Tiếu ngạo giang hồ _ Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung

Đào Thu Hà đã viết:
Đáng tiếc con Nga dạo này không online, để nó lên đây ca ngợi Lâm Bình Chi :mrgreen: Kể ra, dù phim chán đến đâu mình cũng phải cố theo dõi đến đoạn Đông Phương Bất Bại cầm kim thêu đánh nhau!
Mọi người ai đã đọc Thiên Long Bát Bộ hoặc đã xem phim rồi thì giải thích hộ tớ xem tiêu đề này có nghĩa là gì, gắn với nội dung truyện như thế nào với! Tên tiếng Anh của truyện này là "Half God anh Demi Evil", chẳng hiểu gì cả!

Hallo một ổ con gái mê truyện kiếm hiệp, a special greeting to Đào Thu Hà. Vấn đề em thắc mắc nó là như thế này:

- Thiên long Bát Bộ nói lên sự phức tạp đa dạng của con người. Có thể thấy trong Thiên Long Bát Bộ - Lục Mạch Thần Kiếm có rất nhiều nhân vật, tầng tầng lớp lớp đan xen với nhau tạo thành mấy tuyến chính, hết sức đồ sộ và phức tạp. Theo kinh của Phật giáo đại thừa (thuyết cỗ xe lớn: độ cho mình và cho cả chúng sinh >< tiểu thừa = cỗ xe nhỏ: chỉ độ đc cho mình) thì khi Phật giảng kinh, có tất cả 8 loại quỷ thần đến nghe. Những loại quỷ thần này có hình dáng giống người nhưng ko thực sự là người. Các nhân vật trong truyện TLBB cũng vậy, có kẻ mang hình người mà ko có nhân tính, trái lại có những á quỷ ko còn ra dáng dấp con người thì lại "người" hơn ai hết. 8 loại quỷ thần là: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia ... Thiên và Long đứng đầu nên 8 loại quỷ thần này đc gọi là Thiên Long Bát Bộ

- Chính vì thế giới quỷ thần nửa thánh thiện nửa tội lỗi này mà tên tiếng Anh dịch ra là Demi-God and Demi-Evil (chứ ko phải Half God ...). Cách dịch này khá thoát và là dễ hiểu đối với độc giả phương Tây ko am tường Phật giáo.

... Có lẽ thế nhỉ, dân Ams lắm người mê KD ghê ...
 
Một số chi tiết thường gặp trong truyên KD

-Một gã ngố tàu chẳng hiểu gì về đời, lang thang trên giang hồ bất ngờ tìm được bí kíp võ học ( trong sơn động, dưới thung lũng..) cứ thế luyện theo và từ một tên vô danh tiểu tốt trở thành đệ nhất cao thủ trong thời gian ngắn ngủi.
- Nuốt phải vật cực độc (vạn độc chi vương) sau đấy bị rắn cắn hay tên độc bắn phải hầu hết đều ngất đi vì sợ :mrgreen:
-Học được 2,3 loại võ công thượng thừa bất kể chính tà và "may sao" là chúng ko đánh nhau chan chát trong người.
-Chẳng bao giờ thành danh với võ công bản môn.
-Nội công thường "vô tình" lấy được của người khác nhờ tuyệt chiêu may mắn học được song khi nhắc đến chú nào cũng chối đây đẩy:"Eo ơi,XYZ ta mà thèm học cái thứ tà môn ngoại đạo ấy à":lol:
- Dù dở hay tốt, giỏi hay dốt, xấu hay đẹp , lúc nào cũng có vài em sắn sàng vì "chết vì chàng" và ý trung nhân là người có tình ý trước.
-Vợ thường là lá ngọc cành vàng.( Nhưng rất vô tư cùng các chàng đi khắp nơi)
-Rất xông xênh về tiền bạc, tha hồ mà hành hiệp trượng nghĩa,chán đời thất tình thì nốc rượu,bị thương cứ việc xé quần áo ra mà băng bó.Ngoại trừ Đoàn Dự là cậu ấm, Tiêu Phong thì ăn xin,Chu Thông có ngón "diệu thủ" ,còn lại chắc toàn lấy tiền của người yêu ( chứ chẳng lẽ hết tiền thì đào tường khoét vách nhà người ta còn gì là hào khí anh hùng nữa)
-Tên nào cũng ít nhất 1 lần tự nhủ : "Ta sẵn sàng chiều theo mọi ý thích của nàng. Giả sử nàng có bảo ta làm việc đại ác, ta cũng chẳng từ..." đến lúc gặp việc trọng đại thì vẫn phải giữ cái sĩ diện của ta trước đã ( Lệnh Hồ Xung ko gia nhập Ma giáo, Đoàn Dự cứ dồn cho Mộ Dung Phục tả tơi, Quách Tĩnh suýt thì quay về làm Kim Đao phò mã, cho Hoàng Dung đi bán muối) Xem ra chỉ có Du Thản Chi mới xứng danh si tình.:)
-Mấy gã khù khờ ban đầu qua vô số lần gặp may mắn, cuối cùng bao giờ cũng hạnh phúc với vợ đẹp con khôn ( Hư Trúc còn từ thằng quét lá đa sân chùa một bước lên vua) .Còn những tên có thực tài, chỉ bằng khả năng của mình mà vang danh thiên hạ thì kết cục rất bi đát ( Tiêu Phong thảm tử, Mộ Dung Phục hóa điên)

Còn chi tiết nào, các bạn bổ sung giúp nhé :)
To Zz:mày đúng là sinh cùng ngày với tao có khác, tao cũng thích lão Hoàng Dược Sư. Bắt tay cái nào.
 
Đào Thu Hà đã viết:
Các bạn thân mến, đài truyền hình Hà Nội sắp sửa chiếu seri phim Tiếu ngạo giang hồ _ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Dung. Để các bạn khỏi có ấn tượng lệch lạc về tác phẩm này, tớ xin được giới thiệu đôi nét về cái hay của "Tiếu ngạo giang hồ" nói riêng và truyện kiếm hiệp của Kim Dung nói chung.
Tớ là một người ít tiếp xúc với chữ nghĩa, thế mà cũng đọc ngấu nghiến hết cả bộ truyện xấp xỉ 3000 trang chỉ trong có 6 ngày. Phải nói là truyện hay là do nhân vật hay. Nhân vật chính là Lệnh Hồ Xung, sẽ do anh Lý Á Bằng đóng. Nhấn mạnh với mọi người là anh ý đóng Tiếu ngạo giang hồ trước rồi mới đóng chàng ngốc Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu, vì vậy mọi người đừng nhầm lẫn là Lệnh Hồ Xung cũng ngốc như Quách Tĩnh nhé :) Điểm nổi bật ở nhân vật Lệnh Hồ Xung là mồm mép dẻo quẹo, tán gái rất giỏi, tài năng đầy mình, coi nhẹ sinh tử. Lý Á Bằng thể hiện vai này được đánh giá là diễn rất đạt những đoạn đùa, chơi xỏ, nịnh hót nhưng hơi thiếu sự dũng cảm và hào hiệp ở con người này. Nhưng tớ không tin là anh ý có thể đóng đạt ngay cả những đoạn đùa và nịnh đó.
Tiếu ngạo giang hồ được viết vào những năm 1960 nhưng tư tưởng của tác giả đã vô cùng tiến bộ, điển hình là việc trong truyện có 3 thằng "thái giám" và 2 thằng gay. Nếu không có một Thiên long bát bộ đậm chất Phật giáo thì có lẽ người đọc sẽ cho là Kim Dung rất thích phỉ báng Phật học, bởi trong Tiếu ngạo ta bắt gặp một bà ni cô mở miệng ra là thóa mạ, một ông hòa thượng không giữ bất cứ một giới nào: ăn thịt, uống rượu, giết người, trộm tiến, lấy vợ, sinh con, một tiểu ni cô động lòng phàm tục yêu anh chàng hơn mình 10 tuổi. Nói chung là có rất nhiều tình tiết quái đản.
Tiêu đề của truyện này theo tớ là rất sát với nội dung. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, ta thấy có tiếu, có ngạo, có giang hồ, tất nhiên là có cả khúc nhạc "tiếu ngạo giang hồ" nữa. Giới thiệu luôn, avatar của tớ chính là bìa truyện ở Singapore. Cái bìa truyện ở Việt Nam vẽ như dở hơi, cho Lệnh Hồ Xung cài một cây kiếm sau lưng, rồi lại để hắn giắt thêm một kiếm nữa ở thắt lưng (làm gì có ai mang kiếm kiểu đấy?) Bìa các truyện khác cũng thê thảm chẳng kém, thí dụ như Lộc Đỉnh Ký: nhân vật Vi Tiểu Bảo được vẽ với mái tóc đầy đủ trong khi thời nhà Thanh buộc nam tử hán phải cạo nửa đầu. Bìa Anh hùng xạ điêu cho Quách Tĩnh hướng cung bắn chim điêu về bên phải, còn đầu con ngựa y cưỡi thì lại quay sang bên trái. Kinh dị nhất là bìa bộ Thần điêu đại hiệp vừa xuất bản, bìa hoa hoè hoa sói đẹp kinh dị, Dương Qua hai tay cầm cương ngựa, trong khi Thần Điêu đại hiệp phải cụt một tay mới đúng. Hỡi ôi! Thế mới biết cái gì rơi vào tay Việt Nam mình cũng hỏng cả!
Dù sao thì tớ cũng rất mong chờ đến lúc được xem nhân vật võ hiệp mà mình yêu thích được thể hiện trên truyền hình. Mọi người ai đọc truyện rồi, chúng ta cùng bàn luận để đỡ cái dài cổ chờ phim nào!
Hà trông cù lần thế mà cung đọc truyện à .... kểnghe hay dấy ...Nhưng hỏi 1 câu nhé : Tất cả những bộ truyện của KD tên gì ! Thế cái gi hay nhất ?
 
Để bố sung kiến thức về chưởng Kim Dung 1 cách nhanh chóng nhất mời bạn Hải lên www.vietkiem.com hoặc www.nhanmonquan.com
Mọi ng có để ý là tất cả các nhân vật nam chính thì dc rất nhiều cô mê 1 lúc nhưng các nhân vật nữ thì giỏi lắm là 1 thằng để ý 0?Sao lại thía nhi?Bất công vô lí quá! :D
 
Anh Tuyên nói sai rồi, tên tác giả không phải được dịch là Dung đâu :D Tên ông này phiên âm tiếng tàu là Jin Rong, tên thật là Tra Lương, vì vậy tên tiếng Anh thường được dịch là Louis Cha. Mấy người Việt Nam sang nước ngoài mở hàng phở toàn phải lấy tên biển hiệu là Dzung mặc dù tên bà chủ không có chữ z đấy :D
Xin được nói về "phái đẹp" trong truyện của Kim Dung. Nói chung, đã là nữ trong truyện của Kim Dung thì phải đẹp, không đẹp thì cũng phải "đã từng đẹp" (thí dụ như Lý Thu Thủy trong Thiên long bát bộ, A Ly trong Ỷ Thiên Đồ Long ký), hiếm thấy có người xấu (hình như có mỗi bà vợ Sát nhân danh y trong Tiếu ngạo giang hồ). Thế nhưng quan niệm về phụ nữ đẹp của Kim Dung cực kì hạn hẹp, chỉ có mấy chứ "Mặt trái soan, da trắng như tuyết", tuyệt nhiên không có một khiếm khuyết nào. Tác giả cũng không ngại dùng rất nhiều cụm "người ngọc". Nhưng theo điển tích Trung Hoa thì "người ngọc" nói về một anh chàng da rất trắng, ngồi trên một cỗ xe dê trắng kéo, khiến mọi người nhìn thấy đều tưởng đó là một pho tượng bằng ngọc, tức là nói về con trai, vậy mà người ta dùng lâu ngày hóa ra nói về con gái. Tất cả các cô gái trong truyện đều đẹp chung một kiểu, chẳng thấy cô nào da bánh mật, mặt bánh bao cả, mặc dù đẹp có rất nhiều kiểu. Chính vì tác giả không chịu đổi đi nên có những lúc như trong Lộc Đỉnh ký, 7 cô vợ của Vi Tiểu Bảo đều hao hao giống nhau, không có cô nào nổi bật, thậm chí chìm nghỉm nhất là A Kha vì vẻ đẹp của cô nàng này đã quá nhàm trong 15 bộ tiểu thuyết trước đó của Kim Dung.
To Thanh Hải: Mày bắt bẻ tao cái gì đấy? Kim Dung viết trong 17 năm, viết 15 bộ tiểu thuyết: Thư kiếm ân cừu lục, Việt nữ kiếm, Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện, Liên Thành Quyết, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Thiên Long bát bộ (hay Lục Mạch thần kiếm), Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Bạch Mã khiếu Tây Phong, Bích huyết kiếm, Uyên ương đao, Lộc Đỉnh ký (Rất xấu hổ vì không nhớ thứ tự :cool:
Nhưng thực ra Kim Dung viết 16 bộ tiểu thuyết, tác giả lấy 16 chữ đầu tiên của chúng viết thành 2 câu đối, ai biết bộ tiểu thuyết thứ 16 là gì, nói cho mình biết với!
 
Trời đất, Phương ơi, sao mày cắt cái ảnh Tiểu Long Nữ bé xíu vậy? Trông xấu quá à! Cho vào Photoshop cắt bớt chữ phía dưới, phóng to lên một tí đi, hoặc là attach ảnh cho mọi người xem cũng được, trông cái ảnh bé tẹo mất hết cả cảm tình :shock:
 
em lại tưởng chỉ có 14 bộ thôi:
Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên
hình như là 2 bộ còn lại người ta ko mò ra được, em cũng ko rõ nữa
 
Trời mấy em này thông thạo 16 bí kíp võ học,tuổi trẻ tài cao,thiên hạ sắp có trận bão táp
 
hi` có viết 16 bộ nhưng 2 bộ kia là viết sau khi đã làm ra câu đối này rồi nên trong câu đối chỉ có 14 bộ thôi:)
 
khiếp sao mọi người ai cũng đọc thế nhỉ, ghê wa. thôi, về nhà, thuê ngay mới được. :D
 
Đào Thu Hà đã viết:
Xin được nói về "phái đẹp" trong truyện của Kim Dung. Nói chung, đã là nữ trong truyện của Kim Dung thì phải đẹp, không đẹp thì cũng phải "đã từng đẹp" (thí dụ như Lý Thu Thủy trong Thiên long bát bộ, A Ly trong Ỷ Thiên Đồ Long ký), hiếm thấy có người xấu (hình như có mỗi bà vợ Sát nhân danh y trong Tiếu ngạo giang hồ). Thế nhưng quan niệm về phụ nữ đẹp của Kim Dung cực kì hạn hẹp, chỉ có mấy chứ "Mặt trái soan, da trắng như tuyết", tuyệt nhiên không có một khiếm khuyết nào. Tác giả cũng không ngại dùng rất nhiều cụm "người ngọc". Nhưng theo điển tích Trung Hoa thì "người ngọc" nói về một anh chàng da rất trắng, ngồi trên một cỗ xe dê trắng kéo, khiến mọi người nhìn thấy đều tưởng đó là một pho tượng bằng ngọc, tức là nói về con trai, vậy mà người ta dùng lâu ngày hóa ra nói về con gái. Tất cả các cô gái trong truyện đều đẹp chung một kiểu, chẳng thấy cô nào da bánh mật, mặt bánh bao cả, mặc dù đẹp có rất nhiều kiểu.

Kim Dung vốn xuất thân từ dòng dõi khoa bảng danh gia, từ nhỏ đã thấm nhuần văn hóa và tư tưởng cổ điển Trung Hoa nên việc ông miêu tả tất cả phụ nữ trong tác phẩm với cùng một khuôn mẫu cũng dễ hiểu. "Mặt trái soan, da trắng như tuyết,mình mai vóc hạc, mi thanh mục tú..." vốn là quan niệm truyền thống trong việc đánh gia dung mạo của người con gái, đặc biệt là với các gia đình quý tộc(nên nhớ KD cũng xuất thân từ tầng lớp thượng lưu). Còn cái kiểu đẹp " da bánh mật, mặt bánh bao" ( bạn Nga nghe thấy thì chết :mrgreen: ) như mày nói thì chỉ là tướng nông phu lực điền thôi, sao có thể hợp với cốt cách quý phải của các tiểu thư với phu nhân trong truyện của ngài được.
 
Nhân tiện đang nói về văn hóa cổ Trung Quốc, xin hỏi có bạn nào hứng thú với thuyết Ngũ hành trong tác phẩm KD? Mình vừa đọc đựoc một số tài liệu khá hay về Ngũ hành, post lên đọc cho đỡ buồn.
Ngũ hành và bát quái là cơ sở triết học cổ Đông phương nhằm thể hiện quan niệm về tự nhiên cũng như sự biến hóa và giao hòa trong vũ trụ.
Người xưa quan niệm có 5 chất cơ bản : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 chất này bổ sung và chế ngự lẫn nhau trong 1 chu trình Sinh_Khắc khép kín:
Tương sinh: Mộc sinh hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc.
Tương khắc: Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ,Thổ khắc Thủy,Thủy khắc Hỏa.
-Kim tượng trưng cho hướng Tây ( màu trắng)
-Thủy hướng Bắc ( màu đen)
-Mộc hướng cho Đông ( màu xanh)
-Hỏa hướng Nam ( màu đỏ)
- thổ thuộc Trung 9 màu vàng)
Trong các tác phẩm của Kim Dung, chúng ta thấy ông đã vận dụng khá nhiều thuật Ngũ hành vào các bí quyết võ công cũng như trong việc xây dựng hệ thống nhân vật và các mối quan hệ, tình tiết của truyện.
Ví dụ như Võ lâm ngũ bá ( AHXD) gồm có Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Đoàn Nam Đế , Bắc Cái Hồng Thất Công và Trung thần thông Vương Trùng Dương. Năm người này đại diện cho năm hành. Ta thấy về luân chuyển sinh khắc và màu sắc là hoàn toàn phù hợp:
- Chú cháu Âu Dương Phong đến từ Bạch đà sơn Tây vực, mặc quần áo trắng toát, đến cả đàn lạc đà cũng màu trằng, là mệnh kim.
-Hoàng lão tà câu cá ngoài Đông hải, lại sống trong vườn đào, thích mặc áo xanh ( còn có 1 ngoại hiệu là thanh bào quái khách), mạng Mộc.
-Hồng Thất Công ăn xin phía Bắc ( Bắc Cái), bẩn quá mặt mày đen đúa, chính thị mệnh thủy.
- Nhất Đăng đại sư ở nước Đại Lý phương Nam, mặc cà sa đỏ, mệnh hỏa
- Vương Trùng Dương ở miền trung, mạng Thổ. Sau vì lão chết nên tác giả mới xây dưng nhân vật Chu Bá Thông thế vào để đảm bảo hài hòa trong Ngũ hành.
Hỏa khắc Kim nên Cáp Mô Công của Tây độc chỉ có Nhất Dương Chỉ của Nhất Đăng đại sư mới khắc chế được ( nhưng truyền cho Vương Trùng Dương để ngăn chặn âm mưu cướp Cửu âm chân kinh của ADP)
Mộc khắc Thổ nên Lão Ngoan Đồng mới bị Hoàng lão tà chế phục suốt 15 năm trên đảo Đào Hoa, bắt chép lại Cửu âm chân kinh để lão tế ái thê.
Trên đỉnh Hoa Sơn lần luận võ thứ hai, Hoàng Dược sư bị Âu Dương phong đánh cho te tua vì Kim khắc Mộc
Vương trùng Dương có thể thắng Hồng Thất Công ( Thổ_thủy), cũng như lão ăn mày có thể đả được Đoàn Nam đế( Thủy_hỏa) nhưng mấy lão đều tử tế cả nên chưa thấy đánh nhau chí tử bao giờ...
Ta còn bắt gặp thuyết Ngũ hành trong yếu quyết hành công của phái Toàn Chân la " ngũ khí triều nguyên" là 5 tạng trong cơ thể con người : tâm ( hỏa), can (mộc) ,tỳ (thổ), phế ( kim), thận(thủy).
"Mắt không nhìn thì hồn ở can,tai không nghe thì tinh ở thận, lưỡi không nếm thì thần ở tâm,mũi không ngửi thì phách ở phế, tứ chi không động thì ý ở tỳ. Đó là ngũ khí triều nguyên".

Sơ sơ thế đã, còn Ngũ nhạc kiếm phái để tìm hiểu sau. À nhưng tớ không hiểu tại sao lại là Lục Mạch thần kiếm nhỉ? Sao ko phải là Ngũ mạch chứ? Chẳng hiểu trong kinh Phật có gì liên quan ko nhỉ? Bạn nào biết giải thích giúp tớ cái.
 
Hình như Kim Dung rất thích số 7. Các nhóm người trong truyện của ông hầu hết là có 7 người, thí dụ như Giang Nam thất quái, Võ Đang thất hiệp, Thất tử Toàn Chân... Đáng tiếc là mấy nhóm này kiểu gì cũng có một hai người bỏ mạng rất sớm :D
 
"Hình như Kim Dung rất thích số 7. Các nhóm người trong truyện của ông hầu hết là có 7 người, thí dụ như Giang Nam thất quái, Võ Đang thất hiệp, Thất tử Toàn Chân..."
hihi, em đang định nói thế:D :p
 
Sơ sơ thế đã, còn Ngũ nhạc kiếm phái để tìm hiểu sau. À nhưng tớ không hiểu tại sao lại là Lục Mạch thần kiếm nhỉ? Sao ko phải là Ngũ mạch chứ? Chẳng hiểu trong kinh Phật có gì liên quan ko nhỉ? Bạn nào biết giải thích giúp tớ cái.

Bàn tay năm ngón, ngón cái có 2 kinh mạch, mỗi ngón còn lại có 1 kinh mạch = lục mạch.
 
Lục Mạch thần kiếm và Nhất Dương chỉ là 2 bí kíp võ công bậc nhất của họ Đoàn Đại Lí.Lục Mạch thần kiếm là tên đầu tiên của Thiên Long Bát Bộ,sau mới đổi.Vì cái tên Thiên Long bát bộ mang ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.
 
Back
Bên trên