Thành lập ban nhạc của trường

Tran Trung Quan
(astronomer)

New Member
Thành lập một ban nhạc đi, của riêng trường mình càng tốt.
Ý tưởng ấy anh và Minh Tú có lâu rồi, nhưng tiện đây phát động luôn.

Thế này nhé, thành lập ban nhạc cần:

nhạc cụ (tự mang), riêng trống thì hơi khó. Nhưng trường mình chắc chắn có người có trống. Phòng Đoàn có nhưng là trống rởm, không mê được.
Thế nào là đủ một ban nhạc nhỉ?
Phải nói là chúng ta sẽ không kiếm được tổng phổ của các bài ta định đánh đâu, phải tự chuyển thể dựa trên các nhạc cụ mình có.
Guitar bass đánh không khó, cái chính là cần Amply.
Organ có thể dùng được.
Cái chính là kèn, một ban nhạc thiếu kèn, thay bằng organ thì khó chịu lắm.

Tóm lại, điều kiện tiên quyết là nơi ăn chốn tập, ai có thì lên tiếng nhé.
Cái này phải trông cậy vào các anh khóa trên thôi. Đặc biệt là anh Bùi Lê Chi, nhờ anh giúp đỡ.
 
Hì...lập band nhạc của trường hay đấy....Về bass và amply vô tư..em quên mấy anh trong Rockband,mượn của họ tốt,chơi phơ cũng xong..hì hì.Cái chính là thời gian tập ý chứ...Địa điểm thì chắc ko thiếu nhỉ?
 
Địa điểm cũng là vấn đề đấy em ạ ,ở HN này ko có mấy phòng tập đâu!!!
 
Nếu chơi ko ầm ĩ thì có 1 chỗ ở ngay cạnh trường...trong ngõ Núi trúc!Chỉ sợ hơi chật thôi!
 
Tốt, tốt lắm. Thế còn trống kiếm đâu nhỉ? Trống mà chơi trong phòng hẹp thì phải bịt xốp hoặc mút lên tường nếu không thì làm sao mọi người biết rồi đấy.
 
Lập ban nhạc đi, mình xung phong làm vocal ehehehehe.
 
Em xí vocal(nếu là Rock)..hì hì...Tình hình rất là tình hình....chỗ tập mà goánh trống ầm ĩ là khó kiếm lắm đó!
 
Có vẻ như tình hình khá ổn nhỉ. Vấn đề là có thật sự quyết tâm hay không. Kể ra mà trường có điều kiện cho mượn chỗ nào đó để tập (tất nhiên là phải tránh giờ học rồi) thì hay. Vừa có chỗ rộng rãi, vừa có điều kiện giao lưu với các bạn. Kể ra Ams có và duy trì được một (hoặc một số) ban nhạc truyền thống thì cũng hay :D.

Ai đứng ra vận động thành lập đi, anh nghĩ chắc các bạn và cả thầy cô giáo cũng sẽ ủng hộ thôi. Có bạn nào có ý tưởng cụ thể hơn không (phòng tập, nhân sự, thể loại music, ...).

PS. Mấy em hay post bài ở đây (Linh, Giao, Hòa, Bảo, ...) biết chơi piano hay guitar, harmonica, ... cũng có thể lập một hội chơi folk (hoặc country) ấy. Thể loại này nhẹ nhàng, ít yêu cầu về thiết bị, phòng tập mà cũng hay lắm, thích hợp với một nhóm nhỏ.
 
Tình hình ơi là tình hình, ổn đâu mà ổn.
Anh Hoài Nam ơi, anh định tham gia thật đấy à?
Thế thì kí luôn hợp đồng nhé.
Vậy thành viên chính thức đã có mình, anh Nam, và Minh Tú bí thư. Hy vọng Minh Tú sẽ thuyết phục được nhà trường trợ giúp một phần để bọn mình không phải tự túc mọi thứ.

À quên, còn Ngọc Bảo cũng rất nhiệt tình nữa.
Khổ thân anh Huy Quân, đang ở FR.
Ai thực sự có năng thực và hứng thú thì phải tham gia mau lên.

Em trông cậy vào anh Nam đấy.

Bây giờ không cần bàn về thể loại vội.
Đã tham gia ban nhạc học sinh thì phải nhường cái thích sang một bên để tập tành nâng cao trình độ.
 
Hì...Em chơi bass kém lắm...acoustic cũng phò...muốn tham gia cùng các anh lắm nhưng chẳng biết có được ko?
 
Lập dàn nhạc trường học

Chà, có nhiều điều phải nói đây!
Chuyện lập ban nhạc thì có rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Mọi người cũng có nói một vài trong số đó, ví như tài chính, thời gian, địa điểm, nhạc cụ và thiết bị âm thanh. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chuyên môn khác, như việc chọn thể loại [chính xác là dòng nhạc], chọn tác phẩm, phối bài, sự hạn chế của lượng và loại nhạc cụ... Không chỉ thế, còn những vấn đề như việc xin phép BGH, rồi phạm vi đối tượng nghe, việc biểu diễn, nói chung rất phức tạp và còn nhiều thứ khác nữa. Những việc thế này thì đến những ông bầu hãng đĩa còn đau đầu nói gì chúng ta. Thế nên phải có một sự thống nhất và quyêt tâm thì mới làm được.
Thứ nhất, chọn thể loại là vấn đề chuyên môn mang tính chất cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng những sản phẩm mà một nhóm nhạc bất kì tạo ra. Ở đây mỗi người thích một dòng nhạc. Em Huy Bảo cũng giống rất nhiều người ở Ams, thích các dòng Rock. Quân thì thích Jazz, anh Huy Khánh còn đề cập tới Country. Còn về phần tôi, tôi học và chỉ thích Cổ điển. Sự khác nhau về dòng nhạc là một sự khác biệt lớn đến nỗi người ta không thể cùng làm việc với nhau được. Đó là kết quả của sự khác biệt về phong cách-cảm thụ âm nhạc của mỗi người khi ở các dòng nhạc khác nhau, sự khác biệt về mặt tiết tấu, giai điệu, phối âm, nhạc cụ của chính các dòng nhạc đó... Giải quyết vấn đề này cần thực hiện một trong các cách sau tùy tình hình:
- Chơi thể loại cơ bản, phổ thông nhất, đó là Nhạc nhẹ [đừng nhầm là nhạc trẻ]. Làm cái gì cũng cần có cơ bản thì sau đó mới lên cao được. Chơi thể loại nhạc này có thể chơi được tất cả các bài hát Việt Nam, các bài hát cổ điển [chú ý là chỉ các bài hát những năm 50-70] và rất nhiều bài hát phổ biến hiện nay. Cũng nên chú ý rằng chơi thể loại này sẽ thuận tiện hơn trong việc biểu diễn trong các dịp ở trường.[chúng ta chỉ là một ban nhạc trường học]
- Chơi nhiều thể loại, điều này sẽ đáp ứng được sở thích của tất cả các thành viên và mở rộng về mặt nhân sự cho ban nhạc. Tuy nhiên cách này đòi hỏi các thành viên phải có khả năng thích ứng và phân biệt phong cách của các dòng nhạc khác nhau. Tôi rất ghét khi phải nghe một nhạc phẩm ta không ra ta, tây không ra tây, rock không phải mà country, jazz cũng không nốt. Những thứ như thế khiến cho người nghe khó chịu. [crossover ngược lại, nó là tất cả các thể loại đã tạo ra nó, nên đừng nhầm]
- Tập hợp tất cả những người chơi nhạc vào một tổ chức chung rồi chia thành nhiều nhóm nhỏ chơi các thể loại khác nhau, khi cần tập trung tất cả để biểu diễn. Điều này chỉ thực hiên được nếu số người chơi thành thạo nhiều và [hệ quả] họ khó có thể chơi nhạc của các dòng nhạc khác. Cách này gần với một dàn nhạc Philharmonic hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lập dàn nhạc trường học (tiếp theo)

Thứ hai, chọn được thể loại rồi thì người ta sẽ lên được danh sách những nhạc cụ cần thiết cho việc chơi nhạc. Thật là không tưởng nếu Nhạc nhẹ, Rock, Jazz, Country không có trống, rồi Rock không có các Electric guitar, Bass guitar... Tùy thể loại mà nói đòi hỏi nhạc cụ khác nhau. Nói chung thì tình hình của chúng ta nhạc cụ không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, cuối cùng chúng ta vẫn cần:
- Guitar thường[có phải gọi là accoustic không?]/Electric guitar.
- Bass: nếu có Bass guitar thì tốt, không thì phải thế bằng Guitar thường hoặc các loại bass của organ.
- Organ: rất cần để lấp đầy hòa âm, màu sắc, nền cho tác phẩm.
- Trống.
- Ngoài ra tùy điều kiện có thể thêm vào một số nhạc cụ khác như: Sáo, Harmonica, Đàn bầu [nếu người chơi đủ khả năng]. Piano có người chơi nhưng việc có piano để tập và biểu diễn khá khó. [mặc dù thực tế là tôi đã từng làm được]
- Vocal: Có thể có hoặc không, có thể kiêm nhạc cụ. Tuy nhiên có thể nói khác nhau rõ nhất của các dòng nhạc là ở hát nên vocal đòi hỏi người đảm nhận phải có đủ trình độ. Vả lại chúng ta là ban nhạc trường học, trong các lần biểu diễn ở trường thì đã có người hát sắn rồi có thêm vocal gần như là thừa.
 
Lập dàn nhạc trường học (tiếp theo)

Thứ ba, đó là việc chọn tác phẩm, phối âm và phân bè. Việc này phụ thuộc vào cơ cấu nhạc cụ mà chúng ta có và trình độ của các người chơi. Tuy nhiên việc này tôi và Trung Quân có thể đảm nhận được.
Thứ tư, sau khi phối âm và phân bè xong thì phải tập và ghép. Việc này không đến nỗi quá khó. Những việc này năm ngoái CLB âm nhạc của đoàn trường đã làm rồi.
Thứ năm, cũng là cuối cùng trong các vấn đề chuyên môn, đó là trình độ và tâm lí của các người chơi. Ở đây tôi muốn nói đến khả năng chơi một dòng nhạc nào đó theo đúng phong cách[điều này đã nói ở trên]. Ngoài ra khi tập thì có thể dễ dàng nhưng khi lên sân khấu lại là một vấn đề. Nếu một người nào đó lên sân khấu mà run không chơi được làm cả ban nhạc dừng lại thì coi như hỏng. Đây cũng là một vấn đề chuyên môn về biểu diễn cần được đảm bảo. Dù sao điều này không khó với học sinh Ams chúng ta.
 
Lập dàn nhạc trường học (tiếp theo)

Bây giờ là các vấn đề ngoài chuyên môn.
Trước hết, đó là nhân sự. Vấn đề này cũng đã được đề cập một số phần ở trên. Tuy nhiên còn những vấn đề đặc thù nhân sự như trách nhiệm, nhiệt tình của các thành viên, sự đoàn kết ăn ý của toàn bộ ban nhạc. Nếu khi tập mà người đến, người không đến, rồi đến sớm đến muộn thì khó mà làm được gì. Rồi trong khi tập phải biết phối hợp tốt, không thể chấp nhận trong một ban nhạc mà người trong đó tranh giành nhau vị trí này vị trí nọ, tị nạnh, bới móc hay thiếu tôn trọng nhau. Những điều này chắc mọi người đều hiểu.
Tiếp đó là sự cho phép hoạt động của BGH. Tụ tập nhau để chơi nhạc thì không ai cấm, nhưng để được hoạt động thuận tiện và biểu diễn thì phải được sự đồng ý của nhà trường. Tôi nghĩ rằng nếu giả sử mà chúng ta chơi Rap với ngôn ngữ nhiều tiếng lóng và chửi thì chắc chắn nhà trường không cho phép hoạt động, thâm chí chơi các rock nặng như heavy metal thì cũng khó mà được chấp nhận. Dù sao chúng ta không chơi những thể loại đó nên việc xin phép thì Đoàn có thể bảo lãnh.
Các bạn có thể thắc mặc tại sao bây giờ tôi mới nói đến vấn đề tài chính. Lí do là như sau, trước hết là việc tụ tập chơi nhạc với nhau hầu như không tốn tiền. Tiếp đó, chúng ta là một ban nhạc trường học, không phải là ban nhạc chuyên nghiệp nên các vấn đề về tiền không quá đau đầu. Có thể có chi phí về thuê địa điểm tập, nhưng nếu được cho phép thì chúng ta có thể đóng góp, hơn nữa có thể xin trợ giúp của Đoàn, nhưng chỉ có giới hạn thôi [năm sau tôi không nằm trong BCH nữa nên cũng khá khó, nhưng vốn Đoàn trường đã có một CLB âm nhạc và có kinh phí rồi nên chúng ta có thể xoay sở được]. Còn về việc nhạc cụ thì ai muốn chơi phải có nhạc cụ, có thể mượn nhưng như thế không thuận tiện. Organ, guitar thường có nhiều không phải lo, nhưng trống, Guitar điện khá vất, rồi amply. Nhưng tôi thấy có người bảo giải quyết được rồi. Nếu mua nhạc cụ thì khá tốn, phải góp chung vào mới được.
Về vấn đề địa điểm tập, nếu nhóm nhạc nhỏ thì có thể tập ở trường [các lớp học nhạc của Đoàn năm ngoái đều học ở trưởng cả]. Nhưng nếu nhóm nhạc lớn hơn nhất là nếu nhiều nhạc cụ điện thì hệ thống điện của trường khó đáp ứng lắm. Lúc đó thì phải tìm địa điểm thay thế. Nhưng theo tôi nghĩ thuê địa điểm hơi bất khả thi vì chúng ta chưa là ban nhạc chuyên nghiệp, khả năng tài chính có hạn thôi.
Tạm thời thế đã.
Còn về phần tôi, tôi học Cổ điển và đã từng chơi hòa tấu với các nhạc cụ khác - rất hay và thú vị. Chơi hòa tấu của cổ điển không gặp nhiều rắc rối như chơi ban nhạc, vì bản nhạc các nhạc sĩ đã sáng tác sẵn, rồi nếu đã có nhạc cụ thì hấu như không mất thêm chi phí nào [đối với học cổ điển, có nhạc cụ là điều bắt buộc]. Việc biểu diễn cũng không gặp nhiều vấn đề ngoài chuyên môn như ở ban nhạc. Tuy nhiên số người học cổ điển ít nên việc thành lập nhóm nhạc cổ điển khó, dù thực sự thì tôi thích chơi trong đó hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Tú nói nghe hay đấy. Thế khả năng là từng người chơi được cái gì thế. 1 loại giỏi nhất thôi nhá.
 
À mà anh xung phong làm ông bầu luôn được không ehehehe. Cái này chưa làm bao giờ nhưng phải thử dần dần mới biết được.
 
Về phần tôi, tôi xin bình loạn lại mấy ý kiến của Tú.
Thứ nhất là thể loại âm nhạc: Tôi chọn gạch đầu dòng đầu tiên, tức là chơi nhạc nhẹ
 
xin lỗi, bấm nhầm nút gửi bài.

Cộng thêm: nhạc cổ điển + folk (dân ca, cả VN và thế giới) chuyển soạn cho dàn nhạc nhẹ. Cái này có thể Tú không thích nhưng tớ nghĩ là cần phải có. Lí do cũng như Tú đã nói.

Về nhân sự: Tâm lí nhân sự thì đã bàn rồi, tóm lại là phải có tinh thần học hỏi, lấy kinh nghiệm, hạn chế "tư lợi".
Tôi ủng hộ nhóm nhạc nhỏ, chi khoảng 5-7 người. Khả năng quản lí của chúng ta, của người Việt Nam chưa tốt, đành phải thế thôi (cứ xem mấy nhà máy lèo tèo chi nhánh, lèo tèo công nhân thì biết, có cái nào được gọi là tập đoàn chưa ).
Tôi phản đối việc coi nhẹ Vocal của Minh Tú. Có vocal, công việc của ban nhạc sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Đặc biệt là trong tình huống hiện nay, rất khó kiếm ra được một tay kèn có khả năng solo.
Tôi phải nói thêm. Anh Hoài Nam đang học Tin cùng tôi, Minh Tú nên tin tưởng( Ảnh đang học BK). Nhóm rất cần một ông bầu, là người lớn tuổi hơn.
 
Lâu lâu mới quay lại topic này thấy ngạc nhiên khó tả vì hình như hồi trước có mỗi gia đình nhà Đỗ Việt hay nói chuyện trong này :D ... Ý kiến thành lập ban nhạc hay đấy... Đọc bài của Tú xong coi như được mở rộng tầm mắt... Thôi thì mình không có cơ hội được học nhạc từ nhỏ thì cũng nên có cơ hội để chơi nhạc... Nhất là năm nay cuối cấp rồi... Muốn tập dượt gì đó cho Made in 12 quá... mà phải có đủ thành phần đã...

Nói thật luôn là tớ rất muốn tham gia đấy... Mặc dù tài năng có hạn thôi... Thể loại thì tớ thích mọi thể loại, nhưng về chơi thì có lẽ chỉ chơi được một vài thứ Rock nhẹ và Country thôi... Tiếc là trước đây bỏ tập organ sớm nên bây giờ còn mỗi ngón steel-string acoustic guitar... Còn nếu cần bè trầm hỗ trợ vocal thì chắc là cũng làm được... Tạm thời có lẽ ai có nhạc cụ điện thì dùng thôi... chứ để lo tất thì cũng hơi khó như Tú nói ở trên ấy...

Hiện nay tớ đang muốn tìm một cái gì đó pha trộn mới... trong này hình như có một số bạn chơi được một số nhạc cụ thuộc loại 'ít người biết' thì phải... nếu có thể nhào trộn được cái gì đó thì sẽ rất tuyệt...
 
Back
Bên trên