Tại sao vẫn còn Truyện Kiều trong SGK ?

Phạm Công Thiện
(Phamcongthien)

New Member
Nhân thấy bạn Chu Anh Duy post lên một phần Truyện Kiều, ức quá, có mấy nhận xét (không phải của tôi) phải đưa ra:

Nguyễn Du là nhà trí thức được may mắn ra xứ ngoài nhưng rủi thay ông đã lựa chọn và du nhập một cuốn truyện hạng ba với một cái tà thuyết không biết do ai sáng chế. Chính cái tài hoa của Nguyễn Du đã khiến cái tà thuyết càng thêm nguy hiểm? Bởi nhìn kỹ, cái thuyết "hồng nhan" nếu không là con đẻ thì cũng là con nuôi của chế độ phong kiến và đạo đức Khổng Mạnh, hay bất cứ một chế độ độc tài nào, biến trật tự xã hội mà trong đó mọi thành phần càng đồng dạng nhau càng tốt, và các mối hiểm họa thường đến từ những con cừu đỏ (Thúy Kiều) và những con cừu đen (Từ Hải). Buồn thay, Từ Hải trai anh hùng và Thúy Kiều gái thuyền quyên, hai cái mầm loạn/mầm cách mạng có thể chọc trời khuấy nước (như Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang, như Bonnie và Clyde) cuối cùng đã trở thành Dumb (Thúy Kiều) và Dumber (Từ Hải).

Có phải Truyện Kiều cũng chỉ là một câu chuyện tải đạo răn đời ngụ ý khuyên bảo mọi người nên an phận thủ thường, mà Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Vân là những nhân vật điển hình? Tội nghiệp cho Thúy Vân, một chiếc bóng vô hình đến mức không ai thèm để tâm, xem giữa nàng và Kim Trọng có chút tình lưu luyến nào không. Cũng như Liêu Trai Chí Dị, Truyện Kiều là sản phẩm của một xã hội thuộc nam quyền và nho giáo, vừa say đắm, vừa hãi sợ cái nhan sắc và cái tình dục của người đàn bà (quyến rũ, ma quái, nghiêng nước nghiêng thành). Sắc đẹp, món vũ khí độc nhất và lợi hại nhất của người phụ nữ, bị đàn áp dưới thời phong kiến và bị bọn trí thức biến thành một cái "nghiệp chướng" để phục vụ chế độ. Thúy Vân đẹp không thua gì chị, nhưng vì nàng không vượt ra ngoài vòng lễ giáo, chịu cúi đầu vâng vâng dạ dạ nên OK. Vì sự lợi ích của bọn đàn ông cầm quyền bính, cái phần hy sinh quên mình "mẫu tính" (madonna) được tôn vinh, đặt trước cái phần hạnh phúc cá nhân "đĩ tính" (whore) ở người phụ nữ xưa. Võ Hậu là một con đàn bà nguy hiểm, dâm đãng. Nhưng Trụ Vương có sáu ngàn cung phi mỹ nữ thì OK. Người ta chỉ "bốc thơm" người đàn bà những khi cần đên họ: giặc đến nhà đàn bà phải đánh. Giặc tan, bọn đàn bà trở vô bếp lo chuyện bếp núc hầu hạ các ngài đại tá, đại tưóng. Tình dục trong cuốn truyện của Bồ Tùng Linh là tình dục bệnh hoạn, hậu quả của sự dồn nén, của thủ dâm (hiểu theo nghĩa xấu). Bọn đàn bà con gái là những con chồn tinh hiện hình, hút cạn sinh lực của người đàn ông hay của anh học trò trong đêm khuya vắng, cho tới khi con người của họ xanh xao, đầy tà khí.

Những chỗ phi lý thì nhiều vô kể:

Đạm Tiên là một thứ "geisha", "poule de luxe", hay "high class call-girl" của thời xưa. Nghĩa là nàng thuộc loạt điếm sang. Trong nhà nàng hẳn phải có kẻ hầu người hạ chứ? Tiền của, nếu không chất đầy kho thì cũng phải đủ dư để cho ai đó làm một cái đám tang nho nhỏ. Nếu không có người chôn cất thì nhà nước đã phải ra tay. Một cái xác không mồ trong thời bình là chuyện khó tin. Khi không khơi khơi lăn đùng ra chết (để minh chứng cho thuyết hồng nhan), cái xác cứ để mặc đấy, dấu xe ngựa đã lờ mờ, nghĩa là chắc không thể dưới một hai tháng. Thế mà sao nó vẫn chưa sình thối, chưa có ròi bọ chuột dán nghe nức tiếng nàng tìm xơi. Chắc tại vì cái cô ca sĩ này là một cành thiên hương, khiến lũ dán chuột bọ ròi bị dị ứng chăng?

Các từ "xưa là", "một thì" chỉ gợi một ý niệm rất mơ hồ về thời gian. Khi Vương Quan kể chuyện, Đạm Tiên chết đã bao lâu rồi? Mà quái lạ, sao hai ả tố nga chẳng hay chẳng biết gì cả về một người đẹp nổi danh tài sắc ở chung tỉnh? Hình như chỉ có Vương Quan và người khách là biết tiếng Đạm Tiên. Nếu cô Kiều lúc đó vừa đúng 15 (tới tuần cập kê), thì Vương Quan phải 13, nếu ba chị em đều sinh năm một. Một nho sinh còn non choẹt như thế mà sao lại quá sành sỏi về giới ăn chơi nhỉ?
 
Ôh, bản thân em cũng là một anti-fan của Truyện Kiều. Vì thế em không đọc, không học và cũng không biết gì về TK.
Có điều em nhận thấy là câu chuyện về Kim- Kiều không bao giờ có thật. Một người con gái như Kiều đã 3,4 lần theo trai, nào là Kim, Sở, Thúc, Từ, Hồ... rồi lại quay về với Thúc.
Nho giáo tuyên ngôn về đức hạnh, vậy một cô gái như Kiều "cam tâm tình nguyện" theo 5 người đàn ông gọi là gì ?

Hơn nữa về nghệ thuật, quả nhiên Nguyễn Du dùng đi dùng lại những từ ngữ, ngạn ngữ thời đó để sắp xếp vào thơ mình. Hiện nay ta đọc TK, ta phải đọc cả ... phần chú giải mới hiểu được. Một tác phẩm như vậy có đáng gọi là tác phẩm hay không ?

Đồng ý là vào thời đó, TK là một tác phẩm lớn của Việt Nam ta, nhưng cá nhân em thiết nghĩ, TK đến ngày nay không nên là một khuôn mẫu cho học sinh học. Đặc biệt TK không đáng để quá nhiều người tôn sùng nó như vậy..

Nói những lời chân tình, hi vọng đại thi hào Nguyễn Du và mọi người trên forum lượng thứ...
 
Hờ hớ hớ hớ!! Hài hước quá! Bất kỳ nhà "Kiều học" nào cũng có thể bẻ gãy tan tành từng luận điểm của các bạn. Nhưng mà thôi, những ý kiến nhỏ nhoi như vậy làm sao đạp đổ nổi bức tượng đài vĩ đại có tên "truyện Kiều" đã đc dựng lên hàng thế kỷ nay cơ chứ??
Dù vậy, phải học những gì mà các bạn k0 fục thì cũng thật đáng thương đáng thương
 
Đề nghị anh Phi Hao gì gì đó phải đưa ra dẫn chứng phản bác cụ thể thế mới có ích cho cuộc tranh luận. Chứ cái điệu mập mờ quẩn quanh trớ tránh chập chờn, vỗ về để ăn hại, ve vuốt để đánh ngầm thì quả là nguy hiểm lắm lắm. Thà anh cứ tơi bời đả kích đi để người ta còn thẳng thắn trả lời. Thà anh cứ du côn đi cho trắng ra trắng, đen ra đen. Đằng này ông anh lại chê theo điệu ông giáo xoa đầu học trò, theo kiểu mấy cụ tiên chỉ trong làng độ lượng nhắc nhở đám cùng đinh. Thật chả ra làm sao cả.
 
Tôi k0 có ý định tranh luận bạn ạ! (Lạy Chúa, nếu bạn biết điểm Văn lớp 11 (học Kiều) của tui fọt fẹt thế nào! :D )Số ng` học thuộc lòng từng chữ cả bộ truyện Kiều ở VN hiện vẫn còn rất rất nhiều, bạn hãy tìm họ để tìm hiểu thêm nhá? :D
Tác phẩm nào cũng có thể đc nhìn qua một lăng kính đen, tính 2 mặt là điều tất yếu của vạn vật. Truyện Kiều tất nhiên cũng lắm ng fê fán, như cụ Ng Công Trứ chẳng một mực phỉ báng Kiều là con đ* còn gì?
Về phần tôi, tôi đâu có ý đình về "phe" nào đâu mà bạn bảo Đằng này ông anh lại chê theo điệu ông giáo xoa đầu học trò, theo kiểu mấy cụ tiên chỉ trong làng độ lượng nhắc nhở đám cùng đinh. Thật chả ra làm sao cả. Oan quá oan quá!
 
Một chủ đề hay đã bị vùi dập không thương tiếc, rất cám ơn anh Nguyễn Phi Hào.
 
1. Nguồn gốc : viết Truyện Kiều , Nguyễn Du dựa vào cốt chuyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân ,1 t/g Trung Quốc sống ở xv . Từ 1 t/p xuôi , chữ Hán , viết theo kiểu tiểu thuyết chuyển hồi từ 1 câu chuyện tình bình thường, nghĩ đã bằng cảm hứng của mình , cảm hứng về xã hội và con người Việt Nam .Biến t/p ấy trở thành 1 " Thiên cổ tình thư '. Ban đầu ông đặt tên cho nó là " Đoạn Trường Tân Thanh " ( tạm dịch là Tiếng kêu đứt ruột hay tiếng nói mới về nỗi khổ đau ). Sau này người ta quen gọi là Truyện Kiều .
Tác phẩm dài 3254 câu thơ , viết theo thể lục bát có kết cấu 3 phần .


2. Giá trị nội dung :
a) Giá trị lớn nhất của truyện Kiều là giá trị nhân đạo . Giá trị ấy được biểu hiện ở 2 phương diện chính :
* Truyện Kiều là lời ca tình yêu tự do khát vọng công lý , ngợi ca vẻ đẹp , phẩm chất con người .
_ Viết Truyện Kiều , Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về 1 tình yêu lứa đôi tự do , hồn nhiên , trong sáng mà nhất mực thủy chung.
Trong 1 xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn đang hết sức khắc nghiệp , kìm hãm , trói buộc con người . Vì thế mồi tình Kim _ Kiều có thể xem như 1 bài ca tuyệt đẹp , 1 bản tình ca đầy trong sáng và thơ mộng, lần đầu tiên được thể hiện qua tác phẩm VH DT.
_ Viết truyện Kiều, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng về công lý , dân chủ cho con người giữa 1 XH bất công tù túng đầy ức chế tàn bạo . Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải như 1 khát vọng công lý tự do ấy . Từ Hải là 1 anh hùng hảo hán , ngàng tàn , dám 1 mình chống lại với cả trật tự XH phong kiến lúc bấy giờ .Chỉ có Từ Hải mới đem cho Kiều 1 cuộc đời hạnh phúc . Từ Hải chính là ánh sao băng rực sáng trên bầu trời đen tối . Từ Hải chính là nhân vật lí tưởng cho khát khao ước mơ của Nguyễn Du về công bằng , tự do .
_ Viết Truyện Kiều , Nguyễn Du đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người . Thúy Kiều tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam : vẻ đẹp nhan sắc , tài hoa , trí tuệ thông minh và 1 trái tim trung hậu . Vẻ đẹp đó còn được thể hiện ở nhân vật Từ Hải . Từ Hải không chỉ biều tượng cho công lý tự do vùng vẫy ngang dọc mà còn là hiện thân của đức thủy chung , lòng nhân ái và nhất là lòng tôn trọng phẩm giá con người .
b) Thúy Kiều là tiềng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người , đặc biệt là người phụ nữ .
_ Thế lực tàn bạo đó biểu hiện trong Truyện Kiều là bộ mặt quan lại xấu xa , đê tiện , bỉ ổi - đầu mối gây ra mọi tai họa bất hạnh cho con người . Bọn quan lại ấy là Hồ Tin Hiến , 1 kể quan tổng đất trọng thần tráo trở , tàn bạo , dâm ô , đểu cáng , đó là Hoạn Thư - con quan lại bộ nhưng độc ác , tàn nhẫn , đã hành hạ Thúy Kiểu để thỏa lòng ghen tức . Dưới chúng là bọn đầu trâu mặt ngựa như Mã Dám Sinh , Sở Khanh , Bạc Bà , Bạc Hạnh , Tù Bà ... chúng cấu kết lại với nhau , dẫm đạp lên quyền sống hạnh phúc , nhân phẩm của con người .
_ Thế lực tàn bạo ấy còn là sức mạnh tác oai , tác quái của đồng tiền đã biến con người thành vật mua bán , đổi trác . Thúy Kiều chính là nạn nhân của thế lực tàn bạo đó . Nguyễn Du khi nói về điều đấy , đặc biệt là về sức mạnh hung hiểm của đồng tiền , ông đã viết nên những câu thơ thật chua chát :
" Trong tay sẵn có đồng tiền
Đầu lòng đổi trắng thay đên khó gì ".
;)
Và : " Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong " .

Tóm lại :
Truyện Kiều là tuyên ngôn về quyền sống con người , với những khát vọng về tình yêu công lý tự do . Truyện Kiều cũng là bản cáo trạng bằng thơ lên án XH phong kiến mục nát xấu xa tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách con người , dập tắt mọi ước mơ đẹp đẽ của con người . Chính giá trị nhân đạo này trở thành kiệt tác nghìn đời .


3)Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều :
Về giá trị nghệ thuật Truyện Kiều rất phong phú , rất đặc sắc song 2 phương diện chủ yếu :
a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
Nhìn chung Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống : chia nhân vật thành 2 tuyết chính diện và phản diện . Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng . Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực :shock: . Mỗi người đều đạt tới sự điển hình hóa cao độ . Vì thế nhiều nhân vật trong t/p Truyện Kiều đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực , trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người .
b) Nghệ Thuật ngôn ngữ :
Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng mẫu mực . Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 t/p ngôn ngữ : ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao , tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân ; Ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những từ Hàn Việt đã mang đến cho Truyện Kiều thứ ngôn ngữ vừa hàm xúc , vừa trang nhã , vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ , giàu hình ảnh nhạc điệu . Vì thế người ta gọi Truyện Kiều là " tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca " được kết nên từ những viên ngọc lấp lánh , sáng trong .
Vậy tại sao Truyện Kiều không còn được ở trong SGK nhỉ ???
 
Tôi không thể chấp nhận được ý kiến của Phạm Công Thiện (không rõ khóa,không rõ lớp) đưa ra.Tại sao anh ta có thể dùng những từ ngữ bẩn thỉu(tôi không muốn trích dẫn ra đây) để mà làm vấy bẩn thêm một tuyệt tác văn chương của dân tộc.Dù chỉ là post lên ý kiến của người khác thì những dòng ấy không thể chấp nhận được.
,Về xuất xứ tác phẩm:Chu_anh_duy đã post lên trả lời rồi,không cần nói thêm.
Thuyết "hồng nhan bạc mệnh" là của xã hội phong kiến nhưng không thể trách Nguyễn du đã mang cái thuyết ấy vào tác phẩm của mình.Con người là sản phẩm của thời đại ,không thể trách người ta cái lỗi mà người ta không gây nên.


"Có phải Truyện Kiều cũng chỉ là một câu chuyện tải đạo răn đời ngụ ý khuyên bảo mọi người nên an phận thủ thường, mà Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Vân là những nhân vật điển hình? Tội nghiệp cho Thúy Vân, một chiếc bóng vô hình đến mức không ai thèm để tâm, xem giữa nàng và Kim Trọng có chút tình lưu luyến nào không"

Hừ nói thế là cho thấy sự nhận thức nông cạn ,xin lỗi nhá.Nhưng sao tác giả của những dòng trên không nhìn vào Thúy kiều,Từ Hải để thấy đó là một ví dụ điển của khát khao con người vượt ra khỏi lễ giáo cứng nhắc của XHPK?Những dòng nhận xét ấy tôi thấy đầy rẫy mâu thuẫn .

Xửa kia và hiện nay sẽ vẫn mãi có người đọc Kiều ,ngày xưa cha ông ta đã quý trọng nâng niu và lẩy Kiều như thế nào sao mấy người không nghĩ đến .Post những dòng trên Phạm Công Thiện đã vô tình coi thường những người sinh ra mình,phủ nhận bao tinh hoa một thời

Còn về nghệ thuật TKiều không thể dùng vài lời mà nói hết được ,những ý kiến như thế này cho thấy tác giả bài đó chả đọc kĩ gì tác phảm mà dám múa lưỡi:

"Hơn nữa về nghệ thuật, quả nhiên Nguyễn Du dùng đi dùng lại những từ ngữ, ngạn ngữ thời đó để sắp xếp vào thơ mình. Hiện nay ta đọc TK, ta phải đọc cả ... phần chú giải mới hiểu được. Một tác phẩm như vậy có đáng gọi là tác phẩm hay không ?"

bạn Chí Trung khi viết đến câu" Một tác phẩm như vậy có đáng gọi là tác phẩm hay không ?" nên tự soi lại mình, đúng như câu bạn hay dùng.Câu hỏi bạn đặt ra nhiều học giả ,nhiều nhà nghiên cứu đã trả lời một cách thấu đáo rồi


Một con người luôn muốn trân trọng những gì thuộpc về tinh hoa tinh thần của cha ông chỉ dám có vài lời bảo vệ quan điểm của mình
 
Bạn ĐLH hiểu nhầm ý của tôi nói rồi. Thực ra tôi nói thiếu từ, phải là "một tác phẩm như vậy có đáng gọi là một tác phẩm HAY hay không?"
chứ tôi ko có ý nhạo bám TK ko xứng đáng được gọi là tác phẩm.

Tôi thiết nghĩ, văn học là cái ghi lại từ con người, phần nào nếu gọi nó là tác phẩm tức nó phục vụ con người. Cái hạn chế của TK với thời nay quá rõ ràng, đọc TK lần đầu tiên tôi dám chắc ko mấy ai hiểu được vài phần, lại phải vì thế mà xem chú giải. Đó khác gì bạn đọc 1 bài luận tiếng Anh mà chỉ chăm chăm tra new words ?

Công nhận TK là một tác phẩm văn học xuất sắc thời kỳ đó, nhưng nhìn chung, thời kỳ đó so với thời kỳ nay là cả một khoảng cách. Ngày ấy, có thể TK do ND viết ra là một đại tác phẩm, nhưng ngày nay thì sao ? Chúng ta học được gì ở TK ? Được cái gọi là nhân nghĩa, nhân đạo hay nghệ thuật tả cảnh ? Thực tế, những bài học đó trong TK có rất ít, ít hơn so với vô số tác phẩm của thế giới và văn học đương đại bây giờ.

Điều tôi không đồng ý nhất ở TK là chi tiết về Thúy Kiều với 5 người đàn ông khác nhau. Tại sao với hoàn cảnh thời đó, TK ko tuẫn tiết theo chồng (như những liệt nữ khác trong lịch sử) mà lại đi theo hết người này đến kẻ khác ? Nếu vin vào cái gọi là hạnh phúc, tự do của người phụ nữ: Vậy xin lỗi, 1 phụ nữ ăn ở liên tục với 5 người đàn ông trong chỉ có vài chục năm như vợ như chồng thì thời nay gọi là gì ?

Đó tất nhiên chỉ là những suy nghĩ mang tầm cá nhân, tôi hi vọng có một ai giải thích cho tôi được điều khúc mắc này.
 
Tôi ko phải là người ghét TK..cũng ko yêu thich gì cho lắm t/p ấy(nhưng có lẽ cũng chỉ vì đã phải học thuộc quá nhiều TK vào năm lớp 9..học đến phờ phạc cả người)..Thế nhưng với ko biết bao nhiêu năm kinh nghiệm sống ???hiểu được bao nhiêu phần cái xã hội hôm nay và biết đựợc những gì về lịch sử chế độ PK???Các bạn có dám khẳng định rằng nếu mình ở địa vị của Kiều thì sẽ vùng lên tự cứu cuộc đời mình??(có thể bằng cách bỏ trốn đi thật xa) hay như bạn Trung nói sẽ tuẫn tiết theo chồng để được coi là liệt nữ???
Đồng ý là TK còn nhiều hạn chế..đương nhiên... bởi ko một cái gì có thể hoàn hảo..nhưng rõ ràng trải qua ngần ấy thời gian TK sống trong lòng người dân VN...tại sao cho đến bây giờ mới có những người đủ trình độ để lên tiếng phê phán TK???Cứ cho là những điều các bạn nói đều đúng thì cũng ko thể nào đủ sức thuyết phục để phủ nhận giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật bất hủ của TK
 
Bạn Huyền Trang hình như nói hơi wá ... Tôi thấy truyện Kiều rất hay và dễ học chứ ko đến nỗi học phải phờ phạc đâu ...
Nếu mà đổi học Truyện Kiều bằng các bài thơ dài khác ... Tôi nghĩ lúc đó mới phờ phạc .
 
Xin lỗi nếu tôi hiểu nhầm ý bạn TCT.Nhưng tôi chỉ dựa trên những điều bạn viết ra để nhận xét mà thôi.Nói lời phải giữ lấy lời,lời nói ra không rút lại được,không thể bổ sung thêm thắt như lịch sử không lặp lại như
người ta không tắm 2 lần trên một dòng sông.

Văn học phục vụ con người,điều ấy không ai phủ nhận nhưng nếu văn học chỉ chăm chăm mỗi một mục đích ấy thì thì văn học sẽ đánh mất tính nâng cao nhận thức, sự nâng đỡ tư tưởng con người, lúc ấy văn học chỉ là một cái máy Photocopy không hơn.Mà mỗi tác phẩm mang trong nó một sinh mệnh riêng ,không thể bị ảnh hưởng bởi cái gì khác.

Mỗi tác phẩm viết ra tác giả của nó không mong đúa con của mình được nhiều người biết dến mà chỉ mong nhận được sự đồng cảm từ một số ít người có thể hiểu ngụ ý đằng sau mỗi một sinh mệnh ấy.Bởi vậy cho nên chắc cũng có người biết rằng cuối tiểu thuyết"tu viện thành Parma" tác giả của nó gửi lại một câu " to the few happy"(cho một thiểu số hạnh phúc").Đúng ,chỉ một thiểu số hạnh phúc mới có thể sâu sắc thẩm thấu được tư tửơng nhà văn nói gì. Vì vậy, cái may mắn và chính là cái thành công của truyện Kiều là nó có nhiều độc giả tri âm tri ngộ nó và tác giả của nó,Tố Như.(Ví dụ điển hình là Tố Hữu và "kính gửi cụ Nguyễn Du")
Đó chính là lí do truyện KIều sống cùng thời gian,lí do tất yếu mà một tuyệt tác cần có.
 
Tôi xin mạn phép có và ý kiến đưa ra về khúc mắc sau:


Điều tôi không đồng ý nhất ở TK là chi tiết về Thúy Kiều với 5 người đàn ông khác nhau. Tại sao với hoàn cảnh thời đó, TK ko tuẫn tiết theo chồng (như những liệt nữ khác trong lịch sử) mà lại đi theo hết người này đến kẻ khác ? Nếu vin vào cái gọi là hạnh phúc, tự do của người phụ nữ: Vậy xin lỗi, 1 phụ nữ ăn ở liên tục với 5 người đàn ông trong chỉ có vài chục năm như vợ như chồng thì thời nay gọi là gì ?

Mong bạn đừng lầm giữa hai khái niệm một là ép buộc,một là tự nguyện.Kiều không tự nguyện ăn ở trong 15 năm với 5 người đàn ông.Trước sau Thúy Kiều chỉ có Kim Trọng là tri kỉ và Từ Hải là chồng,ngay đến Từ Hải ,TK lấy ông ta tôi cũng thấy chút gì đó chịu ơn vì đó là người cứu Kiều ra khỏi lầu xanh. Trách gì thì chỉ nên trách xã hội phong kiến dã quá vùi dập một người con gái.

Viết về cuộc đời sóng gió của TK là Nguyến Du viết về phần đời gió bụi của mình,thương Kiều bôn ba cũng là thương mình lận đận.
 
...Trong trường hợp thi TN 6 môn có cả sử và địa với những bài học thuộc dài dằng dặc thì những đoạn trich Kiều cũng là dài lắm rồi...
 
Đâu có ....... Khi mình học trên lớp ... Thì đã phải học thuộc làu làu rồi chứ .......
Ai để khi thi mới học ....... thảo nào phờ phạc là phải !
Mà phờ phạc ko phải học Truyện Kiều ..... mà do học nhiều môn khác nên đầu mới đau ........ :)
 
to TCT: anh thật là buồn cười và phi lý, nếu anh nói rằng truyện Kiều so với thời kì này chúng ta ko học được gì nữa thì anh đã nhầm... Nếu nói như vậy thì lịch sử là cái thời xưa, cổ lỗ rồi chúng ta cần gì phải học nữa...nhiệm vụ cao cả của các nhà văn, nhà thơ là phản ánh xa hội, từ đó mà xã hội mới được cải tạo đi lên được những bước tiến mới, cũng nhờ văn học một phần mà hiện nay chung ta mới được sống trong XHCN...
Học truyện Kiều để ta biết được bộ mặt XH phong kiến thời đó thối nát như thế nào để XH ngày nay không còn lặp lại nữa, và đồng thời học được cái tài của Nguyễn Du trong việc viết nên những câu thơ tuyệt vời...
Em cũng ko phải là một người ưa thích văn thơ, nhưng vẫn phải công nhận rằng TRUYỆN KIỀU là một tuyệt tác, và sẽ sống mãi với thời gian...

Công nhận rằng nhưng gì bác PHI HAO nói đúng, nhưng tất cả chúng tôi đều Yêu Truyện Kiều và học Kiều, chúng tôi chưa đủ để trở thành Kiều học nên ko thể nào đưa ra những dân chứng bẻ gãy luận điểm mà bác Công Thiện đưa ra nhưng đọc những dòng đó bác viết thì quả thật là buồn cười...những dòng đó là ý kiến của người khác, một người phê phán truyện Kiều, và bác đưa bài viết đấy vào đây để thảo luận, và chúng tôi thì chỉ là người học chưa nghiên cứu nhiều nên chưa thể đưa ra những lý lẽ "bật":)D) lại bác thuyết phục hơn, nhưng muốn thảo luận sâu về vấn đề này thì sao bác ko đến tìm những nhà kiều học mà thảo luận với họ...

Thật đáng tiếc rằng, truyện Kiều đã được đưa vào chương trình văn học rất lâu...nếu các bác học rồi mà có thể Phát Biểu những câu nói như vậy thì chắc hẳn những thầy cô sẽ phải thất vọng lắm....

Vâng, tôi cũng ko đồng ý với việc :Thúy Kiều với 5 người đàn ông khác nhau.. Nhưng điều này có thể xem xét lại được...bởi vì sao? Bới Thúy Kiều cũng đã từng giữ mình là một người con gái, khi biết mình ko còn xứng đáng với kim trọng (vì cô phải vào lầu xanh), cô cũng đã tìm cách QUYÊN SINH, một hình ảnh mà ta thấy khá rõ trong những người con gái khi muốn mình còn trong trắng....
thế nhưng số phận ko cho Kiều chết, bắt buộc Kiều phải về , phải đi qua những quãng đời gian khổ còn lại....TẤt cả chúng ta đều thấy rằng rất nhiều lần Kiều tìm cách quyên sinh nhưng không được....
đó chính là ý kiến của em khi đọc hàng loạt những bài phê phán truyện Kiều....
Ta vẫn biết rằng ko có gì là hoàn hảo và Truyện Kiều cũng vậy...em chỉ thấy có chi tiiết cuối cùng là ko được hay và thỏa đáng cho lắm khi Kiều trở về nhà, lúc này thúy Vân đang là vợ của Kim Trọng, sự xuất hiện của Thúy Kiều là ko nên....em thấy đó là một kết cục ko được hợp lý cho lắm...:D:D:D
 
Chết thật, một mình chống lại ... mafia thế này :D

Bàn về Văn học, hiển nhiên văn học không phải là một cái máy fotocopy, mà văn học chỉ sao chép những gì dựa trên con mắt của người viết văn. Mục đích viết văn là để thể hiện suy nghĩ, quan niệm, tình cảm của người viết lên văn chương. Đấy là cái cá nhân mà không thể nào phủ nhận.
Nhưng bên cạnh đó còn một yếu tố rất quan trọng đánh giá lên tác phẩm đó là: tác phẩm để lại cho con người ta bài học gì ?
Xét riêng TK, tôi cho rằng TK chỉ để lại được một bài học duy nhất là tố cáo chế độ phong kiến, một chế độ đã vùi dập con người hàng ngàn năm nay.

Nhưng nhân vật chính ở đây là Thúy Kiều, cô đã làm gì ? TK xuất thân từ con nhà gia giáo, chấp nhận bán thân để cứu cha, thất thân với Mã Giám Sinh, phải bỏ lại mối tình đầu đẹp với Kim Trọng. Đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Rồi bị lừa, TK làm trong lầu xanh, gặp Sở Khanh rồi đi theo Sở Khanh, đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Ta vẫn còn có thể thông cảm cho TK vì một cuộc đời ngang trái như thế.
Thế rồi, Kiều gặp Thúc Sinh, ăn ở với nhau như vợ như chồng, đồng ý rằng Thúc Sinh là người đầu tiên đối xử với Kiều như đối xử với người vợ.
Thế nhưng khi gặp Từ Hải, hại Từ Hải chết, Kiều vẫn cam tâm tình nguyện ngồi gảy đàn cho Hồ Tôn Hiến- kẻ thù sát phu không độ trời chung của nàng, rồi lại cam chịu theo viên quan lại về làm lẽ thiếp. Cuối cùng khi Kim Trọng gặp lại nàng, nàng đã không nghĩ đến cô em, sau một hồi nghe khuyên giải đã đồng ý về làm vợ Kim.
Đếm lại, hóa ra là ít nhất 7 người được gọi là "bạn" của Kiều: Kim, Mã, Sở, Thúc, Từ, Hồ, viên quan.
Một người phụ nữ với 7 "đời" như thế, tôi không hiểu xã hội ngày nay gọi là gì?

Đồng ý là trách một xã hội phong kiến đã vùi dập người con gái. Nhưng cũng trách phần nhiều là người con gái ấy đã vô hình chung tạo điều kiện cho bị vùi dập. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu Kiều tuẫn tiết thực sự, sẽ chẳng ai cứu được. Bạn thử nghĩ xem, làm sao có thể cứu đựơc một người cố ý muốn chết ? Một cái đâm, một lần nhảy sông mà không chết, tôi nghi ngờ điều đó lắm. Tú bà không thể trói Kiều lại để nàng không tự đâm mình, và càng không thể lấy giẻ bịt mồm nàng lại để nàng không tự cắt lưỡi. Kiều có trăm ngàn phương thức tự tử mà sẽ không ai cứu được: cắn lưỡi, treo cổ, cầm dao đâm, nhảy lầu .... (nghe bạo lực nhưng phù hợp với thời ấy). Câu trả lời ư ? Chẳng qua nàng đã yếu lòng trước lời ngon ngọt dụ dỗ của Tú Bà, rồi sau đó chính nàng cam tâm làm đồ chơi cho bọn đàn ông trong lầu xanh đấy thôi ?
Con người ta nếu đã tử tự thì sẽ tự tử một lần, về Thúy Kiều, nàng tự tử ba, bốn lần như thế khiến tôi hồ nghi. Nghe thì buồn cười nhưng có vẻ nó giống như trò dọa tự tử là hơn.

Vì thế, tôi càng cho rằng chi tiết "Kiều đã nhiều lần toan tự tử nhưng không thành" là điều phi lý hết sức.

to phaminhang: chúng ta học được gì ở TK ? Chúng ta học được ở đó là một xã hội phong kiến thốt nát bóp nghẹt từng hơi thở con người. Điều đó anh công nhận. Chúng ta thấy rằng xã hội đó phải bị đánh đổ, phải xóa bỏ hoàn toàn thì mới có văn minh nhân loại. Điều đó anh cũng công nhận.
Nhưng: điều hạn chế nhất của TK là nhân vật chính TK lại là một con người quá thụ động, quá yếu đuối, quá mềm lòng và quá nông cạn. Dẫn chứng: "yếu đuối" => Sở Khanh dụ dỗ. "thụ động" => Tú Bà dùng lời ngon ngọt. "mềm lòng và nông cạn" -> nghe lời Hồ Tôn Hiến mà hại Từ Hải.
Người ta đọc TK mà tức anh át, tức cái sự thối nát của CĐPK và tức cả cái thói đó của Thúy Kiều nữa.
Vì thế, anh cho rằng cái lợi và cái hại của TK bù trừ cho nhau thì cái lợi ta học được chẳng có bao nhiêu.

Nhìn chung trong một xã hội bất kỳ nào đó, chúng ta phải biết nhận thức cái đúng cái sai, chứ không thể chăm chăm tố cáo xã hội cũ mà tôn vinh xã hội mới (nói câu này sợ bị CA bắt quá).

Nghệ thuật trong TK tôi đã nói ở bài dưới rồi, nhưng công nhận đó là một tác phẩm rất hay về ca từ. Nổi bật lên thời đó. Nhưng nhìn nhận khách quan: dân trí thời đó còn quá thấp nên ít ai viết được như Nguyễn Du, và Nguyễn Du cũng không phải đi làm quan nhiều nên có thời gian viết.

Học văn và cảm thụ văn, yêu văn đi liền với nhau thật. Nhưng không có nghĩ là học thụ động, không có nghĩa là thầy cô dạy "Yêu Truyện Kiều" thế là cả lớp đồng thanh hô khẩu hiệu "Chúng em yêu Truyện Kiều". Điều đó là không đúng. Giáo dục ở VN ta có rất nhiều cái hay nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi cái dở. Chúng ta học là học cho mình, muốn tìm hiểu căn cơ cốt kẽ của nó chứ không phải học những lớp mặt nạt, những ấn tượng bài học mà người khác đem lại quá nhiều.

Chúng ta không cần là các nhà Kiều học, chúng ta thảo luận để nêu lên quan niệm của mình, tranh cãi là để đi đến cái đúng. Cần gì phải nói những câu như thế ?
 
Moi nguoi co' can thiet phai ban ve^` pham gia' nang Kieu the ko nhi? Chang qua do hoan canh dua day nen moi phai the thoi. Co' ai muon 1 kiep song nhu vay. Kieu nhe da. nen moi bi. mac lua So Khanh , roi Ho Ton Hien thoi...Co`n cai chet cua Tu Hai la` do han ngu qua'. Chi? vi` loi cua 1 nguoi phu nu ma` bo? het duong co^ng danh.... Kien thuc van hoc cua em hoi kem. Mong cac anh chi chi? day cho...
 
Back
Bên trên