Tham dự phần nhân đạo trong y học. - Nguyễn Phương Mai

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
Tham dự phần nhân đạo trong y học.

Tham dự phần nhân đạo trong y học.
Tác giả: Nguyễn Phương Mai
Lớp: Hoá1 99-02
http://www.hn-ams.org/~old-forum/viewtopic.php?t=4679

"Con cò bay lả bay la, bay từ đồng ruộng bay ra cánh đồng...à ơi..."

Tuổi thơ của tôi luôn chứa đựng một hình ảnh ám áp nhân hậu, một nụ cười dịu dàng, một bàn tay nhẹ nhàng bảo vệ dỗ dành, một giọng hát yêu thương ru tôi ngủ. Bà tôi!

Đối với một đứa trẻ như tôi bấy giờ, bà là một bà tiên tài phép: bà đe bọn rẻ con hàng xóm không cậy lớn bắt nạt tôi, ba nựng tôi khi bố me tôi quá tay đánh đòn... Chẳng có gì là bà không làm được, chẳng có gì làm những câu chuyện của bà kém hấp dẫn, chẳng có gì làm khuôn mặt bà bớt vui tươi.

Cho đến một ngày bà ốm. Tại sao bà lại ốm nhỉ? Hay là tôi chưa ngoan? Tại sao bà ít cười hẳn? Tại sao bà không ở nhà nữa mà ở bệnh viện? Tôi cuống quýt hỏi ba mẹ tôi. Mọi người giải thích cho tôi là bà bị ung thư và cần phẫu thuật.

Tôi đến thăm bà \"Bà ơi, bà chịu đau một chút thôi nhé, chắc là như con kiến cắn thôi\" - tôi lặp lại y như lời bà động viên trước khi tôi đi tiêm chủng. Mắt bà mở hé \"Ừ, bà phải cố lên để về bế cô chứ\". Tôi cười với bà, đúng rồi, bà tiên tài phép thì có gì là không làm được chứ.

Rồi bà về nhả, cả nhà ai cũng mừng vì bác sĩ bảo đó là ung thư lành. Mẹ tôi còn khoe mãi vết mổ của bà với mọi người \"chỉ nhỏ xíu bằng đốt ngón tay thôi mọi người ạ, chẳng mấy chốc là mợ lại khoẻ lại thôi mà\".

Tôi đợi mãi cho bà khoẻ lại. Thế mà bà cứ gầy rộc di, bà di khám lại, bác sĩ lại phát hiện ra một cái u ung thư nữa. Tất cả mọi người lại động viên bà vào bệnh viện phẫu thuật. Bà vẫn cười khi tôi đến thăm bà, thế mà khi tôi vùi đầu vào lòng bà, mái tóc tôi thấy ươn ướt như có nước mắt ai chảy xuống.

Thế mà vẫn có đến lần thứ ba bà vào bệnh viện mổ. Bà tôi đã 70 tuổi, ba lần phẫu thuật và liên tục những lần đi chiếu điện. Vết mổ của bà không còn nhỏ nữa, đến lần thứ ba, nó đã dài hơn một gang tay, phần da bị chiếu điện bị cháy ra, tóc bà rụng dần vì các chất hoá học. Mỗi lần chiếu điện như thế người bà lại run lên, bàn tay gầy gò của bà cứ bám chặt vào mẹ tôi... run bần bật. Mọi người ai cũng thương bà lắm. Cái ung thư cứ di căn thêm mãi. Bác sĩ lại hỏi nhà tôi có cho bà đi phẫu thuật nữa không? Mẹ tôi và các cô cứ ôm lấy bà \"Mợ ơi, mợ không phải phẫu thuật nữa, con không để cho mợ phải vào bệnh viện nữa\".

Những cơn đau chẳng dứt, nó chỉ dịu đi qua những liều moóc-phin cứ tăng dần. Bà tôi từ một người nhanh nhẹn minh mẫn dần dần trở nên mụ mị, bà nằm liệt trên dường. Ông và các cô chú thay nhau trông bà. Mọi người ít khi cho bọn trẻ con chúng tôi đến thăm bà hơn. Còn tôi, mỗi khi đến thăm bà, tôi rùng mình sợ hãi và tức giận. Tôi thấy tôi vô dụng chẳng biết làm gì giúp bà đỡ đau đớn. Bà tôi rên lên trong từng cơn đau \"Có thuốc độc gì uống cho tôi chết đi\". Tôi run run nắm chặt tay bà \"Bà ơi, bà đợi cháu nhé, bà đợi cháu tìm thuốc chữa bệnh ung thư\".

Chẳng biết bà có nghe được lời tôi không hay bà không giữ lời hứa. Tôi, một đứa trẻ lên lớp bốn trong cuộc đua với căn bệnh quái ác kia đã không thể đến trước. Bà tôi mất khi ung thư di căn vào phổi, đè lá phổi của bà cho đến khi nó không hô hấp được nữa.

Bạn đã từng bao giờ nghe thấy có người cầu mong cho mình được chết chưa? Tôi thì đã từng nghe bà tôi mong thế. Nếu chỉ là cái chết, tôi chắc rằng bà tôi, người đã trải qua hai cuộc chiến tranh đã chẳng phải sợ hãi đến thế. Khi cuộc sống chỉ còn là những cơn đau đớn triền miên thì mong ước chỉ là ra đi trong thanh thản.

Trước đó, tôi chỉ nghĩ \"nhân đạo\" đơn giản là cứu sống, chữa trị cho một con người. Nhưng sau này, tôi thấy rằng nhân đạo còn là giải thoát con người những cơn đau dài quằn quại.

Dù bạn có tin tưởng rằng người thân của bạn có ý chí sắt đá (như tôi tin tưởng bà tôi là một bà tiên tài phép làm được tất cả), hay bạn tin rằng bạn sẽ giúp đỡ được người đó rất nhiều (như tôi đã tuyệt vọng mong chữa bệnh ung thư ), thì cũng không thể phủ nhận hiện thực rằng có rất nhiều bệnh nhân đang rên siết vì những cơn đau mà điển hình là ung thư và bỏng trong khi cơ hội hồi phục hầu như không có.

Rất nhiều bệnh nhân mong muốn được bác sĩ giúp đỡ được chết. Nếu có đủ sự đồng ý của thân nhân và chính người bệnh, tôi nghĩ rằng bác sĩ nên giúp họ. Tại sao không?

Tôi chưa nghe ở Việt Nam đã có ý kiến này. Nhiều người nhà bệnh nhân không đủ dũng cảm để đưa ra quyết định. Họ yêu quý người bệnh và nhầm tưởng tình yêu, hy sinh với sự ích kỉ muốn giữ người bệnh sống mà bất chấp nỗi đau thể xác dày vò. Nhưng bạn, hãy thử đạt địa vị của mình vào một người bệnh như vậy và quyết định xem số phận của mình? Ắt hẳn bạn sẽ muốn cho những người không may mắn đó một cơ hội, một giấc ngủ yên bình. Đó mới đích thực là tình yêu và sự hy sinh đích thực.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ngô Tố Giao viết:

Cheers viết:

Rất nhiều bệnh nhân mong muốn được bác sĩ giúp đỡ được chết. Nếu có đủ sự đồng ý của thân nhân và chính người bệnh, tôi nghĩ rằng bác sĩ nên giúp họ. Tại sao không?

Tôi chưa nghe ở Việt Nam đã có ý kiến này. Nhiều người nhà bệnh nhân không đủ dũng cảm để đưa ra quyết định. Họ yêu quý người bệnh và nhầm tưởng tình yêu, hy sinh với sự ích kỉ muốn giữ người bệnh sống mà bất chấp nỗi đau thể xác dày vò. Nhưng bạn, hãy thử đạt địa vị của mình vào một người bệnh như vậy và quyết định xem số phận của mình? Ắt hẳn bạn sẽ muốn cho những người không may mắn đó một cơ hội, một giấc ngủ yên bình. Đó mới đích thực là tình yêu và sự hy sinh đích thực.



Vấn đề này thực sự vẫn là một vấn đề đau đầu trong y khoa. Nếu đem ra so sánh, người ta có thể tìm ra rất nhiều nguyên do, giải thích khách nhau và người ta vẫn không thể rút ra được kết luận cái nào là tốt hơn cái nào. Trong mỗi hoàn cảnh, sự ứng dụng hoàn toàn khác nhau.


- Đứng về mặt nghề nghiệp: Nghề bác sỹ là cứu sống con người .. cho nên họ không thể đi trái với lời thề của người bác sỹ là phải cứu người chứ không phải là giúp cho người bệnh chết.

- Đứng về mặt tín ngưỡng: sự sống là một điều rất thiêng liêng do Chúa ban cho con người. Chúa đem đến sự sống, Chúa mới là người được quyền lấy đi sự sống.

- Đứng về mặt gia đình: nhiều khi không chỉ là sự ích kỷ mà người ta muốn giữ người bệnh lại, để kéo dài tình trạng đau đớn của người bệnh, mà chẳng qua họ vẫn bấu víu vào một hy vọng nào đó, một hy vọng cho dù rất mong manh và vô vọng... rằng sẽ có phép lạ nào đó mà người mình thương yêu đang nằm kia bỗng nhiên khỏi bệnh, sẽ khoẻ lên... Hy vọng bao giờ cũng tồn tại đến phút cuối cùng của cuộc sống.


Nhưng nếu đặt vị trí mình vào người bệnh, mình cũng phải xem xét cách suy nghĩ của họ thế nào.


Có những người họ sẵn sàng cắn răng chịu đựng đau đớn, họ vẫn vững trong lòng 1 hy vọng sống rất mỏng manh và họ cũng sẵn sàng thanh thản đón nhận cái chết như một sự thay đổi về trạng thái sống từ giữa trần gian để đi về một thế giới vĩnh hằng... Cái chết đến với họ lúc nào cũng được. Nhưng có những người lại không muốn chịu đựng sự đau đớn kéo dài triền miền, không muốn làm khổ con, khổ cháu vì phải chăm sóc cho mình vất vả, muốn chấm dứt mọi cái thật nhanh chóng... và họ lựa chọn giải pháp là ra đi càng nhanh, càng tốt. Nhưng cũng có nhiều người tự mình không muốn ra đi nhưng mỗi khi đau đớn lại than vãn, lại đay nghiến, chì chiết con cháu... cái này thì quả là cực hình cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc!


Nguyễn Phương Mai viết:


Em vẫn biết vấn đề này nan giải, tùy từng quốc gia, tiểu bang mà ngành y khoa có quyết định khác nhau, em vẫn mạnh dạn đưa ra ý kiến mà em cho là đúng.

- Đứng về mặt nghề nghiệp: Công việc bác sĩ là công việc nhân đạo, theo em chữ cứu chữa là làm giảm đau thương cho người bệnh và chưa chắc đã là chữa khỏi hẳn cơn bệnh.

- Đứng về mặt tín ngưỡng: Chúa hay Phật đem đến sự sống cho con người và chỉ có họ mới có quyền lấy nó đi, em đồng ý về mặt tín ngưỡng này. Nhưng theo cách hiểu của em, chẳng nhẽ để người bệnh chết dần trong đau đớn rồi để căn bệnh cướp đi mạng sống của họ thì được coi là chúa lấy về quyền sống của họ mà người ban cho. Còn nếu để người bệnh ra đi thanh thản trong giấc ngủ chấm dứt đau đớn thì bị coi là đi ngược lại lời dạy của chúa ư. Trong kinh thánh hay cũng như trong kinh phật, người chẳng luôn dạy ta phải lấy dạ từ bi, không gây đau thương cho người khác, vậy khi ta giúp họ hết đau đớn như lời dạy đó thì lại bị coi là không nhân đạo ư?

- Đứng về mặt gia đình: Như em đã nói, nếu chúng ta quá yêu thương người bệnh mà mù quáng tin tưởng vào \"một phép lạ nào đó\", để họ bị dày vò đau đớn trong khi chúng ta thì ngồi đợi chờ phép lạ. Dày vò người mình yêu quí liệu có phải là tình yêu đích thực không? Hãy dũng cảm nhìn vào sự thật mà đưa ra quyết định đúng đắn. Đưa ra sự đồng ý cho bác sĩ giúp người thân mình ra đi thanh thản chẳng phải là một quyết định dễ dàng. Thế nên nó mới đòi hỏi một sự hy sinh lớn lao và một tình yêu thương cao cả.

Như chị nói đặt mình vào vị trí người bệnh mà quyết định, có người chấp nhận giấc ngủ thanh thản, có người cố bấu víu vào hy vọng. Em đồng ý là họ la người có quyền quyết định đầu tiên. Thế nên văn bản yêu cầu được giúp đỡ chết mới yêu cầu sự đồng ý của cá nhân bệnh nhân và sự đồng ý của 80% thân nhân hàng thứ nhất (tức là gồm con ruột, vợ hoặc chồng, bố mẹ) kèm theo hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, tình trạng sức khoẻ, khả năng phục hồi, . Theo em như vậy là thoả đáng để làm nên một quyết định sáng suốt. Như bà em, sau đợt phẫu thuật đầu thì tràn trề hy vọng nhưng sau đợt thứ ba, bà đã cầu mong được chết (xem bài viết), em xem quyết định của bệnh nhân chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Như vậy là tuỳ theo hoàn cảnh mà có được đầy đủ sự đồng ý để đưa ra quyết định hay không.

Cám ơn chị Giao đã góp ý. Có gì thắc mắc thêm, em sẽ tiếp tục trả lời.


Mai Thanh Hà viết:

Phương Mai đã rất mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình. Tuy cũng không phải là lần đầu tiên được đề cập đến, nhưng nó cũng vẫn là một chủ đề \"chưa phải là phổ biến\" trên toàn thế giới.


Thực ra, vấn đề cũng không phải là đúng hay sai, thì cũng phải là tuỳ từng hoàn cảnh, tình trạng mà.

Có những hoàn cảnh, sự ra đi, thực sự là một sự giải thoát, nó sẽ làm người bệnh nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trường hợp của bà em cũng là một ví dụ.

Nhưng mà, thế rồi ai có quyền quyết định số phận của một người khác? ... cũng khó nói lắm. Còn bảo là người ta tự quyết định của mình ư? cũng khó nói lắm


Không nói đúng hay sai, chỉ vài bình loạn thôi


Đứng về mặt nghề nghiệp: Công việc bác sỹ, là cứu người. Cho nên không thể bảo là bác sỹ phải lấy đi mạng sống của người khác (với bất kỳ lý do gì), đơn giản vì đó không phải là công việc của người bác sỹ (trừ phi add vào trong sách dạy làm bác sỹ là phải học cách .... không cứu sống người). Hoặc là sẽ sinh ra 1 nghề nữa, nghề \"tử sỹ\" chẳng hạn.


- Đứng về mặt tín ngưỡng, cho là chúa đem đến sự sống, nhưng mà chúa không phải là người tước đi sự sống, thiết tưởng đó là công việc của thần chết chứ? sorry nếu em nói sai, ko nghiên cứu tín ngưỡng mà. Mà nói về thần chết, nhiều khi tước đoạt cuộc sống của những người rất khoẻ mạnh, nhưng lại đùa giỡn với những ngọn nến leo lắt.


- Đứng về mặt gia đình: thế em có muốn bà em ra đi hay không?

Quote:
Tôi run run nắm chặt tay bà \"Bà ơi, bà đợi cháu nhé, bà đợi cháu tìm thuốc chữa bệnh ung thư\".


Thương yêu người trong gia đình, là điều tất nhiên, muốn người mình yêu thương khoẻ mạnh lại, là điều hiển nhiên, ai cũng thế thôi. Còn nước còn tát mà. Em nói là \"mù quáng\", liệu có nặng quá không? cũng là vì yêu thương người bệnh, muốn chữa cho người bệnh thôi mà. Nếu mà không có hy vọng, không có cố gắng, thì trong cuộc sống, con người cũng khó có thể tồn tại, hay vượt qua được khó khăn, chứ không nói đến khi có bệnh hiểm nghèo.

Cho nên, gia đình muốn với mọi phương pháp, cứu chữa người bệnh cũng không phải là điều sai.

Nhưng cũng có những gia đình đối mặt được với sự phũ phàng đó, để đưa người bệnh đi một cách nhẹ nhàng.

Thế mới nói, cũng tuỳ hoàn cảnh mà giải quyết mọi việc thôi.

Trở lại trường hợp của bà em, ví dụ là bảo bà bị ung thư, đau đớn, hãy để bà ra đi thanh thản, liệu em (lúc đó mới 10 tuổi), sẽ chấp nhận được điều đó không? em hẳn sẽ hận bố mẹ em nhiều lắm. Đấy là chưa nói đến những người khác.

Rồi hoặc là sau đó phát hiện ra là có phương pháp để chữa được thì sao? Bố mẹ em sẽ hối hận lắm lắm ...


Thế cho nên, để đưa ra được một quyết định đúng đắn và sáng suốt cũng khó lắm em ạ.


Cho nên, có nên hay không khi bình luận về khía cạnh đúng hay sai của vấn đề này?


chỉ là bình luận xem nên như thế nào, và những lựa chọn để giải quyết vấn đề thôi, còn cụ thể giải quyết thế nào, thì thực sự phải tuỳ hoàn cảnh, từng gia đình.

Cũng phải xem xét đến quan niệm xã hội nữa ...


vài suy nghĩ thế thôi.

chúc Mai thành công


Nguyễn Phương Mai viết

Em cũng thấy vấn đề này rất phức tạp, còn tùy theo quan niệm của từng người nữa, nhưng em chỉ muốn việc này được hợp pháp hoá để cho những người bệnh đau đớn (những người và người thân của họ đều đưa ra quyết định nhờ bác sĩ giúp người bệnh ngủ) được thoả nguyện. Còn những người không muốn chết, những người vẫn nuôi hy vọng thì chẳng ai có quyền bắt họ chết cả và em không có ý kiến gì về trường hợp này.

Việc này cũng chẳng có ai đúng ai sai hết, em chỉ nghĩ nên cho họ một cơ hội thôi.


Ngoài ra em cũng nghĩ rằng việc cứu người, tìm ra thuốc chữa là quan trọng hơn việc giúp đỡ bệnh nhân chết rất nhiều. Em sẽ theo học ngành Hoá-và Sinh trong mùa thu tới và mơ ước lớn nhất của em là tìm ra phương pháp hữu hiệu hơn cho những bệnh nhân ung thư như bà em.


Nhưng trong khi chưa có phương pháp chữa bệnh hữu hiệu cho một số trường hợp thì mỗi ngày cũng có những bệnh nhân mong muốn được chết (như bà em ngày xưa mà lúc 10 tuổi em đã không hiểu được). Em không muốn có những người khác như em phải chứng kiến người thân mình đau đớn van xin được chết. Mà thực tế thì, bệnh viện trong HN, ví dụ như bệnh viện K (chuyên về ung thư), hoặc khoa bỏng của một số bệnh viện lớn hàng ngày đang chứng kiến rất nhiều bệnh nhân như vậy.


Rất cám ơn mọi người đã đưa ra ý kiến cho bài viết của em.


Pham Quang Minh viết:

Đọc truyện của em Mai lại nhớ đến truyện về bà nội Minhbe' ngày trươc, có lẽ bao giờ rỗi rãi Minhbe' sẽ viết lên để chia sẻ với mọi người.


Phần nào thì anh cũng hiểu được những suy nghĩ và mất mát của em, nên là anh cũng dơ một tay ủng hộ. Em nghĩ là đúng là cái này nên áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, nhưng mà nên cụ thể hoá về pháp luật. Chắc mọi người xem những bộ phim về chiến tranh có nhiều cảnh những người lính bị bom Napan đốt cháy, lúc đấy giúp cho đồng đội của mình ra đi một cách thanh thản là rất nhân đạo. Em thấy trường hợp này cũng thế thôi ạ. Chẳng ai muốn xa lìa người mình yêu thương cả, nhưng có những lúc ra đi là một sự giải thoát


ybctt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên