Cái hố ngăn cách ngày càng lớn giữa những nguời có (the haves) và những nguời không có (the have- nots) đã gia tăng số người trong thế giới thứ 3 sống trong nghèo đói túng quẫn với mức thu nhập duới 1 đô la một ngày. Bất chấp những lời hứa hẹn lặp đi lặp lại về xoá đói giảm nghèo trong hàng thập kỷ của thế kỷ 20, số ngưòi sống trong nghèo khổ thực tế đã tăng thêm 100 triệu nguời. Điều đó lại xảy ra cùng thời gian khi mà thu nhập bình quân của thế giới tăng tới 2.5 phần trăm năm.
Ở Châu phi, sự phấn khích và những khát vọng sau khi thoát khỏi ách thực dân đã không được thực hiện. Thay vào đó, lục địa này rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn, khi mà thu nhập kém hơn và mức sống thì giảm xuống. Cái thành quả về tuổi thọ phải rất nỗ lực mới đạt được trong vài thập kỷ trước đây đã bắt đầu bị đảo ngược (nghĩa là giảm tuổi thọ - ND). Trong khi thảm hoạ AIDS là nguyên nhân chính của tình trạng này thì nghèo đói cũng là một nguyên nhân khác. Thậm chí một một số nước đã bỏ cái ch ủ ngh ĩa xã h ội phi Châu và cố gắng xây dựng một chính phủ trong sạch, cân bằng ngân sách và kiềm chế lạm phát cũng nhận thấy rằng họ rất khó để thu hút các nhà đầu tư tư nhân. Không có sự đầu tư này, họ không thể kéo dó sự tăng trưởng vững chắc.
Nếu như toàn cầu hoá đã không thành công trong giảm nghèo nó cũng không thành công trong việc đảm bảo sự ổn định. Khủng hoảng ở châu Á và châu Mỹ la tinh đe doạ nền kinh tế và sự ổn định của tất cả các nước đang phát triển. Nguời ta lo ngại rằng cơn khủng hoảng tài chính có thể lan tràn khắp thế giới và rằng sự sụp đổ tỷ giá ở một quốc gia mới nổi (emerging) cũng có nghĩa là các quốc gia khác sẽ sụp đổ theo. Chỉ trong chốc lát, vào năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng châu Á đã xuất hiện và đe doạ nền kinh tế toàn cầu.
Toàn cầu hoá và sự áp dụng kinh tế thị trường cũng đã không đem lại kết quả hứa hẹn ở Nga và hầu hết các quốc gia đang chuyển đổi từ cộ ng s ản sang thị trường. Các quốc gia này đã được hứa hẹn bởi các nưóc phưong Tây rằng hệ thống kinh tế mới sẽ đem lại sự thịnh vượng chưa từng có. Thay vào đó, nó lại mang đến sự nghèo đói chưa từng có: trên nhiều mặt và với hầu hết mọi nguời, kinh tế thị trường tỏ ra thậm chí tồi tệ hơn điều mà những nhà lãnh đạo cộ ng s ản dự đoán. Sự tương phản giữa sự chuyển đổi kinh tế nước Nga, được thiết kế bởi các tổ chức kinh tế quốc tế, và của Trung Quốc, do họ tự vạch ra, không thể lớn hơn: trong khi năm 1990, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung quốc chỉ bằng 60 phần trăm của Nga thì cho đến cuối thập kỷ, con số đó đã bị đảo ngược. Trong khi nước Nga chứng kiến tình trạng đói nghèo gia tăng chưa tưngd có thì Trung Quốc đạt được việc giảm nghèo chưa từng có.
Những chỉ trích đổi với quá trình toàn cầu hoá nhấn mạnh đến những hành động giả đạo đức của Phương Tây dường như hoàn toàn xác đáng. Những nước văn minh này đã ép buộc nhiều nước nghèo hạ thấp hàng rào thương mại, nhưng chính họ lại ko tự giảm bớt những rào cản thương mại trong chính quốc gia họ, thậm chí còn ngăn cản các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản vào thị trường nội địa, và tước đoạt đi những nguồn thu xuất khẩu của những nước đang phát triển. Tất nhiên Mỹ được coi là một điển hình, và điều này làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Khi còn làm chủ tịch của Uỷ ban Tư Vấn kinh tế, tôi đã phải đấu tranh chống lại những hành động đạo đức giả này. những hành động đạo đức giả như thế ko chỉ tổn hại đến các nước đang phát triển, mà còn ảnh hưởng đến cả nước Mỹ, đến người tiêu dùng Mỹ vì họ sẽ phải trả giá cao hơn cho những hàng hoá mà có thể mua được với giá thấp hơn nếu ko có những rào cản thương mại, và thuế mà người dân Mỹ phải trả để "hỗ trợ" cho những ngành được bảo hộ cũng là một khoản tiền trị giá hàng tỷ đôla. Những phát biểu và phản đối của tôi về vấn đề này hầu như đều bị bỏ ngoài tai. Lợi ích kinh tế cũng như thương mại hiển hiện, và khi tôi chuyển đến làm cho Ngân hàng thế giới, tôi càng thấy rõ hậu quả đối với các nước đang phát triển.
Nhưng dù cho ko bị coi là chịu trách nhiệm và đạo đức giả, các nước phương Tây cũng đã khởi xướng và thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, và phần lợi ích hơn từ toàn cầu hoá mà họ nhận được cũng là phần thiệt hại mà các nước đang phát triển phải hứng chịu. Ko phải vấn đề ở chỗ các nước CN phát triển chần trừ trong việc dỡ bỏ hàng rào thương mại, mở cửa thị trường của họ cho hàng hoá của các nước đang phát triển, ví dụ như phân phối quota xuất khẩu cho các nước đang phát triển, từ những mặt hàng như dệt may đến đường, mà còn liên tiếp yêu cầu các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường cho hàng hoá của họ, những nước giàu có hơn. Và cùng ko phải chỉ là việc những nước này hỗ trợ nông nghiệp, khiến cho hàng nông nghiệp của các nước đang phát triển cạnh tranh khó khăn hơn, nhưng vẫn tiếp tục phàn nàn về việc các nước đang phát triển hỗ trợ sản xuất công nghiêp. Nếu chúng ta nhìn vào tỷ giá xuất nhập khẩu, mức giá mà hàng hoá của những nước đang phát triển nhận được từ xuất khẩu, sau vòng đàm phán thương mại thứ 8 năm 1995, kết quả đạt được chỉ là mức giá thấp hơn cho hàng xuất khẩu của những nước nghèo, so với mức giá hàng nhập khẩu mà họ phải chịu. Kết quả, nhiều nước nghèo nhất thế giới rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.
Các ngân hàng phương Tây thu được nhiều lợi ích từ việc mở cửa và tự do hoá thị trường vốn của các nước đang Nam Mỹ và Châu Á, còn chính những khu vực này lại bị ảnh hưởng của những dòng tiền nóng (nguồn tiền chảy ra vào thị trường tài chính trong khoảng thời gian rất ngắn, nhằm mục tiêu đầu cơ chênh lệch tỷ giá), gây cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ. Những dòng tiền "đột xuất" này chảy qua thị trường tài chính yếu kém, để lại cho quốc gia nhận nó một đồng tiền sụt giá và hệ thống ngân hàng lung lay. Vòng đàm phán thương mại Uruguay đã củng cố quyền sở hữu trí tuệ, trao cho các công ty dược phẩm phương Tây đã quyền ngăn chặn việc Ấn Độ và Brazil "sao chép" những công thức sản xuất dược phẩm của họ. Những những công ty dược phẩm tại các nước thứ ba đã và đang sản xuất ra nhưng liều thuốc cứu cánh cho nhân dân họ với một mức giá chỉ bằng những số lẻ trong mức giá thuốc mà các nước phương Tây sản xuất ra và bán sang nước họ. Vậy là có hai kết quả thu được từ vòng đàm phán Uruguay. Lợi nhuận cho các nhà tư bản phương Tây. Những người ủng hộ quyền sở hữu trí tuệ lập luận rằng việc bảo vệ bản quyền, gắn liền với nó là lợi nhuận độc quyền, sẽ là một động lực thúc đẩy các công ty đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và đưa ra nhiều phát minh và sáng kiến mới trong sản xuất. Nhưng lợi nhuận thu được từ việc bán dược phẩm sang các nước đang phát triển ko nhiều. Với mức giá quá cao như thế, các nước này ko thể đủ nguồn tài chính, và kết quả là động lực lợi nhuận cũng bị giảm đi.
Mặt khác, hàng ngàn con người đang trên nằm giữa ranh giới sống và chết vì chính phủ các nước thứ ba cũng như bản thân họ ko đủ khả năng tài chính cho những liều thuốc đắt tiền từ các nước phát triển. Trong việc ngăn chặn thảm hoạ AIDS, các công ty dược phẩm phương Tây đã vấp phải làn sóng phản đối, buộc giảm giá thuốc xuống mức giá thành sản xuất vào cuối năm 2001. Tuy nhiên, bản chất của vấn đề ở chỗ quyền sở hữu trí tuệ được "xây dựng" trên quan điểm của nhà sản xuất, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hơn là cho người tiêu dùng ngay cả ở những nước phát triển, chứ đừng nói gì đến nước đang phát triển.
Những nỗ lực vì "một thế giới tốt hơn" của quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại dường như mang lại toàn kết quả trái với mong đợi. Khi các dự án được đưa ra cho các nước thứ ba ko đạt được kết quả như mong đợi, dù là trong lĩnh vực nông nghiệp hay đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, dù do các chuyên gia từ các nước phương Tây phác thảo, và tất nhiên nguồn tài chính cũng từ những nước này, các nước thứ ba vẫn sẽ phải hoàn trả lại vốn vay, trừ phi đó là khoản viện trợ ko hoàn lại.
Trong nhiều tình huống, lợi ích của toàn cầu hoá đã được các nước phương tây thổi phồng lên và cái giá phải trả cho tiến trình này là rất cao, ví dụ điển hình là môi trường sinh thái bị huỷ hoại, khủng hoảng chính trị hay văn hoá quốc gia bị biến dạng ko thể kip thay đổi kịp theo mức thay đổi quá nhanh của xã hội. Những cuộc khủng hoảng liên tiếp đưa các nước này rơi vào mức thất nghiệp cao, với kết quả trong dài hạn là bất ổn xã hội, điển hình từ những cuộc bạo loạn ở Nam Mỹ đến những cuộc chiến chủng tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, như tại Indonesia.
Điều này thật ra chẳng có gì là mới mẻ nhưng sự phản đối mạnh mẽ ngày càng tăng trên toàn cầu chống lại các chính sách toàn cầu hoá mới là sự thay đổi đáng chú ý. Trong hàng thập kỷ, sự kêu cứu của nguời nghèo châu Phi chẳng bao giờ đưọc biết đến ở Phương Tây. Những nguời lao động ở các nưóc đang phát triển biết chắc rằng có điều gì đó sai lầm đã diễn ra khi họ chứng kiến các cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên thường xuyên và số nguời nghèo ngày càng tăng thêm. Nhưng họ chẳng có cách nào để thay đổi các luật lệ và chính sách, cũng không có cách nào tác động đến những tổ chức quốc tế đã viết ra chúng. Những nguời quan tâm đến quá trình dân chủ cũng thấy rõ những "điều kiện" mà những nhà tài trợ quốc tế áp đặt để đổi lấy sự trợ giúp đã can thiệp vào chủ quyền quốc gia như thế nào. Nhưng cho đến khi những nguời chống đối toàn cầu hoá xuống đường, chẳng có hi vọng nào về sự thay đổi, chẳng có tổ chức nào lắng nghe để mà phàn nàn. Một số ngưòi chống đối đã trở nên cực đoan, một số đòi tăng hàng rào bảo hộ mậu dịch chống lại các nước đang phát triển, điều sẽ làm cho hoàn cảnh khốn khó của họ tồi tệ thêm. Nhưng mặc cho những vấn đề đó, những nhà hoạt động công đoàn, sinh viên, các nhà hoạt động môi trường - những công dân bình thường - đã tuần hành trên các đường phố ở Praha, Seattle, Washinton và Genoa yêu cầu cải cách lịch trình và hướng đi của toàn cầu hoá.
Những nguời chống đối nhìn toàn cầu hoá bằng con mắt khác với Bộ trưởng tài chính Mỹ, hay bộ trưởng tài chính, thương mại của hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến. Sự khác biệt lớn đến nỗi, nguời ta đôi khi phải tự hỏi, có phải những nguời chống đối và các quan chức đang nói về cùng một vấn đề? Họ có cùng dựa vào một dữ liệu? Hay liệu quan điểm của những nguời quyết định bị che phủ bởi những lợi ích cụ thể nào đó?
Cái vấn dề nào của toàn cầu hoá đã và đang là chủ đề của sự bàn cãi, với cả sự tán dương và lời lăng mạ? Về cơ bản, đó chính là quá trình hội nhập của các quốc gia và các cá nhân, cái quá trình đã đem đến chi phí thấp cho giao thông liên lạc, đã xoá bỏ các hàng rào lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn, tri thức và ở một mức độ thấp hơn, giao lưu giữa con nguời xuyên quốc gia. Toàn cầu hoá đi kèm với sự hình thành các tổ chức mới cùng với các tổ chức dã có hoạt động ở đa quốc gia. Trên diễn đàn xã hội quốc tế, những tổ chức mới, chẳng hạn như phong trào Jubilee thúc đẩy quá trình giảm nợ cho các nưoc nghèo nhất, đã hợp tác cùng với các tổ chức có từ lâu đời như Hội chữ thập đỏ quốc tế. Toàn cầu hoá cũng được thúc đẩy bởi các công ty đa quốc gia, di chuyển không chỉ vốn và hàng hoá mà cả công nghệ đi khắp toàn cầu. Toàn cầu hoá cũng đưa đến sự quan tâm nhiều hơn tới các tổ chức liên chính phủ như: Liên hợp quốc, tổ chức có chức năng gìn giữ hoà bình; Tổ chưc lao động quốc tế, cơ quan được thành lập năm 1919 và đang hoạt động khắp thế giới với khẩu hiệu "việc làm tử tế" (decent work - từ này khó dịch quá); và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện y tế ở các nước đang phát triển
Những ưu điểm của tiến trình toàn cầu hoá đã được hầu hết các nước công nhận và tiếp thu. Ko ai muốn chứng kiến những đứa con yêu quý của mình chết vì bệnh tật hay đói khi hoàn toàn có thể tìm thấy thuốc men và kiến thức từ những nơi khác trên thế giới. Những khía cạnh gây tranh cãi nhiều nhất về toàn cầu hoá nằm ở ý nghĩa kinh tế của tiến trình này cũng như về những thể chế quốc tế đưa ra luật lệ, chẳng hạn như để thúc đẩy quá trình tự do hoá thị trường vốn (hạn chế các luật lệ và việc quản lý của các nước đang phát triển trong việc kiểm soát các nguồn tài chính chảy ra vào quốc gia họ).
Để hiểu được điều nhầm lẫn gì đã xảy ra, chúng ta cần tìm hiểu về 3 thể chế chính được coi là đang điều khiển quá trình toàn cầu hoá: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, và tổ chức thương mại thế giới WTO. Thêm vào đó, chúng ta còn tìm thấy nhiều tổ chức quốc tế khác đang dự phần vào hệ thống kinh tế toàn cầu - những ngân hàng khu vực, có liên hệ mật thiết với WB, những tổ chức của Liên Hiệp Quốc, ví dụ như chương trình phát triển Liên hiệp quốc hay là hội nghị thương mại và phát triển Liên hiệp quốc UNCTAD. Những tổ chức này thường đưa ra những quan điểm tương đối khác biệt so với quan điểm của IMF cũng như WB. Ví dụ như ILO đưa ra nhận định về tầm nhìn hạn chế của IMF dành cho quyền lợi của người lao động, trong khi ngân hàng phát triển châu á lại ủng hộ "cạnh tranh nhiều phía" (competitive pluralism - khó dịch quá) trong khi các các nước đang phát triển lại được tiếp cận với những mô hình và chiến lược phát triển khác, kiểu "Mô hình Á châu" - trong đó chính phủ, dù ít nhiều dựa vào thị trường, nhưng vẫn có một vai trò tích cực trong việc tạo lập và điểu khiển thị trường, bao gồm cả những hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ, và các công ty cũng như doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo lợi ích xã hội cho lao động của họ. Mô hình này thể hiện rõ quan điểm khác biệt của Ngân hàng Á Châu so với mô hình Mỹ do các định chế quốc tế đặt trụ sở tại Washinton đưa.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ chủ yếu tập trung phân tích vai trò của IMF và WB vì hai tổ chức này hiện nay đang là trung tâm của hầu hết các vấn đề kinh tế quốc tế trong hai thập kỷ vừa qua, kể cả những vấn đề liên quan đến vai trò của hai tổ chức này trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và quá trình chuyển đổi kinh tế của các nước cộng sản sang nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đều được thành lập sau thế chiến II, là kết quả của hội nghị quốc tế về tài chính và tiền tệ Bretton Woods tại New Hampshire, Hoa Kỳ tháng 7 năm 1944. Hai tổ chức này được thành lập với mục tiêu ban đầu là tái thiết Châu Âu sau thế chiến và hướng tới mục tiêu đảm bảo thế giới ko chìm đắm trong khủng hoảng như thời kỳ Đại Khủng Hoảng những năm 30s. Ngân hàng thế giới được thành lập lúc đó với tên Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu, phản ánh thực tế mục tiêu ban đầu: tái thiết châu Âu. Cái đuôi "Phát triển" được thêm vào sau đó. Tại thời điểm đó, các quốc gia đang phát triển vẫn còn là thuộc địa của phương Tây, và những mẫu quốc tự nhận trách nhiệm về việc phát triển kinh tế của những nước thuộc địa này.
Trọng trách khó khăn hơn là làm thế nào đảm bảo được sự ổn định kinh tế toàn cầu được giao cho IMF. Những nguời tham gia hội nghị Bretton Woods còn nhớ như in cuộc đại suy thoái của những năm 1930. Gần ba phần tư thế kỷ trước đây, chủ nghĩa tư bản đã lâm cuộc khủng hoảng lớn nhất tính đến thời điểm này, nó lan tràn khắp thế giới và gây ra sự gia tăng thất nghiẹp chưa từng có. Vào thời điểm tồi tệ nhất, một phần tư lực lượng lao động Mỹ thất nghiệp. Nhà kinh tế học người Anh, John Maynard Keynes, nguời sau này đã đóng vai trò quan trọng tại hội nghị Bretton Woods, đã đưa ra một lời giải thích đơn giản và một nhóm giải pháp cũng đơn giản: sự thiếu tổng cầu đã gây ra sự suy giảm kinh tế; chính sách của chính phủ có thể giúp làm tăng tổng cầu. Trong những trường hợp mà chính sách tiền tệ không tỏ ra hiệu quả, chính phủ có thể dựa vào chính sách tài khoá, hoặc tăng chi tiêu chính phủ, hoặc cắt giảm thuế. Mặc dù những mô hình đằng sau phân tích của Keynes về sau bị chỉ trích và được cải tiến nhằm đem đến hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân tại sao thị trường không phản ứng kịp thời để điều chỉnh nền kinh tế tới trạng thái toàn dụng nhân công, những bài học cơ bản trên vẫn còn giá trị.
Quĩ tiền tệ quốc tế đã được giao nhiệm vụ ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra. Nó làm điều này bằng cách gây sức ép quốc tế lên các nước không hoàn thành phần nghĩa vụ của nó nhằm duy trì mức tổng cầu toàn thế giới , nghĩa là để cho nền kinh tế của nước đó rơi vào suy thoái. Khi cần thiết quĩ này cũng cung cấp thanh khoản (liquidity) dưới dạng khoản vay cho các nước đang gặp suy thoái kinh tế và không có khả năng kích thích tổng cầu bằng nguồn nội địa.
Theo ý niệm ban đầu, IMF được thành lập dựa trên nhận thức rằng thị trường thường hoạt động không hoàn hảo - rằng nó có thể gây ra thất nghiệp hàng loạt và có thể thất bại trong việc cung cấp nguồn vốn cho các nước để giúp phục hồi nền kinh tế. IMF đuợc thành lập với niềm tin rằng cần thiết phải có sự phối hợp hành động ở qui mô toàn cầu nhằm duy trì sự ổn định kinh tế, cũng giống như Liên hợp quốc đã đuợc thành lập với niềm tin rằng có sự cần thiết phối hợp hành động nhằm duy trì ổn định chính trị. IMF là một tổ chức công, thành lập nhờ vào tiền của nguời đóng thuế trên toàn cầu. Điều này rất quan trọng và đáng nhắc đến bởi vì IMF không hề báo cáo trực tiếp hoạt động của nó tới những nguời đóng thuế nuôi nó cũng như những nguời chịu ảnh hưởng tác động của IMF. Thay vào đó, nó báo cáo hoạt động với bộ tài chính và ngân hàng trung ương các nước. Những bộ và ngân hàng này thực thi quyền kiểm soát IMF thông qua một cơ chế bỏ phiếu phức tạp dựa chủ yếu trên sức mạnh kinh tế của các quốc gia vào thời điểm sau thế chiến thứ II. Mặc dù có một vài điều chỉnh nhỏ từ đó đến nay, các nước phát triển vẫn đóng vai trò chính điều hành IMF, trong đó chỉ có Mỹ là có quyền phủ quyết (trên khía cạnh này, nó cũng giống với Liên hợp quốc, trong đó sức mạnh quá khứ quyết định ai có quyền phủ quyết - các quốc gia thắng trận sau thế chiến thứ II - nhưng ít nhất quyền phủ quyết được chia sẽ bởi 5 nước).
Qua thời gian kể từ khi nó ra đời, IMF đã thay đổi. Được thành lập trên cơ sở niềm tin rằng thị trường thường là không hoàn hảo, giờ đây nó lại quay sang sốt sắng cổ vũ cho sự thắng lợi của chủ thuyết thị trường tự do. Được thành lập trên niềm tin rằng cần có áp lực quốc tế lên các quốc gia theo đuổi những chính sách kinh tế tiền tệ - tài khoá mở rộng (expansionary) - chẳng hạn như tăng chi tiêu, giảm thuế, hay hạ lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế - ngày nay, IMF thường chỉ chấp nhận cho vay nếu các nước thực hiện các chính sách tiền tệ, tài khoá khắc khổ: như cắt giảm thâm hụt ngân sách, tăng thuế, hoặc tăng lãi suất gây ra sự thu hẹp nền kinh tế. Keynes chắc rằng chẳng thể nằm yên trong mồ nếu biết những gì đã xảy ra với "đứa con" của ông (IMF - ND).
Sự thay đổi lớn nhất của các tổ chức quốc tế này đã xảy ra vào những năm 1980, khi mà tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cổ vũ cho tư tưởng thị trường tự do ở Anh và Mỹ. IMF và Ngân hàng thế giới trở thành những cơ quan "truyền giáo", qua đó những quan điểm tự do thị trường được áp đặt lên các nước nghèo cần đến những khoản vay và tài trợ. Bộ tài chính các nước nghèo buộc phải trở thành những "kẻ cải đạo" (converts) nếu cần thiết để nhận đuợc khoản cho vay, mặc dù hầu hết các quan chức chính phủ khác, và hơn thế, nhân dân ở các quốc gia này vẫn nhìn IMF và Ngân hàng TG với con mắt nghi ngờ. Vào đầu thập kỷ 80, đã có một "cuộc thanh lọc" xảy ra ngay trong lòng của Ngân hàng thế giới, trong bộ phận nghiên cứu, cơ quan chỉ đạo chính sách và đường lối của Ngân hàng này. Hollis Chenery, một trong những nhà kinh tế học phát triển có tiếng nhất, một giáo sư đại học Harvard đã có rất nhiều công trình đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học phát triển và các lĩnh vực kinh tế khác, là bạn tâm tình và nhà tư vấn cho Robert McNamara, nguời được bổ nhiệm làm chủ tịch Ngân hàng Thế giới vào năm 1968. Chứng kiến cảnh nghèo đói ở những quốc gia thế giới thứ 3, McNamara đã chuyển hướng lãnh đạo Ngân hàng sang mục tiêu xoá đói giảm nghèo và Chenery đã tập hợp một nhóm các nhà kinh tế hàn đầu từ khắp thế giới về làm việc cho ngân hàng. Với sự thay đổi người bảo trợ (the guard - có lẽ là tổng thống và thủ tướng ở Mỹ và Anh - ND), là sự thay đổi chủ tịch mới năm 1981, William Clausen và nhà kinh tế trưởng mới Ann Krueger, một chuyên gia về thương mại quốc tế và nổi tiếng với các công trình về "rent seeking" (từ này tớ chưa biết dịch - ND) - chỉ rõ làm thế nào thuế và các công cụ bảo hộ mậu dịch khác được sử dụng để đem lợi cho một số người trên thiệt hại của nhữg nguời khác. Trong khi Chenery và các nhóm của ông tập trung vào nghiên cứu thất bại thị trường ở các nước đang phát triển và chính phủ có thể làm gì để hỗ trợ thị trường và giảm nghèo thì Krueger lại xem chính phủ chính là nguồn gốc của vấn đề. Và do đó, thị trường tự do mới là giải pháp cho các vấn đề của các nước đang phát triển. Với sự thắng thế của hệ tư tưởng mới, nhiều nhà kinh tế học hàng đầu mà Chenery mời về cộng tác đã rời Ngân hàng.
Mặc dù nhiệm vụ của IMF và Ngân hàng Thế giới vẫn khác nhau, từ thời điểm đó, các hoạt động của hai tổ chức này ngày càng xen lẫn vào nhau. Vào những năm 1980, Ngân hàng thế giới đã mở rộng hoạt động cho vay không chỉ cho các dự án (như cầu đường) mà cung cấp hộ trợ trên nhiều lĩnh vực, dưới tên gọi "các khoản cho vay điều chỉnh cơ cấu" (structural adjusment loans); nhưng nó lại chỉ cho vay nếu như có sự chấp thuận của IMF và để được chấp thuận, IMF áp đặt điều kiện lên các quốc gia. Nhiệm vụ của IMF tập trung vào vấn đề khủng hoảng, nhưng các nuớc đang phát triển thì thường xuyên cần sự giúp đỡ, nên IMF đã trở thành một phần cuộc sống trong hầu hết các nước đang phát triển/
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin tạo ra một đấu trường mới cho IMF: thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở các nước Liên Xô cũ và các nước trong khối xã hội ch ủ ngh ĩa ở Châu Âu. Và cho đến gần đây hơn, khi mà các cuộc khủng hoảng bùng nổ với qui mô ngày càng lớn mà thậm chí ngân sách của IMF tỏ ra không đủ đáp ứng, Ngân hàng Thế giới được gọi vào cuộc cung cấp hàng chục tỷ đô la trợ giúp khẩn cấp, với tư cách là đối tác hỗ trợ cho IMF (junior partner) dưới sự hướng dẫn của IMF. Về nguyên tắc, có sự phân chia công việc giữa hai tổ chức này. IMF sẽ tập trung vào những vấn đề kinh tế vĩ mô của các quốc gia, như thâm hụt ngân sách chính phủ, chính sách tiền tệ, lạm phát, thâm hụt thương mại và vay nợ nước ngoài; và Ngân hàng thế giới sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề cơ cấu (structural issues) - chẳng hạn, chính phủ tiêu tiền vào việc gì, hệ thống tài chính, thị trường lao động và chính sách thương mại. Nhưng IMF đóng vai trò quyết định (imperialistic) bởi vì hầu hết các vấn dề cơ cấu có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và do đó, ngân sách chính phủ hay thâm hụt thương mại, và do đó, IMF cảm thấy dường như tất cả mọi vấn đề đều nằm trong quyền quản lý của mình. Thường thì IMF không thể kiên nhẫn nổi với Ngân hàng Thế giới nơi mà thậm chí trong những thời kỳ hệ tư tưởng kinh tế thị trường tự do thống trị và thắng thế, luôn có những cuộc tranh luận rằng chính sách nào sẽ phù hợp nhất với các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. IMF thì luôn có câu trả lời (về cơ bản là giống nhau cho mọi nước) và không thấy cần thiết phải thảo luận trong khi ngược lại, Ngân hàng thế giới luôn tranh luận xem nên làm cái gì và tìm cách đưa ra câu trả lời tốt nhất.
Hai tổ chức này lẽ ra có thể đưa ra lời khuyên và trợ giúp ở những góc độ khác nhau với các quốc gia đang phát triển và đang chuyển đổi và bằng cách đó họ đã có thể đẩy mạnh các quá trình dân ch ủ. Nhưng cả hai lại bị điều khiển bởi ý chí của các nước G-7 (chính phủ của 7 nước công nghiệp tiên tiến quan trọng nhất), và đặc biệt là các bộ trưởng tài chính những nước này và những điều mà họ ít muốn nhất, là sự thảo luận dân chủ và sôi nổi về các chiến lược khác nhau
Hơn một nửa thế kỷ kể từ khi thành lập, rõ ràng là IMF đã thất bại trong các sứ mệnh của mình. Nó đã không làm cái mà nó được kỳ vọng làm: cung cấp trợ giúp tài chính cho các nưóc gặp khó khăn kinh tế nhằm làm cho những nước này phục hồi trạng thái gần toàn dụng nhân công. Mặc cho nhận thức của chúng ta về các quá trình kinh tế đã tiến bộ rất nhiều trong vòng 50 năm qua, và mặc cho những nỗ lực của IMF trong một phần tư thế kỷ quả, khủng hoảng kinh tế nổ ra ngày càng nhiều và (không tính đến cuộc đại suy thoái) ngày càng khốc liệt. Bằng một vài tính toán, có thể thấy là gần một trăm nước đã từng phải đối mặt với khủng hoảng. Tồi tệ là, khá nhiều chính sách mà IMF áp đặt, đặc biệt là quá trình tự do hoá thị trưòng tài chính quá sớm, đã đóng góp vào sự bất ổn định toàn cầu. Và khi một nước bị khủng hoảng, các trợ giúp và chương trình của IMF không chỉ thất bại trong việc ổn định tình hình mà trong nhiều trường hợp còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với nguời nghèo. IMF đã thất bại trong nhiệm vụ chính của nó là thúc đẩy sự ổn định toàn cầu; nó cũng không thành công hơn trong những nhiệm vụ mới mà nó đảm nhiệm, chẳng hạn hướng dẫn và trợ giúp quá trình chuyển đổi của các nước xã hội ch ủ ng hĩa cũ sang kinh tế thị trường.
Thoả thuận Bretton Woods cũng kêu gọi thành lập một tổ chức kinh tế quốc tế thứ ba: Tổ chức Thương mại Thế giới để kiểm soát quan hệ thương mại quốc tế, một công việc tương tự như IMF quản lý quan hệ tài chính quốc tế. Nguời ta cho rằng những chính sách thương mại theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh (beggar-thy-neighbor), trong đó các nước tăng thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa là nguyên nhân gây ra sự lan tràn của suy thoái kinh tế và mức độ nghiêm trọng của nó. Một tổ chức thương mại quốc tế là cần thiết để không chỉ ngăn ngừa điều đó tái diễn mà còn thúc đẩy sự lưu chuyển tự do của hàng hoá và dịch vụ. Mặc dầu Thoả thuận chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) thành công trong việc giảm đáng kể hàng rào thuế nhập khẩu, việc đi đến một hiệp ước cuối cùng thật khó khăn và cho đến tận năm 1995, một nửa thế kỷ sau cuộc đại suy thoái, tổ chức Thương mại thế giới WTO mới ra đời. Nhưng WTO hoàn toàn không giống với hai tổ chức quốc tế đã nói ở trên (IMF và WB). Nó không tự xác lập những qui định của riêng mình, thay vào đó, nó tạo ra một diễn đàn trong đó các thoả thuận thương mại diễn ra và bảo đảm những thoả thuận đó được thực hiện.
Những ý tưởng và dự định nằm sau sự hình thành các tổ chức quốc tế là tốt đẹp, nhưng dần dần qua thời gian nó đã bị biến dạng thành những thứ khác hoàn toàn. Những định hướng hoạt động kiểu Keynes cho IMF trong đó nhấn mạnh đến những thất bại thị trường và vai trò của chính phủ trong việc tạo việc làm đã bị thay thế bởi tư tưởng thị trưòng tự do của những năm 1980, một phần của cái gọi là "Thoả thuận Washinton" (Washinton Consensus), một sự thoả thuận giữa IMF, Ngân hàng thế giới và bộ tài chính Mỹ về "các chính sách đúng" cho các nước đang phát triển, đánh tín hiệu về một cách tiếp cận hoàn toàn khác đối với sự ổn định và phát triển kinh tế.
Khá nhiều những ý tưởng nằm trong cái thoả thuận mới này đã được hình thành từ việc đối phó với những vấn đề của Mỹ Latinh, nơi các chính phủ thường mất kiểm soát với chi tiêu ngân sách trong khi lại thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng và kéo theo đó, hậu quả là lạm phát. Sự tăng trưởng nhanh của một vài quốc gia trong khu vực này sau chiến tranh thế giới II đã không kéo dài và thường bị cho là do sự can thiệp quá mức của nhà nước. Nhưng những giải pháp được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của Mỹ latinh, những giải pháp tôi sẽ trình bày ở phần sau của cuốn sách, sau đó lại đuợc cho là thích hợp với mọi quốc gia trên thế giới. Tự do hoá thị trường tài chính đưọc thúc đẩy mặc dù không có một bằng chứng nào cho thấy điều đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều trường hợp khác, những chính sách kinh tế theo kiểu "thoả thuận Washinton" được đưa ra cho các nưóc đang phát triển đã tỏ ra không thích hợp với những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, hay chuyển đổi kinh tế.
Hãy lấy một vài ví dụ. Hầu hết các nước công nghiệp phát triển, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản, đã xây đựng nền kinh tế của họ bằng cách bảo hộ một cách khôn khéo và có lựa chọn các ngành công nghiệp cho đến khi chúng đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong khi bảo hộ khong hoàn toàn là có lợi với các nưóc áp dụng, tự do hoá thương mại cũng vậy. Việc bắt một nước đang phát triển mở cửa thị trường cho hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh với với các sản phẩm nội địa trong những ngành công nghiệp còn non nớt và dễ tổn thương có thể gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Thất nghiệp là không tránh khỏi - nông dân nghèo ở các nước đang phát triển không thể noà cạnh tranh nổi với những sản phẩm được trợ cấp từ Mỹ và Châu Âu - trước khi khu vực công nông nghiệp phát triển đủ mạnh để tạo ra việc làm mới. Thậm chí, tồi tệ hơn, sự ngoan cố của IMF đòi các nưóc dang phát triển phải thắt chặt chính sách tiền tệ đẩy lãi suất lên cao đến mức việc tạo ra việc làm mới khó xảy ra ngay cả trong những điều kiện tốt nhất. Và bởi vì tự do hoá thương mại diễn ra trong khi mạng lưới an sinh (safety nets) chưa hình thành, những nguời mất việc sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo đói túng quẫn. Tự do hoá, vì thế chẳng đem lại sự tăng trưởng hứa hẹn mà thay vào đó là sự gia tăng khốn khổ. Và kể cả những nguời không mất việc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi trạng thái bất ổn và lo lắng (insecurity) ngày càng tăng.
Kiểm soát chu chuyển vốn (capital control) là một ví dụ khác: Các nước châu Âu đã làm điều này cho tới tận những năm 1970s. Một số nguời có thể cho rằng thật không công bằng khi bắt những nước đang phát triển phải mở cửa thị trường với những rủi ro của hệ thống ngân hàng. Nhưng không kể đến vấn đề công bằng, thì đó cũng là một lý luận kinh tế tồi (bad economics): sự lưu chuyển tiền vào và ra các nước diễn ra với tần suất quá lớn chỉ tạo ra sự phá hoại. Các nuớc đang phát triển nhỏ bé cũng giống như những con thuyền nhỏ, còn quá trình tự do hoá thị trường tài chính chóng mặt, theo cái cách của IMF, chẳng khác nào bắt con thuyền nhỏ đó phải tham gia vào cuộc hành trình trên biển lớn truớc khi những lỗ hổng trên thân thuyền được sửa chữa, trước khi thuyền trưởng được đào tạo, và trước khi phao cứu sinh được chuẩn bị. Thậm chí con thuyền đó có thể bị lật đổ khi bị vùi dập bởi những con sóng lớn.
Sự áp đặt những lý thuyết kinh tế sai lầm đáng lẽ sẽ không gây hậu quả lớn đến thế nếu như sự chấm dứt của chủ ngh ĩa thực dân kiểu cũ và tiếp đó là của chủ ngh ĩa cộ ng s ản không tạo cho IMF và Ngân hàng thế giới cơ hội mở rộng quyền lực và kéo dài tầm với của mình. Ngày nay, hai tổ chức này trở thành những tổ chức thống trị nền kinh tế thế giới. Không chỉ những nuớc cần đến sự trợ giúp mới phải nhờ tới chúng mà cả những nguời cần đến "con dấu chấp nhận" (seal of approval) của hai tổ chức này để có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế cũng phải tuân theo những "bài thuốc" kinh tế của họ, những bài thuốc phản ánh những tư tưởng và lý thuyết kinh tế thị trường tự do.
Hậu quả mà nhiều nguời phải gánh chịu là nghèo đói, và nhiều nước phải gánh chịu là mất ổn định kinh tế chính trị. IMF đã mắc sai lầm trong tất cả những lĩnh vực mà nó tham gia: phát triển, chống khủng hoảng; và trong các nền kinh tế chuyển đổi từ cộ ng sả n sang thị trường. Các chương trình cho vay điều chỉnh cơ cấu không đem lại tăng trưởng bền vững, thậm chí với cả các nước, như Bôlivia, tuân thủ chặt chẽ mọi yêu cầu; ở nhiều nước, chính sách thắt lưng buộc bụng đã cản trở tăng trưởng; các chương trình kinh tế thành công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ trình tự và nhịp độ của đổi mới. Nếu chẳng hạn thị trường đuợc mở cửa cho tự do cạnh tranh quá sớm, trước khi các tổ chức tài chính được xác lập, việc làm mới được tạo ra sẽ ít hơn số mất đi. Ở nhiều nước, những sai lầm trong trình tự và nhịp độ đổi mới đã dẫn đến thất nghiệp gia tăng và nghèo đói gia tăng. Sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, chính sách của IMF đã đổ dầu vào lửa khủng hoảng ở Thái lan và Indonesia. Các cải cách kiểu thị trường tự do ở Mỹ latin cũng có đem lại một vài thành công - Chilê là một trường hợp thường xuyên đuợc nhắc đến - nhưng hầu hết phần còn lại của lục địa này đã bị nhấn chìm trong một thập kỷ mất mát (lost decade - dịch hơi thô cho sát từ gốc) theo sau cái gọi là chương trình cứu giúp "thành công" của IMF vào đầu những năm 1980s, và ngày nay, nhiều nước trong số đó vẫn còn phải chịu tình trạng thất nghiệp cao kinh niên - ở Argentina chẳng hạn, là hai con số từ năm 1995 - thậm chí cả khi lạm phát đã được đẩy lui. Sự sụp đổ của Argentina trong năm 2001 là một trường hợp trong cả chuỗi thất bại trong vài năm qua. Với tỷ lệ thất nghiệp cao chót vót trong vòng gần 7 năm như vậy, điều đáng băn khoăn không phải là việc dân chúng cuối cùng cũng nổi loạn mà là việc họ đã phải chịu đựng âm thầm quá nhiều và quá lâu. Kể cả những nước có đuợc một chút tăng trưởng cũng thấy rõ là những lợi ích chủ yếu tích tụ trong tay người giầu và đặc biệt là tầng lớp cực giàu, khoảng 10 phần trăm giàu nhất, trong khi nghèo đói vẫn hoành hành và thậm chí trong một số trường hợp, thu nhập của những nguời dưới đáy còn thụt giảm.
Nằm đằng sau những vấn đề của IMF và các tổ chức quốc tế khác là vấn đề quản trị (governance): Ai quyết định những gì các tổ chức này thực hiện. Những tổ chức này không chỉ bị điều khiển bởi các nước công nghiệp giàu có nhất mà còn bởi những lợi ích thương mại và tài chính ở các nước đó, và những chính sách của các tổ chức quốc tế, một cách tự nhiên, phản ánh những lợi ích này. Sự lựa chọn nguời lãnh đạo các tổ chức này biểu tượng hoá những vấn đề của chúng, và thường đóng góp vào sự hoạt động yếu kém. Trong khi hầu hết tất cả các hoạt động của IMF và ngân hàng thế giới ngày nay là ở các nước đang phát triển (tất nhiên, tất cả các khoản vay của chúng), chúng lại đưọc điều hành bởi những đại diện của các quốc gia công nghiệp. (Theo tập quán, hay một sự thoả thuận ngầm, chủ tịch của IMF luôn là một người Âu và chủ tịch của Ngân hàng thế giới là nguời Mỹ). Họ được lựa chọn dằng sau cánh cửa đóng kín, và chưa bao giờ là điều kiện tiên quyết rằng ngài chủ tịch phải có bất kỳ một kinh nghiệm nào ở các nước đang phát triển. Các tổ chức này không phải là đại diện cho các nước mà nó phục vụ.
Vấn đề còn nằm ở chỗ, ai là người đại diện cho tiếng nói quốc gia. Tại IMF, đó là các bộ trưởng tài chính, và thống đốc ngân hàng trung ương. Ở WTO, đó là các bộ trưởng thương mại. Mỗi một bộ trưởng này lại có quan hệ với những nhóm cử tri nhất định ở nước họ. Bộ trưởng thương mại sẽ thể hiện những mối quan tâm của cộng đồng kinh doanh - cả nhà xuất khẩu muốn mở cửa các thị trường mới cho hàng xuất và cả các nhà sản xuất phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Những bộ phận cử tri này tất nhiên muốn duy trì càng nhiều hàng rào thương mại càng tốt và xin càng trợ cấp ở mức cao nhất mà họ có thể thuyết phục quốc hội chuẩn y. Cái thực tế là các rào cản thương mại sẽ làm tăng giá cả mà nguời tiêu dùng phải trả hay trợ cấp là một gánh nặng đối với nguời đóng thuế chẳng đuợc quan tâm bằng lợi nhuận của nhà sản xuất - và những vấn đề về môi trường và lao động thậm chí còn ít được quan tâm hơn, thay vì coi những rào cản thương mại này như những vật cản cần phải vượt qua. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thì lại gắn bó chặt chẽ với cộng đồng tài chính; họ thường xuất thân từ các công ty tài chính và sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại chính phủ, đó là nơi họ lại trở về. Robert Rubin, bộ trưởng tài chính Mỹ trong phần lớn khoảng thời gian đưọc đề cập trong cuốn sách này, xuất thân từ một ngân hàng đầu tư lớn nhất, Goldman Sachs, và sau khi rời chức vụ lại chuyển sang Citigroup, hãng sở hữu ngân hàng thương mại lớn nhất Citibank. Con nguời quyền lực thứ hai tại IMF trong thời kỳ này là Stanley Fischer đã chuyển thẳng từ IMF đến Citigroup sau khi nghỉ việc. Những cá nhân này một cách tự nhiên sẽ nhìn thế giới bằng con mắt của cộng đồng tài chính. Những quyết định của bất kỳ tổ chức nào cũng phản ánh cách nhìn và lợi ích của những nguời ra quyết định, và không ngạc nhiên, như chúng ta sẽ thấy được nhắc đi nhắc lại ở các chương sau, chính sách của các tổ chức kinh tế quốc tế thường xuyên đi liền với lợi ích thương mại và tài chính của những nguời ở các quốc gia công nghiệp tiên tiến.
Đối với những nông dân ở các nước đang phát triển đang phải còng lưng làm việc trả các món nợ cho IMF hay những doanh nhân đang phải chịu đựng những khoản thuế giá trị gia tăng cao hơn theo yêu cầu khăng khăng của IMF, cái hệ thống hiện nay của IMF chẳng khác gì một hệ thống thuế khoá mà không có sự đại diện. (taxation without representation). Thất vọng với hệ thống toàn cầu hoá quốc tế duới triều đại của IMF tăng lên khi những dân nghèo ở Indonesia, Moroco hay Papua New Guinea bị cắt bỏ trợ cấp lương thực và chất đốt; hay những nguời Thái lan chứng kiến sự hoành hành của bệnh AIDS do kết quả của sự cắt giảm chi tiêu y tế dưới áp lực của IMF, và những gia đình ở nhiều nước đang phát triển phải trả tiền cho việc học hành của con cái, dưói cái gọi là những chương trình bảo đảm chi phí (cost recovery programs), dã phải chấp nhận một sự lựa chọn đau lòng là không gửi con gái họ tới trường.
Không còn có sự lựa chọn nào, không có cách nào để thể hiện nỗi bất bình của mình, để đòi hỏi sự thay đổi, họ nổi loạn. Đường phố, tất nhiên không phải là nơi để thảo luận, không phải là nơi hoạch định chính sách hay đưa ra những nhượng bộ. Nhưng những nguời phản đối đã buộc các quan chức chính phủ và những nhà kinh tế trên toàn thế giới phải suy nghĩ về những phương án khác thay cho những chính sách theo kiểu "thoả thuận Washinton" như là một cách dúng đắn để tăng trưởng và phát triển. Đã trở nên ngày càng rõ ràng, không chỉ với những người dân thường mà cả với các nhà hoạch định chính sách, không chỉ với những nguời ở các nước đang phát triển mà cả những ngưòi ở các nước phát triển, rằng toàn cầu hoá theo cái cách đã tiến hành không giống như những gì mà những nguời ủng hộ nó đã hứa hẹn - hay như những gì mà nó có thể làm và nên làm. Trong một số trường hợp, nó không đem lại tăng trưởng, nhưng khi nó đem lại tăng truởng thì nó cũng không đem lợi ích cho tất cả mọi nguời; kết quả cuối cùng của những chính sách kiểu "thoả thuận Washinton" thuờng là đem lại lợi ích cho một số ít ngưòi với cái giá là thiệt hại của nhiều nguời, lợi ích cho nguời giàu với cái giá phải trả của nguời nghèo. Nhiều khi, những lợi ích và giá trị thương mại đã lấn át những lo lắng về môi trường, sự dâ n ch ủ, quyền con nguời và công bằng xã hội.
Toàn cầu hoá bản thân nó không tốt hay xấu. Nó có sức mạnh để đem lại vô số điều tốt, và với các nước Đông Á, những nước đã vận dụng toàn cầu hoá "theo cách riêng mình", theo nhịp độ riêng mình, họ đã thu được nhiều lợi ích, bất chấp cả sự thụt lùi do cuộc khủng hoảng 1997 gây ra. Nhưng ở phần lớn các nơi khác, toàn cầu hoá không đem lại lợi ích tương xứng. Với nhiều nguời, thì nó gần giống như một thảm hoạ.
Kinh nghiệm của nước Mỹ trong thế kỷ 19 cũng tương tự như quá trình toàn cầu hoá ngày nay - và sự khác biệt giúp soi rọi những thành công của quá khứ và thất bại ngày nay. Vào thời điểm đó, khi mà chi phí giao thông và liên lạc giảm xuống và thị trường được mở rộng, nền kinh tế quốc gia mới được hình thành và với nền kinh tế quốc gia mới đó, các công ty quốc gia ra đời, hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhưng thị trường không bị để cho phát triển một cách tự phát, chính phủ đã đóng một vai trò quan trọng định hướng sự phát triển của thị trường. Chính phủ Mỹ đã có được quyền lực rộng rãi khi toà án bật đèn xanh từ một điều khoản trong hiến pháp cho phép chính quyền liên bang điều tiết thương mại liên tiểu bang. Chính phủ liên bang đã kiểm soát hệ thống tài chính, qui định mức lương và điều kiện làm việc tối thiểu, và cuối cùng là hệ thống phúc lợi và bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết những vấn đề do hệ thống thị trường đặt ra. Chính phủ liên bang cũng thúc đẩy một số ngành công nghiệp (đường điện thoại đầu tiên, chẳng hạn, do chính phủ Mỹ xây dựng nối Baltimore và Washington năm 1842) và khuyến khích những ngành khác, như nông nghiệp, không chỉ giúp thành lập các trường đại học phục vụ cho nghiên cứu mà còn cung cấp các dịch vụ mở rộg cho để huấn luyện nông dân những kỹ thuật và côg nghệ mới. Chính phủ liên bang đã đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí, nếu như nó không tham gia vào các chính sách phân phối lại tích cực, ít nhất nó cũng có những chương trình mà lợi ích của nó được chia sẻ rộng rãi - không chỉ những chương trình phổ cập giáo dục và nâng cao năng suất nông nghiệp mà còn chưong trình cấp đất, tạo ra cơ hội tối thiểu cho tất cả mọi người Mỹ.
Ngày nay, với chi phí giao thông liên lạc ngày càng giảm và sự dỡ bỏ các hàng rào do con nguời tạo ra đối với hàng hoá, dịch vụ và vốn (mặc dù vẫn còn có những rào cản với sự dịch chuyển nhân công), chúng ta có quá trình "toàn cầu hoá", tương tự như những quá trình trước đây khi các nền kinh tế quốc gia hình thành. Nhưng không may, chúng ta lại không có một chính phủ chung để chịu trách nhiệm với ngưòi dân ở mọi nước, để giám sát quá trình toàn cầu hoá theo cách giống như chính phủ quốc gia đã định hướng sự quá trình quốc gia hoá. Thay vào đó, chúng ta có một hệ thống có thể gọi là "quản lý toàn cầu mà không có chính phủ toàn cầu" (global governance without global government), một hệ thống mà trong đó một vài tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, IMF và WTO và một vài cá nhân - các bộ trưởng tài chính, thương mại có quan hệ chặt chẽ với các lợi ích tài chính thương mại, thống trị trong khi vô số người bị ảnh hưởng bởi các quyết định của họ bị bỏ mặc không thể có tiếng nói của mình. Đã đến lúc phải thay đổi các qui tắc chi phối trật tự kinh tế quốc tế, suy ngẫm lại về việc các quyết định đã được ban hành như thế nào ở cấp độ quốc tế - và vì lợi ích của ai - và hãy bớt coi trọng đến hệ tư tưởng mà hãy nhìn xem thực tế cái gì có hiệu quả. Điều quan trọng là những thành công của Đông Á cũng đạt được ở những nơi khác. Cái giá phải trả rất lớn nếu để tiếp diễn sự bất ổn định toàn cầu. Toàn cầu hoá có thể được định hướng lại, và khi đó, khi nó đi theo đúng hướng, và tất cả các nước đều có tiếng nói với những chính sách ảnh hưỏng đến họ, khả năng là nó sẽ giúp tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới trong đó tăng trưởng không chỉ bền vững hơn và ổn định hơn mà thành quả của nó cũng đưọc chia sẽ công bằng hơn.
(Hết chương I)