tại sao ko có một giải ĐỨc và Pháp ở đây

Lê Hùng Tú đã viết:
Ghê quá,đến giải Đức va Phap mà còn xem,cha hiểu các anh có xem giải quốc gia ....Lào ko?
Đức pháp thì vẫn còn văn minh chán,sao lại đem so với lào/Vớ vẩn,Xem Bremen đá chả hay hơn xem Chelsea đá à?Brêmn đã thắng 3-0,trở lại phong độ,vui rồi đây:-?
 
Lê Thanh Hoài đã viết:
Đức pháp thì vẫn còn văn minh chán,sao lại đem so với lào
Theo em thì anh không nên coi thường giải vô địch quốc gia ...Lào,bây giờ ở Châu Á có nhiều tài năng lắm
 
Lê Thanh Hoài đã viết:
Đức pháp thì vẫn còn văn minh chán,sao lại đem so với lào/Vớ vẩn,Xem Bremen đá chả hay hơn xem Chelsea đá à?Brêmn đã thắng 3-0,trở lại phong độ,vui rồi đây:-?

mie, chú mày ghét Chelsea thì nói thế thôi :| thế bầy giờ anh bảo xem Lào đá còn hay hơn Barca thì chú nghĩ sao b-)
 
Lê Hùng Tú đã viết:
Lào hay hơn Barca ah?Anh vui tính wa

mỗi người một ý kiến thôi :) nói thật chứ chỉ trừ khi Barca gặp Chelsea ko thì anh cũng chả bao giờ xem nó đá :))
 
Đổi chủ đề sang giải bóng đá Lào rồi à mọi người?
 
Thôi, đi . để tao làm 1 bài giải đức



ĐT Đức và chiến dịch "quốc tế hóa" tài năng trẻ

Thành công tại World Cup bằng đội ngũ cầu thủ trẻ trung đã thôi thúc LĐBĐ Đức (DFB) chú trọng việc chuẩn bị lứa tài năng kế cận cho đội tuyển.

Những cầu thủ mới ngoài đôi mươi như Lukas Podolski, Bastian Schweinsteiger, Per Mertesacker, Philipp Lahm đã để lại ấn tượng rất tốt trong suốt hành trình tại cúp Thế giới mùa hè vừa qua. Không ai có thể phủ nhận, chính họ đã đóng góp một phần quan trọng vào thành công của đội tuyển nước chủ nhà thông qua chiếc huy chương đồng.

Tiền đạo Podolski là một minh chứng rất thuyết phục. Với 3 bàn thắng ghi được, cùng Vua phá lưới Klose tạo nên cặp bài trùng lợi hại nhất, anh được tưởng thưởng bằng danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải, vượt qua những cái tên sáng giá như Cristiano Ronaldo hay Leo Messi.
Sau giải đấu, một điều có thể nhận thấy là người Đức thường tỏ ra phấn khích mỗi khi nhắc đến chủ đề bóng đá trẻ. Đề tài này còn trở thành tâm điểm nóng ở các diễn đàn thể thao trên mạng, cũng như các trận đấu diễn ra mỗi dịp cuối tuần tại các hạng Bundesliga.

Ngay chính LĐBĐ Đức (DFB) cũng tỏ thái độ khá sốt sắng, thể hiện qua việc chỉ thị cho các Giám đốc (Oliver Bierhoff, Matthias Sammer) cũng như các HLV thuộc hệ thống đội tuyển thanh thiếu niên (U21 trở xuống) đẩy mạnh hơn việc tìm kiếm, đào tạo tài năng cho 'Die Mannschaft' trong tương lai.

Nhưng điều đáng nói ở đây là DFB đã tìm cho mình một hướng đi khá mới mẻ, đó là thâu tóm cả những "mầm non" gốc ngoại quốc. Cách làm này đã từng có tiền lệ, nhưng khi đó, phạm vi quan tâm chủ yếu là những cầu thủ gốc Ba Lan, quốc gia láng giềng khá gần gũi.

Lần này, người Đức tỏ ra "cởi mở" hơn bởi các mục tiêu mà họ nhắm đến có cả những cậu bé gốc phi. Tất nhiên, tiêu chí tuyển chọn vẫn được "sàng lọc" qua một số yêu cầu khắt khe như: phải sống và trưởng thành tại nước Đức, am hiểu nền văn hóa và coi tiếng Đức là ngôn ngữ giao tiếp chính trong cuộc sống.

Bùng nổ cuộc chiến tâm lý

Chính sách của DFB mặc nhiên đã mở ra cơ hội khoác lên mình chiếc áo trắng đối với rất nhiều cậu bé sinh ra trong những gia đình nhập cư. Tuy nhiên, với những người được giao nhiệm vụ "đi săn" thì để có được một tài năng triển vọng là cả một "cuộc chiến" cam go.

Do những đối tượng nhắm đến thường có quốc tịch kép nên công việc của các họ là phải làm công tác tư tưởng để thuyết phục cầu thủ đó lựa chọn ĐT Đức. Còn gặp phải trường hợp khó khăn thì đôi khi phải nhờ cả đến sự can thiệp của FIFA.

Mấy ngày qua, nổi bật lên có trường hợp của thần đồng gốc Marốc - Adil Chihi. Sinh ra tại Duesseldorf và trưởng thành từ lò đào tạo Cologne, tài năng của Chihi đang được so sánh với đàn anh Podolski. Hồi mùa hè, cả Arsenal và Tottenham đều đã liên hệ muốn có tiền đạo 18 tuổi này nhưng Cologne quyết tâm giữ chân "báu vật".


Adil Chihi đang là ngôi sao mới nổi tại Đức


Dĩ nhiên là DFB không dại gì bỏ qua một tài năng như thế. Mặc dù từng là thành viên của ĐT U20 Marốc tham dự giải Thanh niên thế giới tổ chức năm ngoái tại Hà Lan, nhưng trước sự "nhiệt tình" của HLV đội U19 Frank Engel, Chihi đã xiêu lòng, đồng ý chuyển sang thi đấu dưới màu cờ đen-đỏ-vàng.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi Marốc quyết không "nhả" cầu thủ này. Thậm chí HLV trưởng ĐTQG Jemal Fathi tuyên bố sẽ làm mọi cách để Chihi không thể chơi cho ĐT Đức.

Khi DFB yêu cầu văn bản xác nhận thông tin Chihi chưa từng chơi cho ĐT hạng A (anh đã được Fathi gọi vào ĐTQG nhưng không ra sân) để nộp lên FIFA thì LĐBĐ Marốc đã không hồi đáp. Điều này khiến cho Chihi vẫn chưa thể đủ điều kiện cùng ĐT của HLV Engel tham dự vòng loại giải U19 châu Âu đang diễn ra.

Nhưng có lẽ trước sau gì Chihi cũng sẽ thuộc về "Cỗ xe tăng" bởi chính anh đã tuyên bố sẽ không bao giờ chơi cho ĐT Marốc nữa. Đây có thể coi là "phi vụ" thành công thứ 2 của DFB trong năm nay.

Trước đó, HLV Dieter Eilts cũng đã lôi kéo được hậu vệ gốc Tây Ban Nha - Gonzalo Castro, cầu thủ vừa lập cú đúp vào lưới Schalke trong chiến thắng của Leverkusen hồi cuối tuần qua, về khoác áo đội U21 Đức. "Gonzo" hứa hẹn sẽ sớm ra mắt trong màu áo ĐT hạng A của HLV "Jogi" Loew trong tương lai gần.

Sau Chihi và Castro, DFB lại đang tất tưởi chuẩn bị cho những mục tiêu tiếp theo. Dự kiến đó sẽ là tiền vệ gốc Congo - Cedric Makiadi của Wolfsburg, Ivo Ilicevic của Bochum và Martin Harnik của Bremen...

"Phòng thủ" cũng không thừa

Tuy nhiên, đừng tưởng chỉ có DFB mới là "người đi săn". Chính họ cũng là "miếng mồi" béo bở để các quốc gia khác trông vào. Đây cũng là mối quan ngại lớn nhất của LĐBĐ Đức vào lúc này.
Người Đức vẫn đang tiếc hùi hụi khi để Thổ Nhĩ Kỳ "cuỗm" mất tiền vệ trẻ nhất lịch sử Bundesliga - Nuri Sahin hồi năm ngoái. Mùa hè vừa qua, họ nhận thêm một "cú đắng" nữa khi tuyển thủ U18 Assimiou Toure quay ngoắt 1800, trở về chơi cho quê gốc Togo để được tham dự World Cup.
Hiện tại, DFB lại đang đứng trước nguy cơ tiếp tục "chảy máu" khi mới đây, hai tiền đạo triển vọng là Michael Delura lẫn Mustafa Kucukovic cùng tuyên bố sẵn sàng khoác áo Ba Lan và Bosnia Herzegovina nếu được triệu tập.

Trong hệ thống các đội tuyển trẻ của Đức, hàng loạt những cái tên mang quốc tịch kép đang bị nhòm ngó. Điều đáng ngại là những cầu thủ như Serdar Tasci, Mesut Oezil, Aenis Ben-Hatira hay Sebastian Tyrala... vẫn để ngỏ khả năng thay đổi màu áo, cho dù họ đang được đánh giá là những tài năng hứa hẹn nhất.

Nhân cơ hội đó, các liên đoàn như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai "tuyên chiến" sẽ giành giật đến cùng những "viên ngọc quý" này. Một cuộc chiến "cân não" đã thực sự bắt đầu!

Xem ra, nếu ĐT Đức muốn có những cầu thủ gốc ngoại quốc vừa tài năng, vừa thi đấu "toàn tâm toàn ý" như Podolski sẽ là việc không hề dễ dàng. Ngay từ lúc này, họ cần phải "nhanh chân" lên mới được...
 
TÓm tắt là : tài năg bóng đá Đức chủ yếu đang là đi ăn cắp.
Ngắn gọn xúc tích chưa?
 
chẳng đến nỗi thie
thế giới có bao nhiu là DTQG thành lập nhờ nhg thằng
ăn cắp dc đó sao
Đức còn là muộn
 
ừ thì cũng Đừng quá ca ngợi lớp cầu thủ mới của Đức
 
Back
Bên trên