thái cực đồ-triết học chỉ đạo của thái cực quyền

Ơ, cái tên Đài quyền đạo ko đúng ah. Đài=đòn chân, quyền=đòn tay, thế có vẻ hợp với phiên âm hơn!
 
tôi nhớ ko lầm thì:
teak là chân
won là tay
do là đạo
 
Tae là tay, kwon là chân, do là đạo ^^
Anh Thụy béo nói đúng rồi ^^
Kể ra gọi là tay chân đạo nghe sướng hơn là Đài gì đó :D
 
Ko phải, tae nếu là tay do phiên âm gần nhau, thì kwon sao lại là chân được!
Tui thấy cái tên Đài quyền đạo kia xuôi hơn. Nó là đòn tay và đòn chân, ko phải chỉ là chân tay.
 
thôi nói chung nó là taekwondo
dịch làm gì cho mệt
muốn dịch thì tốt nhất là quật mả tổ sư môn này này,rồi hỏi thoải mái
 
mấy thằng bè này
ko còn việc làm hay sao mà
cứ lôi cái tên tiếng hàn của người ta ra mà réo?
 
thì theo yêu cầu người Việt nói tiếng Việt mà ông anh.
Nói mãi từ taekwondo cũng chán miệng.
Mà ông anh vào topic bao cát trả lời em đi chứ
 
Thực ra nếu đúng như Lộc giải nghĩa thì tớ thấy Đài quyền đạo cũng hay, hoặc là Túc quyền đạo cũng được, nhưng mà Thái cực đạo thì sai hoàn toàn :D
 
Em thấy Túc quyền đạo thì nghe Hán-Việt hơn.
Vì Túc có nghĩa là chân và được nhiều người biết đến rộng rãi hơn là từ Đài
 
Hình như cái tên Túc quyền đạo cũng đã được dùng rồi thì phải. Tớ nhớ có đọc được 1 bài báo sử dụng cái tên này. Có điều chắc là Thái Cực Đạo nghe ý nghĩa hơn, người tập Tae thích nên cái tên kia mới không được dùng đến ^^
 
"Túc" chỉ là chân thôi, "đài" mới là "đòn chân", để nó hợp với chữ "quyền" nghĩa là "nắm đấm" hay "đòn tay".
Còn cái tên Thái cực đạo thì chịu, chỉ thấy trong cờ HQ có hình Thái cực thôi!
 
Nguyễn Ngọc Sơn đã viết:
Quyển toàn tập đó thì biết rồi ^^ Cũng đang để dánh tiền vác về đây :D Quyển đó có thể coi là đủ nhất trong đám sách về TCQ ở VN hiện nay. Có điều phần Thôi Thủ nói chưa kỹ lắm >< Đúng là đến vấn đề bí truyền nên chả ai nói rõ cả :(
Mấy quyền về Bát Quái thì quá sơ sài. Cứ như là tập võ chỉ cần thuộc quyền là xong vậy >< Thậm chí có nhiều quyển mình còn chả hiểu viết cái gì nữa T_T

Anh nhớ là cách đây khoảng 5 năm có bán ở hiệu sách 2 tập dậy riêng về Thôi thủ của Thái cực quyền (sách dịch thì phải), có vẻ cũng bài bản lắm. Lâu rồi nên không biết bây giờ họ có bán nữa không. Tụi em chịu khó đi lùng ở mấy cửa hàng sách cũ xem.

Bát quái thì hầu như rất ít sách. Trước đây có một quyển của VS Hàng Thanh.

Anh không biết gì về hai môn này nên chỉ nhớ được có vậy :)
 
Cám ơn anh giai :p
Tiếc là em không được biết mặt mũi 2 quyển Thôi Thủ kia ra sao >< Đi xem các hiệu sách cũng chưa bao giờ thấy cả :( Chắc là không ăn thua rồi.
Còn sách về Bát Quái thì em thấy 2 quyển rồi, nhưng viết khó hiểu quá, chủ yếu chỉ là quyền, không có giá trị lắm.
Quyển Bát Quái của VS Hàng Thanh được viết trong bộ Võ Đang, cũng không nhiều giá trị ><
 
thai cuc la me cua am duong (luong nghi)
luong nghi sinh tu tuong
tu tuong sinh bat quai
=thai cuc quyen
do chinh la diem cot loi cua thai cuc quyen
*thai cuc quyen chu trong thoai mai tu nhien ko go bo rang buoc
*khi luyen quyen thi phai thay nhu dat troi va ta nhu la mot the thong nhat, quyen di ngoai canh de tien toi canh gioi vong nga
*em co tap tcq nen bvac nao can hoi gi thi cu hoi em
 
Ặc ặc dài dòng quá, nghe thì huyền bí lắm nhưng ko hiểu j cả :(
 
Nói thế chứ nói nữa em cũng chả hiểu gì.:)) Tốt nhất sau này già đi ra công viên học lỏm vài chiêu múa cho đỡ chán đời còn hơn.:))
 
do la em chi noi may y chinh cua tcq thoi chu em ko ly giai no ra nen cac bac ko hiu la phai
*em ko bit viet dau nen em mong cac bac thong cam
 
1. Quan trọng nhất là phải buông chùng thân thể. Trong hán tự, nguyen tắc này đựoc gõ bằng chữ “TÙNG”. Dịch sát nghĩa là “buông lỏng”, nhưng nói vậy vẫn còn cứng lắm. Bạn phải buông lỏng toàn thân. Sức lực không được chi phối bất cứ chỗ nào ngoại trừ 1 điểm nhỏ trên đỉnh đầu bạn, gây cho bạn cảm tưởng bị treo lên. Nếu bạn buông chùng được cân nhục (bắp cơ, gân và thịt), phần còn lại sẽ buông chùng theo.
2. “Chìm xuống” (TRẦM) là bước thứ 2 của việc buông lỏng thân người. Nguyên thủy, 2 điều này hòa hợp trong 1 ý niệm. Trầm xuống có nghĩa là trở nên vững vàng hơn bằng cách dồn hết sức lựctừ thân trên xuống 2 chân. Nếu bạn lưu giữ sức lực nơi ngực, thân thể bạn sẽ trôi dật dờ và bạn có thể bị hất ngã dễ dàng. Tuy nhiên chỉ trầm xuống thôi chưa đủ. Quan trọng hơn, bạn phải trầm khí lực xuống, làm cho tâm thần và ý chí bạn được kết hợp, tấn phát mọi động tác.
3. Thật hư phải phân biệt. Tránh sự phân trọng, mỗi lúc dồn sức nặng xuống một chân thôi. Nếu sức nặng của bạn ở chân trái, bạn phải dung tay phải để tấn công và ngược lại.
4. Đầu và xương sống phải thẳng. Để cho khí lực chạy lên đỉnh đầu, đầu phải thẳng. Cho nên, đầu không được quay hay cúi mà toàn thân không di động theo. Cột xương sống đường lưu thong khí lục, phải giữ thẳng cho Ý và Khí gặp nhau ở đỉnh đầu, làm cho cở thể nhẹ nhàng và linh hoạt. Khi xoay phải giữ xương mông thẳng ; bằng không sẽ loạn choạng.
5. Thắt lưng là trung tâm bất động, trục của mọi động tác cơ thể. Phải giữ thẳng nhưng dịu dàng.
6. Thức Lãm Tước Vĩ giống như 2 người cùng nhau cưa gỗ. Nếu 1 người dừng lại, người kia cũng phải dừng theo. Trong phép thôi thủ, không bao giờ nên chống cự. Phép tập này giống động tác 2 người cưa theo 2 ý nghĩa : (a) nhường sức địch, kéo về, hóa giải, xong theo hắn, theo dính với hắn ; và (b) hắn vừa chớm động, phải thấy trước và hạ hắn ngay. Điều thứ 2 dĩ nhiên chỉ có thể phát sinh từ điều thứ nhất.
7. Đừng vô cớ đưa tay ra. Dương tiên sinh luôn luôn dặn : “ ta không phải là cái giá, đừng đặt thịt chết của ngươi lên tay ta”. Buông lỏng, khinh linh rồi 2 tay bạn sẽ có ý nghĩa.
8. Áp dụng nguyên lý của con lật đật, buông lỏng, làm như không có xương. Nếu bạn giống như 1 con búp bê nặng trịch, bạn sẽ không bị lay chuyển. Thân thể bạn linh hoạt và bàn chân dính với mặt đất. Trọng tâm của bạn phải chìm xuống, mọi sức lực 1 điểm trên 1 bàn chân. Trái lại, không buông lỏng, bạn không thể cố định bàn chân được.
9. Phải phân biệt giữa kình và lực. Kình xuất phát từ cân nhục, lực xuất phát từ xương. Kình mềm, dẻo, linh hoạt, lực cứng ngắc, không co dãn, chết. Khi một cung thủ bắn 1 mũi tên, điều quan trọng là sức căng thẳng chứ không phải là mũi tên. Phần cở thể tư bàn chân đến thắt lưng có thể coi như một về việc tập trung sức lực.
10. Trong khi đi bài quyền phải giữ thăng bằng để khí lực lưu chuyển dể dàng. Động tác phải chậm và đều, như thể kéo tơ ra khoải kén. Sức mạnh vũ phu và động tác nhanh sẽ làm đứt dòng sợi, cũng như sẽ làm hư bài quyền.
11. Trong khi tập thôi thủ, bạn phải nhận biết kĩ thuật của địch. Phân biệt đòn thực và đòn hư. Khi dung thế Bằng, đừng đi quá xa, khi dung thế Tê, đừng để địch vào quá gần.
12. Phải áp dụng câu dung 4 lượng chống ngàn cân để làm hoàn hảo kĩ thuật. Nếu bạn kéo sừng hay tai 1 con bò ngàn cân, bnạ sẽ không thể nào làm nó nhúc nhích. Nhưng nếu bạn buộc 1 sợi dây 4 lạng vào mũi con vật, bạn có thể di chuyển nó 1 cách dể dàng. Tuy vậy nếu con bò làm bằng đá thì có xỏ mũi cũng chẳng có ích chi. Làm đúng kĩ thuật không có tác dụng gì trừ khi được áp dụng cho 1 sinh vật.
 
3. Thật hư phải phân biệt. Tránh sự phân trọng, mỗi lúc dồn sức nặng xuống một chân thôi. Nếu sức nặng của bạn ở chân trái, bạn phải dung tay phải để tấn công và ngược lại.

Mình ko tập TCQ nên ko biết nhưng theo mình hiểu thì trong các môn võ hiện đại thì khi mình đấm tay trước(kể cả đấm thẳng,đấm vòng và cả đánh trỏ) thì nếu như ko dồn trọng tâm vào chân trước(tức cùng phía với tay) thì sao có thể đánh được.
 
Back
Bên trên