Tại sao vẫn còn Truyện Kiều trong SGK ?

- To Phạm Công Thiện (không biết đồng chí này lấy tên thật hay là cover lại tên PCT của Sài Gòn trước 75): chuyện du nhập một cốt truyện - hạng nhất, hạng hai, hay hạng gì đi nữa - chẳng có gì là lạ hết. Không bao giờ người ta có thể đánh giá giá trị của một tác phẩm theo tiêu chí này. Dante mượn tích Kinh Thánh để đưa vào "Thần khúc", có ai thấy dở không? Goethe mượn truyện dân gian đốc tờ Faust (dân gian nhé, toàn chuyện hoang đường nhảm nhí nhé) để viết Faust, có ai thấy dở không? Petrarch người Ý mượn lại cả đống truyện của các nhà thơ lang thang (troubadour) của nước Pháp để viết thơ ái tình, chưa thấy ai chê dở. Nghĩa là chê Nguyễn Du dở vì "may mắn ra xứ ngoài" "lựa chọn và du nhập một cuốn truyện hạng ba với một cái tà thuyết không biết do ai sáng chế" thì thật là nhảm nhí.

Đến cái chuyện than thở Thúy Vân thì quả nực cười. Một tác phẩm mang tính fiction có nhiều nhân vật, điều hiển nhiên là có nhân vật thế này, nhân vật thế khác. Thương vay khóc mướn thế này quả thật chưa từng thấy. Thôi tốt hơn hết là các bác đọc bài thơ này của Vương Trọng cái nhé:

Mô típ Thuý Vân

Người đầy đặn má bầu bầu bánh đúc
Không thích đàn chả để ý đến thơ
Đặt mình xuống chẳng biết chi trời đất
Ngáy thường nhiều hơn những giấc mơ

Nhà có chuyện coi như người ngoài cuộc
Vẫn ăn no ngủ kỹ như không
Cần chi hẹn hò cần chi thề thốt
Chẳng yêu đương cũng lấy được chồng

Ta lạc lõng giữa cuộc đời trần tục
Thi ca ơi ngươi phù phiếm vô ngần
Quanh ngày tháng phố phường ta gặp
Vắng Thuý Kiều và chen chúc Thuý Vân

Tôi thấy thấp thoáng trong những lý lẽ của Phạm Công Thiện một vài nhân vật ở hải ngoại, chẳng hạn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh - không biết là tôi có nhầm không.


- To bạn Trung: bạn có vấn đề về logic: vừa thấy bạn nói "em không đọc, không học và cũng không biết gì về TK" xong đã thấy bạn vanh vách Kiều "cam tâm" theo tận 5 người đàn ông. :rolleyes:

Còn việc một tác phẩm mà phải đọc cả phần chú giải mới hiểu được không đáng gọi là tác phẩm lớn, thì... phải gọi bạn là phi lý. Bạn thích truyện liệt nữ anh hùng chứ gì, bạn thích những áng văn bừng bừng khí thế yêu nước chứ gì? Thế bạn có hiểu "Bình Ngô đại cáo" ngay lần đầu tiên đọc không? Thử tưởng tượng "nhỡ đâu" bạn nổi hứng viết một cái tiểu thuyết, may mắn đời sau còn nhớ đến, 200 năm nữa các em học sinh phải học, rồi có em bé than thở: "sao mà nhiều chú thích thế"... thì chắc là bạn phải đội mồ lên mất, nhỉ :(


- To Chu Anh Duy: một đoạn trong bài của bạn:
Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều :
Về giá trị nghệ thuật Truyện Kiều rất phong phú , rất đặc sắc song 2 phương diện chủ yếu :
a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
Nhìn chung Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống : chia nhân vật thành 2 tuyết chính diện và phản diện . Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng . Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực . Mỗi người đều đạt tới sự điển hình hóa cao độ . Vì thế nhiều nhân vật trong t/p Truyện Kiều đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực , trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người .
b) Nghệ Thuật ngôn ngữ :
Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng mẫu mực . Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 t/p ngôn ngữ : ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao , tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân ; Ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những từ Hàn Việt đã mang đến cho Truyện Kiều thứ ngôn ngữ vừa hàm xúc , vừa trang nhã , vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ , giàu hình ảnh nhạc điệu . Vì thế người ta gọi Truyện Kiều là " tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca " được kết nên từ những viên ngọc lấp lánh , sáng trong .


Cái này bạn lấy đâu ra? Từ bài giảng trên lớp à? Tệ thật, thế này chẳng trách học sinh chán Kiều. Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa... đâu phải vậy? Kiều là tượng trưng của con người thực, với cả những tốt đẹp, và xấu xa, và hèn nhát, và dũng cảm... chính những cái đó làm Kiều vượt trên những nhân vật tuyến tính (linear) khác. Đồng ý?

Đại khái viết vội vài dòng thế.

Nhân tiện gõ thêm một bài thơ nữa cũng của Vương Trọng về Kiều và Nguyễn Du nhé:

Bên mộ cụ Nguyễn Du

Tưởng là phận bạc Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây
Ngẩng trời cao cúi đất dày
Cắn môi tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống chênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề

Ngút tầm chẳng thấy hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi
Lặng yên bên nấm mộ rồi
Chưa tin minh đã đến nơi mình tìm

Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vùng cỏ ấu tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân

Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi chở đá tượng đài xây lên
Trái tim vui giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa
 
Omg, Topic hay thế này mà bây giờ mình mới biết

Phạm Công Thiện đã viết:
Đạm Tiên là một thứ "geisha", "poule de luxe", hay "high class call-girl" của thời xưa. Nghĩa là nàng thuộc loạt điếm sang. Trong nhà nàng hẳn phải có kẻ hầu người hạ chứ? Tiền của, nếu không chất đầy kho thì cũng phải đủ dư để cho ai đó làm một cái đám tang nho nhỏ. Nếu không có người chôn cất thì nhà nước đã phải ra tay. Một cái xác không mồ trong thời bình là chuyện khó tin. Khi không khơi khơi lăn đùng ra chết (để minh chứng cho thuyết hồng nhan), cái xác cứ để mặc đấy, dấu xe ngựa đã lờ mờ, nghĩa là chắc không thể dưới một hai tháng. Thế mà sao nó vẫn chưa sình thối, chưa có ròi bọ chuột dán nghe nức tiếng nàng tìm xơi. Chắc tại vì cái cô ca sĩ này là một cành thiên hương, khiến lũ dán chuột bọ ròi bị dị ứng chăng?

Các từ "xưa là", "một thì" chỉ gợi một ý niệm rất mơ hồ về thời gian. Khi Vương Quan kể chuyện, Đạm Tiên chết đã bao lâu rồi? Mà quái lạ, sao hai ả tố nga chẳng hay chẳng biết gì cả về một người đẹp nổi danh tài sắc ở chung tỉnh? Hình như chỉ có Vương Quan và người khách là biết tiếng Đạm Tiên. Nếu cô Kiều lúc đó vừa đúng 15 (tới tuần cập kê), thì Vương Quan phải 13, nếu ba chị em đều sinh năm một. Một nho sinh còn non choẹt như thế mà sao lại quá sành sỏi về giới ăn chơi nhỉ?

Không hiểu bạn Phạm Công Thiện có hơi vội vàng khi đưa ra những kẽ hở kia không? Về nhận xét của bạn về kết cục của Đạm Tiên, mình không đồng ý. Cái chết lạnh lẽo của Đạm Tiên là hợp lý, vì tuy cho rằng Đạm Tiên là một poule de luxe, nhưng cái vị trí đó trong xã hội lại vô cùng bấp bênh, của cải đến và đi như phù hoa thôi ( Không biết bạn đã đọc Trà Hoa Nữ chưa). Khi họ còn trẻ, đẹp thì kẻ đưa người đón, lên xe xuống ngựa, kẻ cần họ vì nhan sắc, kẻ bâu quanh họ vì chút cơm thừa canh cặn, dù có khinh bỉ thầm cũng không gdám nói ra. Khi họ phai nhạt nhan sắc thì theo đó danh vọng cũng tan biến, những người trước đây bám quanh họ không phải vì tình nên cũng theo đó rời bỏ họ, kèm theo đó là bệnh tật có thể ập xuống đầu họ bất kì lúc nào. Thế nên dù có là geisha nổi tiếng đến đâu, cái chết như của Đạm Tiên là tất yếu.

Thứ hai, dù Đạm Tiên nổi tiếng trong tỉnh, nhưng bạn Thiện quên mất rằng Kiều và Vân là hai cô tiểu thư trướng rủ màn che:

Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong buớm đi về mặc ai
Ngày xưa những tiểu thư như Kiều và Vân được bảo bọc rất kĩ càng, những truyện phong trần như vậy cũng khó đến tai họ được.
Friend circle của họ rất nhỏ hẹp, hơn nữa lại toàn những người giống nhau, nghĩa là cũng khuê các như vậy ( Bạn không nghĩ là Vân và Kiều được phép giao thiệp với người không thuộc social class của mình đấy chứ). Thế thì việc Kiều và Vân hoàn toàn ngây thơ là điều dễ hiểu.

To Trần Chí Trung: Đồng ý rằng Thúy Kiều 7 lần qua tay người khác là hơi vô lí, nhưng em có nghĩ là mình đang suy xét tâm trạng Kiều bằng con mắt của người thế kỉ 21 không? Thúy Kiểu có thể là một cô gái có học vấn, có tự trọng, nhưng cái học vấn mà nàng tiếp thu vẫn chỉ là sản phẩm của một xã hội bảo thủ phong kiến, nghĩa là nàng dù sao cũng được giáo dục để cam chịu. Nếu bị chà đạp một, hai lần, có thể còn biết đau, nhưng " ong qua bướm lại đã thừa xấu xa " như vậy, cái cảm giác cũng trơ lì rồi. Đừng quá cầu toàn với nhân vật, cái hay của Kiều là Nguyễn Du không xây dựng một nữ thánh, mà là một con người thực sự với những bản chất người được bộc lộ chân thực qua các hỉ nộ ái ố của cuộc đời.
 
Mãi đến hôm nay mới mới có dịp vào đây,không ngờ cái chủ đề lâu nay bị vùi dập lại có nhiều người vào như vậy.(kể từ sau khi mình" trút giận "vào đây)
Không ngờ ý kiến của mình lại được hân hạnh có người phản hồi như thế,cứ tưởng nó phải trôi vào xa xăm lắm rồi cơ.



Bàn về Văn học nói chung ,một tác phẩm người ta rút ra bài học được cho chính mình không phải chỉ trong một sáng một chiều.Mà "Học là một quá trình nhận thức"(Karl Marx).Bạn học được một điều gì từ thế giới xung quanh hay chỉ riêng từ văn học như một mạch ngầm thấm nước dần dần,phải gạn lọc tinh túy từng tí một ,sau đó bạn mới nhận được dòng nước trong vắt.Cái quan trọng ở đây chính là sự chắt lọc.Biết đâu sau này chính bạn lại tìm ở chính TK chứ không ơ đâu khác một bài học quý báu cho chính mình.

"Nhưng nhân vật chính ở ây là Thúy Kiều, cô đã làm gì ? TK xuất thân từ con nhà gia giáo, chấp nhận bán thân để cứu cha, thất thân với Mã Giám Sinh, phải bỏ lại mối tình đầu đẹp với Kim Trọng. Đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Rồi bị lừa, TK làm trong lầu xanh, gặp Sở Khanh rồi đi theo Sở Khanh, đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Ta vẫn còn có thể thông cảm cho TK vì một cuộc đời ngang trái như thế.
Thế rồi, Kiều gặp Thúc Sinh, ăn ở với nhau như vợ như chồng, đồng ý rằng Thúc Sinh là người đầu tiên đối xử với Kiều như đối xử với người vợ.
Thế nhưng khi gặp Từ Hải, hại Từ Hải chết, Kiều vẫn cam tâm tình nguyện ngồi gảy đàn cho Hồ Tôn Hiến- kẻ thù sát phu không độ trời chung của nàng, rồi lại cam chịu theo viên quan lại về làm lẽ thiếp. Cuối cùng khi Kim Trọng gặp lại nàng, nàng đã không nghĩ đến cô em, sau một hồi nghe khuyên giải đã đồng ý về làm vợ Kim.
Đếm lại, hóa ra là ít nhất 7 người được gọi là "bạn" của Kiều: Kim, Mã, Sở, Thúc, Từ, Hồ, viên quan.
Một người phụ nữ với 7 "đời" như thế, tôi không hiểu xã hội ngày nay gọi là gì?"



Dường như đối tượng hay là cái bạn TCT không đồng ý với TK nhiều nhất là chuyện Thúy Kiều có đến 7 đời chồng.Cái căn bản bạn không đồng tình chính là ở đó.TK là tuyệt tác,tôi vẫn giữ ý kiến của mình nhưng không phải tôi không hiểu rằng nó vẫn có khiếm khuyết. Nhưng khiếm khuyết ấy ,cái bạn TCT cho là khiếm khuyết ấy chẳng thể ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm.Bạn thử đặt tác phẩm vào thời kì ấy xem,trong khi đàn ông có năm thê bảy thiếp ,đó là chuyện bình thường còn phụ nữ thì sao? Không cần nói thì ai cũng hiểu.Ngay cả xã hội bây giờ người ta không đánh giá phẩm chất của một người đàn ông có 5,7 mối tình trước khi cưới vợ (nếu có nhận xét thì thiên hạ chỉ cho một từ là"đào hoa")Những suy nghĩ nghiêng lệch như vậy thể hiện rằng tư tưởng phong kiến còn thâm căn cố đế lắm.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi đồng tình với chuyện một người phụ nữ có 5,7 đời chồng.Tuy vậy , để trong bóng tối,ánh sáng một viên ngọc vẫn làm người ta chú ý như thường.Cái tiểu tiết không thể làm ảnh hưởng đến những điều cao đẹp nếu người ta thực sự hướng tới nó .



"Đồng ý là trách một xã hội phong kiến đã vùi dập người con gái. Nhưng cũng trách phần nhiều là người con gái ấy đã vô hình chung tạo điều kiện cho bị vùi dập. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu Kiều tuẫn tiết thực sự, sẽ chẳng ai cứu được. Bạn thử nghĩ xem, làm sao có thể cứu đựơc một người cố ý muốn chết ? Một cái đâm, một lần nhảy sông mà không chết, tôi nghi ngờ điều đó lắm. Tú bà không thể trói Kiều lại để nàng không tự đâm mình, và càng không thể lấy giẻ bịt mồm nàng lại để nàng không tự cắt lưỡi. Kiều có trăm ngàn phương thức tự tử mà sẽ không ai cứu được: cắn lưỡi, treo cổ, cầm dao đâm, nhảy lầu .... (nghe bạo lực nhưng phù hợp với thời ấy). Câu trả lời ư ? Chẳng qua nàng đã yếu lòng trước lời ngon ngọt dụ dỗ của Tú Bà, rồi sau đó chính nàng cam tâm làm đồ chơi cho bọn đàn ông trong lầu xanh đấy thôi ?
Con người ta nếu đã tử tự thì sẽ tự tử một lần, về Thúy Kiều, nàng tự tử ba, bốn lần như thế khiến tôi hồ nghi. Nghe thì buồn cười nhưng có vẻ nó giống như trò dọa tự tử là hơn."

-------->Xem chừng tác giả những dòng này chứng kiến nhiều lần"dọa" của người khác

Khi có người viết Thúy Kiều quá yếu đuối,mềm lòng thì nên xem lại bởi nếu nàng quá yếu đuối thì đã không thể có can đảm hi sinh hạnh phúc ,hi sinh bản thân mình vì cha .Tại sao Kiều tự tử không thành?Tôi cho đó là dụng ý của Nguyễn Du .Ông không để cho Kiêù chết để nàng sống mà thấy hết những đớn đau của trần gian,nó còn tàn nhẫn hơn cả dưới địa ngục.Chính vì thế người tiếp nhận tác phẩm qua Thúy Kiều thấu hiểu thế nào là"Đời là bể khổ /Tình là dây oan".


Vài lời thiển cận ngu ngơ đưa ra để mọi người cùng bàn bạc.
 
Một người phụ nữ với 7 "đời" như thế, tôi không hiểu xã hội ngày nay gọi là gì?"


Gọi là "phở" thưa bạn . Cay độc hơn thì mời bạn vào CLB những người thích đùa để xem bây giờ người ta gọi " phở " là gì ! Tôi ko có ý gì xấu cả
 
Phở thì sao? Nhiều người thèm phở lắm mà còn không có mà ăn đấy (hiểu nghĩa đen hay nghĩa bóng cũng được :D )

Cần gì phải hâm mộ Kiều mới thích được Truyện Kiều? Nếu cứ thấy nhân vật chính không "tốt" là chửi cả tác phẩm ngay thì làm quái gì còn văn học hiện thực. Thế thì những Chí Phèo, Xuân tóc đỏ có ai thèm xem?

Dù sao thì cũng phải công nhận là về nội dung truyện Kiều cũng không có gì nổi trội, cho nên cùng lắm thì cũng chỉ có thể là tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thôi chứ khó có thể vươn ra thế giới được.
 
he he với em thì chuyện kiều chẳng khác gì ... Hát với dòng sông 5 :D
 
Khiêm tốn !

Tôi thực sự bị bất ngờ khi theo dõi chủ đề này.Bất ngờ từ ngay cái tên của Topic,từ cách mà mọi người tranh luận ... và tên tuổi những người tham gia phái đả kích Truyện Kiều.Ý tôi muốn nói tới anh Trần Chí Trung.
Tại sao lại đề cập đến tên của anh bạn học sinh này ? Vì anh ta là một người tích cực post bài bên nhóm chủ đề Thơ,gạt sang một bên chuyện thơ của anh ta hay hoặc dở,nội cái chuyện chăm post cũng đáng để chú ý và tuyên dương rồi.Và tôi nghĩ mình hiểu được tại sao con người này lại có thể thốt ra những câu "Ôh, bản thân em cũng là một anti-fan của Truyện Kiều. Vì thế em không đọc, không học và cũng không biết gì về TK.".Nó làm tôi nhớ lại những chuyện nực cười đã từng xảy ra ở trường viết văn Nguyễn Du,khi một số những cây bút trẻ đã từng "Ô" lên đầy ngạc nhiên .. "Ô,Xuân Diệu là ai? Tôi chẳng biết người nào là Xuân Diệu cả ..." và "Chúng mày thấy thơ tao đã hơn được Đỗ Phủ và Lý Bạch chưa .. hơn thì tao mới làm,chứ chỉ ngang ngửa thôi thì chả bõ ...".
Anh Trung ạ,nếu muốn đả phá một ai hoặc một vấn đề gì đó,hãy tìm hiểu cho kỹ,phải biết nghi ngờ chính cái Tôi trong bản thân.Quan trọng nhất,đó là hai chữ mà tôi muốn tặng riêng anh : Khiêm Tốn.

Ps: + Nếu như anh Trung hoặc ai đó quan tâm,tôi sẽ giới thiệu và thu xếp để có được một cuộc gặp gỡ với người hiểu Kiều nhất trên đời - Giáo sư Vũ Ngọc Khánh.
+ To Trung : Anh thích được nổi tiếng bằng chính những dòng thơ của anh,hay bằng cách mà Người Đốt Đền đã làm thời xưa,và Chapman - thời nay ?
 
Hehe, mọi người bàn cãi hăng quá, chỉ có điều mình muốn nói là không nên lôi tính cách nhau ra bàn làm gì, ở đây mọi người đang tranh luận mà, nên bạn Nhi cứ thẳng thừng chỉ ra Trung sai ở chỗ nào.

Còn personally mình không hiểu mọi người tại sao quá để ý đến việc Kiểu qua 7 "đời" nhỉ. Tác phẩm nói về một con người chứ có phải một nữ tu đâu. 7 đời của Kiều cũng là thể hiện đủ hết các diện mạo đàn ông đương thời. Nói đúng hơn cuộc đời sóng gió của Kiều là cách mà Nguyễn Du dùng để phản ánh xã hội thối nát ấy. Cá tính của Kiều hơi có phần mờ nhạt âu cũng là mô típ chung của phương Đông, chẳng phải người phương Đông mình vẫn coi trọng conformity hơn là individualism đấy ư?
Vì vậy trên một phương diện nào đó có thể nói Nguyễn Du xây dựng Kiều không phải để ca ngợi các cá tính độc lập mà để nói toàn diện một xã hội. Nếu xét về mục đich này thì ông đã làm tốt đấy chứ.

Còn về tại sao Kiều không chết quách đi cho rồi để khỏi nhục thì có thể giải thích thế này: Nhiều lần quyên sinh mà không đựoc, nhiều lần bị chà đạp rẻ rúng cũng là một cách lưu manh hóa con người. Nói lưu manh hóa thì hơi quá, nhưng Kiều cam phận rồi, cam phận đời bỏ đi, như vậy sống hay chết đâu còn ý nghĩa gì nữa. Người ta chỉ nằng nặc muốn chết khi người ta biết mình còn đang sống, nhưng thực ra Kiều có nhận ra mình đang sống không thì điều đấy không rõ, 15 năm ấy rõ ràng là nàng sống dật dờ, phó mặc. Cũng câu hỏi ấy, tại sao em Trung không hỏi tại sao Chí Phèo không chết?, lão Hạc không tự tử ngày từ cái ngày khổ sở đầu tiên? Tại sao họ lai đợi đến ngày lương tâm được thức tỉnh rồi mới chết? Ấy là vì từ trước cho đến khi ấy họ không ý thức là mình sống.

Cũng đồng ý là Kiều tuy là một tác phẩm có sức sống nhưng chưa đủ sức để so với các tác phẩm lớn khác trên thế giới vì thứ nhất dù sao nội dung vẫn là vay mượn. Dù mọi người có nói rằng Nguyễn Du đã dân tộc hóa ( hay cái gì đấy mình quên rồi) một tác phẩm ngoại lai, nhưng cá nhân mình nghĩ người thợ khéo tay không làm nên masterpiece được, dù sao vẫn chỉ là các bức tranh chép thôi.
 
Mình không học truyện Kiều trong sgk- có truyện Kiều từ khi bé tí...hồi đấy đọc thơ thấy hay nhưng chưa hiểu gì.. và cả việc tra nghĩa từ cũng chưa hiều thêm được.. đến hồi học cấp 2 cũng chưa hiểu thêm được...lần cuối cùng mình được học truyện Kiều ở trường là những giờ trong học kì đầu năm lớp 11... đến khi ấy mình vẫn chưa hiểu truyện Kiều.. ko thấy hay nhưng ko ghét...đơn giản chỉ vô cảm với nó...
thời gian...
để rồi đến hôm nay mình chợt !... nhận thấy một điều.. phải như tỉnh thức vậy...
Mình sẽ kể cho bạn nghe... Mình sẽ viết thêm một ít vào topic này.. nhưng bạn chờ mình một chút... bây h mình đang hơi xúc động wá..
 
Hay nhỉ, hôm nay mới thấy cái topic này. Không ngờ là nhiều bạn lại có những ý kiến quái chiêu vậy về Truyện Kiều. Tôi cũng chẳng phải là thích đến mức học thuộc truyện Kiều (thậm chí cho đến bây giờ thì chả biết còn nhớ nổi câu nào không?). Tuy nhiên, tôi cảm thấy là nhiều bạn anti-Kiều là vì chưa có thử bỏ công sức ra đọc và nghiên cứu lấy 1 ít ý nghĩa của Truyện Kiều mà chỉ dựa trên "cái tôi" của bản thân mà đem ra so sánh Kiều. Chắc là mấy bạn thấy ông Nguyễn Du viết linh tinh quá, khó hiểu nên lúc phải học thì chán quá, đâm ra cho rằng ông ấy viết 1 tác phẩm cũ rích chả có ý nghĩa gì phải không? Nguyễn Du thì đi lâu rồi nhưng Tố Hữu thì mới đi có mấy tháng. Không hiểu mấy vị tiền bối nghĩ gì khi đọc được những "ý kiến" trong topic này.
Thưa các anti-Kiều, các bạn có thể chẳng biết bao nhiêu về Kiều, nhưng ông bà các bạn có nhiều người chẳng biết đủ mặt chữ để đọc hết 1 tờ báo lá cải bây giờ vẫn có thể lảy Kiều và giảng Kiều cho bạn đủ bằng số tiết Văn học bạn học cả năm 11.
Nếu bạn biết rằng Truyện Kiều đã được dịch ra không ít thứ tiếng trên thế giới thì bạn đã không nói rằng đấy chỉ là 1 tác phẩm thường không xứng đáng được coi là tiêu biểu của VN. Ngay chỉ việc từ bản gốc chữ Nôm ra tiếng Việt bây giờ cũng đã không đơn giản, đừng nói đến việc dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp.
Có thể là xã hội Việt Nam bây giờ đã khác xa so với thời của cụ Nguyễn Du nhưng cái các bạn cần học tư những trích đoạn là những giá trị nhân văn sâu sắc đại biểu cho truyền thống của cả 1 dân tộc. Vì thế mà bạn cần phải đọc và cảm nhận.
 
Quả thật khi đọc những dòng chị Lê Diệu Linh thì Chí Trung đã "ngộ" ra khá nhiều điều, một số khúc mắc đã được giải đáp, cám ơn chị rất nhiều.

Dẫu sao thì CT vẫn có một thắc mắc về chuyện Kiều có 7 đời chồng, nhân vật chính của một tác phẩm có thể không có nhân cách sáng ngời, hành vi lỗi lạc, có thể bê tha như Chí Phèo... nhưng rốt cục trong câu chuyện, dưới ngòi bút của tác giả, cái nhân cách đó được bộc lộ ra.

Đọc TK, chúng ta thấy Kiều những câu thơ miêu tả sự biến đổi nội tâm, tâm trạng cũng như các dòng chảy của cảm xúc trong Kiều. Nhưng cái đó có đủ không ? Nhân vật K đã làm được gì ? Một lần bán mình cứu cha. Xin đặt một câu hỏi: K nếu không đồng ý bán mình, liệu có được không ? K làm thế là tự nguyện hay miễn cưỡng hay chịu theo ép buộc ?
Những lần qua lại với Kim Trọng, Sở Khanh, Thúc Sinh, Từ Hải, Kiều thật lòng, rất thật lòng phải không ? Lúc Thúc Sinh bị đem ra phán xét trước ba quan võ tướng của Từ Hải, lúc đấy Kiều đã sử xự như thế nào ?

Như em đã nói, TK mà Nguyễn Du viết rõ ràng trong thời đó là một nghệ thuật đích thực. Nhưng cốt truyện lấy từ Kim Vân Kiều Truyện thì em lại cho rằng có vấn đề -> personality I meant.

Có lẽ chúng ta đã dường như hơi lạc chủ đề, điều em muốn hỏi ở đây là: TK có tác dụng gì với giáo dục cho thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay ? Phải chăng ngoài tác dụng nhân đạo, hướng cho con người đi đến cái đẹp của tâm hồn thì chúng ta học được gì nữa ?
Tố cáo chế độ Phong kiến ư ? Cái đó quá rõ rồi, con người VN đã đi đến thế hệ thứ 3, thứ 4, họ quá hiểu rằng PK đã thành lịch sử.
Đề cao phụ nữ ư? Trong VH Việt Nam chắc chắn có hàng trăm tác phẩm có giá trị đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, cũng như các nỗi thống khổ họ phải chịu đựng (Chị Dậu..), cần gì phải lấy một tác phẩm đã cách chúng ta cả trăm năm ? -> em cho rằng ko phù hợp thời đại.
Ngược lại, phải chăng chính thái độ của Kiều trong tình tiết 7 người chồng này có dẫn dắt một số cô gái trẻ vin vào đó để đi theo cuộc sống buông thả không ? Chúng ta quá rõ rằng giới trẻ hiện nay có thể say đắm, cuồng nhiệt nhưng rồi lại tắt ngấm như ngọn lửa rơm đó chứ ?
Về cái chết, như em đã nghĩ "người ta muốn chết thật sự thì không ai ngăn cản được".

Em cho rằng, một tác phẩm, đừng nhìn vào cái thành công của nó đạt được quá dập khuôn công thức như thế, ví dụ như một quyển sách cực hay ở VN, nó bị cấm ở Mỹ, thì ở Mỹ nó có phải là tuyệt phẩm nữa không ?

Tranh luận, thảo luận ở đây cũng chỉ mong mình có một cái hiểu đúng đắn hơn, nói chuyện bình dân, đâu có mất gì, thiệt gì mà cứ phải lôi tư cách này, tư cách nọ, học vấn này, trình độ ra mà nói ? Nếu vậy, chẳng nhẽ chuyện phê bình văn học chỉ là của các Doctor và Professor ?
 
Gửi em Trần Uyển Nhi:

Thật sự anh cũng rất bất ngờ vì em, lần đầu tiên anh thấy một người ở lứa tuổi này có kiến thức Văn học rộng đến như vậy. Anh có lẽ không thể bằng em vì anh đọc sách VH thế giới và VN cổ điển không nhiều.

Nhưng em nghĩ lại xem, thái độ của em đối với anh có phải là thái độ "chụp mũ" không ? Phải chăng vì "hiện tượng" anh post thơ, "hiện tượng" anh nói câu trên, cộng với một số định kiến mù mờ về anh mà em logic học suy ra rằng anh là kẻ như sau:

"Nó làm tôi nhớ lại những chuyện nực cười đã từng xảy ra ở trường viết văn Nguyễn Du,khi một số những cây bút trẻ đã từng "Ô" lên đầy ngạc nhiên .. "Ô,Xuân Diệu là ai? Tôi chẳng biết người nào là Xuân Diệu cả ..." và "Chúng mày thấy thơ tao đã hơn được Đỗ Phủ và Lý Bạch chưa .. hơn thì tao mới làm,chứ chỉ ngang ngửa thôi thì chả bõ ...".
Anh Trung ạ,nếu muốn đả phá một ai hoặc một vấn đề gì đó,hãy tìm hiểu cho kỹ,phải biết nghi ngờ chính cái Tôi trong bản thân.Quan trọng nhất,đó là hai chữ mà tôi muốn tặng riêng anh : Khiêm Tốn."

Em hãy đọc lại xem, có câu nào anh nói đến thơ, văn của anh ở trong này không ? Không đúng không ? Anh có bao giờ tự so sánh mình với các tác gia, hay thậm chí chỉ là một nhà thơ quèn nào đó ? Anh có bao giờ nói một câu nào đại loại như "thơ tao hay" không ?

Nói về một tác phẩm, anh, em, mọi người ở đây, có thể chúng ta không có khả năng sáng tác, ngồi cắn bút vò giấy cả tiếng đồng hồ không viết nổi một bài nào, nhưng khả năng cảm nhận thì chắc chắn ai cũng có, không cách này thì cách khác, không đúng thì cũng là sai, dẫu sao cũng là có sự cảm nhận phải không ?

Vậy nói lên những cảm nhận của mình, cũng là nói lên sự suy nghĩ chủ quan, cá nhân, nói lên cả những sai lầm trong suy nghĩ nữa. Qua thảo luận, nói chuyện, để tìm hiểu hơn, thức tỉnh hơn nếu sai và một lần nữa khẳng định cái đúng của mình, điều đó có gì là xấu ?

Em nên hiểu rằng, với cá nhân anh, anh không thích TK, vì thế nên việc học, việc đọc, việc cảm thụ và việc làm bài tập làm văn về TK là rất khó. Chứ không phải là ghét rồi vứt luôn vào sọt rác (có muốn vứt thì cũng phải đối phó với bài kiểm tra trên lớp chứ :( )

TK của Nguyễn Du, anh không phải đả phá mà là muốn tranh luận, muốn tìm hiểu xem nó thực sự hay như thế nào mà nổi tiếng đến thế, trong khi bản thân mình lại không hiểu, thậm chí không thích. Cái Tôi trong bản thân nó đã lớn rồi, nghi ngờ nhưng không giải quyết được thì mới đem nó ra đây để mọi người cùng phán xét. Liệu em có đúng không khi nói anh như thể một kẻ chọc trời khuấy nước chẳng biết gì, làm được một tí thơ, có tý danh đã lên giọng kiêu ngạo ? Thái độ chụp mũ đó, phải chăng là hơi quá đáng ?

Nói về "thích được nổi tiếng" thì đó lại là một sự chụp mũ nữa. Em bảo rằng" muốn nói ai thì phải hiểu người đó", vậy anh xin hỏi lại, em đã biết được gì về anh ngoài một cái tên Trần Chí Trung, ngoài việc post thơ và những lời rì rầm bàn tán của người khác ? Những điều đó, có đủ để em nhận xét về anh như vậy không ?

Ở đây, anh hoàn toàn cũng có thể nói lại rằng em là một người kiêu ngạo, đọc được một số lượng tác phẩm rồi bắt đầu tự cho mình hiểu biết, đi "chụp mũ" người khác đó ? Rốt cục, chúng ta đã hiểu được bao nhiêu về nhau mà nói mạnh bạo như vậy ?

Thú thật là anh không biết điển tích Người đốt đền và Chapman, nhưng có lẽ anh hiểu ý em nói. Nếu em cho rằng anh viết thơ để nổi tiếng, để lấy le này nọ thì có lẽ các nhà thơ trẻ, ờhm, đúng hơn là những người trẻ viết thơ đều bị chụp như vậy nhỉ ?

Phải chăng đó là bản tính của người Việt Nam: chỉ biết công nhận cái được công nhận, không giành chỗ cho cái tôi được lên tiếng ? Phải chăng chúng ta nên có một cái nhìn đúng đắn về sự thật, đừng nên thấy nó đẹp, nó hào hoa, nó được mọi người tán tụng tức là nó tuyệt vời, hoàn hảo ?

Các vị tiền bối ? Hãy nhìn họ như nhìn vào một CON NGƯỜI chứ đừng nhìn họ như nhìn một VỊ THÁNH.

Tôi công nhận thành tích anh đạt được, nhưng tôi cũng phê bình, đánh giá anh không phải để hạ bệ anh mà để cho tôi, cho những người đánh giá anh hiểu đựơc anh hơn mà thôi. Một sự vật, hiện tượng, hi vọng em hãy nhìn nó bằng con mắt khách quan hơn, đừng vì những định kiến, những bài học, những câu chuyện mà em đã trải qua để rồi thấy nó na na, giông giống là "chụp mũ".

Bàn về thơ, về văn, hay về một điều gì khác thì còn rất rất rất nhiều điều để nói, chỉ sợ lan man quá lạc chủ đề :)

Chút suy nghi riêng tư, cũng là điều khúc mắc khó hiểu, nếu như mình có nói điều gì quá, mong mọi người và đặc biệt là Nhi thông cảm.
 
Bùi Thành Trung đã viết:
Nếu bạn biết rằng Truyện Kiều đã được dịch ra không ít thứ tiếng trên thế giới thì bạn đã không nói rằng đấy chỉ là 1 tác phẩm thường không xứng đáng được coi là tiêu biểu của VN. Ngay chỉ việc từ bản gốc chữ Nôm ra tiếng Việt bây giờ cũng đã không đơn giản, đừng nói đến việc dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp.

Dạ, em cũng biết là Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhưng cái chính không phải là có được dịch hay không mà là dịch xong rồi có còn gây được ấn tượng với bạn đọc quốc tế không thôi :rolleyes: (theo em biết thì hình như cũng không gây được tiếng vang như Truyện Kiều vẫn được đánh giá trong nước ;) ) Đúng là dịch văn học rất khó - không chỉ thơ mà cả văn xuôi - nhưng các tác phẩm thực sự sâu sắc về nội dung thì vẫn cứ nổi tiếng được khắp thế giới dù bằng ngôn ngữ nào đi nữa.

@ Trần Chí Trung: Em tranh luận nhiều về nhân cách của Kiều, nhưng việc đánh giá nhân cách của một nhân vật là việc của từng cá nhân người đọc, không nhất thiết phải đồng ý với nhau (do mỗi người có một quan niệm sống và vốn sống khác nhau). Tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị của một tác phẩm chỉ vì nhân vật chính không phải là một khuôn mẫu về nhân cách (huống hồ đó mới chỉ là ý kiến của cá nhân em).

Phải chăng ngoài tác dụng nhân đạo, hướng cho con người đi đến cái đẹp của tâm hồn thì chúng ta học được gì nữa ?

Anh nghĩ bất cứ nhà văn nào mà thấy tác phẩm của mình đạt được điều này là đã mãn nguyện lắm rồi, và tác phẩm nào thực sự đạt được giá trị ấy thì cũng đáng mang ra học lắm rồi, chả cần thêm gì nữa.
Thêm nữa, giá trị hiện thực của một tác phẩm luôn tồn tại kể cả khi hiện thực đó đã đi vào lịch sử (nếu không thì chắc quá nửa kho tàng văn học cận/hiện đại của VN và thế giới đã bị lãng quên rồi ;) ) Việc một tác phẩm cách ta hàng trăm năm hay không chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị của nó. Nghệ thuật không phải như điện thoại di động mà qua vài tháng là hết mốt :mrgreen:

PS: các cô gái trẻ theo lối sống buông thả thì đa số chả thèm động đến Truyện Kiều, mà cũng chả cần vin vào cái gì đâu ;)
 
Đồng ý với anh Vũ đi em Trung ạ :mrgreen:. Cái chuyện mà các cô gái trẻ có lối sống buông thả vin vào Kiều để này nọ có khi em hơi lo bò trắng răng :D. Đại đa số người ta bị ảnh hưởng bởi những gì nhìn thấy ( i.e. movies), hơn là những gì đọc được. Những người đọc nhiều thì lại có xu hướng phân tích, còn nếu có bị ảnh hưởng thì cũng phát triển thành Don Quixote chứ không theo hướng mà em lo ngại đâu :mrgreen: .
Hơn nữa văn học hiện thực là để ta chiêm nghiệm và rút ra bài học, cũng như hiểu biết hơn về hiện thực phản ánh, chứ mục đích không phải để noi gương như VH láng mạn hoặc VH Cách mạng :D.
Còn về câu hỏi tại sao lại cần Thúy Kiều trong SGK, cũng như một số tác giả thời trung đại mà ta cho là ko hợp thời nữa thì mình có ý kiến thế này. Bất cứ môn học nào cũng phải học từ ngọn nguồn của nó. Nếu không biết được ngày xưa như thế nào thì làm sao biết ngày nay phát triển ra làm sao. Em không học truyện Kiều làm sao mà vào đây debate được :D. Mỗi tác phẩm đánh dấu một mốc nhất định. Nếu nhìn toàn cục như vậy chắc em sẽ đỡ bất bình hơn :mrgreen:
 
Chí= con cừu giữa bầy sói. Cố lên bạn Chí, tớ dốt văn chứ k0 cũng giúp bạn 1 tay:D. Thơ bạn thì dở tệ nhưng cãi nhau thì cũng nhiệt tình nhỉ.
 
Bạn Đàm Linh cố lên. Cần gì phải hiểu biết ,chỉ cần sự nhiệt tình của bạn là ai cũng sợ chạy mất dép rồi,bạn ạ :p
 
Bạn Lan Hương này:
Một con mắt trả 1 con mắt
Một cánh tay trả 1 cánh tay
~ Jewish proverb

Một cái tát trả 10 quả đấm
~ Vũ Đàm LInh~
:D
 
Về DLH

Vào đây mà k0 nói câu gì thì k0 fải. Vậy mạn fép bạn Lan Hương cho tớ trích vài câu của bạn ( vì tớ vốn k0 ghét cũng chẳng thích truyện Kiều lại k0 tìm hiểu nhiều về nó nên k0 dám bình fẩm)

Lan Hương đã viết:
Con người là sản phẩm của thời đại ,không thể trách người ta cái lỗi mà người ta không gây nên.

Nếu thế thì đến thời đại khác con người đó sẽ mất chỗ đứng, những gì thuộc về họ k0 còn giá trị, thậm trí fản giá trị.
Thúy kiều,Từ Hải để thấy đó là một ví dụ điển của khát khao con người vượt ra khỏi lễ giáo cứng nhắc của XHPK
hình như truyện Lục Vân Tiên điều này còn thể hiện mạnh mẽ hơn khi Kiều Nguyệt Nga tự vẫn vì tình yêu.

Xửa kia và hiện nay sẽ vẫn mãi có người đọc Kiều ,ngày xưa cha ông ta đã quý trọng nâng niu và lẩy Kiều như thế nào sao mấy người không nghĩ đến

Không fải cái gì của cha ông cũng fải được người ngày nay quí trọng. Chẳng thế mà báo đài ra rả' fát huy truyền thống tốt đẹp, chắt lọc tinh hoa dân tộc'


Nói lời phải giữ lấy lời,lời nói ra không rút lại được,không thể bổ sung thêm thắt như lịch sử không lặp lại như
người ta không tắm 2 lần trên một dòng sông.

:confused: Xin lỗi bạn Hương chứ mấy cái quote này chẳng ăn nhập vào câu trên gì cả. Mong bạn giải thích rõ hơn đc k0?

Văn học phục vụ con người,điều ấy không ai phủ nhận nhưng nếu văn học chỉ chăm chăm mỗi một mục đích ấy thì thì văn học sẽ đánh mất tính nâng cao nhận thức, sự nâng đỡ tư tưởng con người, lúc ấy văn học chỉ là một cái máy Photocopy không hơn.

Thế VH fục vụ cái gì ạ? Tính nhận thức của VH là gì ạ? ( bài này tớ ngủ quên nên k0 học, rất mong bạn giải thích dùm.)

Mỗi tác phẩm viết ra tác giả của nó không mong đúa con của mình được nhiều người biết dến mà chỉ mong nhận được sự đồng cảm từ một số ít người có thể hiểu ngụ ý đằng sau mỗi một sinh mệnh ấy.Bởi vậy cho nên chắc cũng có người biết rằng cuối tiểu thuyết"tu viện thành Parma" tác giả của nó gửi lại một câu " to the few happy"(cho một thiểu số hạnh phúc").Đúng ,chỉ một thiểu số hạnh phúc mới có thể sâu sắc thẩm thấu được tư tửơng nhà văn nói gì. Vì vậy, cái may mắn và chính là cái thành công của truyện Kiều là nó có nhiều độc giả tri âm tri ngộ nó và tác giả của nó,Tố Như.(Ví dụ điển hình là Tố Hữu và "kính gửi cụ Nguyễn Du")

Thế thì truyện Kiều chỉ dành cho những người đủ trình độ hiểu nó, mà hình như fần đông h/s k0 hiểu thì fải:D ( = chứng là số người tán thành ít hơn)

Hết fần 1 sang fần 2
 
Cô Em Mọi ơi ta lại phải tạm biệt nhau rồi. Mẫu Thân lại gọi nữa rồi : Thiện ơi mày đi thế người ta đến hỏi thì tao biết tìm mày ở đâu mà chửi? Vâng Mẫu Thân cứ mặc con. Làm đàn em mà thấy anh chị mình sai lầm thì không biết có nên nói ra không. Lòng ta hồi hộp băn khoăn rồi ta thất vọng.

Truyện Kiều tất nhiên đã phản ảnh chế độ phong kiến hay bất cứ một chế độ nào còn nhiều bất công xã hội. Nhưng rủi thay Truyện Kiều cũng đã cung cấp cho ta những thành ngữ để tự ti và tự bào chữa như "phận nhỏ cánh chuồn", "con ong cái kiến", "chút phận đàn bà". Bà Trưng, Bà Triệu, Tú Bà, Hoạn Thư đâu có chút phận, mặc dù Hoạn Thư đã dùng "chút phận" để tự bào chữa. Xưa nay cái nhan sắc của người phụ nữ thường là một đặc ân hơn là trừng phạt. Ðắc Kỷ, Ðiêu Thuyền, Võ Hậu, Tây Thi, Messaline, Giang Thanh, Imelda Marcos, Eva Perón là những người đàn bà đẹp có nhiều quyền bính trong tay, họ không chút phận tí nào cả. Trong cơn nguy biến Thúy Kiều vẫn còn có người theo phò hộ kia mà. Thật ra, Nguyễn Du đâu có đau đớn cho cái số kiếp của một con đĩ mà chỉ xót xa cho cái số phận của một trang tiểu thư đài các trâm anh. Thúy Kiều, như bậc đàn chị Ðạm Tiên, cũng là một con "superwhore", xưa nay chỉ có hai không ba thì làm sao mà điển với chả hình. Nếu sống bây giờ, Nguyễn Du sẽ viết về một cô nữ sinh sắc nước hương trời, sa chân sẩy bước thay vì kể lại câu chuyện của một con đĩ hè vô tài vô sắc.

Không biết đổ thừa cho Nguyễn Du như vầy có công bằng hay không, nhưng mẹ tôi suốt đời đã "vẹn chữ tòng" với chồng với con, đã sống trong sự lo sợ nom nớp những lời dị nghị. Bà khuyên dạy chúng tôi "đừng làm khác người ta con ơi", "thiên hạ sao thì mình vậy". Nghĩa là nếu muốn sống cho yên thân thì ta đừng chọn con đường của Thúy Kiều, đẹp thì phải lấy lọ nồi bôi lên mặt, đừng chọn con đường của Từ Hải (một thứ Gengis Khan hạng mười?) mà phải lo vùi mài kinh sử, đổ đạt cho cả nhà được hiển vinh. Nhân vật Thúy Kiều đã được sáng chế với những nghịch lý rõ rệt. Không biết cái nghiệp chướng của Thúy Kiều là gì mà khi đào thai, thay vì làm trâu ngựa, nàng lại được/bị thành một đóa hồng nhan với mệnh bạc? Cái xã hội phong kiến trong Truyện Kiều bị cơn gió nhẹ lung lay, làm rơi rụng vài chiếc lá úa rồi đâu lại vào đấy. Nó bắt đầu với "bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng" để rồi chấm dứt với cảnh đoàn viên, "phong lưu phú quý ai bì/vườn xuân một cửa để bia muôn đời."

Ngoài bói Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, vẽ Kiều, diễn Kiều, lượm Kiều, lấy Kiều, hóng mát trên bến Ninh Kiều tùm lum tà la, có phải hình ảnh động đào và thiên thai đã đẻ ra thêm một bài "Thiên Thai" (Tống Biệt) của Tản Ðà, và một bản Thiên Thai của Văn Cao với bầy tiên nữ Lolita chờ dâng trái đào tơ? Có phải "ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" sẽ có một lô con cháu chắt chút chít bắt đầu với 'Lỡ bước sang ngang'? Rồi 'Hai sắc hoa Ti-gôn' và 'Bài thơ thứ nhất'? ("Trời ơi người ấy [cái thằng chó chết đó nó] có buồn không?") Tất nhiên đây chỉ là diễn giải cho vui, vì hình như có một ông râu mày hạng miếu đền đã chê bai hai bài thơ của đàn bà con gái là lải nhải. Ai đâu dám chắc T.T. KH là đờn bà. Ngoài ra, nhịp tiết của thơ bảy, tám chữ đều là sao chép thơ T.T.Kh. Tiếp theo, vâng, tiếp theo là một chuỗi liên tu bất tận thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, độc giả sĩ, thính giả sĩ thất tình kinh niên? Một người ngồi bên nay sông. Một người ngồi bên kia sông. Bên nay sông là một ông lẻ loi tình nhớ. Bên kia sông là một bà lẻ bóng tình xa. Chới với ở giữa sông Ngân Hà không cầu khỉ, thì có kẻ này đêm đêm vừa gõ nhịp bàn chữ vừa nghe rên rỉ vừa khóc thút thít. Chiều xưa mưa rơi âm thầm kẻ này đã giành ô chạy về nhà cho lẹ, chớ sức mấy mà đưa em sang sông. Tất nhiên một "cái nhìn của chim" hay một "cái nhìn của ếch" sẽ không được trăm phần chân xác, nhưng hy vọng cũng có vài phần đúng chăng? Ừ, thì mình cứ trình làng quốc tế đại, thử coi.
 
Nói thật anh(?) PCT đừng giận: em thấy anh có vẻ khoe kiến thức nhiều hơn là lập luận, cho nên trong cái mớ hỗn độn chữ nghĩa kia đọc qua thì kim cổ Đông Tây đều có mà cuối cùng chả có được lý lẽ nào cho xác đáng.
P.S> Nguyễn Du không phải là Karl Marx, nên có xót thương cho tiểu thư đài các hay chuộng cảnh "phong lưu phú quý ai bì/vườn xuân một cửa để bia muôn đời" cũng phải thôi. Ngay cả bây giờ, liệu có được mấy người khác thế?
 
Back
Bên trên