Tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ 2 của VN?

Tớ thì tớ thấy chẳng có gì phải biến tiếng Anh thành official language. Nếu thích học thì vẫn học được. Và quan trọng, mình có ngôn ngữ của mình, sao phải lôi thêm ngôn ngữ ngoài - công cụ thôi, chứ chẳng phải nghiên cứu gì - để làm ngôn ngữ chính thức. Nghe nói bọn TQ, người nước ngoài vào làm ăn, phải nói tiếng TQ, có thể cùn, không hội nhập, nhưng thế là giữ được bản sắc và cái tự trọng của chính mình. Tại sao mình phải nhường họ, họ vào nước mình làm ăn phải nói tiếng mình, mình ra nước họ làm ăn thì mình nói tiếng họ. Học hành song song không hề mâu thuẩn, trên thế giới thì sử dụng ngôn ngữ chung. Nhưng khách đến nhà, chẳng việc gì phải nhường khách cả.

Nói chung không cần thiết và chẳng relevant gì đến chuyện phát triển. Các bố trong lãnh đạo + giới hs sv trẻ cứ học thật tốt, làm ăn được hết.
 
Đúng goài , ngôn ngữ không chỉ là ...ngôn ngữ, nó còn là cái gì khác to lớn lắm kìa...em không biết...đại khái là có ai đó nói là "Tiếng Việt còn thì nước Nam còn ", đại khái là ngôn ngữ rất là ...to.
Không thể chỉ vì lý do để cho tiện mà đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai , tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất.
Tiếng Anh thì cần thiết thật, nhưng cho dù tất cả người Việt đều biết tiếng Anh thì cũng không thể coi là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Điều đó chỉ là tạm thời...biết đâu ...còn tiếng Việt , tiếng mẹ đẻ là ngàn năm văn hiến ,không thể sánh ngang.
 
Hình như hôm nay rằm, phải ăn chay, nói chay. Xoá rồi :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hí, Linh cứ bắt bẻ câu chữ. Ví dụ trong nhà Vũ có Linh với cả Tí. Bố mẹ tham gia chương trình Ở nhà chủ nhật chẳng hạn, sẽ giới thiệu bé Tí là đứa con thứ 2 trong gia đình. Thế phải chăng bố mẹ trọng Linh hơn, còn Tí ko phải là con chính thức, -- chỉ nuôi đến đủ tuổi rồi bán đi lấy tiền :D

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, vậy nên biết càng nhiều ngôn ngữ thì vốn giao tiếp càng nhiều, hiệu quả giao tiếp ((c) Linh) càng cao. Các nước đa sắc tộc như Sing và Ấn độ như vậy cần đến việc chính thức hóa một số ngôn ngữ để tạo mặt bằng giao tiếp giữa các thành phần trong xã hội. Còn Việt Nam muốn đẩy nhanh hội nhập quốc tế có hai cách để có được tiếng nói chung với thế giới: (1) bắt cả thế giới học tiếng Việt, hoặc (2) chúng ta cố gắng học thêm thứ tiếng thông dụng để tạo điều kiện ngôn ngữ cho giao tiếp. Tất nhiên là việc nhận thêm một quốc ngữ nữa và học ngoại ngữ là hai việc khác nhau, etc.

Cần phải tính đến nhiều vấn đề, mà trước hết là tiêu chuẩn chọn ngôn ngữ đó. Mình nghĩ ngay cả việc đề xuất chính thức hóa tiếng Anh mà ko phải là ngôn ngữ khác cũng mang tính bột phát. Có thể tham khảo những con số để quyết định: chúng ta đứng trước lựa chọn giữa một ngôn ngữ có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới (tiếng Tàu) và một ngôn ngữ hiện đang thông dụng nhất trong thông tin liên lạc (tiếng Anh). Vấn đề còn liên quan đến chiến lược kinh tế chính trị của nước ta. Mình có anh bạn người Mỹ từng băn khoăn giữa việc chọn học tiếng Tàu và tiếng Ảrập, và được lời khuyên như sau: nếu muốn thành đạt trong thời gian trước mắt thì nên học tiếng Ảrập, nếu muốn đầu tư dài hạn cho tương lai thì nên đi học tiếng Tàu. Mình nghĩ chúng ta sẽ ở trường hợp tương tự như anh bạn đó (khi phải chọn lựa giữa tiếng Anh và tiếng Tàu).

Tất nhiên là anh bạn của mình biết tiếng Anh rồi, nên ví dụ trên hơi khập khiễng :"> Gì chứ, mình sẽ cho con mình học tiếng Anh, và gả cho nó một thằng Tàu (hoặc gốc Tàu cũng được :p :p)
 
Thế giới tự dưng để ra các thứ tiếng khác nhau làm gì nhở, bắt con nhà người ta è cổ ra học, tự nhiên tốn tiền thi cử, vớ vẩn quá...
 
Chào bạn Đàm Linh,

Tuy vào đây không đọc được gì nhưng tớ đã có "diễm phúc" "chứng kiến" từ đầu đến cuối bài viết của bạn. Tớ rất bất ngờ đấy ;)

Nếu muốn lằng nhằng cãi nhau thì dài, nhưng tớ biết trình độ mình hạn hẹp, một sinh viên cực dốt, cho nên tớ nói luôn mấy ý mà bài trên diễn đạt quá ngu xuẩn.

Nếu nói chung chung, "an official language", thì chắc không ai hiểu nhầm là vứt Việt lấy Anh bạn ạ, vì ở đây không cần phân biệt số đếm, cả hai cùng là ngôn ngữ chính thức thì nói vậy cũng không sai đâu. Ví dụ bạn có em, người khách chỉ nhìn thấy em bạn và bảo "Cháu là con bố mẹ cháu" thì chắc cũng không có ý bảo bạn không phải. Đúng không?

Rất đơn giản, chúng ta không cần công nhận Tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 vì, chúng ta đã có tiếng Việt. Tớ cảm thấy là mình dùng tiếng Việt chưa được tốt, chưa được chuẩn, nhiều học sinh, nhiều người cũng vậy. Và cá nhân tớ nghĩ rằng, bạn rất "muốn" Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai vì bạn giỏi tiếng Anh, bạn có thế mạnh so với những bạn kém và dốt khác, như tớ. Tớ từ bé đến giờ lêu lổng, học được vài chữ tiếng Anh, được đi CCI, rồi rớt vào trường Đại học đểu, nhưng cũng đủ khả năng viết Essay được B+, đôi khi A, làm research, nói năng mọi người hiểu, không thấy ngượng. Tớ nghĩ nếu muốn học thì sẽ học được, bằng không nếu công nhận Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, sẽ lại nảy sinh tình trạng bắt ép học sinh học thứ mình không muốn, các bạn Pháp, Nga, Trung... thấy bất công, các bạn học kém thì không muốn vác thêm cái của nợ (đối với họ) vào thân. Điều này chẳng khác gì bắt bạn giỏi Anh mà phải học thêm chuyên Toán sao? (trừ khi bạn giỏi Toán nốt thì tốt) Thế có lý giải được không ạ? Các bác lãnh đạo nên học, mọi người nên học, chứ không nhất thiết phải thành ngôn ngữ chính thức. Các trường hợp nước có hai hay nhiều ngôn ngữ chính thức tớ nghĩ là do từ lúc thành lập hoặc dân di cư nói tiếng khác đông quá mới thế, chứ không ai bắt họ phải nói tiếng này tiếng nọ. Nhìn lại Việt Nam xem, có như vậy không bạn?

Và cuối cùng là ví dụ về Trung Quốc. Điều này tớ nghe bố tớ nói, nên tớ cũng chẳng dám bốc phét gì hơn. Tớ chỉ thấy hơi bị kém miếng so với các nước vì mình tiếp đón các lão nước ngoài sang đây lúc nào cũng phải tiếng Anh, tiếng nước nó, học cho bằng được. Ồ tất nhiên phải chiều lòng người ta, nhưng chúng ta là chủ nhà, họ sang làm ăn, họ phải học tiếng Việt!!! Giống như chúng ta sang Mỹ học, chúng ta học tiếng Anh, nhưng nếu như sinh viên Mỹ sang Việt Nam mình học, học phải qua các kỳ thi tiếng Việt, phải nói tiếng Việt. Điều này không xung đột với các hoạt động mang tính văn hóa thể thao (giống kiểu SEAGames...). Và tớ cũng đâu có nói là mình ra nước ngoài mình nói tiếng Việt? Bạn đưa ví dụ rồi lại "nhét" vào mồm tớ, là không đẹp rồi.

Mình chỉ nói được vậy thôi, mong rằng bạn Đàm Linh hiểu được. Cũng mong bạn giữ thái độ đẹp hơn trong bàn luận trực tuyến.

Kính bạn một phát.
 
Hí, tiếc quá không kịp xem bạn Linh múa võ. Mod nào có thể undelete/rewind được đoạn chưởng vừa rồi thì em cảm ơn lắm lắm!!!

Thấy ông Vũ và mọi người chú tâm đến việc Việt Nam muốn tiếng Anh là "ngôn ngứ chính thức," tớ lại thấy thế này: Việc muốn tiếng Anh là tiếng chính thức có thể là một cách mà các nhà giáo nghĩ sẽ thúc đẩy việc học tiếng Anh nhanh và mạnh hơn của các học sinh.

Thật ra thì mục tiêu ultimate của các nhà lãnh đạo, theo tớ nghĩ, là muốn nhân dân Việt Nam và đất nước Việt thoát khỏi rào cản ngôn ngữ, hội nhập với thế giới (bằng TA... assuming TA will remain dominant). Nhưng xem ra nếu chỉ biến TA thành một môn chính thức hình như chưa đủ. Học trong trường không có tiến triển, nay có lẽ ta phải học cả trên đường, ở nhà? Để làm vậy, biến TA thành ngôn ngữ chính xem ra là cách hợp lý.

Nhưng hợp lý không đồng nghĩa với rất khả thi. Muốn dân nói một tiếng khác đâu có dễ. Các nước khác bị đô hộ đâm ra mới nói tiêng nc ngoài giỏi. Nay ta phai tự đô hộ ta với tiếng Anh mới đựợc. Thế hệ ta (cái ý này tớ post lâu rồi) phải học TA cho giỏi, thì mới mong chuyền được đến cho con cháu. Quá trình thêm ngôn ngứ chính thức phải tiến triển in terms of generations. Nếu ta có ý thức, tự tôn tự tạo tự hào, thì con cháu chúng ta nói TA thôi.

Ông Vũ nói chí phổ. Sao mình phải lấy tiếng bọn nó làm tiếng mình? Mình chỉ học cho biết, cho giỏi là được, sao phải "official" làm đếch gì. Official hay unofficial cũng không có ý nghĩa gì nhiều, cốt ta nói TA sõi là được rồi chớ.
 
chà chà, mấy hôm kô vào topic này mà mọi người đã góp vui đông đủ quá:). Chị Linh ơi, em cũng muốn có diễm phúc đựoc đọc bài của chị:)
Mấy ngày nay cũng có suy nghĩ mãi về cái này và em vẫn thấy là cái ý tưởng này nó kì kì thế nào ý...Bây giờ cứ tính đến việc VN nhà mình đang nằm cạnh 1 cái thằng khổng lồ to đùng đòang là TQ thế mà mình lại chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của mình trong khi cái tiếng của nó giờ cũng đang được nhiều nước đưa vào giảng dạy..Riêng cái vấn đề về politics đó thì giải quyết thế nào đây

Còn như các nước nhiều sắc tộc như Ấn, Sing như chị Nhung có nói thì thực ra nó là chọn TA là vì dân nó nhiều sắc tộc quá, chọn 1 ngôn ngữ của 1 nhóm thì lại conflict thành ra chọn cái thằng neutral là TA để dùng vậy, đỡ thiên vị ai:). VN mình thì đa số (chín mấy % ý nhỉ) là người Kinh thì Vietnamese là quá được rồi còn gì:p...

hehe, em cũng học A1, cũng đã từng biết cái thằng Mẽo nó ntn, đã dùng TA được 1 thời gian nhưng thực sự vẫn thấy TA kô thể trở thành second language của VN đựơc:) CHỉ nên stop ở chỗ là 1 ngôn ngữ để học thôi..
 
Từ lúc post bài đến giờ bận quá nên hôm nay mới mò vô được. Bài của Đàm Linh chắc là gay cấn lắm hay sao mà nhiều người đòi 'tua' lại thế nhỉ?

Anywayz, hồi nãy mình vô trang CIA Factbook thì thấy bọn nó ghi là "English - increasingly favored as a second language". Không hiểu bọn CIA này dựa trên tiêu chuẩn gì mà ghi như thế nhỉ. Ngay cả mà lấy những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hay Hải Phòng ra để khảo sát thì mình thấy tiếng Anh vẫn chưa đến mức phổ biến đến mức được gọi là ngôn ngữ thứ hai, chứ đừng nói chi cả nước VN hơn 80 triệu dân. Ai biết có thể giải thích hộ được không?

Quay lại chủ đề chính, ý kiến của mình là mình ủng hộ việc nhà nước khuyến khích dạy và học tiếng Anh nhưng còn chuyện biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 để đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế và văn hóa với thế giới thì cần phải xem xét lại. Thứ nhất, với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa của VN hiện nay thì nói thật là ý tưởng biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai hơi...viễn vông. Để có thể đầu tư về phương tiện giảng dạy, trường lớp và quan trọng nhất là đào tạo ra được một đội ngũ giáo viên có thể dạy tất cả các môn bằng tiếng Anh thì phải nói là vô cùng tốn kém, và với ngân sách giáo dục 'chật vật' như hiện nay của VN thì điều này dường như không tưởng. Chỉ mới chương trình tăng cường tiếng Anh cấp 1 thôi mà đã có biết bao nhiêu vấn đề nan giải xảy ra. Nói về mặt văn hóa và xã hội thì trừ Sài Gòn hồi xưa có liên hệ kha khá với chú Mỹ còn thì những nơi khác thì hoàn toàn không dính dáng gì đến Anh hay Mỹ. Ngôn ngữ không chỉ là về tiếng nói, chữ viết mà còn là văn hóa, con người...Mình nghĩ những nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển có được số người nói tiếng Anh khá là một phần do các nước này ở nằm gần Anh nên dân họ có nhiều cơ hội cọ xát hơn với con người và ngôn ngữ của nước Anh. Đấy là chưa nói tới việc tiếng Việt mình gần như là khác hoàn toàn với tiếng Anh về mọi mặt: ngữ pháp, cấu trúc từ, phiên âm...trong khi đó những ngôn ngữ ở Châu Âu (ví dụ như tiếng Đức chẳng hạn) cũng có không ít thì nhiều những điểm tương đồng với tiếng Anh. Nói tóm lại là ý tưởng này không có tính khả thi với hoàn cảnh của đất nước ta.

Thứ hai, nếu nói mục đích của ý tưởng này là để giúp VN phát triển kinh tế mạnh hơn, thậm chí trở thành một Singapore thứ hai, thì không được chính xác cho lắm. Tiếng Anh có thể là một công cụ lợi hại trong việc giao thương nước ngoài, nhưng không có tiếng Anh thì cũng không có nghĩa là kinh tế sẽ tụt hậu. Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản có cần phải biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức đâu mà từ những nước lạc hậu, đói nghèo trở thành những cường quốc kinh tế như hiện nay. Phát triển kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một công cụ bổ sung. Nếu nói về thông dụng thì tiếng Anh ở Ấn Độ và Jamaica ăn đứt mấy ông Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản, nhưng kinh tế chỉ nhỉnh hơn VN một chút và bị mấy anh kia bỏ xa (dựa trên GDP đầu người). Tất nhiên đây chỉ là hai ví dụ 'extreme' thôi, nhưng điều mình muốn nói lên ở đây là tiếng Anh thông dụng chưa chắc đã giúp kinh tế phát triển mạnh và ngược lại những nước không có tiếng Anh thông dụng chưa hẳng đã kém cỏi về kinh tế.

Nói tóm lại là mình ủng hộ việc khuyến khích dạy và học tiếng Anh, và phản đối ý tưởng biến nó thành ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.
 
I support u anh Khoa à

hơn 80 triệu người dân VN thì chắc đến quá nửa không cần đến Tiếng Anh mà vẫn sẽ sống yên ổn, thậm chí tốt là khác VD như ca sỹ (chưa thấy ca sĩ Vn nào hát tiếng Anh hay, trừ mấy người Hải Ngoại). Mấy bác nông dân quanh năm cày cấy thì càng không cần tiếng Anh hơn.

Lúc trước bạn Trần gì gì đó reply bài của tôi nói rằng nếu VN đào tạo ra một loạt những người tài giỏi Toán Hoá Lý mà không biết tiếng Anh thì làm thế nào. Dzậy xin hỏi người phiên dịch để làm gì?

Tuy nhiên tôi muốn nói rõ lại một ý tôi đã nói. Đó là tuy không cần thiết phải công nhận tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai, và bắt toàn dân phải học (thì thế mới gọi là official chứ) nhưng nhà Nước ta phải đẩy mạnh hơn nữa công việc dạy tiếng Anh cho những ai muốn học.

Tôi vẫn giữ vững quan điểm cho rằng tiếng Anh nên là một môn ngoại khóa, không tính vào điểm chính thức của học sinh. Có những người không lựa chọn học tiếng Anh vì họ không thấy cần thiết thì đó là quyền của họ. Nhưng ai muốn học thì sẽ được tạo điều kiện tối đa. Tôi luôn ủng hộ một xã hội mà con người luôn có sự lựa chọn, và họ là người tự quyết định chính cuộc đời mình.

THử nghĩ mà xem một số những người không học tiếng Anh sẽ thấy mình thiệt thòi hơn những người có biết, như vậy họ sẽ đi học hoặc cho con cháu mình học, và cuối cùng thì nó cũng về equilibrium mà thôi.

Và theo xu hướng hiện nay thì việc đào tạo được những nhà toán học, vật lý học, hoá học biết tiếng Anh là điều tất yếu. Chỉ cần hơn một thế hệ nữa thì những người như thế đầy rẫy.

Cho nên ai mún học tiếng Anh thì cứ việc học cho nó tốt vào, ai không mún học thì thôi. Và không cần phải chọn Tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.
 
tiu chưa đọc những bài trước của mọi người, nghĩ nào viết thế thôi, mọi người thông cảm nhé

chẳng lẽ nghĩ rằng tạo ra 1 nước VN với tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 là tốt và dễ?

thứ nhất, con em sẽ phải lăn ra học tiếng anh, trong khi lại chẳng áp dụng được gì, vì trong trường, dùng tiếng việt để học còn khó nghĩa là hoc tiếng anh, hơn nữa, có thầy cô nào có thể giúp học sinh học tiếng anh trong khi họ nói tiếng anh còn chưa sõi... vậy thì học sinh đi học ở đâu, ra nước ngoài????

và nều học sinh có học được tiếng anh như 1 ngôn ngữ hàng ngày đi nữa, họ sẽ ứng dụng ở đâu, khi viêtnj nam kô có chỗ đứng trên thế giới đến mức cần tiếng anh nhiều như thế?? vậy thì những học sinh đi học ở nước ngoài sẽ ở lại nước ngoài làm việc vậy :D

cuối cùng, nước pháp cũng là 1 nước nổi tiếng trên thế giới, nhưng họ làm mọi cách để kô cho tiếng anh xâm nhập vào ngôn ngữ của họ bằng mọi cách, như kô dùng những từ mượn của tiếng anh, thế thì người việt dễ dàng đánh mất ngôn ngữ mà chính họ tự hào hay sao... hic chán thế, và bây giờ tiêng trung cũng bắt đâu nổi, chẳng lẽ VN cũng chọn tiếng trung làm ngôn ngữ thứ 3?????????????????????? 8-}

cái việt nam cần kô phải là tiếp nhận ngôn ngữ mới mà là tiếp nhận khoa kĩ thuật mới, mà tiếng anh là 1 cung cụ để thực hiện việc đó...

mọi người vỗ tay nào, =D> =D> =D> =D> hihi :)) b-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam, điều này là không tưởng bởi vì:

1. Ý tưởng mà Thành Đoàn đưa ra là dựa trên các trí thức ở thành thị, còn ở nông thôn, miền núi thì người dân cũng chả cần nói 2 thứ tiếng làm gì, cùng lắm là tiếng Việt chuẩn và tiếng Anh bồi :D dùng để bán hàng cho Tây.
2. Liệu tiếng Anh có phù hợp được với văn hóa Việt Nam hay không. Tiếng Việt diễn đạt rất chuẩn tình cảm của người Việt. Ví dụ như tình cảm thì gọi "anh, em" :x , tức giận thì "mày, tao". Còn tiếng Anh chỉ có I, you là hết.
3. CIA Factbook em có xem nhiều lần, nó đánh giá tiếng Anh được nhiều quốc gia chọn làm ngôn ngữ thứ 2 đơn giản là vì Mĩ đang đứng vị trí số 1 thế giới về sức mạnh. 1 số nước Bắc Âu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 cũng vì lẽ đó thôi. Vì vậy nếu bảo là tiếng Anh nên được học để giao tiếp, làm ăn thuận lợi thì còn nghe được chứ còn bảo là biến nó thành ngôn ngữ thứ 2 thì nghe vô lí. Giả sử Mĩ không phải siêu cường mà Trung Quốc mạnh hơn Mĩ thì người ta sẽ đi học tiếng Tàu :)):)), thực dụng mà.
 
Phải nói thêm là tôi không cho việc đưa english thành ngôn ngữ thứ 2 là thần dược để VN có thể phát triển nhanh và hội nhập với thế giới. Cơ bản và then chốt theo tôi là phải xd cơ chế thị trường tự do mạnh, quản lý nhà nước theo nguyên tắc pháp trị, nhanh chóng xóa bỏ kiểm duyệt tư tưởng (để các luồng suy nghĩ trên thế giới đến VN nhanh chóng không bị rào cản, nó cũng góp phần làm tăng khả năng sáng tạo trong suy nghĩ của ng Việt), tôn trọng tự do cá nhân và quyền công dân. Lạc hậu trong suy nghĩ không phải vì ng Việt kém tiếng Anh, mà là vấn đề kiểm duyệt, vấn đề không tôn trọng quyền được công bố những suy nghĩ/ý kiến cá nhân trên các phương tiện công cộng.

(mình xin mạn phép 1 excerpt của bạn để đưa ra ý kiến của mình, xin lỗi nếu có offend you in any way)

Cái này chính là nguyên tố chính của hội nhập thế giới (kinh tế, chính trị, văn hóa) chứ kô phải là English, Chinese, francais (những cái này chỉ là phụ, là hình thức bên ngoài) etc.

Cho nên mình thiết nghĩ, khẳng định English sẽ đưa VN hội nhập kinh tế là kô hoàn toàn đúng, sai lệch, và lãng phí.
 
cũng ko hẳn là Tiếng Anh sẽ thành ngôn ngữ thứ hai của VN đâu
vì còn rất nhiều người học các thứ tiếng khác như tiếng Hàn,Trung,Nhật,Pháp và Nga
Chẳng qua các loại máy móc ,thiết bị,đồ dùng ..........bây giờ toàn ghi tiếng Anh nên mới phải học tiếng Anh xem người ta ghi cái gì :D
mà sao cả TG ko nói chung 1 thứ tiếng cho đỡ phải học nhỉ :D
 
cả thế giới nói 1 thứ tiếng thì chán chết...

tiếng việt minh anh em mày tao loạn cả lên, như tiếng anh minh chửi đểu nó mà vẫn nói i u làm sao nó biết hehe
 
Có thể tiếng Anh sẽ trở nên thông dụng ở Việt Nam, nhưng nó không thể nào trở thành ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Bởi:
- Số lượng người sử dụng tiếng Anh quá ít, nhiều người Việt cũng không nói tiếng Anh hàng ngày mà chỉ dùng lúc cần thiết.
- Tiếng Anh chỉ được giáo dục như một môn học cần thiết để đọc tài liệu trong tương lai, không được xếp vào nhóm các môn thiết yếu cho một học sinh người Việt Nam.
- Học sinh Việt Nam không phải 100% thích tiếng Anh, giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam cũng chưa thể đạt đến độ phổ cập.
 
chính sách thực dân thường kèm theo đồng hóa. chính sách đồng hóa luôn luôn dẫn đến đồng hóa không chỉ trong văn hóa mà cả trong ngôn ngữ. chỉ khi mất nước, một đất nước mới buộc phải nói một ngôn ngữ khác thay vì tiếng mẹ đẻ của mình. mất đi ngôn ngữ là mất con người, mất cội nguồn, gốc rễ, mất cả niềm tự hào khi sở hữu cả một mảng tinh hoa trí tuệ dân tộc. lấy ngôn ngữ của một quốc gia khác làm ngôn ngữ chính thống là lai căng, đánh mất bản sắc, là mất nước. tại sao người Việt ta khi đang là một nước độc lập, tự do lại muốn đi làm nô lệ ngôn ngữ cho các quốc gia khác?

Nga đã từng đi nước ngoài, đã học tiếng Anh, nói tiếng Anh với cả người bản ngữ cũng như bạn bè quốc tế, cả với những người đến từ những quốc gia có ngôn ngữ riêng lẫn những đất nước nói thứ tiếng không phải của mình. chưa bao giờ Nga cảm nhận rõ hơn mình yêu tiếng mẹ đẻ của minh đến thế nào, niềm tự hào đối với nó lớn lao đến đâu. bạn cùng lớp với Nga nói rằng, đôi khi họ cảm thấy kém cỏi trước Nga mỗi khi Nga nói về tiếng Việt, nhất là khi họ không có ngôn ngữ riêng. niềm kiêu hãnh sâu sắc sẽ không bao giờ mờ đi trong Nga. tiếng Việt cần được giữ gìn và bảo vệ như là điều duy nhất chính thống. tiếng Việt còn thì nước Nam còn.
 
--Nói đến chuyện biến tiếng Anh thành 1 thứ tiếng phổ cập lại nhớ chuyện "Toàn cầu hóa"8-}
--Toàn cầu hóa có mặt tốt, có mặt xấu. 1 trong những mặt xấu là xóa bỏ sự đa dạng văn hóa bằng cách xóa bỏ ngôn ngữ đặc trưng của 1 dân tộc. Nếu tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam thì có ai chắc rằng 1 ngày nào đó nó lại không trở thành ngôn ngữ thứ nhất. Khi đó thì có lẽ con cháu chúng ta sẽ học truyện Kiều bằng tiếng Anh, nghĩ đến đó mà thấy chết cười :)):)):)). Và có ai dám khẳng định là nếu tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của Việt Nam thì 1 ngày nào đó chúng ta sẽ không phá bỏ cung đình Huế để... xây khách sạn.
--Thời nay là phải thực dụng, nhưng không nên thực dụng quá đáng. Vì tham mấy đồng $ mà phá bỏ cả 4000 năm dựng nước thì không đáng[-x
 
Ặc, lôi đâu ra cái lí do thuyết phục 1 tí nào???
VN đâu có như Sing, Malay, họ từng bị anh chiếm làm thuộc địa (nếu nhớ ko nhầm), rồi thì đến bây giờ bị (được) Mỹ (Anh) hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp (như Hàn Quốc) thì họ mới dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2!

Chứ VN, lí do gì? Chỉ vì hội nhập à? Liệu có đúng với câu "hòa nhập mà không hòa tan" không? :-/:-/

Đấy là còn chưa xét đến việc, VN là 1 nước thuộc "Khối các nước có sử dụng tiếng Pháp", cộng thêm việc từng bị Pháp đô hộ, người dân Việt đã phần nào ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Pháp!

Đấy, sao không lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ 2? :-/:-/:-/

Lại còn tính đến cả Trung Quốc nữa!

Theo em, 1 ngôn ngữ vẫn là tốt nhất!

Mù chữ (tiếng Việt) còn chưa xóa xong, liệu tiếng Anh có thể phổ cập được đến từng người dân? :-/:-/:-/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên