Anh ơi, đọc câu này của anh mà em thấy oan uổng quá anh ơi...
Em thấy những người HN cổ, họ rất hiền lành, tốt bụng, cả tin, thương người, nhân hậu, thật thà,... chứ em chưa bao giờ thấy cái tính "bon chen" nào trong đó cả.
Mà theo em suy luận, thì tính bon chen thường chỉ hình thành khi người ta thiếu thốn, khổ sở, bây giờ mới tìm mọi cách để vươn lên. Còn người đã ở 1 vị trí nhất định rồi, lại
khái tính như người HN, thì chả có tính bon chen đó đâu. Nhiều lúc họ cũng biết là phải bon chen chút, mánh khóe chút thì mới được thế nọ thế kia, nhưng họ thà nghèo 1 chút (chứ không phải là kém), còn hơn là phải đi bon chen.
Mà nhiều khi cái văn mình này nó ăn vào máu rồi, từ trong trứng đã lớn lên trong cách dạy bảo như thế, xung quanh mình, ai cũng cư xử đẹp như thế, thì rồi nó sẽ ngấm vào người mình, không ít thì cũng nhiều.
Còn người mới được tiếp xúc với cái văn minh đó thì dù sao vẫn có 1 cái gì đó không phải của mình, có chút gượng ép, không tự nhiên (kể cả khi người ta cố gắng). Chỉ có thế hệ thứ 2 thì mới có cơ hội làm mới hoàn toàn...
Mình không hề và cũng chưa bao giờ dị nghị với người ngoại tỉnh, nhưng quả thật là mình thấy Tú nói giống suy nghĩ của mình.
Cái gì tốt thì chả cần phải giữ gìn cẩn thận. Mà cái sạch, cái đẹp thì cũng dễ bị mòn, bị dính bụi bẩn... Văn hóa - văn minh cũng thế thôi... Người ngoại tỉnh vào kéo cái hay cái đẹp vốn có của người HN đi xuống thì mình cũng không chấp nhận được.
Vd (dành cho tất cả, không phân biệt gì đâu nhé):
Nhiều khi muốn giữ sạch cũng không thể sạch nổi khi vẫn còn người xả rác, đái bậy ra đường. Đến khi giữ mãi chả được, mình cũng nản chứ, lúc đó mình sẽ dễ dãi hơn, "úi xùi" hơn --> nhìn nhận về văn minh bị đi xuống.
Con cháu mình nhìn vào sự việc đó hàng ngày hàng giờ từ bé, không ảnh hưởng ít thì ảnh hưởng nhiều, ngay cả khi mình muốn dạy khác --> thế hệ sau bị nhìn nhận sai lệch về Văn mình, Văn hóa.
Cứ như thế thì làm gì mà thế hệ sau chả bị tồi đi?!
Ôi, em chả biết thống kê nào, em cứ nhìn vào những ví dụ điển hình từ những gia đình em biết thì 99% những gia đình HN-ngoại tỉnh là không hạnh phúc, còn những gia đình nào HN-HN đều rất hạnh phúc. Cũng chả phải nhìn đâu xa, nhìn trong gia đình em cũng đủ thấy rõ.
Cái hồi những năm 70 ý (là thế hệ Bố Mẹ của những ai chạc tuổi em ấy), họ nói là xóa bỏ giai cấp, không phân biệt giai cấp, bỏ "môn đăng hậu đối", v.v... Bao nhiêu cô gái HN gốc chỉ muốn tìm lấy anh càng nhà quê càng tốt, nghe theo "phong trào"....

(ngược lại - là chồng HN, vợ ngoại tỉnh - thì đỡ tệ hơn chút xíu)
Rồi đến khi sống với nhau mới vỡ lẽ, tại sao các cụ dạy "môn đăng hậu đối". Nhưng thường là đến lúc đó thì cũng đã muộn rồi...
"Môn đăng hậu đối" không hề phân biệt giai cấp, mà đấy chỉ là giúp cho đôi vợ chồng dễ hòa hợp trong phong cách sống, cách cư xử, v.v...