Tại sao chúng ta mua quần áo Tung Của?

Vũ Xuân Hương
(asgardangel)

New Member
Nếu chỉ vì rẻ, thì không phải. Vì hàng Việt Nam nhiều thứ còn rẻ hơn, và những người mua hàng Trung Quốc không phải ai cũng nghèo.

Thế chắc là vì đẹp rồi ;;) Cơ mà nhìn lại thì hàng VN ta cũng có thua kém gì đâu, có điều hàng đẹp cứ ùn ùn xuất ra nước ngoài cho cái bọn thừa ăn thừa mặc nó dùng :-s . Đồng bào ta rách rưới lại quay về với anh cả Tung Của vậy /:) !

Em thật sự cảm thấy bức xúc cho đồng bào ta! Trong khi dệt may VN suốt ngày khoe khoang rằng thì là kim ngạch xuất khẩu tăng vù vù, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thị trường thế giới xoắn xuýt mời chào v.v... thì thương nhân ta vẫn cặm cụi đánh hàng gia công Quảng Châu về [-( . Cái nào xâu xấu thì ra chợ Hôm, cái nào tử tế tí thì vào shop. Việt Nam đầy hàng Tung Của. Người người dùng đồ Tung Của, nhà nhà mặc đồ Tung Của. Đến thổ cẩm dân tộc cũng đắp vải hoa Tung Của vào cho nó rực rỡ sắc màu tổ cuốc 8-} .

Mà nói thẳng ra thì hàng VN nhà ta đẹp đẽ ở đâu, chứ những gì dân mua được thua hàng TQ nhiều lắm /:) . Hàng TQ thượng vàng hạ cám, từ áo phông 20k đến quần boà hiệu nhái 2tr... cái khỉ gì cũng có, mà lại đẹp hơn hàng VN cùng giá. Thế nà thế lào hả các bác?
 
hờ, hàng VN đẹp thì có đẹp nhưng thục ra thì hàng TQ mẫu mã vẫn đa dạng hơn đó chứ, hàng VN bi h mấy cái mẫu cũ rích mà bán thì đắt kinh ~> mua hàng TQ tiện hơn
 
Hàng dệt may Trung Quốc tràn ngập – Vì sao?


Đưa người bạn từ Sài Gòn ra thăm Hà Nội đi sắm vài chiếc áo ấm “đối phó” với tiết trời giá lạnh cuối năm, qua gần chục con phố chuyên kinh doanh hàng quần áo, chúng tôi đều không khỏi ngạc nhiên trước sự tràn ngập hàng Trung Quốc mà người dân Hà Nội quen gọi là “hàng Tàu”...

Đi Quảng Châu “đánh hàng”

Những con phố “chuyên doanh” hàng quần áo Tàu nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến Chả Cá, Lương Văn Can, Thợ Nhuộm, Trần Nhân Tông, Hàng Ngang, Hàng Đào... Chưa bàn về chất lượng, chỉ cần màu sắc và kiểu dáng thời trang, giá “mềm”, hàng Tàu đã là sự lựa chọn số một của giới trẻ có túi tiền bình dân rồi.

Tại một cửa hàng quần áo trên đường Trần Nhân Tông, chị Phạm Hải Yến (22 tuổi, nhân viên Công ty kiểm toán Grand Thompton) cho biết: Hàng Trung Quốc có kiểu dáng phong phú và màu sắc để lựa chọn. Tất nhiên, chất lượng thua xa hàng Việt Nam nhưng vì giá rẻ nên mua về mặc vài tháng lại đổi qua kiểu khác cho vui...”.

Vũ Tuấn điều hành một chuỗi cửa hàng thời trang ở Hải Phòng và Hà Nội cho biết: “Họ có thể làm giống như thật tất cả các nhãn hiệu nổi tiếng nhất. Giá nào cũng có tùy theo chất lượng. Đặc biệt, họ luôn đúng hẹn và chấp nhận mọi yêu cầu chỉ trong 2 – 3 ngày, dù mình có đặt vài vạn bộ quần áo theo mẫu riêng”. :-}

Điều đáng nói ngay cả cao cấp có thương hiệu Việt Nam cũng được gia công ở Trung Quốc. Dân buôn hàng quần áo có thương hiệu, “hàng độc” biết rõ điều này nhất. Với kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên “đánh” hàng Tàu, ông Tuấn đã nhẵn mặt một số ông chủ shop thời trang thương hiệu Việt (chủ yếu hàng thời trang cho giới trẻ và váy cưới) trên đất Quảng Châu – Trung Quốc. Thường một số chủ shop sang thăm dò tình hình làm hàng nhái nhãn hiệu của công ty, nhưng đa số sang đặt làm nhái chính nhãn hiệu của mình hoặc của người khác!.

Theo tiết lộ của giới buôn hàng Tàu thì nguồn cung cấp quần áo Trung Quốc cho thị trường miền Bắc chính là “đại xưởng may Quảng Châu”. Vẫn theo ông Tuấn thì những xưởng may lớn ở Quảng Châu có hàng ngàn nhân công. Họ đã sẵn có hàng vạn mẫu mốt mới nhất của thế giới cho mình chọn. Ưu điểm nổi bật là công nghệ dệt và làm nhãn mác của Trung Quốc rất mạnh.

Tính chuyên môn hóa của các nhà may ở Quảng Châu cũng rất cao, có xưởng chuyên quần bò, có xưởng chuyên may váy cưới, sơ mi, quần tây... nên họ sản xuất hàng loạt và đáp ứng đơn hàng vài chục ngàn chiếc chỉ trong 2-3 ngày.

Công ty may trong nước: không có ý định cạnh tranh

Khi đi tìm hiểu về thị trường quần áo thu đông, chúng tôi cũng đã có dịp so sánh hàng Tàu với hàng dệt may của các công ty trong nước. Tại Trung tâm thương mại Vinatex (siêu thị quần áo của các thành viên Tổng Công ty Dệt may Việt Nam – 25 Bà Triệu), khách hàng được chứng kiến sự đổi thay khá mạnh mẽ, từ chỗ chỉ chuyên gia công hàng xuất khẩu, vài năm trở lại đây, các công ty may trong nước đã chuyển hướng, nhắm vào người tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nỗ lực đơn lẻ của từng công ty và cũng chỉ nhắm vào một vài đối tượng khách hàng với vài ba mặt hàng chủ lực, phần lớn chỉ là sơ mi, quần tây, áo khoác.

Chị Đặng Thị Quy, Phó Giám đốc phụ trách bán hàng khu vực phía Bắc (Công ty May Việt Tiến) cho biết, Việt Tiến không có ý định cạnh tranh với hàng Trung Quốc bằng cách đa dạng chủng loại mà chỉ chuyên sâu vào mặt hàng thế mạnh là sơ mi nam và quần tây. Với giá bán trung bình từ 150.000 đến trên 300.000 đồng/chiếc, hàng của Việt Tiến cũng chỉ hướng đến đối tượng cán bộ, công chức khá giả.

Tương tự, nhiều công ty may khác như Thăng Long, May 10, Đức Giang, Dệt len Mùa đông... cũng chỉ có vài chủng loại hàng thế mạnh, xoay quanh các loại áo sơmi nam nữ, quần tây, áo len... Mẫu mã chưa phong phú, giá cả tương đối cao, thị trường thời trang dành cho giới trẻ bị các công ty may trong nước bỏ ngỏ, để trống sân cho hàng Trung Quốc tràn ngập là điều cũng không khó giải thích /:)

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/kinhte/nam2004/thang12/29409
 
Hàng TQ tràn ngập cả thế giới chứ không chỉ riêng ở VN.
Em confirm điều này là đúng ở Úc.
Các bác ở các nước khác lần lượt confirm cái nhỉ? :))
 
Hình như nước mình ko đặt hạn ngạch cho quần áo Trung Quốc nhỉ :D Cứ ùn ùn đổ vào như lũ í.

Mà chúng nó làm thế quái nào mà cái gì cũng nhái được, cái gì cũng rẻ 8-}
 
anh Thành đâu nhể, vào giúp em Hương một tay nào, bọn Tàu may mặc kinh quá :D
 
Bùi Anh Dũng đã viết:
Hàng TQ tràn ngập cả thế giới chứ không chỉ riêng ở VN.
Em confirm điều này là đúng ở Úc.
Các bác ở các nước khác lần lượt confirm cái nhỉ? :))

Có lần anh thấy chúng nó bán 1€/sơ mi trong siêu thị :D Trong khi đó giá giặt 1 cái sơ mi là 3€50 8-} Thế thì tại sao lại phải đi giặt nhể :)) Mặc 1 lần vứt luôn vẫn còn rẻ chán :))

Ngoài ra các đồ hiệu của các hãng lớn (nhưng không quá deluxe) như Nike, Adidas... lật mác lên thì nói chung là Made in China, Vietnam, Malay... đại khái là mấy nước châu Á. Ngay cả đồ điện tử cũng thế, anh vừa mua con laptop Toshiba, cũng assembled in China luôn :))

Nói chung chính sách của bọn Tầu đỉnh lắm, mà phải nước lớn như nó mới làm được chứ nước ta thì chịu. Những cty của bọn nó được nhà nước trợ giá rất khiếp + nhân công rẻ, cho nên mới có thể bán rẻ thế được. Điều quan trọng với chúng nó ko phải là chuyện lời lãi mà là chuyện để cho thế giới biết đến cái gọi là Made in China và quen với việc dùng hàng Made in China.

Thậm chí hồi xưa anh nghe nói bọn nó đã tặng hàng chục vạn cái may ô cho 1 nước nào đấy ở châu Phi ý. Nhưng mà kết quả là đến bây giờ cả Châu Phi toàn mặc may ô Tầu :)) Quá đỉnh :(
 
Em thấy xu hướng mua hàng TQ "mẫu mã đa dạng" cũng là do dân mình hay thích nhìn nhau, thấy thanh niên đang có trào lưu mặc như thế nào thì mình cũng thích sắm một bộ như thế ấy. Em về VN thấy mọi ng mặc cùng một kiểu na ná như nhau, ko hiểu cái gọi là "săn hàng độc" đấy là gì, một cái áo đấy có thể "độc" chứ kiểu đó dạng đó thì tràn lan, mà chắc cái nào cũng tự cho là mình "độc" hết. Quá là trọng quần áo và những giá trị ko hiểu là gì nữa. Ngay cả câu nói "mặc một hai tháng rồi đổi cho vui" cũng cho thấy cái sự trọng quần áo của thanh niên nhà mình. Mấy tháng một mà có thời gian đi mua sắm thì quá thật là nhàn rỗi. TQ nắm đc tâm lý thị trường VN thế nên sản xuất hàng loạt, thời gian nhanh mẫu mã lòe loẹt và chất lượng bt để còn vứt đi mua cái mới chứ! Em thì thà mua một cái áo một cái quần trông đc và chất lượng tốt để mặc mấy năm ko phải mất công đi mua sắm còn hơn! Thế nên em thấy chính sách của các doanh nghiệp may trong nc thế là đc ko có gì phải phàn nàn cả. Em về VN cũng chỉ mua hàng VN, mặc dù cái sơ mi cái tshirt mình mặc có cả trăm cả nghìn cái giống thế cũng chả sao. Mà màu sắc kiểu dáng cũng nhã nhặn vừa phải chứ ko sặc sỡ diêm dúa (chắc tại em ăn mặc nhà quê) Quần áo em vẫn còn những cái từ 5 năm trc. Em nghĩ thế nào mà chả có những ng tiêu dùng như em và những ng đó thì doanh nghiệp may trong nc vẫn bán đc hàng tốt!
 
Việc mua hàng TQ cũng là lẽ dễ hiểu - nền kinh tế đang mở cửa và tiến tới xu hướng toàn cầu hóa... Chứ mọi người cũng đừng nên suy luận thế này thế kia, tội cho người dân VN thật thà chất phác lắm... Nếu suy nghĩ ngược lại, vì sao người Mỹ lại phải ăn tôm, cá basa, đi giày, mặc áo... của cái bọn VN nhỉ?

Làm gì cũng nên có cái nhìn toàn cục thì mới ra vấn đề.
 
Tại sao chúng ta lại không mua quần áo của Tung Của?

Nếu hàng Tung Của rẻ và đẹp hơn thì cứ mua chứ làm sao? (Nếu mua nhiều quá thì có ảnh hưởng gì không, bác chuyên gia nào vào giải thích cho mình với).
Ở bên Mỹ cũng mặc quần áo của Tung Của (mà không chỉ quần áo, vô vàn những thứ khác nữa). Và bọn Mĩ thì không thấy đặt vấn đề: "Tại sao chúng ta lại mua quần áo của Tung Của".

Nhưng nếu trong nước dùng hàng Tung Của thì hi vọng là xuất khẩu sẽ được tốt. Thực tế thì đang không hẳn như thế lắm. Đi vào siêu thị ở Mĩ, nhìn thấy gạo Việt Nam, bún, phở, mì... Việt Nam và thậm chí là nước mắm Phú Quốc... nhưng ôi thôi ở dưới cùng là "Made in Thailand". Tại sao lại thế được nhỉ??? Nếu nó làm nhái như thế thì chính tỏ hàng Việt Nam cũng nổi phết đó chứ, tại sao lại để cho nó lộng hành như vậy. Trong khi đó mẫu mã, bao bì của các sản phẩm đó đâu có gì lạ đâu, nhìn còn đểu hơn hàng ở ngay trong Việt Nam.

Việc xuất hàng xịn, hàng đẹp còn giữ lại hàng xấu, hàng rởm dùng mình thấy cũng đúng thôi. Hàng hiệu thì dân mình cũng đâu có tiền mà mua, hơn nữa hình như nước càng phát triển thì xuất khẩu càng nhiều ---> cứ thoải mái mà xuất giầy Nike, Adidas còn ta đi đế kếp Thượng Đình là ngon rồi. Bây giờ tưởng tượng có đôi giày đinh xịn trong cửa hàng chẳng qua để trưng thôi, sân bãi Việt Nam thì dùng làm chi???
 
Cậu này phán cứ như thánh ý nhỉ, ai biểu bọn mĩ ko đặt câu hỏi "Tại sao ...".

Có tiêu dùng thì xã hội mới phát triển chứ. Vân ơi, mau sắm thêm mấy tủ quàn áo Tung Của mà diện:D, 5 năm thì phải bỏ đi thôi, xỏ cái chân vào sợ cũng ko vừa đâu:D .
 
Trần Anh Dũng đã viết:
Có tiêu dùng thì xã hội mới phát triển chứ.

--Vấn đề là "ai" phát triển và "xã hội" nào phát triển, ý kiến của em là Việt Nam phải phát triển nên mình mới đặt câu hỏi là tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường.
--Mà nếu sản xuất để xuất khẩu 100% thì không thể làm cho xã hội phát triển được, các công ty nhà mình có vẻ ham Đôla quá nên quên mất rằng để kiếm được 1$ khó hơn kiếm 16000VND :D:D:D.
--Sản xuất hàng tiêu dùng là để nâng cao mức sống người dân, cái ý tưởng này được ông Nguyễn Văn Linh đưa vào áp dụng từ năm 1986 rồi, nhưng hình như bây giờ hơi chệch hướng.
 
Việc mua hàng TQ cũng là lẽ dễ hiểu - nền kinh tế đang mở cửa và tiến tới xu hướng toàn cầu hóa... Chứ mọi người cũng đừng nên suy luận thế này thế kia, tội cho người dân VN thật thà chất phác lắm... Nếu suy nghĩ ngược lại, vì sao người Mỹ lại phải ăn tôm, cá basa, đi giày, mặc áo... của cái bọn VN nhỉ?

Làm gì cũng nên có cái nhìn toàn cục thì mới ra vấn đề.

Mình đồng ý với ý kiến của Thành. Nếu hàng TQ rẻ, chất lượng tốt...mình nghĩ tại sao lại ko mua...1 trong những principle của economics mà...people respond to incentive.

muốn phát triển xã hội VN thì hãy fair play...thì chúng ta nên nâng cao kỹ thuật, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh, giành khách hàng....đừng bám vào lòng tự hào dân tộc, và phát triển xã hội VN mà tẩy chay hàng hóa nước ngoài để rồi tục hậu kỹ thuật nước nhà, và làm giảm living standard của người dân VN (mua hàng hóa mắc hơn, kô chất lượng hơn --> ít tiền hơn để chi tiêu cho cái khác). Nhật Bản là 1 ví dụ cụ thể của tình trạng này.
 
Các bạn đang thắc mắc là tại sao dân việt nam mình lại mua hàng trung quốc hả ?
Có 2 lý do chính : đó là Kiểu dáng và Giá cả.
Về kiểu dáng:
Tui phải nói thật thế này chúng ta là người châu á, nền kinh tế còn chưa phát triển >> cho nên dân mình còn thấp và bé, thứ nữa là chúng ta sống ở nước nhiệt đới gió mùa >> làn da không phải là đẹp cho lắm, nói chung là ngoại hình không phải là đẹp, Cho nên thường phải mặc những bộ quần áo sặc sỡ hoa hòe hoa sói thì mới đẹp được ( em đố các bác tìm được thằng nào dám mặc áo sơmi nâu buổi tối đi chơi với người yêu đấy ). mà về kiểu dáng thì áo Trung quốc hơn đứt chúng ta rồi, các bạn cứ bảo áo chúng ta đẹp toàn đem đi xuất khẩu thì không đúng, những cơ sở may như may 10, may Chiến thắng, may Việt tiến, Nhà bè vv.vv.. những bộ quần áo nghiêm chỉnh ( áo sơmi, quần comple) của họ thì em công nhận là đẹp nhưng các bác cứ xem những cái bộ quần áo phông hay dính tí thời trang vào thì biết, trông như mấy cái áo "lạc hậu",
( các bác cứ lên phố Chùa bộc kiểm chứng, em không nói sai đâu )
chính vì sản xuất những cái áo dở hơi như vậy nên họ đành phải xuất sang những nước khác ( Tây âu) vì cái bọn đấy chúng nó mặc mới đẹp được.
Còn những bộ quần áo thuộc một loạt cửa hiệu MADE IN VIETNAM mà các bác hay thấy ngoài đường, thì chúng vẫn là hàng của các hãng thời trang trên thế giới họ đặt cơ sở may ở việt nam mà thôi, và những cái nào bị lỗi thì họ mang ra bán ở những cửa hiệu như vậy.

Về giá cả:
Những cái áo phông hay sơ mi Tung của thường bán với giá từ 80.000 >> 150.000
còn những cái áo "xịn" của các hãng như NIKE hay ADIDAS và các hãng khác thì từ 550.000 trở lên. hay như giầy của hãng CONVERSE mà giới trẻ đang chết mê chết mệt thì giá cũng từ 550.000 đến 950.000. (Hàng việt nam bị loại từ vòng trên roài)
Không nói ra thì cũng hiểu tại sao dân ta đi mua hàng Tung của rồi.

Hàng Tung của thì tiền nào của đấy >> rất mau hỏng nếu bác nào chịu khó giặt quần áo bằng tay thì còn giữ được đến sang năm sau để mặc còn bác nào lười mà ném nó vào máy giặt thì chỉ đến 2-3 tháng là quần áo xuống cấp trầm trọng mà với thời gian dùng như vậy thì với cái giá 80 >> 100 nghìn là hoàn toàn đắt.
>>>>Dân Việt nam hoàn toàn chẳng muốn dùng hàng Tung của tí nào, chẳng qua là không còn cách nào khác mà thôi
Bây giờ đang chúng ta lại đang xoay về dùng áo của Thái lan, chất lượng có cao hơn một tí nhưng giá cũng lại cao hơn một chút so với hàng tung của ( hơn khoảng 40.000)

Bác Trần hoàng vân nói là dân ta thích thay đổi quần áo mặc một vài tháng lại thay, và mọi người cứ mặc kiêu na ná nhau thì không đúng thực tế lắm, thế này nhé có hiện tượng thay quần áo vài tháng một lần chỉ là do chất lượng của quần áo bán ở việt nam ( tung của) không được tốt ( em nói ở trên roài ) và cũng có một bộ phận những đứa nhà giàu thích tiêu tiền thôi, chứ không phải tất cả, còn tại sao chúng ta thường mặc quần áo na ná nhau là vì hầu hết dân ta còn nghèo nên không có điều kiện mua quần áo theo sở thích, ( mỗi mùa chỉ mua một vài cái) nên việc chạy theo xu hướng chung của mọi người là hoàn toàn hợp lý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Hương đừng bức xúc nữa :p hàng TQ tràn ngập thế giới chứ đâu phải riêng VN. Hàng TQ h có 2 loại, loại may gia công cho các hãng lớn thì tiêu chuẩn quốc tế, nên em có sang Tây mà mua đồ Gap, Morgan, Mango thì cũng Made in China 1 đống :D...
Còn loại thứ 2 là hàng chợ thì giá rẻ bất ngờ , kiểu dáng đẹp nhưng mặc lên k hiểu sao lại ko đẹp :eek: :p bởi họ thường may không đúng quy cách, VD cái đáng ra phải may xéo vải thì lại may ngang cho tiết kiệm vải, hay đồ phụ liệu chất lượng kém , etc...Nhân công TQ rẻ, họ lại biết cách ''đánh hàng qua biên giới'' nên vào thị trường VN nó rẻ là đúng rồi...
Nhưng cũng có nhiều tin vui đấy chứ, chị thấy VN mình nhận may gia công cho các hãng lớn h cũng nhiều, đi shopping cũng thấy đồ made in VN. Đồ VN cho trong nước cũng nhiều thương hiệu được đấy chứ, VD như A&D áo phông cũng đâu đến nỗi :)>-
Túm lại TQ nó lớn, mình nho nhỏ, lại gần TQ nên cũng phải chịu , k GATO làm gì :p
 
Em với chả út :-?

Hàng Trung Quốc mà mọi người vẫn thấy chỉ là low-end product thôi. Ngoài mẫu mã lòe loẹt ra thì chất lượng rất tệ, thành ra tuy nói rằng rẻ nhưng chẳng phải rẻ. Theo tớ thấy thì có 2 lý do chính khiến hàng lởm TQ đổ vào VN:

1. Quá rẻ, tất nhiên. Nhưng dân VN mình ko phải chỉ ham rẻ mà mua, mà vì không có lựa chọn nào khác. Hàng TQ xuất hiện ở VN từ rất sớm, đánh bạt hàng Việt Nam vừa ít vừa đắt. Doanh nghiệp VN sản xuất không hiệu quả, không cạnh tranh nổi đành làm hàng gia công cho nước ngoài, bỏ bê thị trường nội địa.

2. Đến khi VN tiến bộ hơn tí thì chả buồn ngó ngàng đến nhân dân nữa. Mặc hàng Tàu quen rồi thì cứ mặc tiếp, các ông đi may quần áo cho tây kiếm đô la sướng hơn. Thực tế thì phần lớn sản lượng xuất khấu hàng dệt may VN là hàng gia công, nghĩa là ông chả phải tìm hiểu thị hiếu, thiết kế, quảng cáo... hay làm cái khỉ khô gì, cứ may xong là có thằng đến rước đi thôi.

Từ đây nảy sinh nghi ngờ: Thực lực của các doanh nghiệp dệt may VN ra sao? Chẳng lẽ chỉ loanh quanh với quần tây áo sơ mi xuất khẩu mãi? Chẳng lẽ làm hàng gia công cho nước ngoài là hết hơi rồi, không còn sức đâu mà chiến đấu trên thị trường nội địa nữa?

Hàng TQ trên thị trường thế giới khác hàng TQ buôn lậu vào VN lắm. Một đằng nó xuất khẩu đàng hoàng, cạnh tranh bằng giá và chất lượng, một đằng nó đánh vào thị hiếu phần đông người tiêu dùng VN: ham rẻ, thích đổi mới, không quan tâm đến thương hiệu. Hàng hóa trên các thị trường cao cấp không bao giờ có xuất xứ tù mù như ở VN cả.
 
Thì rõ ràng là các bố ấy bỏ bê thị trường nội địa chứ còn gì nữa 8-}
 
Ví dụ 100 000nvd sản xuất được 100 chiếc áo (để bán trong nước) trong khi cũng 100 000vnd ta có thể nhập khẩu hàng Trung Quốc 150 chiếc áo cùng loại và bán với giá tương đương. Đôi bên cùng có lợi. Tại sao không? Về phần TQ họ tiêu thụ được hàng, phần ta cùng một giá tiền ta có được nhiều hàng hơn. Họ có lợi thế so với ta trong sản xuất thì ta để họ sản xuất. Tại sao phải bỏ tiền của, công sức vào những mặt mình không mạnh trong khi có thể tập trung vào nơi có lợi cho mình nhất. Đó cũng chính là lí do công ty mình không có ý định cạnh tranh.

Cùng một ví dụ trên thay vì bỏ 150 000vnd để sản xuất 150 chiếc áo cho dân mình mặc, sao ta không bỏ ra 100 000 để mua 150 cái, và để dành 50 000 để sản xuất cho những thị trường ta có thế mạnh, như để sản xuất cho xuất khẩu sang Mỹ chẳng hạn (sang Mỹ vào các shop như GAP, Banana Republic đồ hiệu hẳn hoi lật lên đầy made in Vietnam, làm em đi đâu nhìn thấp đồ GAP cũng tủm tỉm). Mỹ không sản xuất nhiều đồ may mặc Made in USA để bán trong nước mà nhập của Trung Quốc, lí do tại sao? Dó cũng là cùng một câu trả lời cho bức xúc của chị Hương.

Em thì vẫn chưa hiểu tại sao chị Hương bức xúc. Ghét TQ nhìn hàng nó ngứa mắt hay thương doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Còn nếu em không nhầm thì vẫn có những cửa hiệu bán đồ Việt Nam hàng chất lượng tương đương với xuất khẩu, em nhớ có shop tên là "Made in Vietnam" thì phải (nghe tên là biết rồi)
 
Lý do thì ai cũng nêu cả ra rồi, người chiên giòn, người rán mỡ, quay đi quay lại vẫn là rẻ và phong phú à.

Cạnh tranh tốt cho người tiêu dùng nhưng ko dễ dàng gì cho doanh nghiệp.Bạn nào bức xúc thì chắc là cho dệt may việt nam chứ còn về phần người tiêu dùng thì hàng tàu tràn ngập là thêm phần chọn lựa, ko xấu lắm , bởi mỗi loại đều có thị phần riêng. Bình dân thì lựa chọn loại giá cả vừa phải , nhưng khá giả thì đâu mấy ai chọn đồ tàu.
Người tiêu dùng đâu phải ngốc mà ko nhận ra chất lượng đi đôi với giá cả. Ở đây mình chỉ nói Việt Nam thôi, vì hàng cao cấp Trung Quốc giá cũng ko chênh lệch nhiều so với hàng nước khác. Đặc biệt là ở Việt Nam hàng tàu có tiếng xấu, cho nên cho dù có cao cấp thì cũng ko được ưa thích lắm. Ít ra cũng chọn đồ thái, malay chứ ko phải tầu. Còn sân chơi của tàu tại Việt Nam là sân đất nện, sân cho người ít tiền, ko phải mặt cỏ.Chỉ có cái khổ là Việt Nam nhãn mác lừa đảo quá, khó phân biệt thật giả. Nhưng mà lừa được một lần thôi chứ cũng ko lừa người ta mãi được.

Về phần doanh nghiệp, thực ra đâu ai muốn nhường sân nội địa để chuyên tâm đánh thuê ở nước ngoài đâu. Bên nào chả muốn đá lấn sân chứ ko phải là ko có ý định, nhưng lực yếu thì đành vậy. Xuất khẩu thì tốt quá rồi nhưng làm gì có thương hiệu, toàn là đi làm thuê. Made in VietNam thật đấy nhưng brand thì đâu phải. Sân nhà thoi thóp, may có xuất khẩu cứu.

Hàng Trung quốc ở đâu người ta cũng sợ chứ ko phải là ko quan tâm như mấy bạn nói. Tháng 5 rồi, EC vừa mới họp bàn khẩn cấp với TQ, tìm cách kìm hãm tăng trưởng dệt may của TQ tại EU. Họ cảnh báo nếu ko áp dụng hiệu quả biện pháp kiềm chế thì sẽ giới hạn nhập khẩu tạm thời. Mỹ cũng thông báo sẽ áp dụng một số hạn ngạch đối với dệt may Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lan tràn của hàng hóa nước này. Lo cũng đúng thôi, điều này đánh chết hàng nội địa, kéo theo nữa là hàng loạt hậu quả khác, công nhân mất việc,trợ cấp xã hội lại phải ngốn thêm, hàng nội mà đã chết thì khó phục hồi lắm vì thị phần đã bị mất thì khó mà chiếm lại. Ngay đến mấy nước phát triển , hàng mũi nhọn của họ là công nghệ cao mà còn phải sợ nói gì mình tép riu chủ yếu dựa vào mấy mặt hàng này cũng cần phải ngại là đúng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên