Tại sao chúng ta mua quần áo Tung Của?

quần áo thì chẳng sợ gì đâu, cái này thuộc về khái niệm làm đẹp của mỗi người, em thấy quần áo việt nam về chất lượng cũng hơn TQ một ít, nếu bây giờ các hãng may trong nước thiết kế quần áo cho nó thời trang một chút thì em tin chắc là dân mình ồ ạt mua hàng việt nam ngay, thậm chí cũng chẳng cần phải quảng cáo gì sất.Nhưng khổ nỗi...Các bác việt nam lười lắm, chẳng chịu động não gì đâu, xuất khẩu là bát cơm dâng sẵn rồi, bỏ sao được.
lên Tràng tiền plaza nhìn cái quần HIP HOP mà tưởng nhầm là cái quần may hỏng.
 
em thấy nhìu ng` bu`n cười chít đi, cứ bảo là mua hàng hiệu, uh` thì hiệu, nhưng nhìu kgi toàn mua nhầm hàng TQ giá cao, đc cái mẫu mã đa dạng
VN thì... quanh đi quẩn lại toàn mí mẫu cũ rích
 
Công nghiệp dệt của Việt nam rất kém và tụt hậu khá xa so với công nghiệp dệt của Trung Quốc. Mảng này chủ yếu còn nằm trong tay các doanh nghiệp NN nên khá ỳ ạch, làm ăn kém. Đầu tư vào đây đòi hỏi vốn lớn, mà khả năng thua lỗ cao (mạo hiểm) nên tư nhân ít đầu tư.

Trình độ công nghiệp may sẵn của VN ở mức trung bình, có khả năng cạnh tranh được với công nghiệp may sẵn của các nước trong khu vực. Mảng này được như vậy là nhờ có sự tham gia tích cực của tư nhân, các doanh nghiệp NN cũng đã được cổ phần hóa, không cần nhiều vốn cho đầu tư.

Hiện nay, đúng như các bạn nhận xét, hàng TQ được 1 cái ưu điểm là mẫu mã rất đa dạng, họ nhái mẫu và đầu tư tự thiết kế mẫu, có nhiều sản phẩm thích hợp cho đủ mọi đối tượng khách hàng (theo túi tiền và tuổi tác). Hàng VN tuy có chất lượng cao hơn hàng TQ (xét trung bình) nhưng kém hơn về mẫu mã và đắt hơn, nên thua hàng TQ ngay chính tại thị trường VN.

Nói về quần áo mùa đông thì khó có nước nào cạnh tranh nổi với TQ trong các sản phẩm rẻ tiền. Vd. họ có thể may sẵn áo khoác mùa đông (mặc cho 1-2 vụ, mẫu đẹp hợp thời trang, ấm) với giá thành khoảng $3-4 usd. Để có được giá thành như vậy có thể khẳng định chắc chắn là năng suất lao động của công nhân may TQ cao hơn công nhân VN nhiều.

Về quần áo mùa hè thì sự khác biệt không đến mức quá lớn.

Tóm lại, công nghiệp may và đặc biệt công nghiệp dệt VN cần nhiều tài năng kinh doanh trẻ, cần tài năng của thế hệ 8x, 9x để chiến thắng hàng dệt may TQ =; Dĩ nhiên cũng có cách khác, né tránh những mũi nhọn của TQ, tấn công vào những mảng mà TQ không có ưu thế. Không nhất thiết phải cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, vd. quần áo may sẵn loại rẻ tiền, với TQ.
 
bác Quang Hưng ơi ! Bác giải thích dùm em cho rõ hơn về câu nói này của bác với
Công nghiệp dệt của Việt nam rất kém và tụt hậu khá xa so với công nghiệp dệt của Trung Quốc. Mảng này chủ yếu còn nằm trong tay các doanh nghiệp NN nên khá ỳ ạch, làm ăn kém. Đầu tư vào đây đòi hỏi vốn lớn, mà khả năng thua lỗ cao (mạo hiểm) nên tư nhân ít đầu tư.

doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, vốn lớn hay nhỏ thì em không rõ nhưng theo cách hiểu của em thì ( như mọi người đã nói nhiều ) là quần áo việt nam chỉ thua kém quần áo trung quốc ở mẫu mã mà thôi, chất lượng thì thừa sức đánh bật quần áo Trung quốc ra khỏi nhà mình, nếu bây giờ chúng ta tập trung vào phát triển mẫu mã thì quá ổn rồi, mà việc đầu tư vào mẫu mã thì đâu có vốn gì lớn, chỉ cần phần lớn nhân lực là chính thôi. Cái này thì tư nhân có thể bắt tay với các cơ quan nhà nước để thực hiện được chứ ? nhỉ.
Mà đầu tư vào ngành nghề này thì hoàn toàn không mạo hiểm tí nào ? Theo cảm nhận của em thì dân VN ta đã ngán đồ TQ đến tận cổ rồi. Nếu bây giờ có danh nghiệp Việt nam lấn sân được hàng Tàu thì dân mình đi mua hàng VN ngay.

còn câu hỏi này nữa, chúng ta hàng năm đào tạo biết bao nhà tạo mẫu thời trang, không hiểu cái đống SV này đi đâu nhỉ. ??
 
Ngành dệt may nên chia làm 2 mảng:

1. Ngành dệt: s/x vải vóc, chăn ga gối v.v... cái này thì VN kém xa TQ rồi. Vải vóc chủ yếu VN vẫn phải nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Vốn đầu tư vào ngành dệt là rất lớn, các doanh nghiệp VN không theo kịp. VN hiện tại có vài quốc doanh trong ngành dệt nhưng về mẫu mã và chất lượng thì rất kém

2. Về ngành may:

Ai nói là về chất lượng VN có thể đánh bật được hàng TQ vậy? Chất lượng ở đây có thể chia làm 2 phần: thứ nhất là chất lượng về nguyên liệu: vải, chỉ... thì VN làm sao có thể hơn được hàng TQ, vì bản thân VN cũng nhập khẩu vải vóc của TQ mà; thứ hai là chất lượng về đường may, đường cắt: cái này thì VN càng kém xa TQ: thợ thủ công của VN không khéo tay được như nhân công TQ đâu, vì họ có truyền thống rồi mà.

Trong ngành may mặc nên chia ra làm mấy loại hàng sau:

2.1. Áo sơ-mi
2.2. Quần
2.3. Tất
2.4. Đồ lót
2.5. Váy
2.6. Áo comple và đồ cao cấp
2.7. Đồ khoác ngoài (mùa đông)
2.8. Đồ len
2.9. Các thứ khác: mũ, túi xách (bằng vải)v.v....

Trong tất cả các loại mặt hàng trên thì VN chỉ mới có thể cạnh tranh ở 2 nhóm hàng đầu tiên (nhóm 2 cũng còn phải xem xét), tất cả các nhóm hàng còn lại VN có mà gọi TQ bằng cụ. TQ hiện là bá chủ về tất - vô địch thiên hạ. Áo sơ mi VN tuy có thể cạnh tranh được, nhưng áo sơ mi thời trang thì chủ yếu vẫn là hàng TQ, còn quần thì cũng sắp bị TQ đè bẹp.
 
Cũng cần nói thêm về xuất khẩu hàng dệt may của VN:

1. Phần lớn các cty dệt may là cty liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Đây là các cty 100% vốn của nước ngoài, nhận hợp đồng thông qua các cty mẹ ở HQ và ĐL, rồi nhập nguyên liệu từ HQ và TQ về sản xuất tại VN. Như vậy, VN không những là người nhận gia công, mà là gia công thứ cấp - thông qua một bọn đại lý trung gian (mất tiền môi giới), lại do nước ngoài quản lý (mất tiền quản lý), và nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (mất tiền nguyên vật liệu)... Điều đó cho thấy là không những VN chỉ gia công cho nước ngoài mà phải nó rõ là gia công một cách rẻ mạt nhất!

2. Nhiều hàng hóa VN chỉ là nơi trung chuyển hoặc là gia công thêm, công đoạn chủ yếu đã được s.x tại TQ, sau đó mang sang VN hợp pháp hóa xuất xứ rồi xuất khẩu.

Vậy, bên cạnh con số xuất khẩu hàng tỷ USD hàng dệt may hàng năm, để biết được con số thực mà VN được hưởng thì cần có những phép tính sau là:

Tổng xuất khẩu - (Nhập khẩu nguyên liệu + Chênh lệch giá gia công + Lợi nhuận các nhà máy) = Xuất khẩu thật của VN

Mà cũng nói thêm rằng tiền xuất khẩu người ta không chuyển vào VN mà thế này:

1. 1 cty bán lẻ tại Mỹ ký HĐ với 1 cty HQ về việc xuất khẩu 10 triệu sản phẩm theo mẫu mà của cty Mỹ. Điều kiện hợp đồng là cty Mỹ cung cấp nguyên vật liệu và trả 1$ tiền gia công cho mỗi sản phẩm.

2. Cty Mỹ đặt 1 cty của TQ cung cấp nguyên vật liệu với trị giá là 25 triệu $ (cty TQ kiếm được 20% lợi nhuận vì không dám ăn dày sợ mất khách --> kiếm được 5 triệu$), thanh toán trực tiếp sang TQ và chuyển nguyên vật liệu sang VN cho cty con của cty Hàn Quốc

3. Cty Hàn Quốc chuyển cho cty con tiền gia công để cty con thuê nhân công làm đơn hàng (để thực hiện này cần có 5.000 nhân công x 150$/tháng = 750.000$ = 7,5% giá trị của HĐ gia công)

4. Cty bán lẻ Mỹ tiêu thụ sản phẩm đó tại thị trường Mỹ với mức lợi nhuận là 10$/sản phẩm.

Vậy tổng kết lại thì trong thương vụ này:

Cty Mỹ thu được 100 triệu $ (trừ tiền quảng cáo, marketing cũng được 70 triệu $)
Các cty quảng cáo của Mỹ - 30 triệu
Cty Hàn Quốc thu được 9,25 triệu $ (Trừ chi phí đầu tư vào VN, thì cũng được không dưới 8 triệu $)
Cty Trung Quốc thu được 5 triệu $
VN được 0,75 triệu $ (cộng tiền chi phí đầu tư của HQ thì được 2 triệu $)

Tổng kết lại:

VN được 1,73% (trong đó tiên tươi thóc thật chỉ có 1/3, 2/3 còn lại vào máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài, và một ít vào túi các quan)
TQ được 4,34%
HQ được 6,95%
Mỹ được 86,95% (trong đó anh bán lẻ được 57,97%, anh quảng cáo 28,98%)

Như ta thấy, trong khoản ăn chia này, VN được ít nhất.

Như vậy ta có thể thấy là VN thu được rất ít từ xuất khẩu dệt may. Nếu chúng ta tự tổ chức được sản xuất và kiếm được hợp đồng thì cũng đã là khá lắm rồi, chứ đừng nói là tự thiết kế được :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tại sao lại dùng đồ TQ nhiều như vậy ?

trong khi xét về khâu thiết kế thì VN cũng ko ít ng` tài

xét về nhân công thì cũng không thế đắt hơn TQ đc

xét về chất lượng thì chắc chắn khá hơn :|
 
Phan Thanh Hoa đã viết:
tại sao lại dùng đồ TQ nhiều như vậy ?

trong khi xét về khâu thiết kế thì VN cũng ko ít ng` tài

xét về nhân công thì cũng không thế đắt hơn TQ đc

xét về chất lượng thì chắc chắn khá hơn :|

Em Hoa không nên mơ hồ về vấn đề chất lượng. Để đạt được chất lượng cao hơn thì cần gì? (lặp lại)

1. Nguyên liệu sản xuất chất lượng cao: hehe, mình nhập khẩu vải của TQ.

2. Nhân công tốt hơn: tay nghề của nhân công phụ thuộc nhiều vào thời gian làm việc, và khối lượng công việc đã làm. Nhân công TQ có lẽ có kinh nghiệm hơn VN trong khoản này. Không những thế TQ là nước có truyền thống trong lĩnh vực này.

3. Quản lý. Việc mà phần lớn, đến hơn 80% nhân công VN trong lĩnh vực này làm việc dưới sự quản lý của người nước ngoài - Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc cũng đã chứng minh rằng chúng ta thua kém về quản lý

4. Máy móc và công nghệ. Cái này thì may ra... nếu các ông chủ của chúng ta (nghĩa là một nhúm các ông chủ VN) dám đầu tư vào công nghệ. Việc đầu tư này phụ thuộc rất nhiều vào vốn liếng, mà về vốn thì chắc chắn là khó bì với TQ được rồi.

Mọi người nên quên cái truyện là s/x hàng chất lượng hơn hàng TQ đi. Có lần các bác nhà mình cũng đã phát biểu là chúng ta cần tập trung vào lĩnh vực hi-tech để cạnh tranh với hàng điện tử của TQ --> trong khi đó quên rằng TQ đã đưa được người lên vũ trụ.

Cạnh tranh thì cứ cạnh tranh, chứ kô nên bêu xấu người khác và cũng kô nên xem thường TQ.

Điểm yếu duy nhất của chúng ta là... quản lý thôi. Có tài quản lý rồi thì mọi việc có thể giải quyết được
 
Chẳng biết vấn đề quản lí thể nào nhưng có một số điểm sau ta hơi khó một chút để theo kịp TQ về may mặc:
- Giá cả nhân công của VN hiện đã và đang tiếp tục cao hơn TQ
- Lượng kiểu vải, mẫu vải (chưa nói đến thiết kế) ta cũng ít hơn nhiều.
- Thiết kế, tốc độ update mẫu, kể cả nhái mẫu của Mĩ, Âu... cũng chậm nhiều lần.

=> thành ra mình chỉ đi sau hoặc thị phần nhỏ bé khi đi vào thị trường khác mà phải cạnh tranh với TQ. Thị trường sân nhà thì có vẻ hơi bỏ ngỏ thời gian trước đây, bây giờ các DN dệt may VN cũng đang cố gắng nhưng thực ra, lãi chính sống của các DN này lại từ xuất nhiều hơn là thị trường nhà. Cái này do hậu quả từ trước của việc bỏ ngỏ một phần mà ra cả.

Nói gì thì nói, ngay thị trường Châu Âu dệt may đang điêu đứng từ khi TQ ra nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may bên này đang méo mặt vì doanh thu thụt giảm. Nói riêng gì VN đâu!
 
thế còn những sinh viên thiết kế thời trang thì nghề nghiệp chính của họ là rì
 
Thanks bác Thành !! Em hỉu được tí chút roài ;-) :)
Em muốn hỏi bác câu này nữa : Thế bác giải thích cho em hiện tượng của NINOMAXX hay FOCI ... đi
thế còn những sinh viên thiết kế thời trang thì nghề nghiệp chính của họ là rì
 
Ninomaxx á với Foci á ;;) Vẫn đắt và xấu so với hàng TQ :))
Ninomaxx phải mua vải và các mẫu thiết kế cúa Thái Lan, mà nhìn chung vẫn nghèo nàn. Ngoài mấy đồ phông bò kaki nhố nhăng ra ko có cái gì mới mẻ cả. Hôm nọ đi qua Blue Exchange - cùng tác giả với Ninomaxx - thấy có cái áo 3 lỗ mỏng tèo như cái giẻ rách, thủng lỗ chỗ, hình in nham nhở.... 100k. Chẳng qua nổi lên nhờ đánh vào thị hiếu thôi (cửa hàng to đẹp, quảng cáo rầm rộ) nhưng ai mặc đồ đấy mãi được. Cứ xem Foci thì biết, xưa cũng nổi lắm, giờ có thấy gì nữa đâu. Nhớ ngày xưa mua cái áo đen foci 65k (hồi đấy áo Tung Của có 25k) giặt vài lần nó thành màu lông chuột, vải tã ra như giẻ rách, từ đấy cạch mặt foci ko chơi nữa.

Sinh viên thiết kế thời trang nhà ta sau khi ra trường một là mất tích hẳn (chuyển ngạch) hai là mở cửa hàng riêng như Vũ Thu Giang (??? chị này hình như học ở nước ngoài) hay Black and White gì gì í. Nhưng đều nhắm vào đối tượng khách hàng lắm tiền. Vì nhắm vào top 5% màu mỡ đấy cho nên các cửa hàng cũng lưa thưa ít ỏi thôi, chủ yếu lừa tây và các cụ thích tiêu tiền to. Dân nghèo lơ ngơ dòm vào thế nào cũng gặp mấy bộ mặt khinh khỉnh của giai gái "bán hàng cao cấp" 8-} Ghét nhất trò làm ăn chụp giật vô trách nhiệm của hội này. Mua áo, mặc thử, rộng, nó bảo sửa lại thành size bé được. lần sau đến lấy thấy cái áo méo mó vẹo vọ ko ra hình thù gì, kêu ca, nó bảo: mẫu thiết kế thế đấy chứ, em không hiểu à?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
kakakakaka !!! Nghe các bác nói mà em vãi linh hồn.
Vậy có lối thoát nào cho ngành công nghiệp may mặc Việt Nam không ?
Các bác hiểu rõ thấu đáo như thế thì trên phương diện là những người trẻ tuổi, "măng non" của nước nhà sắp thành "tre cật", thì cho giải pháp gì đi, cho lũ hậu bối chúng em mở rộng tầm "nghĩ "... :) :)
 
Điểm yếu duy nhất của chúng ta là... quản lý thôi. Có tài quản lý rồi thì mọi việc có thể giải quyết được

Anh Thành có những suy nghĩ hoặc sáng kiến về vấn đề này?...anh có thể đi sâu hơn và đưa ra những giải pháp mà anh cho là thích hợp cho thời đại hiện nay vân vân?...xin anh chỉ bảo.
 
rồi mọi thứ đều quay trở lại với vấn đề quản lý :)

đi đâu cũng thấy nói về quản lý và chính sách :)

nhưng chính xác ra, lỗi do ai ?
 
Tôi vẫn có hói quen hay góp nhặt những bài báo trên mạng. Lần này để góp vào ý đang bàn luận tui xin được post một bài báo trên trang web của bộ công nghiệp, tôi nghĩ bài báo này khá hay.
nguồn: http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=9&id=901

Nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Sau ngày 1/1/2005, Hiệp định Dệt may Quốc tế (ATC) hết hiệu lực hoàn toàn. Điều này có nghĩa là các nước thành viên WTO sẽ không bị còn ràng buộc bởi hạn ngạch quy định tại các Hiệp đinh dệt may song phương với Hoa Kỳ. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường thế giới nói chung, và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Bởi đến thời điểm này, Việt Nam chưa trở thành thành viên của WTO và đương nhiên hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vẫn bị áp đặt hạn ngạch theo Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ, làm cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam mất hẳn lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm của nước khác, đặc biệt là sản phẩm của những nước đang phát triển.

Vì thế, Bộ Công nghiệp, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm của mình tại thị trường Hoa Kỳ, khi mà Việt Nam chưa trở thành thành viên của WTO và cả khi Việt Nam là thành viên của WTO.

Với thực tiễn trên, để hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (trong đó có mục tiêu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ) được đề ra trong chiến lược đầu tư tăng tốc ngành Dệt may Việt Nam mà Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2005 và 2010, cần thực hiện các giải pháp sau:

Việt Nam cần nhanh chóng trở thành thành viên của WTO

Có thể khẳng định rằng, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm dệt may. Đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu hơn 2,2 tỷ USD hàng dệt may, chiếm tới gần 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2004.

Gần 10 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đàm phán đa phương và song phương với WTO và các nước thành viên về hàng loạt các vấn đề như: minh bạch hoá các chính sách kinh tế, thương mại, cải cách hệ thống thuế quan, mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ... nhằm sớm trở thành thành viên của WTO vào năm 2005.

Để nhanh chóng trở thành thành viên của WTO trong năm 2005 thì trước hết WTO trong năm 2005 thì trước hết Việt Nam phải thể hiện quyết tâm mở cửa thị trường, nhanh chóng minh bạch hoá các chính sách thương mại, hoàn thiện hệ thống thuế và luật pháp phù hợp yêu cầu chung của WTO, chuẩn bị các cuộc đàm phán song phương và đa phương.

Trong khi Việt Nam chưa là thành viên của WTO, vấn đề trước mắt cần làm ngay là phải ký sớm việc gia hạn Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm tiếp tục cung ứng sản phẩm cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, đặc biệt là những khách hàng lớn, khách hàng trực tiếp để giữ vững và mở rộng thị trường trong tương lai, tích cực đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm không bị quy định hạn ngạch.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước cần nhanh chóng hợp tác chặt chẽ với nhau theo ngành dọc để tạo thành những tập đoàn dệt may lớn mạnh, đủ sức mạnh đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Cần phối hợp tốt việc phân công trách nhiệm theo thế mạnh của từng thành viên trong tập đoàn để không ngừng nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.

Tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu

Khâu yếu nhất của ngành Dệt may Việt Nam hiện nay là sản xuất vải và nguyên phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất vải dệt thoi, đây là sản phẩm mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất.

Thực tế hiện nay diện tích và năng suất tròng bông của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được từ 10 - 15% nhu cầu nguyên liệu của ngành dệt may. Vì vậy, cần nhanh chóng phát triển mạnh mẽ vùng nguyên liệu bông, vùng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa thông qua các chính sách hỗ trợ cho nông dân về giống, phân bón,... và tiêu thụ 100% sản phẩm với mức giá hợp lý để người nông dân có thể tái sản xuất, nâng cao mức sống.., Trong năm 2005, phải trồng được 60.000 ha bông, thu hoạch được 30.000 tấn bông xơ, và tới năm 2010 phải phát triển diện tích gieo trồng tới 130.000 ha với sản lượng thu được là 95.000 tấn. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp tốt phương thức 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước) trong việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu và nâng cao năng suất, hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng khoa học và công nghiệp hoá. Cần nhanh chóng đầu tư sản xuất xơ tổng hợp, đầu tư thêm các nhà máy kéo sợ chất lượng cao, các loại sợi mới và vải dệt kim.

Nếu làm tốt được công tác trên, ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt và vượt mục tiêu đáp ứng được 50% nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất ngành may mặc vào năm 2005 và 70% vào năm 2010.

Giải pháp về đầu tư và chất lượng sản phẩm

Cần nhập khẩu những công nghệ thiết bị dệt may tiên tiến nhất hiện nay của thế giới phục vụ tốt cho các công đoạn in, nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Nghiên cứu nhập khẩu nguồn nguyên liệu vải mộc từ các nước có sẵn như Ấn Độ, Pakistan... từ đó sản xuất ra những sản phẩm vải cao cấp đáp ứng nhu cầu của ngành may. Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lượng cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc Việt Nam sản xuất được những loại vải cao cấp, cùng với nhiều tổ hợp sản xuất lớn với công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 sẽ thúc đẩy các hãng lớn của Hoà Kỳ với những thương hiệu nổi tiếng đến đặt hàng với số lượng lớn và lâu dài.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, từ cạnh tranh đơn thuần bằng nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng (cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ). Muốn vậy mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn những sản phẩm nào của mình có khả năng cạnh tranh cao, chuyển dịch và tập trung chuyên môn hoá sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội, đa tính năng. Kết hợp với việc xây dựng và tạo uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng cường khả năng đáp ứng nhanh các lô hàng (lớn hay nhỏ) có yêu cầu thời gian giao hàng ngắn... nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng Hoa Kỳ.

Nguồn nhân lực

Hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ, nhất là khâu quản lý kỹ thuật công nghệ nhuộm hoàn tất và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các trung tâm dạy nghề tại các địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành Dệt may Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng dệt may đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường..., mở từ 1 đến 2 trường đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho riêng ngành dệt may nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nghệ, cán bộ nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mốt sản phẩm là vô cùng cần thiết.

Việc mở trường đào tạo cán bộ ở trình độ đại học và trên đại học tại các trung tâm dệt may lớn, trong đó dành nhiều thời gian thực tập (trong nước và ngoài nước) cho sinh viên sử dụng thành thạo công nghệ, làm quen dần với quy trình quản lý điều hành sản xuất công nghiệp, kết hợp hướng dẫn chuyên sâu công tác nghiên cứu thị trường theo đặc thù, thiết kế mẫu mốt phù hợp với xu hướng mẫu một và tư duy của nền kinh tế mở... sẽ tạo được một lực lượng lớn cán bộ trẻ, có năng lực tốt ở những lĩnh vực khác nhau của ngành Dệt may. Trong vòng 20 đến 30 năm nữa, Việt Nam vẫn là nước có nguồn lao động dồi dào và rẻ, đây là cơ sở để dòng đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển và các nước NICs đầu tư mạnh vào ngành Dệt may Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế về sức lao động.

(Nguồn: KTDB)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn đây là hai bài báo trên VIETNAMNET và VNEXPRESS. Tôi xin được đăng nốt 2 bài này, ( mong mọi người thông cảm nếu nó làm cho topic quá dài :)

nguồn: http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongmaidichvu/2005/09/487135/
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/01/3B9DA6C7/

Hàng lậu chiếm 10% thị trường dệt may nội địa

(VietNamNet) - Theo đánh giá của Bộ Thương mại và Tổng Công ty dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nội địa, khoảng 10% là các loại quần áo thời trang cao cấp của Mỹ, Anh, Ý, Pháp... được nhập khẩu dành cho tầng lớp có thu nhập cao. Điều đáng nói là trên 10% nhu cầu còn lại đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập trái phép trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc, Thái Lan...

Do nhập lậu, trốn thuế nên hàng nhập lậu có thế mạnh cạnh tranh bằng giá thấp và được định giá bán rất linh hoạt trong khi đó hàng hoá sản xuất trong nước có chất lượng tốt nhưng giá cả cao. Vấn đề quản lý xuất nhập khẩu, quản lý thị trường vẫn chưa được chặt chẽ nên hàng nhập lậu có đất sống, được lưu hành công khai gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng thừa nhận, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa đầu tư thích đáng cho thị trường nội địa. Lý giải điều này, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho biết: đã số các doanh nghiệp dệt may đang được đầu tư dây chuyền hiện đại quy mô lớn phù hợp với làm hàng xuất khẩu trong khi hàng bán trên thị trường nội địa yêu cầu đơn hàng nhỏ, thay đổi kiểu dáng liên tục nên từ trước đến nay, thị trường nội địa vẫn chủ yếu dành cho các xưởng tư nhân, làng nghề, HTX...

Phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp phải có hệ thông phấn phối, mở các cửa hàng của chính hãng hoặc uỷ quyền qua các đại lý. Ngoài ra, việc phát triển bán lẻ luôn đi kèm với khả năng tài chính, lượng lưu kho... lớn và thời gian thu hồi chậm nên nhiều doanh nghiệp dù muốn nhưng chưa đủ lực để làm.

Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp dệt may không chủ động được về kế hoạch sản xuất và nguồn sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa cũng là một khó khăn lớn của hầu hết các doanh nghiệp.

Để chiếm lĩnh thành công thị trường nội địa, Bộ Thương mại cho rằng, ngành dệt may cần tích cực đầu tư vào nguyên liệu nhất là xây dựng thêm các nhà máy kéo sợi chất lượng cao để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thích hợp nhu cầu trong nước theo hướng sản xuất các đơn hàng nhỏ, đa dạng mẫu mã, màu sắc; biến đổi nhanh theo thị hiếu và theo mùa và theo nhóm đối tượng.

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng thương hiệu, hệ thống bán lẻ trên thị trường nội địa cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn, áp dụng các phương thức bán hàng hiện đại và đa dạng, nâng cao chất lượng các dịch vụ đối với khách hàng trước và sau bán hàng... được xem là yêu cầu đầu tiên để xác định chỗ đứng trên thị trường nội địa - Một thị trường đang mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây và được đánh giá một thị trường rất rộng lớn với số dân hiện trên 80 triệu người và thu nhập từng bước được nâng cao.

Đông Hiếu

vnexpress.
Dệt may tập trung hơn vào thị trường nội địa

Từ năm 2005, ngoài việc tập trung sử dụng hiệu quả lượng hạn ngạch vào Mỹ, khai thác tốt thị trường Nhật, SNG, đặc biệt là EU, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may VN nên tập trung đầu tư hơn cho "sân nhà".

Theo tính toán của Tổng công ty Dệt may VN (Vinatex), năm 2004, các doanh nghiệp may đã dành tới hơn 92% lượng sản phẩm để xuất khẩu. Điều đó cho thấy thị trường nội địa chưa được chú trọng đúng mức.

Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, trong bối cảnh các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được bãi bỏ hạn ngạch, còn VN thì chưa, hàng dệt may sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục tận dụng cơ hội hạn ngạch được xoá bỏ ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm, các doanh nghiệp dệt may VN nên tập trung nguồn lực để phát triển thị trường nội địa nhiều hơn nữa.

Trong chiến lược quay về "sân nhà", các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có vai trò quan trọng. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Lê Quốc Ân cho rằng, lợi thế của các doanh nghiệp này là rất linh hoạt và bắt nhịp rất nhanh với xu hướng thị trường.

Hơn nữa, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may đã có chủ trương thành lập những liên kết chuỗi để có thể cộng sức mạnh của các doanh nghiệp trung ương và địa phương, giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ với nhau.

Mô hình này lâu nay đã được Vinatex triển khai theo hướng các doanh nghiệp lớn của Vinatex chỉ phụ trách khâu thiết kế mẫu mã, quản lý kỹ thuật và làm thương mại. Khâu sản xuất sẽ chuyển dịch dần xuống các địa phương, năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được tận dụng triệt để nhằm thực hiện mục tiêu chung. "Về phần mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải chủ động tìm đến các chuỗi này và mở rộng sản xuất. Bản thân họ phải tự chủ động bắt thị trường và tìm nét độc đáo trong sản phẩm và dịch vụ của họ để tồn tại", ông Ân nhấn mạnh.

Sống tốt tại thị trường nội địa không phải là điều dễ dàng, hàng nội vẫn chịu phần thua thiệt khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. 2 dòng sản phẩm ngoại đang 'thịnh' trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước xung quanh. Trong mảng thời trang nam, trẻ em, đồng phục... các doanh nghiệp VN dần khẳng định vị thế. "Cái yếu của các doanh nghiệp VN là hàng thời trang cho phái nữ chưa cạnh tranh được với hàng ngoại. Cần tập trung hơn đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm", ông Ân nói thêm.

Thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cũng nhìn nhận năm 2005 sẽ là năm khởi đầu của thời kỳ hội nhập thế giới, chắc chắn những khó khăn mà ngành dệt may VN phải đối mặt là không nhỏ. Ông cho rằng, nếu các doanh nghiệp dệt may VN khai thác tốt thị trường nội địa bên cạnh chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, chắc chắn ngành dệt may trong những năm tới sẽ phát triển mạnh. Theo ông Khu, các doanh nghiệp nên mở ra nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và tiếp tục phát triển thêm nhiều hệ thống phân phối hàng hoá.

Kiều Giang
 
Sản phẩm "made in China", bất kể là mặt hàng gì, chưa bao giờ được thế giới biết đến vì chất lượng của nó. Cụm từ "hàng TQ" luôn đồng nghĩa với hàng chất lượng không cao, quan niệm này không chỉ ở VN mà theo mình quan sát thì cũng đúng ở rất nhiều nước khác.
Do vậy thiết nghĩ nếu chỉ so sánh chất lượng hàng TQ với sản phẩm nội địa thì không thể tìm ra câu trả lời giải thích sự tràn ngập của hàng TQ được. Thế mạnh của họ là ở những mặt khác.
 
Này em , khi nói phải biết cách giảm bớt khẳng định nếu trình độ còn hạn hẹp, không người ta cười cho đấy
 
Anh Trần Anh Dũng đang nói về bài viết của em? Cho em bổ sung là tất cả những gì em viết là dựa trên quan sát của bản thân thôi.
 
Back
Bên trên