tin học

Mấy cái thủ thuật của em Hiếu cũng hay đấy chứ. Khi nào làm sai cái gì, anh lại qua topic của em để xem phải sửa thế nào :D Còn cái TP 7.0 thì từ xưa nó đã có cái file TURBO.TPL được sửa rồi cơ mà nhỉ :-?? Mà thôi, anh dạo này cũng ko dùng TP nữa :D Cho nên ko để ý nữa.
 
to Hiếu: stop đi là muộn rồi đấy, ở đây ko có coder đâu, toàn designer tự phát thôi.
 
TweakUi
down cái này về,nó giúp chỉnh registry khá tốt,chức năng của nó tương đương với bài viết của tớ(bài đầu tiên í)
à quên,điều kiện cần và đủ để sử dụng phần mềm là:biết tiếng anh(khá 1 chút) và....biết mình đang làm gì(registry là vùng rất nhạy cảm,1 thao tác không đúng có thể làm cho máy ko khởi động được-cẩn thận đấy)
hoặc dùng bản tiếng việt nè(chưa thẩm định chất lượng)
 
mấy bài của ông hiếu ko khác gì ma trận hồi trc ngồi lò mò với các dòng mã ASC2 để trace software để crack còn ko bằng thế này,ai đọc dc đống này chắc là đã trở thành .....................
 
Windows XP có chứa một giải băng thông dự trữ, mà thông qua nó bạn có thể tăng tốc độ kết nối Internet của bạn lên thêm 20%.

Bạn có thể thiết lập giới hạn của giải băng thông dữ trữ này từ 0 đến 100%. Nếu bạn muốn sử dụng toàn bộ 100% vùng băng thông này, bạn phải thiết lập giới hạn còn được dữ trữ là 0%.



Thực hiện theo các bước sau để thiết lập giới hạn của băng thông:



- Đầu tiên, click nút Start, gõ “Gpedit.msc” vào hộp thoại Run và bấm Enter.



- Cửa sổ “Group Policy” hiện ra. Bạn tìm Adminitrative Template -> Network -> QoS Packet Scheduler.

post-8121-1195644363.jpg

Cuối cùng, đóng cửa sổ Group Policy, và khởi động lại máy tính.


Nguồn:dantri.com
 
Này cho tôi hỏi 1 câu hơi ngớ ngẩn:
Các bạn vào đây bầy cách để máy hoạt động nhanh hơn,
vậy thì tại sao từ đầu các nhà sản xuất không để cho máy chạy nhanh
Chắc chắn được cái này mất cái kia, cách của các bạn ắt phải gây ra cái gì đó gọi là 'phản ứng phụ' chứ, ??????????
 
window đựoc thiết kế cho tất cả mọi người trên thế giới nên nó phải chứa rất nhiều công cụ,rất nhiều chức năng,vì thế có rất nhiều thứ không cần thiết với chúng ta.Vì thế mới có cái chuyện sử dụng các thủ thuật mà có thể làm cho máy chạy nhanh hơn
VD:-nhà bạn không có máy in.Vậy thì bạn bật services "Print Spooler" lên làm gì?vừa tốn RAM vừa làm chậm máy!
-nhà bạn không nối mạng,vậy thì bạn bật"Network Connections" lên làm gì?
và còn 1 lí do nữa,đó là window là 1 phần mềm,vì vậy không thể hoàn hảo 100% được,có rất nhiều lỗi,nhiều chức năng không được tối ưu hết mức-máy chậm.
Đó là 2 lí do mình đưa ra về việc lập topic này.
 
tiếp tục nào:D

hôm nay chúng ta sẽ đến với:10 bí quyết sử dụng máy tính bền lâu(cái này chắc các bác đang cần :D)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận.

1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó, bạn cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.

2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó, bạn nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.

3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).

Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó, bạn hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.

4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là bạn nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernation thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.

5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.

6. Phòng chống virus: Bạn có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…

7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, bạn chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và bạn nên nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.

8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.

9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, bạn sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó, bạn sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.

10. Dọn dẹp Registry: Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này, bạn nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn đang dùng Firefox thì giờ đây bạn sẽ có thêm một phương pháp giúp Firefox lướt web nhanh hơn nữa và công việc của bạn là chỉ cần thực hiện qua ba bước sau đây:

Bước 1:

Bạn hãy tải về một phần mở rộng của Firefox tên là Tweak Network 1.1.1 (tương thích với Firefox 1.0-2.0). Để tải phần mở rộng này bạn có thể dùng Internet Explorer (IE) hoặc Firefox. Nếu dùng IE thì vào địa chỉ http://releases.mozilla.org/pub/mozilla.or...rk-1.1.1-fx.xpi, sau đó vào Firefox và mở menu File-Open File, chọn file .xpi vừa tải về, bấm Open rồi bấm Install Now để cài đặt. Nếu dùng Firefox thì bạn vào địa chỉ https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/327, rồi bấm Install Now hai lần để cài đặt. Khi thấy thông báo cài đặt xong, bạn bấm Restart Firefox để chạy lại Firefox.

Bước 2:

Khi Firefox chạy lại xong, bạn mở menu Tools, chọn mục Tweak Network Settings, khi thấy hộp thông báo bạn cứ việc bấm OK, sau đó bấm nút Power rồi OK.

Bước 3:

Trên thanh địa chỉ của Firefox, bạn nhập about:config rồi nhấn Enter. Trong cửa sổ hiện cấu hình Firefox, bạn hãy bấm chuột phải vào một vùng trống nào đó, chọn New-Integer. Tại hộp Enter the preference name, đặt tên là nglayout.initialpaint.delay, bấm OK. Trong hộp tiếp theo, bạn nhập giá trị là 0 (số không), bấm OK là xong. Bây giờ bạn hãy thử lướt web và xem tốc độ của nó thế nào nhé!
Nguồn: benhvientinhoc.com
 
Dạo này có nhiều người hỏi tôi tư vấn về việc chọn linh kiện cho máy tính của mình.Trước khi lựa chọn các linh kiện bạn nên suy xét kĩ xem mục đích chính khi sử dụng của bạn là gì, và bạn có ý định nâng cấp trong tương lai hay không? từ đó sẽ quyết định các linh kiện cho phù hợp. Sau đây sẽ tôi sẽ nói chi tiết về các linh kiện cần thiết để xây dựng một bộ máy(sau đó ai có nhu cầu tư vấn thì liên hệ:hieupro1269 nhé:D ):
Đầu tiên là:
1/ CPU - Central Processing Unit (Đơn Vị Xử Lý Trung Tâm)

CPU của bạn có thể là loại Intel, AMD hay bất cứ một nhãn hiệu hay loại CPU nào, nhưng tất cả chúng đều thực hiện gần như cùng một thứ và với cách thức gần như nhau. CPU có thể coi là bộ não của máy tính, tất cả các thông tin, các luồng dữ liệu kèm theo chuỗi lệnh xử lí đều phải đi qua nó trước khi trả về kết quả.

Loại CPU cùng kiến trúc Bus quyết định hoàn toàn một bo mạch chủ. Các CPU khác nhau cần được cắm trên các bo mạch chủ khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến việc nên chọn CPU nào trước khi tính đến chuyện chọn bo mạch chủ loại nào. Thị trường hiện có rất nhiều chủng loại CPU được sản xuất bởi nhiều nhà SX khác nhau. Nhưng có hai nhà SX CPU lớn nhất mà chúng ta đã biết là Intel và AMD. Tương ứng với các loại CPU từ hai nhà SX này sẽ có các bo mạch chủ dành riêng cho CPU AMD hoặc bo mạch chủ dành riêng cho Intel. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, chúng ta cần chọn cho mình một CPU phù hợp. Từ đó, mới chọn một bo mạch chủ không quá thừa tính năng, nhưng vẫn đảm bảo cho việc nâng cấp trong tương lai gần.

Celeron D, Pentium 4, Pentium D, Core 2 Duo (hay Athlon): tức là tên của loại vi xử lý (VXL). Đây là loại vi xử lý của hãng Intel (hay AMD). Ví dụ với Pentium D 925 thì con số 925 phía sau con số thể hiện chất lượng và vị thế của con VXL trong toàn bộ các sản phẩm thuộc cùng dòng. Con số này là một quy ước của hãng Intel. Số càng cao chứng tỏ VXL càng tốt.

X.Y GHZ(Ví dụ 3.2 GHZ):chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi xử lý. Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của vi xử lí. Tôi thấy có rất nhiều người chỉ dùng chỉ số xung nhịp này để đánh giá hiệu năng của CPU tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng, bạn sẽ thấy sau đây tôi sẽ trình bày rất nhiều thứ liên quan đến CPU, tất cả chúng đều không vô nghĩa, vì vậy cần kết hợp tất cả để đánh giá hiệu năng của CPU.

Tốc độ máy tính được tính bằng số lệnh thực hiện được trong 1s. Và tốc độ này thường được đánh giá gián tiếp qua tần số của xung nhịp Clock cung cấp cho bộ xử lý. Trong máy tính có một thiết bị đều đặn phát ra các xung nhịp bằng nhau gọi là clock. Thiết bị này rất quan trọng và nó có tác dụng là bộ đồng tốc độ để đồng bộ hóa các hoạt động trong máy tính. Ví dụ như sau khi có lệnh thực hiện một công việc nào đó. Sau 2 xung nhịp thì ổ cứng sẽ copy dữ liệu vào trong RAM. Sau 5 xung nhịp thì RAM bắt đầu copy dữ liệu vào bộ nhớ đệm. Sau 7 xung nhịp thì CPU bắt đầu tìm dữ liệu trong bộ nhớ đệm và xử lý. Một clock có tần số 3Ghz có thể phát ra ba tỉ nhịp trong một giây. Mỗi nhịp kéo dài 2 ns. Và sau mỗi nhịp đấy thì CPU lại thực hiện được một "thao tác". Như vậy thì CPU có xung nhịp cao hơn thì chỉ có nghĩa là thực hiện nhiều thao tác hơn. Nhưng trong mỗi thao tác đấy, có CPU thực hiện được 5 "lệnh" một lúc (Core 2 Duo), có CPU chỉ thực hiện được 3 "lệnh". Vì thế Core 2 Duo có tuy có tốc độ xung nhịp không cao lắm nhưng sức mạnh thì vượt trội so với Pen 4. Và còn một vấn đề nữa đó chính là hiệu quả của thao tác đó. Ví dụ như do các thuật toán không chặt chẽ dẫn đến CPU đoán nhầm và copy khối dữ liệu không cần thiết vào trong bộ nhớ đệm, còn khối dữ liệu cần dùng thì lại không copy. Vì thế khi CPU tìm trong bộ nhớ đệm không thấy có khối dữ liệu đó lại phải lóc cóc tìm trong RAM, tìm xong lại phải copy vào bộ nhớ đệm rồi mới xử lý tiếp. Như vậy có nghĩa là CPU đã thực hiện rất nhiều thao tác thừa so với CPU đoán đúng được ngay khối dữ liệu chuẩn bị được xử lý. Core 2 Duo có các thuật toán cao cấp và các công nghệ tiên tiến giúp cho hiệu quả của CPU rất cao. Và chính vì thế mà hiệu suất của Core 2 Duo vượt trội so với Pentium.
Có một thông số đánh giá sưc mạnh của bộ xử lý hiệu quả hơn là MIPS (Million Instruction Per Second- triệu lệnh trên một giây) dùng để chỉ số lệnh thực hiện trong một giây. Một bộ xử lý 16 MIPS có thể xử lý được 16 triệu lệnh trong một giây. Máy vi tính chúng ta thường không sử dụng đơn vị này mà thường các máy lớn hơn như máy sever mới xử dụng đơn vị này.

Cache 1MB, 2MB, 4MB,… chỉ bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Trong tiến trình xử lý, CPU không phải xử lý liên tục, mà xử lý theo từng chu kỳ. Nên nếu như chưa đến chu kỳ, dữ liệu được chuyển đi sẽ lưu trữ trong cache, và khi đến chu kỳ, toàn bộ dữ liệu từ cache sẽ đẩy vào CPU để xử lý. Thường thì tốc độ xử lý của CPU sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này. Một số vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số 1MB mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2(L2), tất nhiên sẽ còn có bộ nhớ đệm cấp 1(L1), nó “nằm gần” CPU hơn và nó thường nhỏ hơn nhiều so với L2(thường chỉ tính bằng bytes). Như bạn thấy dung lượng của cache rất nhỏ, chỉ vài MB nhưng tốc độ của nó là cực kì nhanh, nhanh nhất trong số các thiết bị lưu trữ(Ram, HDD) vì vậy giá của nó cũng không rẻ tí nào.

Data Width: là chiều rộng của ALU(Arithmetic Logic Unit – Bộ xử lí số học và logic). Một ALU 8 bit có thể cộng/trừ/nhân/… 2 số 8 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể tính toán các số 32 bit. Một ALU 8 bit sẽ phải thực hiện 4 chỉ lệnh để cộng hai số 32 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể làm việc này chỉ với một chỉ lệnh duy nhất.

CPU 64-bit là các CPU có các ALU 64-bit, các thanh ghi 64-bit, các tuyến 64-bit và… nó có thể quản lý được không gian bộ nhớ hàng nghìn triệu Gigabyte(2^64bytes). Còn các CPU 32bit chỉ có thể quản lí được tới 4GB(2^32) bộ nhớ!

Nhờ tuyến địa chỉ 64-bit cùng các tuyến dữ liệu rộng và nhanh trên bo mạch chủ, các hệ thống 64-bit gia tăng tốc độ nhập/xuất cho các thiết bị như đĩa cứng hay bo mạch đồ họa. Nhờ vậy mà tốc độ của toàn bộ hệ thống được nâng cao rõ rệt.

Dual Core: Các chip Intel Pen D, hay Athlon X2 thường có thêm phần Dual Core trong thông số kĩ thuật của mình, điều này đơn giản chỉ là nói lên đây là vi xử lí 2 nhân. Công nghệ chế tạo của CPU này là nhét 2 nhân của CPU vào cùng 1 con CPU. Do đó, trong thực tế đây thật sự là 2 CPU vật lý. Dĩ nhiên, CPU này chạy sẽ nhanh hơn rất nhiều so với CPU đơn hay CPU hỗ trợ HT(Hyper Threading – Siêu phân luồng), và nó cũng tiết kiệm điện và giúp tản nhiệt tốt hơn so với một nhân khác có thông số gấp đôi. Tuy nhiên, cũng không có nghĩa gắn vào tốc độ nhân gấp đôi. Lúc đó, công việc sẽ được chia đều cho các CPU cùng thực hiện dĩ nhiên thời gian thực thi sẽ rất nhanh. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng hộ trợ xử lý song song (Paralell processing) nên nếu gặp chương trình không hỗ trợ thì vẫn chỉ có 1 CPU xử lý. Hiệu quả của CPU 2 nhân chỉ thật sự khi nào bạn chạy nhiều chương trình 1 lúc, hoặc là chạy chương trình hỗ trợ xử lý song song. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một vài dòng chip không có thêm phần Dual Core này nhưng nó vẫn là loại vi xử lí đa nhân, như Core 2 Duo bản thân cái tên của nó đã nói lên nó là vi xử lí 2 nhân rồi, hay Core 2 Quad thì đây là một loại vi xử lí cao cấp hơn, nó có 4 nhân.

Bus 533, Bus 800…: chỉ tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa vi xử lí và bo mạch chủ tính theo đơn vị MHz. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 800MHz thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 533Mhz. Hoặc để đơn giản bạn có thể hiểu nôm na đó là một con đường, và thông tin qua lại trên đó, các con số 533 hay 800 chính là độ rộng của con đường đó. J

Socket(SK) 478, 775 hay Socket 754, 939, AM2: chỉ loại đế cắm của CPU. Đây là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ - BMC). Các con số đi sau như 478 hay 775 là số chân cắm của con chíp đó. Bo mạch chủ phải hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được.

Box hay Tray: Chỉ số cuối cùng của các CPU thường là Box hoặc Tray, bạn có thể thấy hai CPU có cùng seri nhưng chỉ khác nhau giữa Box và Tray thì giá của nó đã vênh nhau từ 4-8USD, điều này chính là do hàng Box là hàng nguyên hộp, nguyên tem và đầy đủ các phụ kiện đi kèm nếu có được kiểm tra kĩ trước khi đem bán ra thị trường, còn hàng Tray thì không, và một số cửa hàng bán CPU Tray không kèm theo quạt, và bạn sẽ phải bỏ thêm ít tiền để mua quạt, cá nhân tôi khuyên bạn nên mua hàng Box để đảm bảo tính an toàn và đồng bộ.

AMD-Intel: Các chip Intel thường có cache lớn hơn và có nhiều lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn, còn các chip AMD thì thường có cache nhỏ song bus lại lớn hơn nhiều so với Intel, chip AMD thường có ít lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn so với chip Intel.

Ví dụ: Pentium 925 – 3.0GHz – 4MB – 64Bit – Dual Core – bus 800 – SK 775 – Box

Chip Intel Pentium seri 925 - Xung đồng hồ: 3.0GHz – Cache: 4MB – Data width: 64Bit – Là vi xử lí 2 nhân – Bus có tốc độ 800MHz – Loại đế cắm: 775 chân cắm – Hàng Box
 
thể theo yêu cầu của bác Phong:D
đây:
2/ Card đồ họa – VGA card

Bo mạch đồ họa là bo mạch cắm thêm vào máy tính có nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính thành các tín hiệu điện tử cần thiết mà màn hình máy tính có thể hiển thị lên. Nó quyết định số lượng màu, tần số quét và độ phân giải tối đa có thể được hiển thị. Và những thông số này cũng phải được màn hình máy tính của bạn hỗ trợ. Trên các bo mạch đồ họa có chứa bộ nhớ (VRAM), và chip đồ họa (GPU) riêng dành cho chúng. Ngày nay, bo mạch đồ họa có khả năng xuất tín hiệu qua hai cổng: cổng tín hiệu tương tự (D-Sub) và cổng tín hiệu số (DVI). Cổng tín hiệu số được sử dụng cho các màn hình tinh thể lỏng (LCD) mới hiện nay.

Tuy mạch đồ họa có thể được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ của bạn, việc sử dụng một bo mạch lắp rời sẽ cần thiết đối với các ứng dụng cần đến khả năng xử lý đồ họa cao như những game cao cấp(Ví dụ: Doom3, F.E.A.R, Oblivion…) hay các trình xử lý đồ họa 3 chiều (3Ds MAX chẳng hạn).

Hãy chắc chắn bạn cần một card đồ họa: Hãy nhớ một điều, card đồ họa rời chỉ cần thiết cho những công việc cần sự xử lí đồ họa mạnh mẽ , nếu bạn là một gamer nghiền các game đời mới yêu cầu cấu hình đồ họa cao cấp hay thường xuyên phải sử dụng các ứng dụng xử lí ảnh 3D mạnh mẽ, còn nếu công việc của bạn chủ yếu là duyệt văn bản, lướt web, xem phim, hay chơi các game thông thường thì mua thêm card đồ họa rời là không cần thiết, card đồ họa tích hợp hoàn toàn đáp ứng các công việc đó, bạn có thể chơi hầu hết các game online hiện nay bằng card đồ họa tích hợp sẵn trên mainboard. Kể cả khi bạn có kinh tế dồi dào nếu không cần thiết cũng không nên mua thêm card đồ họa, nó sẽ chẳng làm tăng thêm hiệu năng hệ thống với những công việc chẳng bao giờ cần tới khả năng mạnh mẽ của card đồ họa rời đâu, khi đó bạn sẽ phải trả thêm tiền cho một thức bạn chẳng bao giờ thực sự cần đến nó.

Thời gian phù hợp cho việc mua sắm: Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa ATI va Nvidia đã khiến cho công nghệ 3D phát triển nhanh chóng. Các nhà sản xuất GPU cho ra đời một dòng chíp mới sau từ 12-18 tháng, giúp cho các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và nhiều chức năng hơn. Họ cũng tối ưu lại thiết kế để có thể làm mới và cho thêm chức năng vào sản phẩm chỉ vài tháng sau khi thiết kế ban đầu được công bố.

Giá rất của card đồ họa rớt nhanh sau khi các card mới ra đời, đưa giá của các dòng card yếu hơn về một mức giá chấp nhận được. Bạn sẽ phí phạm rất nhiều tiền nếu mua một card đồ họa cao cấp ngay trước khi ATI hay Nvidia tung ra những GPU mới. Và nếu bạn cần một card đồ họa nhưng không phải là hiện tại mà là trong tương lai thì cũng đừng vội mua, hãy mua khi bạn cần đến nó và có thể bạn sẽ có một card đồ họa với công nghệ mới hơn và giá cả mềm dẻo hơn.

Video Ram(Ví dụ 256MB): Đây chính là dung lượng của card màn hình. Quan niệm rằng card màn hình có RAM càng cao thì càng tốt là một quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Và ngay cả nhiều người bán máy cũng quan niệm như vậy. Bạn có thể thấy trên các báo giá thông số được ghi đầu tiên lại là VRAM, trong khi không thấy chỗ nào ghi GPU.(Có lẽ do thằng Microsoft nó báo thông số card màn hình chỉ có tên hãng, model và dung lượng làm nhiều người hiểu lầm!) Dung lượng card màn hình (VRAM) chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ tạo nên card màn hình. Có rất nhiều yếu tố quan trọng hơn nhiều như tốc độ xung nhân, xung RAM, ngõ giao tiếp, số ống lệnh..... Và VRAM lại là yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến sức mạnh card màn hình. Khi tăng gấp đôi dung lượng RAM thì sức mạnh thường tăng không quá 15% và thường chỉ thể hiện được sự trội hơn đó khi tải nặng. Nếu bạn có một card đồ họa dung lượng lớn nhưng GPU lại thấp thì chẳng khác nào việc chạy đạp chạy trên đường cao tốc, rộng rãi nhưng dù làm cách nào bạn cũng không đi nhanh hơn ôtô được. Những card kém sức mạnh sẽ có nhiều các thanh ghi trống hơn, tuy nhiên chất lượng hình ảnh tồi sẽ thấy rõ khi bạn bước vào trò chơi cao cấp.

GPU: Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là GPU. Khi bạn quan sát trên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý 3D.

Hiện tại Nvidia và ATI đều đặt tên cho tất cả các card đồ họa của mình, từ card loại yếu cho tới những con quái vật "tân thời" với cùng cái tên Geforce hay ATI Radeon. Vì vậy cái tên Geforce hay ATI Radeon không quan trọng khi chọn mua card đồ họa.

Đương nhiên số hiệu của card càng cao thì card có chất lượng cao tương ứng nhưng bạn cũng nên chú ý đến phần đuôi của card như GT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng sẽ quyết định khả năng đổ bóng hay xung nhịp đồng hồ của card.

Hiện nay chỉ có ATI và Nvidia là 2 nhà sản xuất duy nhất có thể sản xuất được chip đồ họa. Còn Gigabyte, Asus, XFX, MSI... chỉ là nhà sản xuất board. Có nghĩa là cả card đồ họa gồm có bộ nhớ RAM, cổng xuất, tản nhiệt... Còn chip thì sử dụng chip đồ họa do Nvidia và ATI cung cấp.

Pipeline: Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn lệnh đồ họa, càng nhiều pipeline hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một card đồ họa để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline.

Các card đồ họa cấp thấp thường có từ 4-8 pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card cao cấp sẽ có từ 16 pipeline trở lên.

Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng bạn nên cân bằng giữa GPU với số lượng pipeline để tránh xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” sẽ không khai thác hết khả năng GPU. Một card đồ họa có 8 pipeline chạy ở tốc độ 400MHz sẽ tốt hơn nhiều chỉ có 4 pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.

SLI và CrossFire: Bạn sẽ phải nâng cấp lên PCI Express nếu muốn tận hưởng công nghệ đồ họa kép. Để làm một hệ thống đồ họa kép chạy và vận hành có hiệu quả là một công việc phức tạp và rắc rối. Bạn phải có đúng loại Mainboard, một cặp card đồ họa tương thích và một bộ nguồn đủ khỏe(Tối thiểu 550W). Nvidia và ATI cùng đưa ra hai định dạng đồ họa kép và mỗi định dạng cần có một loại Mainboard riêng.

Nvidia giới thiệu SLI (Scalable link Interface) vào năm 2004 và từ đó đến nay đã xây dựng cả một chương trình chứng nhận SLI cho các thành phần chủ đạo như Mainboard, PSU, RAM… Bạn có thể kết hợp 2 card màn hình đã được chứng nhận tương thích với SLI của hai nhà sản xuất nhưng bắt buộc chúng phải sử dụng cùng loại GPU.

ATI đưa ra công nghệ đồ họa kép CrossFire của họ vào năm 2005. Cũng như với SLI, CrossFire yêu cầu một Mainboard phù hợp, RAM chất lượng và một PSU “trâu bò”. Kết hợp hai card của ATI hơi khó khăn hơn vì bạn cần phải kết hợp một card “CrossFire Edition" với một card "CrossFire Ready" để khiến chúng làm việc cùng nhau.

Mặc dù hiện tại ATI và AMD đã hợp nhất. Khi xây dựng hệ thống, nếu muốn sử dụng công nghệ đồ họa kép ngon lành một nguyên tắc bất thành văn vẫn là nVIDIA SLI cho AMD AM2 và ATI Crossfire cho Intel Core 2 Duo.

Một bộ nguồn đủ khỏe là yếu tố cần thiết khi mua card đồ họa: Card đồ họa tầm trung và cao cấp thường yêu cầu PSU từ 400-500W trong khi để thiết lập đồ họa kép như sử dụng CrossFire Radeon X1900 XTX cần bộ nguồn tối thiểu là 550W.

----------

tiếp tục:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế tóm lại GPU là cái gì? Đo = chỉ số gì? Nên đạt mức độ thế nào?
 
chỉ số này hơi khó để biết:D
trong các bảng báo giá,người ta không ghi chỉ số này.Muốn biết thì chỉ còn cách...hỏi người có kinh nghiệm thôi!
 
Tiếp tục nhé:D
chúng ta sẽ tìm hiểu về mainboard-1 bộ phận không thể thiếu được trong máy tính.(mình chia ra nhiều bài nhỏ để cho đỡ dài:d)
Bo mạch chủ(MainBoard-MB) là bản mạch in chính trong thiết bị điện tử. Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng khác. Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng. Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.

Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật "mệt mỏi" để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.

945P-G: Các thông số đi sau hiệu mainboard này là tên mã của dòng sản phẩm đó, cái tên này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên bạn có thể dùng nó để tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về loại sản phẩm này. Chữ G đi sau thể hiện mainboard này có tích hợp card đồ họa.

------------------------------
[marquee]mainboard [/marquee]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chipset

Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.

Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.

Một điều nữa muốn nhắc bạn đó là sau khi chọn CPU, khi chọn Mainboard bạn hãy xem xét kĩ xem chipset của mainboard đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn hay không, về việc này bạn có thể hỏi người bán cho chắc ăn. J

(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó có nghĩa là bạn có thể mua mainboard hỗ trợ Core 2 Duo để chạy chip Dual core, Pen4 hay Celeron cũng được, miễn là cùng số Socket.

Socket

Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ. (Của INTEL có thể là 478 hay 775, của AMD có thể là 754, 939, hay AM2)

--------------------------------
[marquee]mainboard [/marquee]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
CPU

Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium Dcủa Intel và Athlon của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754, AM2 còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.

Vì vậy khi chọn MB bạn còn phải cân nhắc xem mình định mua loại CPU nào để có thể chọn đúng bo mạch chủ tương ứng, nhưng yên tâm, việc chọn lựa cho đúng này các nhân viên cửa hàng sẽ làm giúp bạn, điều bạn cần quan tâm ở đây là chọn các thông sô cho phù hợp, và để biết rõ bạn đang mua thứ gì, và nó làm được gì!

----------------------------------
[marquee]mainboard [/marquee]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
RAM (Ramdom Access Memory)

Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

2xDual DDR2 533/667(Max 4GB Ram): trên bo mạch chủ này có 2 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 533 hoặc 667Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 4GB Ram tức là tổng dung lượng Ram tối đa mà bo mạc chủ hỗ trợ, ở đây là 4GB tức bạn có thể lắp 1xRam4GB, hoặc 2xRam2GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam2GB để tận dụng công nghệ Dual. Và bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm Ram, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các mainboard loại microATX thường có 2 khe cắm Ram, nếu có ý định nâng cấp ram trong tương lai bạn nên chọn main board có 4 khe cắm Ram.

---------------------------------
[marquee]mainboard [/marquee]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên