Tủi thân... ngoại tỉnh

Em thì thấy người Hà Nội thì có gì ghê gớm đâu, lười biếng, ỷ lại, thụ động, bảo thủ, bị thêm bệnh group-think nữa. Đấy là lý do tại sao nền kinh tế của Sài Gòn lại phát triển mạnh hơn Hà Nội nhiều. Người miền Nam thì lời ăn tiếng nói không nho nhã bằng nhưng cung cách làm việc tốt hơn hẳn. Nhân viên làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm, lãnh đạo làm việc thẳng thắn, thực tế. Bao nhiêu công trình muốn đầu tư vào VN từ nước ngoài bị chính phủ bắt đầu tư vào Hà Nội và các thành phố vệ tinh nhưng không nổi. Người ta toàn bảo là ở Sài Gòn có sẵn nhân công chất lượng, có cơ sở, đầu tư vào HN và các vùng lân cận không lãi nổi nên thà chết chứ không vào. Cuối cùng chính phủ cũng phải chịu, không ép nổi, khuyến khích cũng không xong, bao nhiêu công trình rơi hết vào mấy khu công nghiệp mới ở miền Nam hết, miền Bắc chỉ nhận được độ 1/5 số của miền Nam.

Em có may mắn là bạn mẹ có nhiều người là những nhà đầu tư lớn trong SG nên biết được cách nhìn của họ. Người ta bảo dân HN làm việc rất cứng nhắc, cực kỳ khó đạt tới thoả thuận 2 bên cùng chấp nhận được. Tiện thể cũng nói thêm mấy vị đấy toàn là dân Hà Nội đi B, tay trắng vào miền Nam làm nên. Hà Nội có người giỏi nhưng mà phần lớn thì vẫn chán lắm.

Em tuy là người Hà Nội nhưng cảm thấy làm việc với người miền Nam dễ hơn nhiều. Em đi làm kiểm toán Ngân hàng Công Thương tại Hội Sở ở HN thì nhân viên càng thấp càng hách dịch, như là mình làm thuê cho họ trong khi trách nhiệm của họ là phải cung cấp cho mình tài liệu. Các sếp như trưởng phòng thì lạnh lùng, ít cộng tác dù mình nhã nhẵn lễ phép bao nhiêu chăng nữa. Nói vậy nhưng có vài sếp trẻ làm việc cũng tốt, nhạy bén, có kiến thức, làm việc thực tế, hợp lý, nhanh chóng. Mấy sếp đấy về sau giữ chức vụ cao thì nước mình sẽ rất có tương lai. Tuy nhiên, nói chung thì dân Sài Gòn làm việc cởi mở, nhanh chóng hơn nhiều. Ở đây có ai làm việc một thời gian với cả 2 miền rồi ra chứng minh hộ em.

Dân Hà Nội có lẽ được mỗi cái văn hoá giao tiếp là khá hơn các miền khác, còn lại về tự giác, tinh thần trách nhiệm, hay chất nhiệt tình thì cũng không có gì đặc biệt, nhiều cái còn kém so với các miền là khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tâm đã từng đi làm rồi nên có cái nhìn "rộng" hơn hẳn nhỉ ;)

Khi đánh giá về một cộng đồng nào đó thì phải đánh giá trên rất nhiều lĩnh vực, đâu chỉ gói gọn ở văn hóa, lối sống. Mà các bài viết ở đây hơi thiên về văn hóa mà quên mất các khía cạnh khác.

Đồng ý với em Tâm về những gì em biết giữa Sài Gòn và Hà Nội. Chị đã từng làm việc ở trong đó rồi nên phải thừa nhận có nhiều điểm Hà Nội còn thua kém Sài Gòn, đặc biệt là về ngành dịch vụ, mấy chục năm nữa mới tiến lên văn minh được.

Quay lại với chủ đề "Tủi thân...ngoại tỉnh". Tại sao lại dùng từ "tủi thân"? Vì đằng sau nó là rất nhiều nỗi niềm, có cả sự thiệt thòi nữa. Các bạn tham gia vào topic này nghĩa là các bạn đồng ý thảo luận về vấn đề "Tủi thân...ngoại tỉnh", nghĩa là các bạn đồng ý thảo luận về nỗi niềm của người ngoại tỉnh, chưa kể có thể trả lời thêm câu hỏi về quan điểm của bố mẹ mà Hoàng Mạnh Khải đặt ra từ đầu.

Vậy thì liên quan gì đến chuyện chê bai, dè bỉu ở đây nhỉ? Tại sao không lập ra một topic khác lấy tên là "Bức xúc với người ngoại tỉnh" chẳng hạn. Nhưng nên lưu ý là HAO không khuyến khích các bạn thảo luận những vấn đề mang tính kỳ thị, công kích nhiều quá.

Có một số bài viết ở đây đã đưa ra các nguyên nhân dẫn đến người ngoại tỉnh phải tủi thân, một số bài viết khác đưa ra các biện pháp trấn an người ngoại tỉnh không việc gì phải tủi thân. OK, như vậy là đi đúng chủ đề: phân tích, mổ xẻ nỗi niềm cộng với giải pháp khắc phục nỗi niềm. Còn lại các hình thức tranh luận khác đều không ăn nhập với mạch chủ đề và thậm chí gây phản cảm.

Mong các bạn luôn có một tấm lòng nhiệt thành khi tham gia vào bất cứ topic nào.
 
Nói như anh Tâm thì lại quay sang chủ đề chê người HN rồi... Em biết ở đây có khá nhiều người cũng đã sống ở cả 2 miền, cũng có suy nghĩ giống vậy, nhưng em lại ko biết viết ra thế nào cho nó không offense ::) Tâm đắc với bài anh Tâm.

Có lẽ em tranh luận ở đây ko phù hợp lắm, mọi người thường chỉ nói đến 2 phía: Hà Nội và ngoại tỉnh. Em thì chắc ko phải ngoại tỉnh theo nghĩa mọi người nói, lại chưa bao giờ dám nhận là HN :)) Thế mà mọi người cứ nói về cái xấu "tự hào quá đáng vì là người HN" thì đúng là không biết nên tranh luận thế nào cả :D Thiết nghĩ mọi người cũng ko nên xoáy vào nói cái đấy quá.
 
Sorry hơi lạc đề một chút:
@Tâm: SG tạo ra 20% GDP cả nc, trong khi HN chỉ có 8%, hiển nhiên là có sự khác nhau.
Một trong những lý do có thể giải thích: bởi nguồn đầu tư vào nền kinh tế của nc ngoài qua chiều dài lịch sử: Sau những năm bị đô hộ Pháp thuộc bắt đầu từ 1859, SG đc mệnh là Hòn Ngọc Viễn ĐÔng, hay Paris Phương Đông. 1950 đc đặt là thủ phủ của Bảo Đại, tiếp đến là chính quyền Ngô Đình Diệm trong thời gian VN bị chia cắt => SG đc đầu tư về kinh tế nhiều hơn => Hấp dẫn một nguồn nhân lực rất linh hoạt.

Làm việc với ng SG (ở nc ngoài) cho tớ những kinh nghiệm ko hay lắm, làm cho tớ mất thiện cảm về ng SG :D Trong những dịp vào SG một thời gian ko phải là ít, tớ lại thấy một bộ phận những ng lười biếng (ít khi làm thêm giờ), ỷ lại (quá dựa dẫm vào gia đình) và khuynh hướng chơi bời nhiều hơn <= tất nhiên đấy là một góc cá nhân thôi, ko may mắn gặp phải, chẳng đủ để đánh giá 1 cái gì.

Quay trở lại topic:
@chị Nga: mọi ng chê bai, dè bỉu những thói xấu, âu cũng là 1 điều đúng, như vậy giúp chúng ta cân nhắc để tránh mắc phải.
Ví dụ: một ng hộ khẩu HN vứt rác, nhổ nc bọt... bị chê "sao mày quê thế" cũng là lẽ thường tình,
=> "quê" ở nghĩa tính từ hoàn toàn ko nên bị gán ghép vời ng ngoại tỉnh một cách nhầm lẫn

Theo e nghĩ đáng phê là những lời chỉ trích, quá công kích cá nhân. Chẳng ai muốn bị chê là "sao mày ngu thế, thiếu kiến thức thê" => hiển nhiên ng kia sẽ phản bác lại với nồng độ đậm đặc hơn.
 
Cái gì là của ta và đem lại cho ta giá trị thì ta quí và trân trọng nó, Ngoại tỉnh thì ngoại tỉnh, ngoại tỉnh có cái đáng yêu & giá trị của Ngoại tỉnh, dân Hà Nội khối đứa mơ làm ngoại tỉnh mà chẳng được. Nhưng nói chung, nên bảo vệ nguồn gốc xuất thân của mình, không đồng nghĩa với việc phủ nhận cái mà ta không có được (thuộc về người khác).

Từ đi vào cấp III, và những năm Đại học, ước mơ lớn và cháy bỏng lòng là làm sao tồn tại và phát triển sự nghiệp ở Thủ đô.
Ra trường, đi làm được 1 năm, mình đã vứt bỏ ước mơ vĩ đại đó không thương tiếc, chỉ để lại có thể những thứ bảy, CN vi vu về thủ đo tưởng để giải ngố tý, đến bây giờ thì chả buồn đi nữa, thà ngố rừng còn hơn. Thủ đô, chả mang lại được cho mình cái gì hơn cái nơi hoang vu hẻo lãnh thâm sơn cùng cốc, chó ăn đá gà ăn sỏi này.

Thích thì lên xe vi vu về Hà Nội, xả strees tý... Công việc ở Hà Nội quá nhàm chán và vô vị,

Đến bây giờ đã nhận ra rằng quyết định của mình là đúng đắn, sáng suốt... Qua mất rồi cái thời trẻ con, hồ đồ, thế mà hồi đấy cứ tưởng ta đây người lớn,...

Hà Nội cũng thế mà thôi !!!! Hoan hô mình cái nào =D> =D> =D> =D> =D>
 
Hoan hô bạn Thành ;)
Nếu có nhiều người nghĩ được như bạn hơn thì hay biết mấy...
1. Họ làm quê hương họ giàu mạnh hơn --> dần dần sẽ mất đi định kiến "ngoại tỉnh"
2. HN đỡ bị quá tải về dân số, chỗ ở, việc làm, v.v...

Nhiều khi mình thấy lạ là tại sao người ngoại tỉnh rất thìch ra HN sống, trong khi ở quê, họ có thể có nhiều cách làm giàu hơn ở HN rất nhiều - nếu họ biết cách.
Đất = Tiền.
Biết khai thác sản phẩm từ đất thì tha hồ mà thoải mái...
Nhiều khi ước có vài thửa ruộng như mấy người ngoại tỉnh chả được, họ lại cứ đi bán rẻ rồi cố chen về HN... :-<
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có nhiều ng cố tình ngu không hiểu mình viết gì. chán .

Mà nhận xét chung về mọi người, ng Việt mình nói chung hay co cái kiểu suy nghĩ với 1 tầm quá lớn của 1 vấn đề ... rồi đi sâu vào diễn giải và vơ đũa cả nắm để áp đặt lối suy nghĩ của mình vào người khác.

Với tôi thì tôi chỉ bày tỏ suy nghĩ của mình với 1 nhóm đối tượng nhất định và đi vào chứng minh tại sao tôi lại nghĩ thế.

Hi vọng mọi người hiểu và thay đổi cách thảo luận về 1 vấn đề nói chung. Dù gì thì cũng là lên đây xả xì trét thôi. Quay lại TTTG nói cho thoải mái
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Hoan hô bạn Thành ;)
Nếu có nhiều người nghĩ được như bạn hơn thì hay biết mấy...
1. Họ làm quê hương họ giàu mạnh hơn --> dần dần sẽ mất đi định kiến "ngoại tỉnh"
2. HN đỡ bị quá tải về dân số, chỗ ở, việc làm, v.v...

Nhiều khi mình thấy lạ là tại sao người ngoại tỉnh rất thìch ra HN sống, trong khi ở quê, họ có thể có nhiều cách làm giàu hơn ở HN rất nhiều - nếu họ biết cách.
Đất = Tiền.
Biết khai thác sản phẩm từ đất thì tha hồ mà thoải mái...
Nhiều khi ước có vài thửa ruộng như mấy người ngoại tỉnh chả được, họ lại cứ đi bán rẻ rồi cố chen về HN... :-<
Vì ở HN lắm thứ vui chơi chị ạ :p Đúng là lắm khi cần sự yên bình, nhưng mà cảm giác yên bình từ ngày này qua ngày khác thì có lẽ một vài người trẻ không chịu được.
Tất nhiên là phần nhiều do xu thế, phần do nhiều cơ hội, phần vì có những ngành ở quê nhà ko có chỗ dùng. Cái trên em nêu chỉ là một lí do vớ vỉn :)) nhưng cũng là 1 lí do. Ta so sánh ngoại tỉnh ra HN với người đi du học... vậy sao ko so sánh lí do họ ở lại với nhau. Nói như chị là hơi phiến diện rồi ::)

Hoặc, đơn giản là vì họ thích. Đó đơn giản cũng đã là 1 lí do. Có gì đáng phê phán nhỉ.
 
anh ơi có ạ
Có nhiều lúc giật mình trước một người hà nội đến tận lõi, nhưng thực ra, em nói rất thực đấy nhá, thực cực kì luôn, em chưa thấy ai trong cả cái topic này đạt đến cái chất đấy, nhưng lại có nhiều người quá là kém thiện cảm với những cái gọi là nhà quê, đùa mẹ em quê vĩnh phú, bố em quê đà nẵng, nếu em nghĩ đến cảnh lần đầu ra hà nội, bố mẹ em đọc được những cái dòng giống kiểu bác toàn viết, chắc buồn lắm, thôi nếu em có viết quá đáng thì mong các anh chị em và các bạn thân mến tha cho em vì cái tội hiếu thảo
Em Nam có quê mẹ như anh nhỉ . Nhưng mà Vĩnh Phúc hay Phú Thọ ?
Chị Hà thì dân HN gốc đên lõi rồi nhỉ ? Làng hoa Ngọc Hà nhà chị Hà ngày xưa vẫn thuộc diện HN gốc mà .
Quả thật là cái sự phân biệt Phố , quê với thái độ đó thì qua nhìn nhận thực tế của mình ở VN cũng thực trạng chung như nhiều nước đang phát triển khác ( Nhìn đến đâu nói vậy nha , mình nhìn thấy thì nói thế , có thể các bạn nước khác nhìn thấy có khác ).Ở những nước này có sự chênh lệch rất lớn giữa nông thông & thành thị về mức sống , từ đó có sự khác biệt về các yếu tố khác như văn hóa giao tiếp , sinh hoạt chẳng hạn .Nảy sinh ra cách nghĩ khác nhau .ở VN ( Quả thực mình cũng chưa lâm vào tình huống đó bao giờ khi đến nhà lũ bạn cả trai & gái ở HN chơi ) thì thấy khá phổ biến . Hình như họ cho mình ở 1 đẳng cấp khác , văn minh hơn ?Nhưng sự thật là văn minh là gì ? Người văn minh là người miệt thị người khác về xuất xứ ? Vớ vẩn , đó mới là lũ người thiếu văn minh .Chắc là họ cho là dân ngoại tỉnh ngờ nghệch?NGờ ngệch với Văn minh , tất nhiên , họ cũng ngờ ngệch với văn minh nông thôn .
Ở lớp ĐH của mình rất may là không có tình trạng đấy .Có thể không phải do phụ huynh không có tư tưởng đó mà nguyên nhân là bọn ngoại tỉnh giàu hơn nhiều so với bọn HN gốc trong lớp .Mình , rất may , cũng đang có điều kiện của bài mở đầu , nhưng không có trở ngại :)
 
Hơi lạc đề một chút:

Le Tung Bach đã viết:
@chị Nga: mọi ng chê bai, dè bỉu những thói xấu, âu cũng là 1 điều đúng, như vậy giúp chúng ta cân nhắc để tránh mắc phải.
Ví dụ: một ng hộ khẩu HN vứt rác, nhổ nc bọt... bị chê "sao mày quê thế" cũng là lẽ thường tình,
=> "quê" ở nghĩa tính từ hoàn toàn ko nên bị gán ghép vời ng ngoại tỉnh một cách nhầm lẫn

Từ "quê", hay "quê mùa", vốn được dùng theo nghĩa "có vẻ mộc mạc, chất phác, thô kệch, ko tinh tế, thanh lịch" ("Tự điển tiếng Việt"), là cách nghĩ đã có từ lâu, khi mà những chuyện tế nhị (mà ngày nay có thể bị coi là nhạy cảm vì ít nhiều mang tính phân biệt, kỳ thị...) về những khu vực hay những nhóm người (HN, ngoại tỉnh, thành thị, nông thôn...) còn chưa được để tâm đến.

Bây giờ Việt Nam "văn minh" hơn rồi (cả trong nhận thức), nông thôn hay ngoại tỉnh cũng ko còn hoàn toàn như xưa, thị thành cũng vậy, phải chăng nên dùng từ gì trung tính hơn để chỉ những thói xấu của bất cứ ai (ko kể là thành thị hay nông thôn), mà ko đụng chạmnhạy cảm (với một số người)?

Cũng như người Việt mình, thấy cái gì xấu cứ đổ cho... Lào: gió Lào (khắc nghiệt), hắc Lào (da liễu khó chịu)... :)

L.

TB. Một người HN và một người ngoại tỉnh có phản ứngcảm giác khác nhau khi phải nghe câu "đồ quê mùa", nên cái lý luận là "tôi, HN, bị gọi là "quê" có sao đâu, mà anh, ngoại tỉnh, lại phản ứng?" là ko được!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Le Tung Bach đã viết:
Ví dụ: một ng hộ khẩu HN vứt rác, nhổ nc bọt... bị chê "sao mày quê thế" cũng là lẽ thường tình,
=> "quê" ở nghĩa tính từ hoàn toàn ko nên bị gán ghép vời ng ngoại tỉnh một cách nhầm lẫn
Em thì em thấy những trường hợp như thế người ta thường gọi là "thiếu văn minh, bất lịch sự " hay nặng hơn là "vô văn hóa" chứ chả thấy chê "quê thế" bao giờ ạ /:)
 
Có thể cách diễn đạt ko giống nhau, nhưng nếu đã hiểu ng ta nói ý gì thì cũng đừng bắt bẻ câu chữ :). Nếu ng ngoại tỉnh cảm thấy bị đụng chạm chỉ vì họ ko thích bị gọi thế thì em sẽ ko thay đổi. Họ đã hiểu ý mình ko phải thế mà vẫn cố tình bắt mình phải nói lại theo cách họ thích thì em ko có cái nghĩa vụ đấy. Tất nhiên nếu họ cần 1 lời giải thích về ý nghĩa thì mọi ng đã giải thích rồi - chẳng có gì coi thường ở đây cả. Dù vậy, mọi ng nói chung cũng tránh nói với các bạn ngoại tỉnh để tránh gây hiểu lầm, thường chỉ đùa vui vẻ với nhau. Cũng có khi chính những cái này làm nảy sinh sự ngăn cách với chúng nó.
Ý Toàn mọi ng cũng toàn lái theo 1 ý khác. Cái gốc gác thì sao chứ, nếu một ng ngoại tỉnh mà ko có những thói quen, tính cách xấu (cái gì bị coi là xấu thì hình như đã thống nhất rồi) thì ai coi thường???(đọc kĩ thì Toàn cũng vậy :) ) Vấn đề rõ ràng ở đây không phải gốc gác mà là con ng.
Còn các bạn ngoại tỉnh đang bàn luận ở đây ạ, các bạn thử khảo sát lại xem trong các lớp đại học, bọn nào thoải mái, dễ chơi nhất. HN hay ngoại tỉnh cũng có ng nọ ng kia, nhưng tôi thấy chính bọn HN dễ gần hơn. Những ng tôi biết cũng như đa số những ng đã post bài ở đây chả ai nói “tao ko chơi với ng ngoại tỉnh vì chúng nó quê lắm” cả. Khi chọn bạn ng ta chỉ có khái niệm chơi dc và ko chơi dc, chắc cũng ko ai chơi với đứa mà mình coi thường :).
 
@ em Nam Anh:
Bài đấy chị nói không rõ hết nên có lẽ nó trở thành phiến diện...
Chị công nhận là "đất lành chim đậu", ai đi đâu là chuyện cá nhân người đó. Nhưng nhiều khi, người ta không biết rằng đất người ta đang đứng còn lành hơn là nơi người ta đang muốn đến. Chẳng qua là họ còn thiếu điều kiện học hỏi, thiếu điều kiện để đổi mới.
Bây giờ 1 người nông dân, có đất, họ có thể làm ao nuôi tôm, cá, trồng cây ăn quả chất lượng cao, trồng thảo dược, hoa mầu, v.v... Có khi họ cũng biết thế, họ đã làm thế, nhưng không thành công, vì đất càng ngày càng bị bào mòn. Đấy là do họ không được học cách giữ đất sao cho tốt nhất (vì bón phân hóa học nhiều thì đất cũng bị hỏng).

Ai có thể tạo cho họ điều kiện để họ ở lại và phát triển quê hương họ 1 cách hợp lý nhất? Đó chính là NHÀ NƯỚC.
Nông dân nghèo, nên ít có điều kiện học, nhà nước có thể đầu tư để cho người về những vùng này nghiên cứu kiểu đất, xem nó phù hợp với những loại cây nào, cách bảo dưỡng nào, v.v... (thực ra bây giờ KH phát triển rồi, người ta phần lớn đã biết cách sử dụng từng loại đất rồi, mình chỉ cần thi hành thôi).
Của mỗi tội, đến/có bao giờ mới thực hiện được?
(Hay là Nhà nước lại muốn bắt nộp học phí các lớp tiểu học cao hơn nữa, để những gia đình đã khó khăn lại càng không còn cơ hội được học?! Mà nước mình còn bao nhiêu % dân nghèo??)
Hoặc Nhà nước cho nông dân vay vốn làm ăn, nhưng chỉ ít trường hợp là có hiểu biết thật, còn đâu là chỉ theo phong trào, may thì được, rủi thì mất hết những gì đã thế chấp. Lý do? Lại là vì họ không được đào tạo từ gốc!

Đấy chỉ là 1 trong nhiều ví dụ thực tế để khắc phục tình trạng mà chị đã nêu thôi...
Vì thật sự, chị thấy nhiều người ngoại tỉnh nhắm mắt nhắm mũi ra HN để kiếm ít tiền gửi về quê, mà họ phải làm cực nhọc có khi còn hơn cả ở quê, chị thấy thương mà không/chưa làm gì cho họ được...


@ em Phúc:
Em không đọc kỹ và đọc hết tất cả các bài chị viết trong topic này thì đừng phát biểu về chị như thế nhé. :)
Chị em mình biết nhau cũng kha khá thời gian rồi, và cũng đã từng nói chuyện rất nhiều với nhau, có bao giờ em cảm thấy là chị kỳ thị gì em hay bất cứ người ngoại tỉnh nào không?
Chị tự khoe chị là HN hay là em cứ gặng hỏi "Quê chị ở đâu"?
Tiện thể, nhắc lại cho em nhớ rõ hơn, nhà chị trên phố cơ ;;) ;;)

Còn chuyện giàu nghèo chả liên quan gì đến chuyện sống có Văn hóa, văn minh hay không cả. Người nào bị mờ mắt bởi tiền bạc, cũng như mù quáng khâm phục người khác chỉ vì người ta lắm tiền thì..... xin lỗi, chị không chơi với loại người đó. Em lấy ví dụ đó để thuyết phục, chị thấy buồn cười quá. :)
Dương Quang Phúc đã viết:
Ở lớp ĐH của mình rất may là không có tình trạng đấy .Có thể không phải do phụ huynh không có tư tưởng đó mà nguyên nhân là bọn ngoại tỉnh giàu hơn nhiều so với bọn HN gốc trong lớp

Mà HN chán thế, dở thế, tồi thế, thế sao lắm người muốn khoe mình là "người Hà Nội" thế nhỉ? Lại còn tự hào khi biết + chơi với 1 người "gốc" HN nữa. Ớn thật đấy :)


Gốc với chả gác, mệt quá đi mất thôi. Cái nào cá nhân mình thấy hay thì mình học, chỗ nào cá nhân mình cảm thấy tốt thì mình đến ở, có ai nói gì đâu. Cái chính là khi hưởng xong cái hay, cái tốt hoặc khi không hưởng nổi thì đừng quay ra nói ra nói vào hay đổ lỗi cho ai/cái khác, tự mình kiểm điểm mình đi (của mỗi tội mấy ai thấy được lỗi của mình).

Còn người HN không cố gắng thì cũng thoái hóa thôi. Cứ ngồi mà mơ với tự hào về "quá khứ huy hoàng" thì cũng hỏng hết (lịch sử TG đã chứng minh).
 
Bao giờ xóa được quyển sổ hộ khẩu thì cũng xóa bỏ được mặc cảm Ngoại tỉnh với Trong tỉnh.


Lúc đấy Hà Nội sẽ giống như cái thùng rác ... cái gì cũng có nhưng chẳng có cái gì ra hồn....

Đã qua rồi cái thời gọi là văn hóa mới chả bản sắc, bây giờ thì tiền mới là văn hóa.

Còn hiện tại ... người ngoại tỉnh thì ra vẻ chê người trong tỉnh (chúng mày là cái đ éo gì), còn người trong tỉnh thì làm ra vẻ cao thượng ... vừa đấm vừa xoa (người ta bảo người trong tỉnh đạo đức giả cũng không sai)

Lại xin lỗi..... :( em thích nói chuyện thực tế....các bác lắm chữ....em không nuốt được...:(
 
Chị em mình biết nhau cũng kha khá thời gian rồi, và cũng đã từng nói chuyện rất nhiều với nhau, có bao giờ em cảm thấy là chị kỳ thị gì em hay bất cứ người ngoại tỉnh nào không?
Chơi với nhâu kha khá rồi mà chị lại bảo em kỳ thị ? Chị đúng là ...( đùa thôi mà , ko thì làm sao chị lại " đập" lại em nhỉ :p )
Mà HN chán thế, dở thế, tồi thế, thế sao lắm người muốn khoe mình là "người Hà Nội" thế nhỉ? Lại còn tự hào khi biết + chơi với 1 người "gốc" HN nữa. Ớn thật đấy
Xin chân trọng rằng lớp em HN nhiều nhưng có 1 thằng gốc mấy đời thôi , đáng tiếc là em không chơi thân lắm :)
Còn chuyện giàu nghèo chả liên quan gì đến chuyện sống có Văn hóa, văn minh hay không cả. Người nào bị mờ mắt bởi tiền bạc, cũng như mù quáng khâm phục người khác chỉ vì người ta lắm tiền thì..... xin lỗi, chị không chơi với loại người đó. Em lấy ví dụ đó để thuyết phục, chị thấy buồn cười quá.
Em thề là hầu hết những phụ huynh em quen là thế ( Nhấn mạnh thêm em đã nói khi viết là " Thực tế của em " rồi nhá , có thể khác & chắc chắn khác mà )
--> Chị Hà hết thắc mắc nhá . Há há :))
 
Kể ra thì mình vẫn thấy topic này vẫn chưa thật sự chưa được thảo luận đến mức bản chất của nó.

Anh Tâm vào Nam và thấy yếu điểm của người Hà Nội thì tất nhiên em ngoại tỉnh lên đây cũng thấy được một số mặt ,một số hạn chế của một số người ở Hà Nội.

Thật ra thì dân Bắc Kỳ nói chung và Hà Nội nói riêng khá định kiến ,bị người Nam chê là bảo thủ.Và tất cả những ví dụ mà mọi người đưa ra ở trên chẳng thấy ăn nhập rì cả, mà lại sử dụng nó để minh chứng cho định kiến của mình.

Dân Nam Kỳ nhìn sự việc bản chất hơn, chẳng hạn vào những nhà hàng lớn cũng đủ mọi "thể loại người" ,người phong cách,người chẳng có phong cách,người tuyềnh toàng,người xe xấu,người xe rất xấu...chả vấn đề rì vấn đề cốt lõi là ăn xong có đủ tiền để trả.

Dân Bắc thì đúng là kiểu cách,nhiều thứ diêm dúa,quá để ý đến chi tiết mà đôi khi quên đi nhìn sự việc 1 cách bản chất, tất nhiên có cái hay mà cũng có cái rất dở...

Trở lại với vấn đề có nên lấy chồng/vợ ngoại tỉnh hay ko ? Thì trước hết đi từ khẳng định của chị Hà (99% là HN-ngoại tỉnh ko hạnh phúc).Chả có điều rì để chứng minh cho cái nhận xét quá cảm tính của chị như vậy.Trong khi nếu mà nói về những rì mình nhìn thấy thì lại khác.Mà đùa một xíu ,chắc chị Hà yêu quý người ngoại tỉnh lắm mà nắm rõ về ngoại tỉnh thế,miêu tả chi tiết cách đi,cách ăn uống,rồi để ý đến cả cuộc sống gia đình nhà người ta có hạnh phúc hay ko (jk)

Nếu nói một cách chung chung về môi trường sống ,thì nhiều cô gái Hà Nội sống "sướng" nhiều ,được chiều nhiều,lại nhất là chỉ biết loanh quanh với việc học và chơi thì tất nhiên khả năng chịu đựng cũng yếu,hơi một tý là ngại ,hay kêu ca...tất nhiên để lấy làm vợ thì chắc cũng là một nỗi lo lớn.

Con trai Hà Nội cũng có nhiều trường hợp như thế,có thể là biết cách chơi,trong rất phong cách nhưng thực chất toàn cái bề ngoài,sống vô lo,yếu về lý trí,ko chịu khổ lần nào, ko được rèn dũa mấy về cá tính,đôi khi lại dễ bị lôi kéo vào những trò vui chơi tối ngày....vvv

Còn nói về phạm vi nhỏ hơn nữa thì ngay trong 1 gia đình tính nết của anh chị em đã khác nhau, rồi các gia đình Hà Nội với nhau ,gia đình thì biết cách giáo dục con cái,gia đình thì không ,gia đình khác nhau về kinh tế...vv.Rồi ngay trong quá trình lớn lên ,nhà trường,thầy cô,hay bạn bè cũng trực tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ hình thành nên cá tính...

Có quá nhiều yếu tố liên quan đến 1 con người ,nếu đánh đồng Hà Nội là hay cũng ko phải,ngoại tỉnh lả dở cũng sai...chả có lý lẽ rì để khẳng định điều đó.

Mà ngay cả một người ngoại tỉnh mạnh về nhận thức thì những cái văn hóa ngọn ngành,cách giao tiếp ứng xử,văn minh Tây tàu thì tiếp thu cũng nhanh thôi...cứ nhìn người ngoại tỉnh từ xa với định kiến thì đâu có giúp ích cho nhận thức được mấy.

Có quá nhiều yếu tố liên quan đến một con người,chả bao giờ có thể khẳng định được một điều rì cả.

Con cái thì dễ ngấm định kiến của các bậc phụ huynh,chẳng hạn phụ huynh đi đường bị ngã xe máy thì sẽ có ý kiến hơi serious về việc đi xe máy,vv.. bao nhiêu thứ khẳng định từ nhà trường,từ bạn bè,từ báo chí phải thế, nọ phải thế kia.Ngay cả chuyện lấy chồng lấy vợ nào thì phải gia đình môn đăng hộ đối,phải là gốc Hà Nội ,ko thì ko cho lấy...chả có mang tính bản chất rì cả,lấy chồng hay vợ thì nhìn trực tiếp vào con người đó có đủ tỉnh cảm,có những yếu tố về con người có thể đảm bảo được tương lai hay ko ,lấy vợ Hà Nội mà ham chơi ,mai mê thời trang bỏ bê gia đình thì lấy vợ nông thôn mà chăm chỉ ngoan hiền con hơn...vv.

Những người ở phố cổ do cố bấu víu vào một chút đất ở đó nên họ chịu cảnh sống chật chội tâm tối điều đó cũng giống như bám vào định kiến vậy

Định kiến thì bao giờ cũng có một phần đúng còn cuộc sống lại vận động quá nhanh.Nếu cảm thấy ko tin tưởng vào khả năng của mình thì dùng định kiến nó có ích một phần nào đó.Nhưng tất nhiên cuộc sống chỉ ưu ái cho người có nhận thức tốt.
 
Em trình độ thấp kém muốn hỏi các bác mấy câu:
Một là các bác quan niệm "ngoại tỉnh" là những đâu? "Tỉnh" ở đây là Hà Nội?
Hai là có ai dám khẳng định tất cả những người Hà Nội đều thanh lịch, còn "ngoại tỉnh" chỉ toàn những người vô duyên vô ý thức chỉ làm bẩn cái xã-hội-Hà-Nội-thanh-lịch của các bác?

Còn một điều này em muốn nói, trước tiên là với người gõ cái dòng "tủi thân...ngoại tỉnh" trên kia, là em-1 đứa "ngoại tỉnh" chính gốc theo cách gọi trong này, chưa bao giờ và sẽ ko bao giờ tủi thân vì cái mác ngoại tỉnh của mình. Còn những người đã và đang khinh một đứa ngoại tỉnh như em thì xin lỗi, nhìn lại mình đi. Trong này có những ai đã từng xấu hổ khi bọn tây nhìn mình nói "dân Việt Nam" ?

Đanh đá thế đấy, nhưng nói thật là những vấn đề này đụng chạm quá, còn bình thường thì... bình thường thôi ^ ^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở đâu mà chẳng thế,có người tốt,kẻ xấu,thanh lịch,thô tục. Đâu nhất thiết phải phân biệt thế. Khái niệm ngoại tỉnh ko phải như bạn Hương nói là Tỉnh là HN :)), ngoại tỉnh là chỉ những người tỉnh ngoài đến sinh sống,làm việc tại Tp của bạn ( nơi bạn có hộ khẩu nhỉ :)) ). H người HN thì cứ có hộ khẩu thì là người HN ;;), cần j phải mấy đời. Thăng Long - Hà Nội là đất kinh đô,dân tình từ xưa kéo đến sinh sống nên suy cho cùng HN là đất của dân ngoại tỉnh hết hà :)). Căn bản đã mang tiếng người HN thì sống làm sao cho xứng đáng là người HN chút. Xem mấy bọn trẻ con cấp 3 h hơi tí mở mồm ra là chửi bậy giữa đường, nói ngọng l với n =)),ý thức xã hội kém thì cho cả 10 đời nó ở HN thì cũng ko bằng 1 người ngoại tỉnh có hộ khẩu HN mà có ý thức :D
 
Đấy, nói ngắn như Lê Quang lại hay, mình nói dài dòng quá, mọi người lại đọc chả ra :)

Bùi Tích Côn đã viết:
Trở lại với vấn đề có nên lấy chồng/vợ ngoại tỉnh hay ko ? Thì trước hết đi từ khẳng định của chị Hà (99% là HN-ngoại tỉnh ko hạnh phúc).Chả có điều rì để chứng minh cho cái nhận xét quá cảm tính của chị như vậy.Trong khi nếu mà nói về những rì mình nhìn thấy thì lại khác.
---> Đọc lại:
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Ôi, em chả biết thống kê nào, em cứ nhìn vào những ví dụ điển hình từ những gia đình em biết thì 99% những gia đình HN-ngoại tỉnh là không hạnh phúc, còn những gia đình nào HN-HN đều rất hạnh phúc. Cũng chả phải nhìn đâu xa, nhìn trong gia đình em cũng đủ thấy rõ.
Thế này gọi là thực tế hay "quá cảm tính" hả em? :)
(Chú thích thêm: "nhìn trong gia đình" là hầu hết toàn những trường hợp HN-ngoại tỉnh em nhé)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên