Từ tiếng Pháp được phiên âm sang tiếng Việt?

còn có 1 câu phiên âm nghe rất choáng là ( cũng trong Số đỏ )

Dè đờ dà múa
Mồng pề ỳ ê pà dí

Đùa chứ đến lúc ngấm ra nó là " J'ai deux amours, mon pays et Paris " cứ gọi là ngã ngửa :-s
 
Min đơ, Min toa chứ.:))
Nhớ lộn, xấu hổ thật :">
Còn một từ hi vọng là không nhớ nhầm là từ công ta (contrat) trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Từ này làm mình băn khoăn không biết từ công tác là từ Hán Việt hay là từ gốc Pháp nữa :-/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đính chính tí: từ xà phòng là phiên âm của từ safon, còn savon chỉ là một biến thể của từ này mà bây giờ người ta dùng.
Còn cái tên Con bò cười (tức La vache qui rit) là lấy theo tên truyện ngắn L'homme qui rit của V. Hugo.
Nếu để ý kĩ thì trong các ngành nghệ thuật hay khoa học từ gốc Pháp có rất nhiều. Chẳng hạn trong âm nhạc:

Pianô >> piano
Viôlông >> violon (tên gốc tiếng Ý của nó là violino)
Viôlôngxen >> violoncelle (tiếng Ý violoncello đọc là viôlônchelô)
Ghita >> guitare (tiếng Ý viết là ghitarro)
Clavơxanh >> clavecin
Oócgiơ >> orgue (đàn ống)
Kèn co >> cor (kèn tù và)
Ôboa >> hautbois
Fluýt >> flute/flûte
Trômpét >> trompette
Xanhban >> cymbale
Ácsê >> archet (cái vĩ)
Xuốc đanh >> sourdin (cái chặn âm)
Pêđan >> pédale
Pianô áccơ >> piano à queue

Sônát >> sonate (gốc tiếng Ý là sonata)
Côngxéctô >> concerto
Ôpêra >> opéra
Êtuýt >> étude
Prêluýt >> prélude

Gam >> gamme
Nốt (nhạc) >> note
Tông >> ton

Trong vật lý thì có:
Pha >> Phase
Môtơ >> Moteur
Điốt >> Diode
Trandito >> Transistor

Trong toán học thì tên các nhà toán học đều được đọc theo tiếng Pháp:
Ơle >> Euler (đọc theo tiếng Đức là Oilơ)

Ácsimét >> Archimèdes
Câu nói nổi tiếng của Ácsimét là Ơrêca >> Heureka
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiếp này :p:
Píttông >> piston
Van >> valve
Xylanh >> cylindre
Rôto >> rotor
Stato >> stator
Prôtông >> proton
Nơtrôn >> neutron
Electrôn >> electron
Pin >> pile
Vôn >> volt


Gien >> gène
Nơron >> neurone
ADN >> acide deoxyribonucleic
Enzim >> enzyme

Lôgarít >> logarithme
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy có mấy từ chuyên môn ko phải là phiên âm mà là TV ứ có từ nào tương đương, các ông giáo sư đành mang ra đọc mà chưa đc nhiều người gọi.:-?
 
Thực ra các từ chuyên môn này hầu như là từ quốc tế cả, tức là viết trong các ngôn ngữ khác nhau đều gần giống nhau. Chỉ có điều là cách phát âm là theo tiếng Pháp thôi. Mà nếu dịch ra tiếng Việt thì cũng toàn là từ Hán Việt cả, không có mấy từ thuần Việt đâu, dùng thì cũng dễ gây hiểu nhầm, nên dùng từ gốc Pháp chính xác hơn.

Thôi ko nói từ chuyên môn nữa, còn mấy từ này cũng hay phết ;;) :

Bánh >> pain (??)
Bốt (ủng) >> botte
Xô >> seau
Can >> jerricane
Két >> caisse
Bi (ve) >> bille
Bi a >> billard
Bia >> bière
Bơm >> pompe
Lốp >> enveloppe
Kè >> quai
Xép (gác xép, ga xép) >> secondaire
Goòng >> waggonet
Tôn >> tôle
[Ét] xăng >> essence
Ga >> gaz
Cu li >> coulie
[Bà] đầm >> dame
[Bà] sơ >> soeur
Bốt gác >> poste de garde

Tiện thể, thực ra nhiều từ gốc Pháp có từ tiếng Việt tương đương nhưng vẫn dùng tên gốc Pháp để phân biệt, chẳng hạn:
Sa lát ~ Nộm
Xúc xích ~ Giò
Súp ~ Canh
Sốt ~ Hầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sa lông: salon
Phôtơi: fauteuil

hôm nay đi qua Hà Trung vừa nhìn thấy xong :">
 
VN mình hồi pháp thuộc copy mấy từ này thì phải ^-^ Em thấy những từ mượn này đều chỉ các khái niệm khoa học, nghệ thuật, các đồ dùng, đồ ăn mà đến thời pháp thuộc nước ta mới có, như búp bê, bánh ga tô, đại loại thế :D Vs lại mấy ông nhà văn và một vài cụ nhà mình hồi đấy dùng tiếng pháp bồi nên mới cóa kiểu "dè đờ dà múa" thế chứ =))
 
Trước hết, em xin hỏi mọi người về từ "cát-xê" (tiền), không biết trong tiếng Pháp thì từ này là gì? em tìm cả trong từ điển với trên Google đều không thấy...

Kim từ điển Larousse:
"cachet" = Rétribution que perçoit un artiste pour sa participation à un spectacle

Hehehe
 
VN mình hồi pháp thuộc copy mấy từ này thì phải ^-^ Em thấy những từ mượn này đều chỉ các khái niệm khoa học, nghệ thuật, các đồ dùng, đồ ăn mà đến thời pháp thuộc nước ta mới có, như búp bê, bánh ga tô, đại loại thế :D Vs lại mấy ông nhà văn và một vài cụ nhà mình hồi đấy dùng tiếng pháp bồi nên mới cóa kiểu "dè đờ dà múa" thế chứ =))

Thực ra Pháp bồi là một phần, một phần khác nữa là vì tiếng Việt mình có cách phát âm hơi khác tiếng Pháp. Bên cạnh các âm trong tiếng Pháp mà tiếng Việt không có như r, j, u, eu, các âm mũi vvv..., thì có mấy điều làm từ phiên âm bị biến dạng nhiều so với từ gốc là:
- Tiếng Việt đơn âm tiết, tức là âm nào thuộc riêng hẳn về một từ/tiếng riêng, không như trong tiếng Pháp hay tiếng Anh có sự luyến âm (J'ai deux amours), hoặc một phụ âm thuộc hai âm tiết liên tiếp (Omelette).
- Tiếng Việt không sử dụng hai hay nhiều phụ âm liên tiếp đứng đầu tiếng. Hồi trước anh đi dạy bọn trẻ con tiếng Anh, mấy đứa không thể đọc được từ three trong tiếng Anh mà chỉ có thể phát âm được là ti thôi.
- Chỉ sử dụng 8 phụ âm cuối tiếng là m - p, n - t, ng - c, nh - ch. Khi phiên âm thì tất cả các từ nào có "thừa" phụ âm ở đầu tiếng và cuối tiếng thì các phụ âm này sẽ bị mất hoặc thay thế. Một ví dụ điển hình là Descartes được phiên âm thành Đề các.
- Tiếng Việt có dấu, nhưng không có trọng âm và không phân biệt nguyên âm dài ngắn. Khi phiên âm thì 6 dấu trong tiếng Việt sẽ đảm nhận chức năng xác định độ dài nguyên âm lẫn trọng âm của từ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên