chú post tiếp ảnh Lệ Giang đi cho cháu xem mấy.

Cháu Hưng bị nghi thế là đúng rồi. Ai lại biết chụp ảnh mà lại không biết khoe ống kính vừa to vừa dài vừa thò ra vừa thụt vào, nắn bóp cứ là trơn tuột mát tay. Không khoe ra cái sự lành nghề của mình thì ai mà tin được là mày chụp hở cháu?! :D

Gớm cái thằng này càng biết mày càng thấy mày kakko ii lắm ý. Gửi tiếp ảnh cô xem với nhá.
 
Tết này Vũ tổ chức tour Lệ Giang đi, cho các bạn tham gia với. Nhất định thế nào cũng có cái Thanh Hà, có cả Thanh Nga A1 chưa biết chừng có cả Thủy Minh.
Gớm, Mai lại muốn ăn bóc bỏ cho người. Muốn đi cùng Vũ bỏ xừ nhưng lại đề cử Thanh Hà với Thanh Nga với Thanh Minh đi cùng Vũ.

Cháu Hưng bị nghi thế là đúng rồi. Ai lại biết chụp ảnh mà lại không biết khoe ống kính vừa to vừa dài vừa thò ra vừa thụt vào, nắn bóp cứ là trơn tuột mát tay. Không khoe ra cái sự lành nghề của mình thì ai mà tin được là mày chụp hở cháu?!
Cô đồng ý với cô Hoa (bạn với nhau mà) là có tài thì phải mang ra mà khoe chứ Hưng. Giấu biến đi thế thì ai mà biết là lắm tài thế.

Cho thêm ảnh lên cho các cô xem. Tiện thể mang cả máy ảnh với máy tính ra khoe với các chú cho các chú mày ngại.
 
Gớm, Mai lại muốn ăn bóc bỏ cho người. Muốn đi cùng Vũ bỏ xừ nhưng lại đề cử Thanh Hà với Thanh Nga với Thanh Minh đi cùng Vũ.

Tao thì đương nhiên đăng ký 1 suất rồi. Nhưng để dụ Vũ guide cho thì phải mang Thanh Hà Thanh Nga ra :) mày hiểu ý rồi không trật tự cười tủm, lại bóc bạn ra thế? *-:)
 
10 ngày đến Trường Sa - xa và gần

Đó là 10 ngày đáng nhớ trong cuộc đời, với rất nhiều cái đầu tiên của tôi, đi biển dài ngày, đi tàu thủy, thử sức mình với sóng gió đại duơng, và đến với Trường Sa. Trong 10 ngày hành trình ấy, tôi đã trải qua hơn 1000 hải lý, đã đến,đã thấy, và chứng kiến nhiều điều, nhiều tự hào, nhiều niềm vui và nỗi nhớ trên 9 đảo của tổ quốc, gồm: Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn Đông, là những đảo nổi, với diện tích to nhỏ khác nhau, và các đảo chìm như Đá Nam, Cô Lin, Đá Tây, Đá Lát, rất nhỏ, nổi trên nền đảo san hô chìm, tất nhiên là đến và ngủ 1 đêm ở Trường Sa lớn, thăm nhà giàn DK1 Phúc Nguyên. Chúng tôi đã dự 2 lễ tưởng niệm đầy xúc động, 1 trên khu vực Côlin - Gạc ma - Len đao, nơi 64 chiến sỹ ta đã hy sinh dưới làn đạn hèn hạ của kẻ thù, 1 trên thềm lục địa phía Nam, bãi Phúc Nguyên, nơi hàng chục chiến sỹ ta đã hy sinh trong bão tố. 10 ngày miệt mài trên biển và dày đặc lịch làm việc, biết bao cảm xúc, nhưng có những điều không được nói, vì nguyên tắc, những dòng nhật ký viết vội trong ngả nghiêng sóng biển dường như chỉ nói được rất rất ít những điều tôi muốn nói.
Có 1 bài hát " không xa đâu, Trường Xa ơi..." Xa và gần, hẳn mọi điều đều là tương đối. Xa, vâng, rất xa, nhưng cũng thật gần. Trường Sa, nơi chúng tôi cảm nhận hơn về sự thiêng liêng của tổ quốc, về những máu xương và công sức của biết bao người, vì chủ quyền dân tộc nơi biển đảo xa xôi. Đã có nhiều người chia sẻ về Trường Sa, về những cảm nhận rất tuyệt của các bạn, nhưng tôi vẫn muốn góp thêm đôi dòng nhật ký Trường Sa của mình, và một số bức ảnh mà mình đã ghi lại được. Hẳn với mỗi chúng ta, nếu có dịp đến nơi này, những ký ức đó sẽ không bao giờ có thể phai mờ.
 
Cam Ranh, ngày D tháng M năm 2010


9h sáng, mình đặt chân đến Quân cảng Cam Ranh. Từ rất lâu rồi, mình mơ ước được đặt chân đến nơi này, nơi trong trí tưởng tượng của mình, là căn cứ hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á của cả Mỹ, rồi Nga. Nhưng trên thực tế, ấn tượng đầu tiên của mình, quân cảng Cam Ranh là những cồn cát trắng, những rừng cây lúp xúp. Cả một vùng bán đảo rộng mênh mông chỉ có sân bay Cam Ranh là đáng kể, ngoài ra, căn cứ Hải quân chỉ là những khu nhà khiêm tốn, nằm rải rác, và rất nhiều những con đường ngoằn nghèo chạy qua những đồi cát, phơi mình dưới cái nắng gay gắt của tháng 5.
Rồi sau những cuộc họp về hành trình, giờ phút chuẩn bị lên đường cũng đến. 16h, trên cầu cảng Cam Ranh, con tàu của mình cũng đã sẵn sàng chuẩn bị lên đường. Quân cảng chỉ có chừng 5-7 cầu tàu, hầu như được xây mới. Phía xa là 3-4 cầu tàu cũ bằng đá, là những cầu tàu dành cho tàu ngầm của Nga trước đây. Vài chiếc tàu vận tải đang nằm ở bến. Hôm nay là ngày huấn luyện, tàu chiến đều đã lên đường cả, mới chỉ buổi sáng thôi. Bến cảng trở nên rộng mênh mông, trời xanh, nước xanh, những đồi cát và những mỏm núi đá vàng sẫm trong nắng chiều, nếu không là khu quân sự, nơi đây có thể sẽ là một trong những điểm du lịch đầy ấn tượng của đất nước mình.
Tàu HQ 936, vốn là con tàu chở nước của Nga viện trợ, chở nước ngọt ra các đảo Trường Sa. Nhưng đây cũng là một trong những con tàu đưa người ra đảo tiện nghi nhất cho đến thời điểm này của Hải quân ta, bởi tàu có nhiều nước ngọt, việc tắm rửa và dùng nước ngọt cũng thuận lợi hơn nhiều các tàu khác. Chỉ có chỗ ngủ là hơi thiếu thốn. 8 người trong một phòng nhỏ chừng 10m2. Có 2 giường tầng, còn lại 4 người còn lại phải trải chiếu ra phòng để ngủ, hoặc là mắc võng. Bởi tàu chỉ có tổng số 50 giường, mà đoàn ra thăm đảo lần này tổng số cũng đến gần 100 người. Hơn 30 thủy thủ trên tàu đã phải nhường toàn bộ giường cho khác, và mắc võng nằm rải rác đâu đó trong tàu, hoặc cũng rải chiếu nằm trong các phòng làm việc trên tàu. Âu đó cũng là cái khó khăn chung của Hải quân ta, mỗi người cùng chia sẻ, nên việc thiếu chỗ ngủ trên tàu ai cũng đều thông cảm và cùng khắc phục.
 
Trên Quân cảng Cam Ranh - chiều

4606308300_a9edc28542_o.jpg


Toàn cảnh quân cảng Cam Ranh

4606308346_c32bff1c60_o.jpg


Trên bến cảng

4606308128_53b626eee3_o.jpg


Lễ tiễn đoàn xuất bến

4613648851_81492b0f47_o.jpg


Ra khơi - hướng tới Trường Sa thân yêu

4605693591_f67dfbefd2_o.jpg


4606308210_3625db2734_o.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên