[Thảo luận chung] Taekwondo

Re: [Tìm hiểu] Taekwondo

(Chú ý, đây là chủ đề về Taekwondo chứ không phải Karate) :(
 
Re: [Tìm hiểu] Taekwondo

được rồi,chắc bà chị của em nhìn nhầm thôi chứ có gì đâu mà nóng tính thế.
có ai biết nguồn gốc môn này ko??????
 
Re: Về Taekwondo !

Nguyễn Việt Hằng đã viết:
hình như anh cũng được giải gì về môn Taekwondo thì phải,có gì xin đàn anh chỉ giáo cho.
Ko có gì đâu, đấy chỉ là giải phong trào thôi mà, toàn học sinh với nhau:p. Đợi thi ĐH xong anh sẽ giành thời gian luyện tập để đấu giải lớn hơn :).
Giải sinh viên toàn quốc chẳng hạn :-?==>tuyệt :rolleyes:
(nếu đỗ đại học :D, còn nếu ko thì :(()
 
Re: [Tìm hiểu] Taekwondo

em thì ko biết có xin đi học được ko,võ toàn học vào buổi tối thôi.Hội đi xe buyt bọn em có mấy đứa định rủ nhau đi (có cả ông Tuấn Anh),hôm nọ bị ông ấy thuyết giáo một tràng về khí công nghe ù hết cả tai.
 
Re: [Tìm hiểu] Taekwondo

anh có ý kiến là nếu đã tập khá và khi máu thì tóm chân ko phải là vấn đề , giả sử tóm được chân khi chẻ lên vai , có thể đổi qua gần như kẹp , đưa nốt chân trụ lên đá tiếp .... vì tóm chân trọng tài sẽ cho dừng lại nên ở Việt Nam ko tập cái kiểu này , nhưng xem mấy thằng Hàn Quốc đấu tập mới biết .... để tóm được chân khi đá cần rất tập trung , nhưng tóm xong thì toàn thân phía kia hở hết , nhất là gáy và hông nên nói chung khi đối phó với taekwondo chẳng ai dại gì mà tóm chân cả ....
môn võ người ta có từ bao nhiêu năm rồi , không phải để các em học qua mà nhìn ra yếu điểm đâu ....
 
Re: [Tìm hiểu] Taekwondo

môn võ người ta có từ bao nhiêu năm rồi , không phải để các em học qua mà nhìn ra yếu điểm đâu ....
Tuyệt! đúng là cái em muốn nói.
Mọi người luôn luôn nhìn nhận bằng con mắt "trần trụi" của mình, chỉ lợi dụng một chút ít kiến thức mà đã đánh giá về các môn võ --> hơi chủ quan thái quá :)
 
Re: Taekwondo

hey ở đây có nhiềuanh chị học TEAKWONDO quá
Em mới học được khoảng 1 năm nhưng khi chuyển sang học cả học buổi thi đấu em thấy kĩ thuậtthi đấu có 1 số khác biệt với kĩ thuật căn bản nhiều quá
nói về cái đẹp của TEAKWONDO thì em thấy đá bay đạp liền 2cái là đẹp nhất rồi đến đá bande và quyền
nhân tiện xin hỏi có ai cho em biết cách thở khi đang đi quyền cái.Chứ em đi mấy bài xong thì hộc hết cả bơ
à này liê đoàn TEAKWONDO mới có 1 số đổi mới về khởi thế của vài đòn
 
Re: Taekwondo

giả sử tóm được chân khi chẻ lên vai , có thể đổi qua gần như kẹp , đưa nốt chân trụ lên đá tiếp .... vì tóm chân trọng tài sẽ cho dừng lại nên ở Việt Nam ko tập cái kiểu này , nhưng xem mấy thằng Hàn Quốc đấu tập mới biết .... để tóm được chân khi đá cần rất tập trung , nhưng tóm xong thì toàn thân phía kia hở hết , nhất là gáy và hông nên nói chung khi đối phó với taekwondo chẳng ai dại gì mà tóm chân cả ....
Em cũng ko hiểu biết nhiều về TKD nhưng mà điểm này thì em ko đồng ý. Khi tóm đuợc chân thường có xu hướng nâng chân của đối thủ lên cao, như thế giữ thăng bằng còn khó chứ đừng nói gì đến kẹp. Đá chẻ với những đối thủ thấp hơn thì ko nói làm gì, chứ còn với những đứa cao bằng thậm chí cao hơn thì chịu, có lẽ những cao thủ thật sự mới làm được như thế.
Anh bảo tóm chân xong thì toàn thân bên kia hở hết nhưng có một điều là: thường thì người ta dùng tay phải tóm chân trái chứ ít ai làm ngược lại, và như thế thì đối thủ hở bên tay phải. Làm sao anh có thể dùng chân trụ phải để mà đá khác bên được?????

Để bắt được chân trong các đòn chẻ ko hề phải tập trung đến mức như anh nói. Nếu mà chẻ thẳng vào mặt bị trượt hay chẻ từ ngoài vào thì chân đều gác lên vai, như thế bắt chân dễ ợt. Bắt chân xong thường người đá bị mất trọng tâm, và chẳng người nào bắt chân xong lại đứng yên để nó đá lên cả. Thử nghĩ xem lúc ấy ai là người hở??
Ko phải tự nhiên trong thi đấu người ta lại trừ điểm nếu mình tóm chân mà đẩy ngã đối thủ, bởi vì như thế rất dễ gây chấn thương nghiêm trọng.
Em ko bảo TKD kém ở chỗ đấy, thực sự để bắt được chân của những cao thủ ko phải là chuyện dễ bởi họ có độ dẻo và linh hoạt trong từng đòn thế. Nhưng nếu để bắt chân thì cực nguy hiểm, cứ xem mấy đòn tán thủ giải quyết chuyện chân cẳng thế nào thì biết.
 
Re: Taekwondo

Dũng đã viết:
Khi tóm đuợc chân thường có xu hướng nâng chân của đối thủ lên cao, như thế giữ thăng bằng còn khó chứ đừng nói gì đến kẹp.
Tập Taekwondo thiên về đòn chân. Tập luyện kiểu gì mà xoạc dọc cũng không xong, để đến mức bị hất chân lên cao mà không trụ được thì còn gọi gì là môn sinh Taekwondo ? Nếu tập một cách tử tế thì đối thủ chẳng thể dựa vào cái trò hất chân đấy mà làm mình mất thăng bằng được!
Dũng đã viết:
Anh bảo tóm chân xong thì toàn thân bên kia hở hết nhưng có một điều là: thường thì người ta dùng tay phải tóm chân trái chứ ít ai làm ngược lại, và như thế thì đối thủ hở bên tay phải. Làm sao anh có thể dùng chân trụ phải để mà đá khác bên được?????
Hì, có thiếu gì cách đá hả Dũng ? trong đó, ở trường hợp bị tóm chéo chân như ấy nói thì đá xoay có lẽ là 1 cách khá hiệu quả, nhưng vẫn phải luyện tập cẩn thận vì đòn này khá nguy hiểm, không biết cách xoay người rơi xuống thì tự mình làm khổ mình.
 
Sao cậu lại nói là tớ xoạc dọc còn ko được. Xoạc là cơ bản của TKD, cậu có coi thường tớ thì cũng vừa phải thôi chứ:p. Có thể xét về xoạc âm thì tớ còn thua kém nhiều người nhưng mà cơ bản thì cũng phải có chút chút chứ.
Còn xoạc dọc với lại đứng thăng bằng trên 1 chân thì lại hoàn toàn khác. Công nhận là trình độ tớ còn kém so với thời gian học, nên khả năng giữ thăng bằng ko tốt.Cho nên tớ cũng chẳng dám nói nhiều. Đợi thi xong thì sẽ luyện tập thêm vậy :(
Còn đòn đá chẻ ko phải chỉ có xoạc được là giữ được thăng bằng thôi đâu, tớ xoạc âm được mà vẫn còn mất thăng bằng. Đòn chẻ là đòn tớ thích nhất vì nó thường xuyên ăn điểm (ngoài đòn tuyp bay ra) nhưng mấy lần tớ bị quật lại, sợ kinh khủng. Dù sao thì trong thi đấu mình vẫn dùng thoải mái, vì luật cấm đẩy ngã mí lị tóm chân mà :D.

Còn đá quay như cậu nói là phải xoay cả người trên ko á? Chịu tớ chỉ biết dùng mấy đòn được dạy như là tolo 360 thôi, chứ còn quay kiểu ấy thì chưa thấy bao giờ.
 
trời,toàn cao thủ,chắc mình hơn được mọi người ở mỗi chỗ là xoạc dọc hay ngang đều làm ngon,hơn mỗi chỗ đấy thôi,còn lại kém mọi người tất tần tật về các mặt
 
ý kiến của bản thân tôi về vấn đề bị bắt chân trong thi đấu:

Khi thi đấu ở đây tức là thi đấu ngoài xã hội.Điều đại kị của tất cả các môn võ là bị đối thủ bắt chân, Như chúng ta đã biết ngoài mấy môn Karate, taekwondo...là dùng phương pháp đỡ, gặt, chặt để tránh đòn tấn công của đối phương, còn những môn võ cổ truyền của nước ta và trung quốc thì thường dùng các chiêu Cầm Nã Thủ trong thi đấu, tránh đòn tấn công của đối phương. Khi chân mà đá càng cao thì mức thăng bằng của cơ thể càng giảm (tuân theo nguyên tắc vật lý, lúc đó chỉ còn một chân là trụ---> Mặt Chân Đế có tiết diện rất nhỏ, mà trọng tâm của cơ thể thì không đổi, nên trọng tâm rất dễ rơi ra ngoài mặt chân đế ---> mất thăng bằng ).Đối phương mà áp dụng các đòn bắt, chụp, túm, kéo, khóa thì chân không thể thu về được.

Khi chân mà không thu về được thì tất trọng tâm sẽ bị dao động, lúc đó người bị bắt chân có thể lao vào ôm ngay lấy người bắt chân để hạn chế khoảng cách tấn công của đối phương đồng thời lấy lại thăng bằng cho cơ thể. Cũng có thể tấn công tiêp đối phương bằng quyền hoặc cước còn lại. Với môn taekwondo thì các võ sinh thường sử dụng chân còn lại để tung cước, còn các võ sinh môn karate thì dùng quyền để tấn công tiếp. Nói chung cả 2 cách dùng quyền hoặc cước là bất lợi hơn bởi vì khi đối thủ đã bắt được chân chúng ta thì ngay sau đó sẽ có nhưng động tác làm chúng ta mất thăng bằng, như nhanh chóng nhập nội tung đồn tiêu diệt, với 1 cự ly càng lúc càng ngắn lại như vậy thì làm sao mà đòn chân còn lại tung lên có thể đá trúng được đối phương, chỉ làm cho mình thêm mất thăng bằng mà thôi. Nên nhớ khi ở khoảng cách gần thì đòn tay bao giờ cũng mạnh hơn đòn chân, vì khoảng cách của chân quá dài, lực tung ra chưa đến đích mà đã bị chặn lại thì sẽ chẳng có lực, lúc đó nó giống như lực đẩy mà thôi, không còn là lực công phá nữa rồì.

Nói chung thì điều đại kị là đừng để bị bắt chần, nếu đã bị bắt thì cần tùy cơ ứng biến, với mỗi đòn tấn công của đối phương mà ta đưa ra phương thúc thích hợp để gỡ khóa, ta không thể khẳng định một chiêu nào đó sẽ giúp ta thoát được trong hoàn cảnh đấy cả.

Còn vấn đề xoạc có tốt hay không thì nó chỉ ảnh hưởng một phần đến việc giữ thăng bằng mà thôi. Giữ thăng bằng tốt thì chúng ta phải dựa vào "tấn pháp", nhưng cách tập riêng của nó như đưng trụ trên 1 chân và đá liên lục chỉ bằng một chân. Ngay cả những động tác khởi động của các môn võ cũng có động tác tập cho giữ thăng bằng tốt.
 
về truyện bắt chân khi đá chẻ em thấy nó cứ vô lý thế nào ý.Một cú đá chẻ có thể làm vỡ khớp gối thế mà các anh định dùng tay để bắt à
còn khi ở ngoài đời khi đối thủ lao vào em nghĩ chỉ cần giữ được bình tĩnh rồi tung 1 quả đá tuyp thảng vào mặt thì có thể giải quyết được
 
Đúng là một cú đá chẻ khi tung ra trúng đích thì có thể làm vỡ khớp gối.
Nhưng kĩ thuật bắt chân cũng có rất nhiều loại như là chịu đòn để bắt chân, bắt chân ngay từ khi cú đá chuẩn bị phát lực, tránh cú đá rồi mới bắt chân....
Nếu người nào chọn cách đầu mà bắt chân với cú đá chẻ thì có mà vỡ mặt, Nhưng với cú đá chẻ nếu người nào đã tiếp xúc thì có thể thấy yếu điểm là khi tung chân lên cao để rồi giật thật mạnh xuống thi có một khoảng thời gian là không có lực, đó là giai đoạn chuyển giao từ đá lên và giật xuống, nếu ở lúc này mà đối thủ lao vào dùng cánh tay mà chặn ngay bàn chân lại thì cú đá hoàn toàn vô hiệu.
Còn nếu trong thời điểm cú đá đã giật xuống được một đoạn,lúc đó mà dùng 2 cánh tây bắt chéo hình chữ X đỡ lại thì cũng có thể cản được đấy, nhưng với điều kiện là thể hình hai bên không quá chênh lệch.

Còn về khoản đánh nhau ngoài đường phố thì khi mà 2 người đang nóng tính cãi nhau, chuẩn bị dánh nhau thì họ không bao giờ đứng ở 1 khoảng cách đủ để em thực hiện được một cú đá tuyp đâu em ạ.
Đòn tung ra đầu tiên bao giờ cũng là đòn đạp thẳng hoặc một cú đấm thẳng để đẩy đối phương ra, cũng có thể là túm tóc lên gối hoăc đánh bằng đầu. Chỉ 2 người có võ đánh nhau thì mới có chuyện thủ thế, lúc đó thì cú đá tuyp mới xuất hiện.
 
Hơ em xin bái phục cao kiến của ông anh
Về việc đỡ đá chẻ bằng cách lao nhanh vào khi chân đối phương chư kịp hạ xuống thì việc phản công là rất khó vì khi đó mình phải đứng ở thế như tấn dài hoặc trung bình tấn để có thể đứng vững nếu ko thì tránh được ăn đòn nhưng lại ngã chổng vó
Theo em để đỡ đá chẻ thì nên xông vào rồi gạt tay khiến đối phương ngã về phía sau .Nhưng với người có trình độ khá thì họ dật chân xuống rất nhanh nên rất khó xông vào thì chỉ có cách nhảy tránh rồi phản đòn vì sau 1 cú đá chẻ thường sẽ bị lỡ 1 nhịp
Còn việc đánh nhau ở ngoài đường là em nói khi mình biết võ thì nên chủ động nhảy ra sau và chỉ dùng 1 đòn để hạ đối thủ thật nhanh để đối phương ko có cơ hội áp sát vì em thấy TEAKWONDO co ít đòn ở cự ly gần mà có nhiều đòn ở cự ly trung và xa hơn
Ko như Judo có những đòn quật ở cự ly gần khi áp sát rất hiệu quả-1 đòn có thể hạ đối phương ngay
 
chủ đề đánh nhau ngoài đường này hay đấy , chẹp , mỗi tội khi đánh nhau thế thì thường tìm cách thắng càng nhanh càng tốt , nên người ta toàn chơi vũ khí như gạch đá , dao hay tông tuyp thôi , mà nếu thế thì trừ khi võ phải ok lắm , nếu không thì nghỉ đi em ạ ..... còn nếu không có vũ khí thì chơi nhau ngoài đường cũng khác trên sàn đấu lắm , ăn 1 đòn thôi thì cũng không có khả năng chống trả rồi .... cứ hình dung bị đạp vào bụng 1 phát , hay đấm 1 cú vào mặt xem , choáng ngay , thế là ăn ngay 1 chập những đấm đá đạp ...... thế nên anh em ta cứ chuyện trên sàn đấu mà bàn thôi , còn đánh nhau thì thôi đi , không thể so sánh được đâu .........
 
Hành động chân tay khi đánh nhau ngoài đường cũng như trong phòng tập đều phụ thuộc vào ý chí, tinh thần của võ sinh.
Nếu đánh nhau ngoài đường nhưng võ sinh vẫn giữ được bình tĩnh, biết nhìn nhận và ra đòn hợp lí thì có thể áp dụng hữu hiệu kiến thức võ thuật.
Còn kể cả ở trong phòng tập, nếu mất bình tĩnh, luống cuống trước đối thủ thì cũng chẳng hơn gì đánh lộn.
Tóm lại, chỗ đánh không phải vấn đề quyết định.
 
theo em tuy nói chỗ đánh ko quyết định nhưng nó có 1 ảnh hưởng rất lớn
khi đấu tập mà mất bình tĩnh trước đối thủ thì ko thể coi như đánh lộn ngoài đường được
còn khi đánh nhau ở ngoài thì người có võ tất nhiên phải giữ được bình tĩnh nếu ko thì ko thì ko gọi là người có võ dù biết võ
 
Đúng là chỗ đánh cũng có ảnh hưởng chút ít, nhưng cái đáng nói không phải ở chỗ đánh mà ở chính võ sinh.
còn khi đánh nhau ở ngoài thì người có võ tất nhiên phải giữ được bình tĩnh nếu ko thì ko gọi là người có võ dù biết võ
Cũng chưa đúng lắm Khuê ạ. Đôi khi có những người va chạm ít, nên khi ra ngoài đời tất phải run, chưa vững vàng, có nhiều sơ suất trong giao chiến, nhưng cũng không vì thế mà bảo là họ không có võ. Sự bình tình, tự tin trong chiến đấu đòi hỏi phải có sự rèn luyện, có thời gian.
khi đấu tập mà mất bình tĩnh trước đối thủ thì ko thể coi như đánh lộn ngoài đường được
Ừ, anh xin lỗi vì đây chỉ là hình thức nói phóng đại thôi. Nhưng thật sự là ngay cả trong khi giao đấu, nếu mất bình tĩnh, luống cuống trước đối thủ thì chân tay sẽ không linh hoạt, thậm chí có động tác thừa, gây ảnh hưởng đến tâm lí và đòn thế, như thế chẳng phải là rất lộn xộn sao ? :)
 
công nhận sự bình tĩnh trong giao đấu thì phải qua 1 thời gian tập luyện và phải cọ sát thực tế như thi đấu nhiều
mà muốn có kinh nghiệm thi đấu cả trong lẫn ngoài lúc tập theo em khi tập ta nên tập bán đấu kháng va ko nên mặc giáp vì khi mặc giáp khiến ta có suy nghĩ cứ cho bên kia đá 1, 2 cái cũng ko sao.Khi ra ngoài lại ko có giáp nên khiến nhiều người mất tự tin
 
Back
Bên trên