Trong khi tầng lớp trung lưu và thượng lưu kiếm tiền theo hàm số mũ, thì tầng lớp công nhân và nông dân kiếm tiền có lẽ theo hàm logarithm của thời gian. Mười năm trước, một thợ xây tự do tay nghề trung bình kiếm được 15-20 ngàn 1 ngày chủ bao ăn, bây giờ những tay thợ ấy cũng chỉ nèo lên đến 30-35 ngàn là khá. Trong khi chủ nhân của những chiếc Escape có thể mường tượng được ngày họ sẽ sở hữu một chiếc Lexus chính hiệu, thì những thợ xây kia vị tất đã còn sống đến ngày nhận được 50 ngàn cho một ngày công. Mọi người đều tiến lên, đó là điều tốt của thế giới phẳng, nhưng ai tiến nhanh như thế nào lại là điều khác hẳn. Một người thợ cắt tóc lèng mèng ở Hà nội chẳng bao giờ lo ngại toàn cầu hóa [cắt tóc “phẳng”!], nhưng liệu giá cắt tóc có tăng theo mức tăng trưởng GDP hay không?
Đây cũng là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, cũng được nhắc đến bởi Mr. Friedman, và được nhắc đến nhiều hơn bởi những intellectuals khác.
Về vấn đề này, China broke all the rules (VN và các nước emerging Asian countries cũng đang theo bước chân này). Cái chính sách China đang theo đuổi là mercantilistic approach, tăng cường sức mạnh của cả đất nước, chứ không phải là tăng cường cuộc sống của phần lớn người dân, chính vì cái approach này đã thay đổi hoàn toàn cách operate của những multinational corporations, và cái approach này rất là không bền vững đối với sự phát triển đối với China và cả thể giới in the long run.
Không phải ngẫu nhiên các nước phương tây có một hệ thống social net safety rất là tốn kém, bởi vì những cái measures này để mà "tame" capitalism, hạn chế những phản khán của người dân (backlashes) và để đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân.
Xin mỗi người đừng hiểu lầm ý nghĩ của mình, mình rất ủng hộ globalization và nhìn nhận những thành quả to lớn của nó cho nhân loại, tuy nhiên cái phương pháp mà cả thể giới approach globalization thì, theo ý kiến mình, không hiệu quả lắm khi mà mỗi đất nước có một phương pháp riêng (unilaterally protectionistic), China thì tạo ra tax relieve, chèn ép công nhân của họ để thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế nhập khẩu ở một temporary basis để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, Châu Âu thì cung cấp trợ cấp cho nông dân và ngành hàng không, Mỹ thì tạo ra quota cho nhập khẩu thép.
Nếu globalization là hòa hợp nền kinh tế thế giới, thử hỏi nó sẽ hiệu quả nếu chúng ta không có một hệ thống luật chơi một cách hòa hợp cho cả thể giới với sự nhấn mạnh lên sự phát triển kinh tế, tuôn theo luật chơi, và quan trọng hơn cả là sự tăng trưởng của mức sống người dân bởi vì mình nghĩ, đó là mục tiêu tối thượng nhất của mọi cố gắng của nhân loại.