Tại sao chúng ta mua quần áo Tung Của?

Hàng trong nước vừa đắt ,mẫu mã ko đa dạng
TQ la liệt mặt hàng đẹp ,dễ nhìn.
 
Muốn hội nhập tốt thì không thể ôm đồm hết được.Cái gì ta chưa mạnh thì tạm thời cho họ lấn sân,để tập trung vào thế mạnh của mình. VN có nhiều mũi nhọn nên chẳng cái nào nhọn cả.
 
Mọi người làm như chuyện giải pháp là ngày một ngày hai là có thể hiến kế được ngay ấy.

Để trả lời vấn đề này, có lẽ nên phân tích rất nhiều khía cạnh "không liên quan" trực tiếp đến dệt may, từ văn hóa cho đến tài chính.

Trong cuộc sống, các bạn đã bao giờ cảm thấy mình ăn mặc thật sành điệu chưa? Sành điệu ở đây không có nghĩa là ăn mặc kỳ quặc, khác người để tự lừa dối mình với những cảm xúc lạ. Sành điệu ở đây phải được hiểu là cách ăn mặc của bạn gây sự "ngưỡng mộ" đối với những người xung quanh. Để biết được điều này rất đơn giản, :) Nếu bạn mặc đẹp, chắc chắn người khác cũng sẽ cố gắng bắt chước cách ăn mặc giống bạn! Các nhà tạo mẫu VN chưa bao giờ để ý đến vấn đề này, họ chỉ biết cách tạo ra những mẫu quần áo kỳ quặc, quái thai - để thể hiện cái tôi của mình, chứ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện là nó có thực sự tạo ra sự ngưỡng mộ của người xem hay không.

Đến đây lại có câu hỏi là làm sao ta có thể làm người khác ngưỡng mộ được?
(sẽ bàn sau :))
 
Trích bài viết mới nhất của cựu TT Võ Văn Kiệt tháng 09/2005 đoạn viết về hàng hóa VN xuất khẩu. Tôi muốn minh họa cho các bạn thấy là một số vấn đề mà em Thành nói đến là chính xác, và một số cố vấn của chính phủ có quan điểm cởi mở về kinh tế hiểu được tầm quan trọng của điều này. Ông Kiệt đang lưu ý chính phủ phải căng óc tìm kiếm một số giải pháp có thể, để áp dụng trong thời gian tới.
---------------------------------
Võ Văn Kiệt

Phải tìm hiểu nhiều cách khác nhau để nâng tỷ lệ thu hồi giá trị sản phẩm của Việt Nam trong giá trị của các sản phẩm liên doanh.

Chúng ta biết, thí dụ như trong ngành dệt may, 80% nguyên vật liệu là nhập khẩu. Do đó, cũng khoảng 70-80% giá trị của một chiếc áo, một chiếc quần là vào tay người nước ngoài. Nếu tính trên con số thống kê về GDP hoặc sản phẩm xuất khẩu thì có vẻ rất cao, nhưng phần mà người Việt Nam được hưởng không phản ánh đầy đủ trong đó. Trên rất nhiều lĩnh vực, kể cả những hàng nông sản xuất khẩu, vẫn còn một tỷ lệ rất cao của giá sản phẩm là thuộc về những công ty ngoài Việt Nam. Nếu chúng ta lọc dầu sớm hơn, thì dầu thô có thể chuyển thành dầu thương phẩm và chúng ta đỡ một khoản tiền rất lớn trong nhập khẩu. Nhờ đó trong giá bán của hàng loạt sản phẩm Việt Nam, tỷ lệ năng lượng sẽ không thuộc các công ty nước ngoài, mà sẽ thuộc GDP thực sự của Việt Nam.
Trong lĩnh vực dệt may, chúng ta vẫn nấp bóng những công ty lớn có uy tín trên thị trường quốc tế để đưa hàng của chúng ta vào. Theo cách đi đó, chúng ta chỉ kiếm được 15-20% giá trị của mỗi cái áo, cái quần. Để thoát khỏi thân phận ấy, không phải chi đơn giản là làm ra những mặt hàng đẹp, nguyên liệu tốt. Vấn đề là thương hiệu của Việt Nam. Nhưng cái làm nên thương hiệu thì không phải chỉ là chất lượng sản phẩm. Nó là loại “nhân duyên” của rất nhiều yếu tố. Việt Nam phải suy nghĩ, tính toán, điều tra và khám phá để tìm ra những mối “nhân duyên” này. Hướng đó không phải là không khả thi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(tiếp)

Bạn hãy nhìn xung quanh mình xem - ai là "nhà tạo mẫu" của bạn? Bạn luôn luôn bắt chước cách ăn mặc của ai vậy?

Lúc đấy bạn sẽ thấy rằng:

1. Người đó không phải là người có năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật
2. Người đó không hẳn là hoạt động trong ngành nghệ thuật, thời trang

Mà thường thì đó lại là:

1. Người bạn ngưỡng mộ (có thể là một cầu thủ bóng đá, một minh tinh màn bạc....) - ít nhất là người đã tạo nên cho bạn một ấn tượng nào đó
2. Người đó được xã hội, hay những người xung quanh kính nể...

Chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ bắt chước cách ăn mặc của:

1. Một người đến từ tỉnh lẻ, cho dù bạn thấy nó cũng đẹp
2. Cách ăn mặc của một người không được xã hội kính nể...

Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng đến cách ăn mặc của bạn không hẳn xuất phát từ... nghệ thuật.

Đấy là chúng ta mới chỉ bàn đến một khía cạnh rất nhỏ là ai ảnh hưởng đến cách ăn mặc của bạn... thực tế thì phải đặt ra câu hỏi ai có thể ảnh hưởng đến tư tưởng của bạn. :)
 
Nhà tạo mẫu ở đây không phải Designer mà là Fashion Generator hay là Fashion Dictator :D

Xét về khía cạnh văn hóa. Một người này có thể anh hưởng lên người kia, chỉ khi người đó đã tạo ra một Uy tín nhất định lên người khác. Cái này ai học môn lịch sử nhà nước và pháp luật sẽ nắm rất rõ. Sự uy tín đó dần dần tạo nên một thứ quyền lực.

Thường thì bạn sẽ khuất phục bởi ai (kính nể trong lòng thực sự)? Người có tiền? Người có kiến thức? Người có quyền lực? hay Người có văn hóa cao?

Bây giờ đi làm đã rồi sẽ bàn tiếp.
 
Back
Bên trên