Vũ Ngọc Dương
(Ryu)
Điều hành viên
Tình trạng sức khỏe của huyền thoại bóng đá người Argentina vẫn không hề tiến triển từ ngày tái nhập viện. Thậm chí, bác sĩ riêng của anh, Alfredo Cahe, đã phải thừa nhận đây là giai đoạn cuối cùng, quyết định cơ hội tiếp tục cuộc sống của Maradona.
"Có lẽ đây là lần cuối cùng tôi còn có thể giúp anh ấy. Hy vọng đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, Maradona sẽ tỉnh ngộ và có trách nhiệm hơn với chính mình. Tôi cũng mong những phương pháp điều trị mới sẽ mang lại hiệu quả cần thiết. Nhưng cho tới nay, vẫn chưa có điều kỳ diệu nào xảy ra cả. Tất cả đều phải phụ thuộc vào Maradona", ông Cahe nói. Một chuyên gia khác của chương trình phòng chống ma túy cũng cho biết: “Nếu bệnh nhân không có tinh thần hợp tác, tôi có thể khẳng định sẽ cực kỳ khó khăn và gần như không thể cứu chữa".
Hiện nay, Maradona đã được đưa tới một bệnh viện riêng, chuyên dành cho những người nghiện ma túy. Chỉ có vợ cũ của anh, hai đứa con gái Dalma (17 tuổi) và Gianna (14 tuổi) cùng bố mẹ anh được phép vào thăm. Việc đưa Maradona trở lại bệnh viện điều trị không phải là ý kiến của anh mà do những người trong gia đình ép buộc khi mà anh chỉ thích một cuộc sống bình thường, tận hưởng những giây phút giải trí vui vẻ. Một số bệnh viện đã từ chối tiếp nhận anh vì lo sợ phương pháp điều trị sẽ không còn hiệu quả. Ngoài ra, họ còn ngại các phương tiện thông tin đại chúng sẽ phá vỡ bầu không khí yên tĩnh trong bệnh viện, ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác.
Park Clinic không thực sự đầy đủ tiện nghi như những nơi mà Maradona thường điều trị, dù anh vẫn có một phòng riêng với bác sĩ riêng. Các bác sĩ sẽ phải dùng các biện pháp vật lý trị liệu, áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và hoàn toàn tĩnh dưỡng để giảm trọng lượng 106 kg của Cậu bé vàng, giúp anh chống lại các cơn nghiện.
Theo đánh giá, để điều trị triệt để, Maradona phải cần từ 6 tới 18 tháng. Trong bốn năm qua, Maradona đã cai nghiện ở Cuba nhưng dường như không có kết quả. Kể từ khi trở về Argentina hơn một tháng trước, anh đã phải nhập viện hai lần với các biện pháp điều trị tích cực.
"Có lẽ đây là lần cuối cùng tôi còn có thể giúp anh ấy. Hy vọng đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, Maradona sẽ tỉnh ngộ và có trách nhiệm hơn với chính mình. Tôi cũng mong những phương pháp điều trị mới sẽ mang lại hiệu quả cần thiết. Nhưng cho tới nay, vẫn chưa có điều kỳ diệu nào xảy ra cả. Tất cả đều phải phụ thuộc vào Maradona", ông Cahe nói. Một chuyên gia khác của chương trình phòng chống ma túy cũng cho biết: “Nếu bệnh nhân không có tinh thần hợp tác, tôi có thể khẳng định sẽ cực kỳ khó khăn và gần như không thể cứu chữa".
Hiện nay, Maradona đã được đưa tới một bệnh viện riêng, chuyên dành cho những người nghiện ma túy. Chỉ có vợ cũ của anh, hai đứa con gái Dalma (17 tuổi) và Gianna (14 tuổi) cùng bố mẹ anh được phép vào thăm. Việc đưa Maradona trở lại bệnh viện điều trị không phải là ý kiến của anh mà do những người trong gia đình ép buộc khi mà anh chỉ thích một cuộc sống bình thường, tận hưởng những giây phút giải trí vui vẻ. Một số bệnh viện đã từ chối tiếp nhận anh vì lo sợ phương pháp điều trị sẽ không còn hiệu quả. Ngoài ra, họ còn ngại các phương tiện thông tin đại chúng sẽ phá vỡ bầu không khí yên tĩnh trong bệnh viện, ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác.
Park Clinic không thực sự đầy đủ tiện nghi như những nơi mà Maradona thường điều trị, dù anh vẫn có một phòng riêng với bác sĩ riêng. Các bác sĩ sẽ phải dùng các biện pháp vật lý trị liệu, áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và hoàn toàn tĩnh dưỡng để giảm trọng lượng 106 kg của Cậu bé vàng, giúp anh chống lại các cơn nghiện.
Theo đánh giá, để điều trị triệt để, Maradona phải cần từ 6 tới 18 tháng. Trong bốn năm qua, Maradona đã cai nghiện ở Cuba nhưng dường như không có kết quả. Kể từ khi trở về Argentina hơn một tháng trước, anh đã phải nhập viện hai lần với các biện pháp điều trị tích cực.