Tôn's Anatomy

Nam sửa cái tên bệnh nhân đi nhé:D
(anh tuấn toàn gọi tăng huyết áp tĩnh mạch cửa - huyết áp là định nghĩa khác anh ạ, dùng cho hệ thống tim mạch thôi )
Cám ơn nhé, tiếng anh toàn gọi là hypertension dù là tĩnh mạch hay động mạch nên mình toàn dịch đại:p Cũng cám ơn Long về cái đoạn "bilirubin liên hợp":D
Lần đầu tiên mình mới được nghe giải thích về cái khoản truyền máu O một cách cụ thể:D
Về khoản xơ gan, mình đoán là hiện tượng vú to của nam giới là do quá trình chuyển hóa oestrogène trong gan bị nhiễu, làm lượng oestrogène trong cơ thể tăng lên kô biết có đúng kô ? Cái đó hình như làm mất cân bằng cán cân oestrogène/testostérone kô chỉ làm cho vú to mà còn làm teo tinh hoàn ?
Về khoản xạm da thì mình chưa nghe thấy bao giờ, quả thật kô có lời giải thích gì:p Ai đó giải thích được thì tốt quá:)

2. Thời điểm phù trong ngày trong bệnh tim và bệnh thận khác nhau như thế nào? Giải thích
Cái này mình đoán là nó liên quan đến tư thế của người bệnh trong ngày thì phải ? Hình như là khi đi nằm (buổi tối), lượng máu từ tĩnh mạch đổ về tim nhiều hơn (do kô kô còn sự khác biệt trọng lực mặt đất). Nếu người bệnh bị tim thì tim khi đó yếu kô có khả năng bơm máu đi tiếp làm cho máu tĩnh mạch chủ bị kô lưu thông được dẫn đến ứ dịch thêm nặng. Còn bệnh thận thì kô liên quan gì đến đoạn trọng lực.

Thực sự mình kô biết "viêm cầu thận cấp" và "hội chứng thận hư" là tương ứng với cái gì trong tiếng anh nên cũng kô biết giải thích câu trên thế nào:p

Nhân tiện cũng xin sửa lại cái giải thích về "sao mạch" của xơ gan...hình như đó là phình động mạch chứ kô phải tính mạch. Còn cái phình tĩnh mạch là dấu hiệu "tuần hoàn bàng hệ", cũng là một điểm thường gặp trong xơ gan:D (cũng là do khi mình dịch từ tiếng việt sang ta bị nhầm lẫn:p)
Và xét nghiệm giải phẫu bệnh học là cái duy nhất kết luận bệnh nhân bị xơ gan:D


Ps: Nam hay Long có cái giải thích về sao mạch kô:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hội chứng thận hư là Nephrotic syndrome.
Viêm cầu thận cấp là Acute glomerulonephritis.

Hi vọng là em không nhớ sai :D

Dấu hiệu "tuần hoàn bằng hệ" là gì vậy ạ :D

Mà sao ko thấy có sinh thiết gan trong bệnh án hả anh Nam? Hay là các triệu chứng kia đủ kết luận rồi, nên ko cho làm sinh thiết nữa?
 
:D Lại dịch nhầm hả=))
"Tuần hoàn bàng hệ"= collateral circulation đấy là khi các tĩnh mạch dưới da bị phình ra dưới áp lực của mạch cửa (như miêu tả trong bài post đầu tiên).
Bệnh án đã viết:
* Khám tim mạch :
- Đau vùng tim : không.
- Nghe tim : nhịp đều Tần số : 100 lần/ phút.
- Gõ tim : không to.
- Mạch : có Tần số : 100 lần / phút.
* Khám hô hấp :
- Không ho, không khó thở. Nhịp thở : 20 lần / phút.
- Nghe : tiếng thở bình thường.
- Tiếng rên, thổi : không.
- Tuần hoàn bằng hệ : có.
Hội chứng thận hư là Nephrotic syndrome.
Viêm cầu thận cấp là Acute glomerulonephritis.
Thế thì theo mình hiểu cái NS là bị phù chủ yếu là do giảm oncotic pression (NS được định nghĩa là proteinuria trên 3 g. Với cái lượng thoát proteine như thế, gan kô bù lại được và gây nên hypoproteinemia trong toàn mạch máu). Phù toàn thân, biểu hiện rất là sớm.
Còn cái AG thì phù chủ yếu là do tăng hydrostatic pression (do bệnh nhân đi tiểu ít), cái phù sẽ nhẹ hơn, nhiều khi kô biểu hiện.

wikipedia:http://en.wikipedia.org/wiki/Cirrhosis
The gold standard for diagnosis of cirrhosis is a liver biopsy,
:-? Hay tại là có tiền sử nghiện rượu ( nguyên nhân đầu tiên của cirrhosis) và đã có một lần phát hiện cirrhosis rồi ? Còn anh kô nghĩ là các triệu chứng trên đủ để kết luận (lâm sàng hay cận lâm sàng) là cirrhosis, vì nó có thể xuất hiện trong bất cứ bệnh gan nào khác. Lúc đầu anh cứ nghĩ là Siêu âm để chuẩn đoán nhưng kô phải vì ngay cả siêu âm cũng kô nghiên cứu rõ được tổ chức mô của gan.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic, nếu là Collateral circulation thì có nghĩa là Tuần hoàn bên ạ. Hệ thống tuần hoàn của cơ thể người được chia ra làm 2 hệ thống, tuần hoàn chủ và tuần hoàn bên. Những vòng nối giữa các động mạch, tĩnh mạch với nhau được gọi là tuần hoàn bên, vì trong trường hợp tuần hoàn chủ bị tắc nghẽn (ví dụ như thắt động mạch ở vị trí có khả năng huy động các vòng nối tuần hoàn) thì tuần hoàn bên phát huy tác dụng đầy đủ của nó. (Cái thuật ngữ "tuần hoàn chủ" em không nhớ chính xác ạ :D)

Còn dấu hiệu "tuần hoàn bằng hệ", em thấy ghi trong phần khám hô hấp :-?? Thế thì chắc là một dấu hiệu gì đó liên quan đến các động mạch, tĩnh mạch của hệ hô hấp chăng :-?? Phải đi hỏi lại :p
 
:eek:yeah, đúng thật là ở trong phần khám hô hấp, mình kô để ý!!!Anh tra từ điển y học việt-anh thì thấy nó dịch collateral circulation là "tuần hoàn bằng hệ":(
Long có nghĩ cái này là một nguyên nhân làm cho người ta kô dám làm sinh thiết kô ?:
2. Quá trình bệnh lý:
- Thường xuyên chảy máu chân răng
- Có chảy máu cam.
* Gia đinh: Chị gái bị suy gan, khi chọc dò chảy máu, chết do không cầm được máu.
Chúc Long và Nam thi tốt:D
 
He, đúng rồi, tiền sử đã có dễ chảy máu và người nhà chết do không cầm được máu. Chắc là người ta sợ đe dọa tính mạng do chảy máu không cầm nếu chọc sinh thiết ở bệnh nhân vì gan là một nơi được cung cấp máu rất phong phú. Không biết chừng, bệnh nhân có bệnh về máu (có thể là di truyền), ví dụ như giảm tiểu cầu chẳng hạn.

Mấy cái khái niệm về dấu hiệu lâm sàng em phải đọc qua triệu chứng học cơ sở :D He he, cứ từ từ, thế nào cũng được học :p

Cảm ơn anh Khánh về lời chúc. Bọn em sẽ cố gắng thi tốt. Anh cũng thế, học tốt ạ. Tiện thể, nếu anh có nick Y!M thì add nick em: dragon_in_nightmare.
 
Hic hic, cám ơn anh, bọn em cũng cố gắng thi tốt, nhưng tình hình bi giờ đang thi dược liệu nên cũng phê lắm anh ạ.
Ah, thêm về cái phần truyền máu của long nhé: Thực chất nguyên nhân gây tan máu trong trường hợp truyền máu cấp cứu là do xảy ra phản ứng ngưng kết trong máu người nhận, quyết định bởi nồng độ kháng thể. Bởi lẽ một kháng thể có khả năng "dính" từ 3 đến 10 kháng nguyên, cho nên nếu nồng độ kháng thể cao thì sẽ xảy ra vỡ hồng cầu hàng loạt. Ở trường hợp truyền máu nhóm O, do kháng thể nằm trong máu ngươi cho, lượng máu truyền không nhiều, ngay lập tức bị hòa tan trong thể tích lớn là máu người nhận, cho nên tan máu là từ từ, không giải phóng chất độc gây shock tuần hoàn. Còn nếu truyền máu nhóm AB, do kháng nguyên nằm ở máu người cho, vào máu người nhận là nơi có nguồn kháng thể đậm đặc, cho nên phản ứng tan máu là cấp tính, giải phóng chất độc gây shock tuần hoàn. Thực tế bệnh nhân tử vong là do shock, nhiều hơn là do tan máu.
Hic, thứ hai là giải thích về phù tim và phù thận khác nhau như thế nào, phù trong tim là do ứ trệ tuần hoàn, xảy ra ở các bệnh nhân hẹp van 2 lá, suy tim và thấp tim, tính chất phù là sáng phù ít chiều phù nhiều do khi đi lại, theo trọng lực máu sẽ dồn xuống chi dưới. Trong điều trị bệnh nhân bệnh tim bị phù, người ta thường yêu cầu bệnh nhân hạn chế vận động, nằm gác chân lên để cho máu không dồn về chi. phù màu tím do máu. Còn phù thận có hai loại, là phù do viêm cầu thận cấp có tính chất là phù do giảm lưu lượng lọc, phù nước, phù trắng phù mềm, ấn lõm, phù bộ phận chứ không phù toàn thân, tính chất chu kì là phù nhiều vào ban ngày do sau một đêm bệnh nhân trữ nước nhiều trong cơ thể, không thể đào thải qua nước tiểu. Còn phù do hội chứng thận hư là phù do giảm albumin, nên giảm áp lực keo, do đó phù có tính chất toàn thân, bệnh nhân thường phù mặt trước, rôi phù dần xuống thân, phù trắng, phù mềm.
Tuần hoàn bàng hệ thì do bình thường cơ thể chủ yếu đi theo con đường tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan về tim phải, ngoài ra còn có một tuần hoàn nữa là tuần hoàn bàng hệ, là một hệ thống phụ gồm nhiều vòng nối, người ta gọi là vòng nối cửa chủ: như ở trong niêm mạc thực quản, trực tràng, quanh rốn, trong dạ dày.Do trong bệnh xơ gan, trong gan có nhiều tổ chức xơ hóa hoặc tăng sinh tế bào quá đà, gây tắc hệ thống cửa chủ chính nói ở trên. Bệnh nhân phải tuần hoàn theo đường bàng hệ: dấu hiệu lâm sàng là bệnh nhân có nhiều mạch máu nổi rõ ở cổ, ở quanh rốn, ....
--------------------------------------
Mai em present rồi, hic hic, mong là thuận buồm xuôi gió, cám ơn 2 anh em nhá.
Để đến kì sau em học dược lý thì chắc mọi người còn nhiều cái để bàn, nhỉ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đề nghị em Nam sửa cái tên bệnh nhân đi, để thế kô được đâu:eek:

Thế còn cái khoản xạm da của xơ gan, mong Nam giải thích giùm cái8->
Thế hóa ra mình đoán cái đoạn phù tim với phù thận là ngược lại hả8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chịp, anh Khánh chưa học đến phần đấy à :-??

@Anh Nam: Hi hi, thế là đoạn em giải thích cũng đúng đấy chứ nhỉ. Truyền nhanh và nhiều có thể gây shock :D Nói chung thì anh nói rõ hơn và đầy đủ hơn rồi. Cảm ơn anh nhé ;)

Chúc anh thi tốt.
 
hichic, cuối cùng case đấy là ung thư mọi người ạ.Hic, và buồn nữa là do trong chương trình bọn em không có bệnh đấy nên chả giải thích được gì cả. Ah, cái xạm da là do lắng đọng sắc tố melani anh ạ, không biết em viết có đúng không.
Cô em bảo là không cần sinh thiết, chỉ cần chọc hút dịch cổ chướng, nếu thấy có dạng màu vàng chanh là không ngụy hiểm, còn nếu có màu nhờ nhờ của máu không đông, người ta sẽ làm một phản ứng, mà em lại quên mất tên rồi, là ok ngay. Sorry mọi người vì hôm qua em vừa phải học 150 tên latin cây thuốc nên chả nhớ ra mấy cái tên tiếng Anh là gì
 
Hơ, case nào là ung thư cơ hả anh Nam :-?? Anh Nam nói cụ thể lại đi :D Dù sao thì cũng mất có vài phút post bài thôi, hi hi :D Em tò mò quá (mặc dù chả hiểu gì :p)

Chúc anh học được hết tên 150 cây thuốc bằng tiếng Latin. Em đang chuẩn bị tinh thần kì 2 cho 150 con Vi sinh vật :p Vibrio cholerae, E. coli, S. aureus, H. influenze, H. pylori :x :x :x ôi những cái tên đáng yêu làm sao =)) =))
 
thì cái ca xơ gan do nghiện rượu:-? (mà hình như cả 2 ca đều thế:p)
Ung thư chỉ có thể là thể loại này thôi: "carcinoma hepatocelular". Nó là một trong những biến chứng to uỳnh của cirrhosis. 90% Carcinoma hepatocelular là từ cirrhosis mà ra:(
còn nếu có màu nhờ nhờ của máu không đông, người ta sẽ làm một phản ứng, mà em lại quên mất tên rồi, là ok ngay
ok ngay cho cái gì ? cho cái khẳng định là cirrhosis hay là cho cái khẳng định về có vấn đề đông tụ máu. Nếu mà là cho vấn đề đông tụ máu thì người ta chắc làm "Quick test" phải kô ?
+1 cho Long. Nam giải thích rõ một chút xem nào:p
:-? Còn thì cái khoản lắng đọng melanin mình cũng chưa hiểu rõ lắm mối liên hệ với bệnh gan:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi hi, sao lại viết ngược thế anh Khánh? Anh phải viết là Hepatocellular carcinoma chứ :D Nếu mà chẩn đoán HCC thì chắc là phải tìm dấu ấn ung thư :-??

Còn cái xạm da, em không hiểu :p Mà em cũng không tìm được cái từ đấy trong tiếng Anh :D để tra trên wikipedia. Lắng đọng melanin à :-?? Vì sao mà nó lắng đọng chứ? Melanin là do tế bào hắc tố (melanocyte) ở da tạo ra cơ mà :-??
 
Hepatocellular carcinoma:)| Trình độ tiếng anh còn nhiều hạn chế=:)

Nếu mà chuẩn đoán ung thư thì Echo cho thấy dấu hiệu nơi giảm âm và nơi tăng âm là một bằng chứng nặng kí rồi:-? (đang học item này:()

Anh nghĩ cái giải thích lắng đọng melanin trong trường hợp này là kô hợp lí:( Anh cũng như Long chả hiểu nó liên quan gì đến cái bệnh gan cả=:)
Anh cũng có search một chút trên web thì thấy cách giải thích cho việc sạm da ở đây là do gan là nơi tập trung Fe của cơ thể (một trong những nơi:p). Vì thế nếu bệnh gan, nó được giải phóng ra làm tăng lượng Fe máu gây ra sạm da:-? anh thì thấy nó hợp lí hơn*-:) Ngoài ra còn một số nguyên nhân bổ sung như sau:
+rượu do người bệnh uống có chứa một lượng Fe kha khá
+khi bệnh về Gan, Transferrine (đảm nhiệm vận chuyển Fe trong cơ thể) kô được sản xuất, làm cho Fe tự do cứ thế đi vào máu.
+hemolytic anemia:p giải phóng một lượng Fe kô nhỏ
+nối nhánh cửa-chủ dẫn đến Fe đi qua gan mà kô bị giữ lại cứ thế đi vào hệ tĩnh mạch chủ
Đã cố gắng tìm mối liên hệ giữa melanin và Fe nhưng kô tìm ra.
Sạm da tiếng anh là "melanoderma" Long thử search xem có tìm ra được mối liên hệ nào kô :D

Truyện ngoài lề, ở Nhật mình rất ngạc nhiên khi người ta có thói quen hỏi nhóm máu cứ như là mình hỏi "cung" của người khác í:D Hỏi ra mới thấy là vì có một tín ngưỡng ở Nhật thế này:
http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_blood_type_theory_of_personality

Ps: Long học xong mấy con "côn trùng":p thì cố mà quên nó đi vì nếu kô sẽ kô dám ăn cái gì luôn:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
rượu do người bệnh uống có chứa một lượng Fe kha khá
Quote hộ em cái nguồn :-??

Sao wikipedia ko có thông tin j về triệu chứng này :-?? Có khi em về hỏi Y trên cho nhanh :p

Long học xong mấy con "côn trùng" thì cố mà quên nó đi vì nếu kô sẽ kô dám ăn cái gì luôn
Mấy con đấy hay mà, sao lại ko dám ăn cái gì. Bây giờ em đã biết là có thể bị nhiễm V. cholerae, E. coli, H. pylori, Salmonella =)) =)) =)) Mà đấy là "vi sinh vật", ko phải "côn trùng". À, Y3 có môn kí sinh trùng (Parasitology) hay phết. Có con Phthirius pubis. Lại còn con Plasmodium falciparum nữa :)) =))
 
:( Gọi là "côn trùng" là gọi đùa thôi:-? Kô buồn cười hả:((
Nguồn bằng tiếng pháp:p
http://hemochromatose.fr/extraits_bulletins/surcharges_en_fer_acquises.htm (một trong những nguồn thôi vì anh tìm ở nhiều nguồn quá nên lúc đầu kô tiện post lên).
1) le vin rouge et plusieurs autres boissons alcoolisées prises en excès contiennent du fer ;
Ở ngay đầu dòng những dòng đầu tiên đó:D
Ý anh bảo là khi em học xong, em nhìn cái gì cũng có thể có bệnh, nhìn đâu cũng thấy vòng đời này nọ. Một ông giáo sư bệnh truyền nhiễm mà anh biết, hiểu biết đến độ sợ kô dám mua đồ ăn ngoài, toàn tự trồng trọt trong cái vườn của ông để ăn:(
Cái wikipedia thì hình như họ dựa chủ yếu vào nguồn thông tin của người tham gia, thực sự có rất nhiều thứ nhưng kô phải cái gì cũng có, theo mình hiểu thì là vậy:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trích từ báo Tuổi Trẻ Online, 11/27/2007
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=231382&ChannelID=3
-----------------------
Thứ Tư, 28/11/2007, 07:39 (GMT+7)

Bác sĩ nhi hại bệnh nhi!


Đông đảo phụ huynh đưa con đến phòng mạch bác sĩ Dũng - Phượng để mua thuốc "tăng trọng"

TT - Sáng thứ bảy hằng tuần, hàng trăm phụ huynh từ nhiều tỉnh, thành đưa con đến một phòng khám ở Q.10, TP.HCM. Theo lời đồn, đây là phòng khám của một bác sĩ chuyên khoa tại một bệnh viện lớn với chuyên môn trị biếng ăn, tăng cân cấp tốc.

9g sáng thứ bảy 24-11, chúng tôi đến phòng khám tư nhân ở địa chỉ 27, khu 285 đường Cách Mạng Tháng Tám, P.12, Q.10, TP.HCM. Bên ngoài, phòng khám treo một bảng to với dòng chữ: "Bác sĩ Dũng và bác sĩ Phượng, chuyên khoa nhi Bệnh viện Nhi Đồng 1". Trước phòng khám, mấy chục chiếc xe máy và xe hơi mang biển số Vũng Tàu, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu... đậu tràn dưới lòng đường. Đông đảo phụ huynh bế con, ngồi chờ ở quán nước bên cạnh.

Hai tuần tăng 2,5kg!

Vừa bước ra từ phòng khám, một phụ huynh đã mở một gói thuốc bột trăng trắng trút vào miệng con mình. Khi chúng tôi hỏi có biết đang cho con uống thuốc hiệu gì thì chị lắc đầu. Chị chỉ biết đó là thuốc bác sĩ vừa bán để giúp con chị ăn nhiều và tăng cân. "Thuốc hay lắm. Con tôi 4 tuổi mà chỉ nặng 12kg, bác sĩ này mới cho thuốc uống hai tuần đã tăng được 2,5kg. Cho nên từ An Giang tôi cũng ráng đưa con đi mua thêm thuốc" - người phụ nữ hớn hở khoe.

Bé Chí Khang, 6 tuổi, có đôi má phính, cũng được mẹ đưa đi mua thuốc đến lần thứ bảy. Mẹ bé cho biết gia đình chị cũng ở tận An Giang, mỗi lần đi kể cả tiền thuốc và chi phí xe cộ, ăn uống mất khoảng 1 triệu đồng. Sau sáu lần đi khám và uống thuốc, bé Khang đã tăng 3kg.

Mẹ bé Như Quỳnh, 5 tuổi, nghe người quen giới thiệu phòng khám này của một bác sĩ trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trị bệnh trẻ con rất hay, từ thị xã Tây Ninh chị đã lặn lội đưa con đến để trị lệch vách ngăn mũi. Chị chỉ có ý định chữa mũi cho con, tuy nhiên bác sĩ lại khuyên chị nên cho con uống thuốc "tăng trọng" để bé có sức khỏe chuẩn bị cho ca mổ vách ngăn mũi. Sau lần đầu uống thuốc, bé ăn ngủ nhiều một cách bất thường. Tuy nhiên khi uống hết thuốc, bé Quỳnh cũng ngưng ăn, da sạm lại.

Sau nhiều lần đến phòng khám, chúng tôi ghi nhận đa số phụ huynh đến từ các tỉnh lân cận: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu... Đa số trẻ được bố mẹ đưa đến phòng khám là trẻ gầy ốm, từ 1-5 tuổi. Một số trẻ chỉ mới vài tháng tuổi. Phòng khám hoạt động từ 17-20g mỗi ngày. Riêng sáng thứ bảy là thời điểm đông bệnh nhi đến từ nhiều tỉnh nhất. Nhiều phụ huynh cho biết con họ không bị bệnh gì, nhưng vì muốn con mập mạp hơn nên đến đây mua thuốc cho trẻ uống.

Sau khi cho con cân xong, phụ huynh lấy sổ khám bệnh, số thứ tự và chờ vào phòng của bác sĩ trên lầu một. Phòng khám của bác sĩ có bốn người: một phụ nữ mặc áo blouse trắng, một người đàn ông, hai cô gái. Quanh đó là mấy chục phụ huynh, đa số khám và mua thuốc tăng cân đang chen chúc chờ. Với trẻ nào cũng vậy, người phụ nữ mặc blouse trắng là bác sĩ Mỹ Phượng áp ống nghe, soi đèn pin vào họng rồi viết chi chít vào toa. Dù đã cố gắng hết sức nhưng chúng tôi cũng không thể đọc được toa thuốc đó ghi những gì.

Ghi xong, người phụ nữ đẩy toa sang người đàn ông - bác sĩ Hồng Dũng - đứng cạnh. Bác sĩ Dũng thoăn thoắt chia thuốc ra từng ô trên khay nhỏ xếp chồng lên nhau. Sau đó, bác sĩ Dũng bắt đầu nghiền thuốc, đổ các phần thuốc vào bịch nilông nhỏ xíu và đẩy về phía hai phụ nữ đứng bên cạnh. Hai phụ nữ có nhiệm vụ phát thuốc và thu tiền. Thường mỗi phụ huynh phải trả 240.000 đồng cho một tuần thuốc như thế.

Từ phòng bác sĩ bước ra, hầu hết phụ huynh đều cầm trên tay một túi thuốc dạng bột. Mỗi túi gồm có 21 gói thuốc đủ các màu xanh, trắng, hồng, cam, vàng được nghiền nát, uống trong một tuần. Ngoài mấy chữ "sáng, trưa, tối" được in trên bịch nilông, không có chữ gì thêm ở túi thuốc. Không phụ huynh nào nhận được toa thuốc cũng như bất cứ giấy tờ khác. Tất cả phụ huynh đều lắc đầu không biết con mình đang uống loại thuốc gì, công dụng ra sao, nhãn mác thế nào.

Chúng tôi đã đem hai mẫu thuốc do phòng mạch này bán cho gia đình hai bệnh nhi đến Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm của trung tâm cho thấy: trong cả hai mẫu thuốc này đều có chứa dexamethasone.

Dexamethasone thực chất là thuốc corticoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Corticoid được dùng để điều trị một số bệnh lý như dị ứng (mề đay, phù do dị ứng), ngoài da (chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng), hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, khớp, thận, tiêu hóa, bệnh lý mắt, ung thư...

Do thuốc có nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể nên việc sử dụng thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tăng cân cũng là tác dụng phụ thường gặp do thuốc gây giữ muối, giữ nước làm cơ thể bệnh nhân mập ra, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, có khi nứt da bụng; tăng huyết áp; đái tháo đường; loét dạ dày tá tràng; làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng; làm trẻ chậm phát triển chiều cao...

----

Mọi người đọc cái bài này đi này. Ai học Dược Lý rồi kể hộ em các tác dụng phụ của họ Corticoide cái nhỉ :D
 
Vì đồng tiền mà như thế liệu có xứng đáng với cái chức danh "bác sĩ" hay kô:((

"Tôi thề suốt cuộc đời sẽ hành nghề trong sự trong trắng và thuần khiết" (Lời thề Hippocrate)

Ps: @Long, Dexamethasone là một loại molecule có tác dụng như Cortisone (glucocorticoide của tuyến thượng thận), tác dụng mạnh gấp 40 lần Cortisol do cơ thể người tiết ra.
http://en.wikipedia.org/wiki/Dexamethasone

Nói chung về corticotherapy thì nó dùng được dùng nhiều nhất để ức chế hệ miễn dịch, dùng trong huyết học rất nhiều đặc biệt khi mà bệnh nhân bị những bệnh có một clone tế bào miễn dịch phát triển kô thể kiểm soát được, hay trong trường hợp autoimmun khi mà hệ miễn dịch quay ra tấn công các tế bào của cơ thể... Vì thế cái ông ở trên là cực kì dã man khi cho một đứa bé trước khi vào mổ cortisone, nó làm cho nguy cơ bị nhiễm khuẩn lên cực kì cao:
Mẹ bé Như Quỳnh, 5 tuổi, nghe người quen giới thiệu phòng khám này của một bác sĩ trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trị bệnh trẻ con rất hay, từ thị xã Tây Ninh chị đã lặn lội đưa con đến để trị lệch vách ngăn mũi. Chị chỉ có ý định chữa mũi cho con, tuy nhiên bác sĩ lại khuyên chị nên cho con uống thuốc "tăng trọng" để bé có sức khỏe chuẩn bị cho ca mổ vách ngăn mũi.
Thứ nữa là bên ngoài thì tăng trọng, nhưng thực sự bên trong, cortisol nó có tác dụng ức chế tăng trưởng xương. Vì thế đúng là dã man khi đưa cho trẻ con uống cái đó ngày 3 lần:((
Các tác dụng phụ của Dexamethasone đã nói khá đầy đủ trong bài báo. Về cơ chế thế nào thì chắc để Nam ở Dược nói thì ok hơn:p
Trong đó một tác dụng phụ thực ra kô phải thuộc về Cortisone mà chính ra là của andosterone (mineralocorticoide)
Tăng cân cũng là tác dụng phụ thường gặp do thuốc gây giữ muối, giữ nước làm cơ thể bệnh nhân mập ra,
nhưng mà với một lượng lớn dexamethasone trong cơ thể như thế thì nó có hiệu ứng tác dụng lên các receptor của andosterone luôn do cortisone và andosterone có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc (hình như cái quá trình sản xuất những bước đầu tiên của các hoocmon steroide là giống nhau nếu anh nhớ kô nhầm)
Trong đó cũng có một dấu hiệu cực kì đặc trưng của hypercorticism đấy là "khuôn mặt Cushing" hay còn gọi là "khuôn mặt vầng trăng"
Bé Chí Khang, 6 tuổi, có đôi má phính,
Nói tóm lại là dã man:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi hi, đứa bạn em đưa cái mẩu này lên forum dhyhn, nhưng mà chả thấy ai reply, em đành post lên đây nhờ anh Khánh vậy :p

cytoponction mammaire echo-guidees:

sein droite :
renseignement clinique :
echographie: formation hypoechogene sur le rayon de 10h 30 a 7cm du mamelon (17 mm)

Des ponctions pluridirectionnelles ( Dr ALEPEE) ont ete realisee suos reperage echographie ( Dr JOUSSIER)
Les etalement obtenus ont ete examines apres coloration par M.G.G

Ils comportent de nombreuse celles glandulaires, le plus souvent agencee en larges placards
monocouches d'aspect cohesif et contours reguliers. Ces cellules sont de morphologie normal.
On observe la presence de nombreux nus et de touffes conjonctives.

CONCLUSION:
Signes cytologiques de lesion mammaire benigne dont l'aspect est en faveur d'un fibroadenome

Absence de signe cytologique de malignite

Em ngu tiếng Pháp, chả hiểu mô tê gì hết. Anh dịch xong trả lời xem đấy là cái gì :D Thank anh :D
 
Có một số lỗi sai về chính tả, nhưng kô sao.
Có một số từ anh kô rõ lắm về tương đương tiếng việt, dịch sẽ để trong ngoặc kép.

Cytoponction(chọc hút tế bào) vú dưới sự kiểm soát của siêu âm.
Hồi anh đi thực tập thì hình như phương pháp này nó là: có 2 bác sĩ, một người làm siêu âm, một người điều chỉnh kim chọc hút.Một lần chọc hút lại một lần chụp siêu âm để xem đã chọc hút đúng chỗ chưa và đã chọc hút cho hết chưa. Vì mục tiêu của phương pháp là lấy mẫu vật cho "giải phẫu bệnh học" và "nếu u lành tính thì lấy cho hết càng tốt".

Vú phải:
Thông tin lâm sàng:
Siêu âm: cấu trúc giảm âm......trên đường kính 10h30 cách núm vú 7cm(17mm)
Chọc hút theo nhiều hướng bởi bác sĩ...dưới kiểm tra siêu âm bởi bác sĩ...
Mẫu vật sau đó được kiểm tra dưới nhuộm màu Giemsa.
Mẫu vật chứa nhiều tế bào tuyến, thường xuyên được sắp xếp thành những placard(mảng lớn) một tầng dính liền nhau với bờ đều đặn, cân đối.Các tế bào hình dạng bình thường.
Nhìn thấy nhiều nus(???từ này hình như viết sai chính tả) và cụm mô liên kết

Kết luận:
Dấu hiệu tế bào học cho thấy "sự lành tính+++" và có thể+++ hướng về một fibroadenoma=u xơ tuyến.
Kô có "dấu hiệu ác tính".


Câu trả lời nó là cái gì thì đã có trên đó: fibroadenoma=u xơ tuyến lành tính.
Tại sao lành tính ?
1.Các tế bào tuyến vú hình dạng bình thường
2.Bờ của cấu trúc đều đặn cân đối+++++++++++
Tại sao u xơ tuyến ?
1.Giải phẫu bệnh học cho thấy các cụm mô liên kết(u xơ)
2.Siêu âm cho thấy cấu trúc giảm âm+++


Một chút để Long hiểu về dấu hiệu lành tính và ác tính khi chuẩn đoán ung thu vú: được sử dụng hiện nay nhiều nhất là "xếp loại ACR" của Mĩ, theo xếp loại đó, cấu trúc bệnh tìm được trong chuẩn đoán hình ảnh mà rơi vào bậc cao, khả năng ác tính (ung thư-di căn) càng lớn. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để biết ác tính hay lành tính là phải nhìn vào cái bờ của cấu trúc trên radio. Nếu bờ đó mà đều đặn thì rất nhiều khả năng lành tính, nếu bờ nham nhở, thò ra thụt vào thì ác tính rất dễ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên