Materazzi và những cú đấm ở Inter
Từ “Marco lập dị” đến “Tyson Materazzi”
Sigmund Freud, tác giả cuốn Phân tâm học, có thể chẳng hiểu và phân tích nổi những gì đã xảy ra trong óc một cầu thủ như Marco “Bad Boy” Materazzi. “Thằng ấy có nhọt trong đầu”, hai năm trước Conte (Juve) đã nói thế sau một lần va chạm với Materazzi. Cirillo, người bị anh đấm vều môi sau trận gặp Siena kể: “Trên sân bóng, anh ta chỉ vào tôi và la lên với Kily Gonzalez: “Đấm chết thằng khùng ấy đi”.
Trên sân cỏ, thành tích của Materazzi (30 thẻ vàng, 3 thẻ đỏ trong 116 trận ở Serie A) còn kém xa Davids (48 vàng, 4 đỏ trong 178 trận), Gattuso (40 vàng, 3 đỏ trong 153 trận) và Di Biagio (97 vàng, 8 đỏ trong 335 trận), còn Cirillo, cựu cầu thủ Inter, nổi tiếng là một người hòa nhã (mới bị 5 thẻ vàng trong sự nghiệp cho tới nay), nhưng những “cơn điên” của Materazzi thường rơi đúng vào những thời đếm hết sức nhạy cảm. 05/2000, Materazzi và Perugia đã tước danh hiệu VĐ tưởng đã nằm chắc trong tay Juve để trao cho Lazio. Materazzi, một CĐV ruột của Lazio từ bé, đã hét lên như một thằng điên khiến các CĐV Juve hết sức tức giận. 05/2002, Inter và Materazzi mất chức VĐ vào tay Juve ở vòng cuối cùng. Đội đã quyết định số phận Inter hôm ấy không phải ai khác ngoài Lazio. Trên khán đài sân Olimpico, một băng rôn lớn được căng lên: “Materazzi, bây giờ mày đã sướng chưa?”.
Người ta nhớ đến Materazzi như một trong những Azzurri đã có mặt ở World Cup 2002, hay là trung vệ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử một mùa giải (12 bàn, mùa 2000-2001 với Perugia). Nhiều cầu thủ đã từng đối đầu Materazzi trong các trận đấu với Inter đều khó quên được: Inzaghi dính một cú đá vào mặt tháng 08/2003, một cú thúc vào ngực Shevchenko và sau đó là một cú đá sát mặt tiền đạo người Ukraina tháng 04/2003. Tháng 05/2003, Rui Costa tố cáo Materazzi định đánh anh trong trận derby ở Champlons League. Milan phản đối Materazzi trên trang web của họ. Phản hồi của Materazzi: “Trận đấu sẽ không kết thúc ở đó, sẽ còn những cuộc đối đầu khác. Rồi sẽ biết Materazzi là ai. Sẽ đến lúc chúng ta ăn đủ với nhau!”. Những gì xảy ra với Materazzi thật khác hẳn với con người ngoài đời của anh: lịch lãm, tự chủ, yêu vợ và hai đứa con trai. Bạn bè gọi anh là “Matrix” (Ma trận) vì anh là con người quá phức tạp. Anh cao đến 1m93, nặng 92kg, rất thích bóng rổ và luôn dành hết thời gian cho gia đình. Nhưng đến đâu anh cung bị các CĐV la ó, huýt sáo và thù ghét vì lối chơi rắn quá mức.Anh từng triết lý: “Tôi không phải là một đấu sĩ. Trên sân cỏ, tôi có thể cứng rắn, nhưng không baogiờchơi quá bẩn thỉu. Tôi chiến đấu trong bóng đá chứ không nhảy những điệu cổ điển trên sân”. Cú đấm vào mặt Cirillo hôm Chủ nhật đã biến tất cả những lời nói của Materazzi trở thành lố bịch.
Một Inter giá băng
Những gì xảy ra với Matemzzi chỉ là một phần nổi của những gì đang diễn ra trong nội bộ Inter. TạI sao lại có quá nhiều vấn đề về kỷ luật gắn với Inter trong thời gian rất ngắn, chỉ vài tháng: Kallon dính doping, Almeyda bị đuổi khỏi sân trong trận đầu cuối cùng của năm 2003. Số lỗi nặng tăng vọt (Almeyda bị treo giò 3 trận, Emre 2 vì những cú vào bóng cực kỳ thô bạo). Tháng 01/2004, vụ Vieri bùng nổ và đầu tháng 2, những cú đấm của Materazzi? Sau thấtt bại ở mùa bóng trước Inter không còn giữ được sự đoàn kết như vốn có. Ronaldo khi rời Inter sang Real đã nói bóng gió đến một âm mưu nhằm gạt bỏ anh bởi “những người Argentina”.
Kể từ khi Cuper đến Inter, đội bóng này đã chia làm 2 phe rõ rệt: phe Argentina với Almeyda, Crespo, Guly, Vivas, J.Zanetti và cả Cuper, phe thứ 2 gồm những người còn lại mà cầm đầu là thủ môn Toldo và Vìeri. Sự tức giận đã bùng phát khi những cầu thủ đồng hương vớI Cuper sa sút phong độ nhưng vẫn có vị trí chính thức. Sai lầm của những chuyên viên chuyển nhượng càng làm cho vấn đề thêm rắc rối. Phe Toldo và Vieri không muốn tăng cường những “tủ lạnh” như Batistuta, cũng như không muốn Ronaldo ra đi, tức giận khi những người đồng hương của họ dần biến mất trong độI hình chính thức và cáu tiết vì Cuper quá lạnh lẽo, cứng nhắc trong chiến thuật.
Tháng 06/2003, khi Inter chuẩn bị bước vào mùa bóng thứ3 với Cuper, Toldo nói bóng gió rằng đã đến lúc Inter phảI do người Italia làm chủ (giống hệt những gì Zenga đã nói cách đây 10 năm, khi Inter sạch bóng những cầu thủ người Đức). Ảnh hưởng của Toldo rất lớn và việc thất sủng của hầu hết những cầu thủ Argentina (họ dần dần bị đẩy đi, trừ đội trưởng J.Zanetti, không thể đụng tới, biết mọi chuyện nhưng không thể là gì nổi) là tránh khỏi. Cuper bị cô lập, Crespo hậm hực sang Chelsea và Guly, bị bật sang Bologna đã nói vọng về: “Rồi tôi sẽ nói hết”. Sau 6 vòng đấu Cuper bị sa thải vì trận hòa ở Brescia. Câu hỏi đầu tiên của các phóng viên Italia đặt ra với ông là: “Ông cảm thấy đội bóng thi đấu bình thường không? Liệu có cầu thủ nào đó trong đội đã chống lại ông và thúc giục các đồng đội làm điều tương tự?”. Cuper đã không muốn trả lời.
Zac đến, tất cả thay đổi ngay tức khắc cũng với những con người đó! Inter bắt đầu thắng. Nhưng mọi chuyện đảo ngược khi Inter tại thua. Materazzi hậm hực vì không thể trở thành một thủ lĩnh. Almeyda cảm thấy mình sắp bị đẩy đi (khi không còn sự che chở của Cuper, anh đã tuyên bố giải nghệ cuố mùa này), Vieri không còn cảm thấy là người không thể thiếu được của CLB nữa khi người ta cứ nói mãi về Adriano. Trong nhiều năm, Interđã là một tập hợp của quá nhiều cá tính phức tạp như thế, nhưng họ không biết cách giải tỏa bởi chính BLĐ Inter cũng quá chia rẽ. Sự ra đi của Moratti cho thấy ông không thể kiểm soát nổi tình hình trong thời điểm TGĐ Oriali lộng quyền, o bế những cầu thủ con cưng gốc Italia (Toldo, Cannavaro, Materazzi, C.Zanetti và Vieri) trong khi buông lỏng kỷ luật cho những ngôi sao.
Mùa bóng sóng gió của Inter đã âm ỷ từ 2 năm nay. Sau cơn giận của Materazzi sẽ đến ai? Cũng không quên nhắc lại rằng, Italia chỉ đứng thứ 31/52 trong bảng xếp hạng Fair-Play của các giải đấu VĐ châu Âu (sau cả Phần Lan, Serbia và Hungary).
Anh Ngọc – TTVH