Lê Diệu Linh
(dieulinhle)
New Member
To bac Phạm Công Thiện:
Bác viết dài quá làm em đọc cứ hỗn độn cả lên, nhưng nói chung cũng nắm được mấy ý. Em nghĩ rằng có lẽ bác nên suy nghĩ kỹ càng hơn chăng?
Thứ nhất: bác Thiện bảo rằng tại vì Truyện Kiều nên ta mới có cái ý thức hệ là " tài hoa bạc mệnh" hay thuyết " tài mệnh tương đố". Vì truyện Kiều nên bao lâu nay cái tư tưởng nên làm dân đen chứ không nên làm con đỏ thấm nhuần trong XH ta. Em lại cho rằng cái ý thức hệ đấy có từ trước truyện Kiều từ rất lâu rồi, nói chính xác là có từ khi chế độ phong kiến mới bắt đầu. Nó chính là bắt nguồn từ đạo Khổng, cho rằng giữa các cá nhân trong xã hội luôn phải có một sự hòa hợp nào đó để giữ gìn tổng thể. Như vậy có thể nói truyện Kiều ra đời vào thế kỉ XIX là hệ quả chứ không phải nguyên nhân của một ý thức hệ, nên không thể đổ lỗi cho truyện Kiều về việc áp đặt lối suy nghĩ ấy được. Nếu có đổ lỗi chăng bác nên nghĩ đến Khổng Phu Tử hơn là Nguyễn Du. Mà có nên đổ lỗi hay không cũng phải suy xét lại, vì xã hội phương Đông và phương Tây về cơ bản là khác nhau, mỗi ý thức hệ là đặc thù của một xã hội.
Thứ hai: vì đã nói ở trên là truyện Kiều không phải thủ phạm áp đặt mối suy nghĩ ấy, nên việc Nguyễn Du có vô tình cung cấp thêm từ vựng để người đời than thân trách phận như " phận nhỏ cánh chuồn", " con ong cái kiến" là cái tài của ông chứ không phải là tội. Nếu không có những từ ngữ ấy thì số phận con người vẫn thế và chẳng phải họ sẽ than thở bằng những lời lẽ còn thô phàm hơn hay sao. Cái này có lẽ bác hơi nhầm lẫn giữa hình thức với nội dung.
Thứ ba: cái phần bác bàn về VH lãng mạn Việt Nam rối rắm lung tung em đọc không hiểu gì hết. Nhưng em chỉ có ý kiến thế này : Văn học VN vốn đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các nền VH ngoại lai. Thời PK thì ảnh hưởng Trung Quốc. Thời thuộc địa thì ảnh hưởng VH Pháp. Như vậy những hình ảnh thất tình, đau đớn, vv. không thể bắt nguồn từ cái bi ai của Kiều được. Đó là một sự bắt chước không hoàn toàn một nền VH phản ánh một xã hội khác hẳn xã hội VN. Ví dụ điển hình là tác giả Hồ Biểu Chánh với cuốn " Cay đắng mùi đời" với nội dung y hệt " Không gia đình" của Hector Malor. Những cái bế tắc, cay đắng, dục vọng, thất tình của anh giáo Chương trong Đời Mưa Gió của Nhất Linh có cái gì hao hao giống mối tình chết yểu trong Trà Hoa Nữ của Đuyma con. Nhưng nó lại không đạt được cái độ lột tả cái chân như nguyên tác, mà chỉ là một mỗi tình đỏng đảnh, chỉ là ham muốn tầm thường. Tình trạng chung là như vậy với các tác giả VH lãng mạn thời đó. Nhưng xin nhắc lại cho bác biết đấy là kết quả của việc bắt chước không toàn vẹn một nền văn học phương Tây chứ không phải bắt nguồn từ Kiều.
Thứ tư: đề nghị bác dùng từ lịch sự hơn khi miêu tả phụ nữ. Có gì em mong bác dạy bảo.
Bác viết dài quá làm em đọc cứ hỗn độn cả lên, nhưng nói chung cũng nắm được mấy ý. Em nghĩ rằng có lẽ bác nên suy nghĩ kỹ càng hơn chăng?
Thứ nhất: bác Thiện bảo rằng tại vì Truyện Kiều nên ta mới có cái ý thức hệ là " tài hoa bạc mệnh" hay thuyết " tài mệnh tương đố". Vì truyện Kiều nên bao lâu nay cái tư tưởng nên làm dân đen chứ không nên làm con đỏ thấm nhuần trong XH ta. Em lại cho rằng cái ý thức hệ đấy có từ trước truyện Kiều từ rất lâu rồi, nói chính xác là có từ khi chế độ phong kiến mới bắt đầu. Nó chính là bắt nguồn từ đạo Khổng, cho rằng giữa các cá nhân trong xã hội luôn phải có một sự hòa hợp nào đó để giữ gìn tổng thể. Như vậy có thể nói truyện Kiều ra đời vào thế kỉ XIX là hệ quả chứ không phải nguyên nhân của một ý thức hệ, nên không thể đổ lỗi cho truyện Kiều về việc áp đặt lối suy nghĩ ấy được. Nếu có đổ lỗi chăng bác nên nghĩ đến Khổng Phu Tử hơn là Nguyễn Du. Mà có nên đổ lỗi hay không cũng phải suy xét lại, vì xã hội phương Đông và phương Tây về cơ bản là khác nhau, mỗi ý thức hệ là đặc thù của một xã hội.
Thứ hai: vì đã nói ở trên là truyện Kiều không phải thủ phạm áp đặt mối suy nghĩ ấy, nên việc Nguyễn Du có vô tình cung cấp thêm từ vựng để người đời than thân trách phận như " phận nhỏ cánh chuồn", " con ong cái kiến" là cái tài của ông chứ không phải là tội. Nếu không có những từ ngữ ấy thì số phận con người vẫn thế và chẳng phải họ sẽ than thở bằng những lời lẽ còn thô phàm hơn hay sao. Cái này có lẽ bác hơi nhầm lẫn giữa hình thức với nội dung.
Thứ ba: cái phần bác bàn về VH lãng mạn Việt Nam rối rắm lung tung em đọc không hiểu gì hết. Nhưng em chỉ có ý kiến thế này : Văn học VN vốn đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các nền VH ngoại lai. Thời PK thì ảnh hưởng Trung Quốc. Thời thuộc địa thì ảnh hưởng VH Pháp. Như vậy những hình ảnh thất tình, đau đớn, vv. không thể bắt nguồn từ cái bi ai của Kiều được. Đó là một sự bắt chước không hoàn toàn một nền VH phản ánh một xã hội khác hẳn xã hội VN. Ví dụ điển hình là tác giả Hồ Biểu Chánh với cuốn " Cay đắng mùi đời" với nội dung y hệt " Không gia đình" của Hector Malor. Những cái bế tắc, cay đắng, dục vọng, thất tình của anh giáo Chương trong Đời Mưa Gió của Nhất Linh có cái gì hao hao giống mối tình chết yểu trong Trà Hoa Nữ của Đuyma con. Nhưng nó lại không đạt được cái độ lột tả cái chân như nguyên tác, mà chỉ là một mỗi tình đỏng đảnh, chỉ là ham muốn tầm thường. Tình trạng chung là như vậy với các tác giả VH lãng mạn thời đó. Nhưng xin nhắc lại cho bác biết đấy là kết quả của việc bắt chước không toàn vẹn một nền văn học phương Tây chứ không phải bắt nguồn từ Kiều.
Thứ tư: đề nghị bác dùng từ lịch sự hơn khi miêu tả phụ nữ. Có gì em mong bác dạy bảo.