Student Camp in Korea

thấy một số bạn bảo không nhận được thư nên tớ copy lên đây!!!

News
(For more information please search the Website: http://www.acgs.or.kr)


- Week 4 assignment is a writing a research paper
Topic : Education for the Gifted in Science in your nation
Volume : 1~2 pages
Due date : July 12, 2010



- OFFICIAL SCHEDULE AND ACTIVITIES FOR US (STUDENTS):

● Topics for our presentation about
1. The special education programs for the gifted in science in each country
2. The unique teacher training programs and student camp in each country
3. The policy for the gifted in science in each country
(WE WILLPREPARE IT PRIOR TO OUR TRIP ---> DETAILED ALLOTMENT FOR EACH MEMBER WILL BE AVAILABLE SOON, MAYBE AFTER MEETING ON 13th)

● Agendas
1. Briefing the result of the 1st ASEAN+3 Teachers’ training and Students’ camp for the Gifted in Science
2. Reporting the preparation of the 2nd ASEAN+3 Students’ Camp & Teachers’ Training for the Gifted in Science
3. Introducing the Asia-Africa Junior Odyssey

----------

Lâm ơi cậu có nick Yahoo không vậy?:)

link này có virus hay sao ý
 
@ thành: link đó anh vẫn vào bình thường mà em, cũng chẳng thấy máy nó báo virus :|
@ Trang: đáng lẽ ra cậu không nên tàn nhẫn xóa sách mọi thông tin của Minh như thế...Nhiều bạn chưa có cơ hội xem ( Minh ơi tớ không gây chiến gì đâu nhé :D)
@ mọi người: A. những ai chưa biết việc liên lạc ở đó như thế nào thì tớ mới tìm được 2+1 cách:
1. Dùng thẻ IFONE của VNPT. Thẻ này chỉ sử dụng được bằng cách gọi từ Việt Nam sang đó. Thao tác rất đơn giản. Mua thẻ ---> gọi điện tới tổng đài chở họ gọi lại (lắp đặt) ---> bắt đầu gọi. Được cái giá rẻ, chỉ 450d một phút. Thông tin bổ sung có thể tìm thêm ở đây: https://ifone.vnn.vn/index.php :D
2. Dùng thẻ vtsfone của VTC. Dùng dịch vụ này thì gọi theo cả hai hướng đều được. Lưu ý là cái này thì phải đăng kí trên website của nó. Tuy vậy, thao tác cũng đơn giản và theo như tớ hỏi thì máy tính không cần thiết bị hay phần mềm đặc biệt. Giá thì cao hơn, khoảng 1800d - 2700d. Mọi người có thể tìm thêm info tại: http://www.vtsfone.vn/ :)
3. Dùng Email =)).
B. Nhớ sáng t5 7h30 đoàn ta họp nhá. Đừng có mải buôn dưa lê trên lớp đấy :-"

Good luck,

PS: hic giờ nghĩ lại không hiểu tại sao trước đây mình lại đi mua cái thẻ điện thoại quốc tế bên Nhật, 100000 mà gọi được có 5 phút :(, gọi về nhà mà cứ như hỏi tin chạy giặc =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thẻ vtc đắt rồi,mà xài skype là free tốt nhất :))
cơ mà buôn gì trên lớp???
 
thật :-" nó cho quả bom nguyên tử thì =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(vô) hữu cơ (In)Organic
bay hơi Evaporation
cấu trúc hóa học Chemical structure
chất Substance
chất chỉ thị Indicator
Chỉ thị vạn năng Universal indicator
công thức hoá học Formula
dẫn xuất Derivative
danh pháp Nomenclature
điện li Dissociation
điều kiện chuẩn Standard condition
đồng đẳng homologous
đồng phân Isomers
đồng vị Isotope
dung dịch Solution
dung dịch đệm Buffer solution
hằng số cân bằng K Equilibrium constant
hấp phụ Adsorption
hạt nhân Nuclear
hỗn hợp Mixture
hợp chất Compound
ion (muối) phức Complex ion (salt)
kết tủa Precipitation
liên kết Bond
liên kết cộng hóa trị Covalent bond
liên kết cộng hóa trị (k)phân cực (Non-)polar covalent bond
liên kết ion Ionic bond
nguyên tử Atom
phân hủy Decompose
phân tử Molecular
phản ứng React
phản ứng (không) thuận nghịch (Non-)reversible reaction
phản ứng cháy Combustion
phương trình hóa học Chemical equation
thế Substitution
thế oxi hóa khử Reduction potential, redox potential,
oxidation/reduction potential or ORP
thế oxi hóa khử chuẩn Standard reduction potential (E0)
tính chất hóa học Chemical properties
tổng hợp Synthesis
trao đổi Metathesis
trung hòa Neutral
xúc tác Catalyst
Cau tao,thanh phan Composition
Khoi luong Mass
Bieu do Diagram
Dai so Algebra
Hinh hoc Geometry
Hieu suat Yield
Chat ran Solid matter
Chat long Liquid matter
Chat khi Gaseous matter
Nguyen to Element
Su hinh thanh Formation
Cau truc phan tu Molecular Architecture
Quy dao Orbit
Thuyet dong hoc phan tu Kinetic-Molecular theory
Hinh Dang Configuration
Bang tuan hoan hoa hoc Periodic Table
Luong Quantum
Ion hoa Ionization
Moi quan he Affinity
Su anh huong jua cac phan tu Molecular Polarity




Đó là một số vocab liên quan đến Hóa màh t đã tìm hiểu=.=' nếu có j` sai sót thì cứ góp ý nhé:D có bổ sung thêm j` càng tốt:X tạm thời là tney thui:D Mong nó có thể jup các bạn tham khảo ^^ post hơi muộn=.=' thôg cảm nhé:D
@Hoàng: c mah đọc đc profile của Minh là t bị kill đó=)) hix... c tim hiểu về shopping ở đó chưa? :-? nghe nói có nhg khu chợ rẻ fet, mua đc quà lưu niệm về n ý:D ... nhg ở Basan thì t k biết:-?
 
uhm, mọi người ngừng làm mấy cái topic kia nha.
Tớ vừa kiểm tra lại thì thấy cái topic đấy là của CONSULTATIVE MEETING. Ban đầu tớ tưởng chúng ta cũng phải làm cái đó, lúc gửi thư hỏi thì họ không trả lời lại. Nhưng chắc giờ không phải bởi lịch bọn này khác mình.
Sorry for the inconvenience...
 
Các bạn nên chuẩn bị thêm Giấy vệ sinh để đề phòng đi đại ko có giấy =)) =)) vì đó là vệ sinh chung của ký túc =]]
 
đấy ko phải là topic của mình à ? thế thì sang bên kia mệt rồi đây #:-s
 
hix.... mang mấy đồ dùng cá nhân đy.. VD như bàn chải đánh răng, thuộc đánh răng:)), alarm, khan rua mat, ổ điện, shampoo, sữa tắm, urgo:))... tuỳ....
 
Mang cả "áo mưa" đi nữa nhé các bạn trẻ ;)) vì 1 cuộc sống an toàn =))

----------

thế rốt cuộc chủ đề để làm bài viết là gì??? sắp đi rồi này ~x(
 
quên quên quên, có đồng chí nào trong đoàn xoay xở kiếm được cái máy ghi âm ko ? để đề phòng mình nghe ko thủng.
 
Đóng trộm ban đêm mà làm =))
Ừ nhỉ bạn này ý kiến tốt đó,sắp đi rồi mà tôi chưa chuẩn bị tí gì
 
@Lâm: trong cell phone or mp3 của t đều có màh^^ cái đó k khó lắm:D

----------

màh hay mọi ng` mua thêm quyển một số câu nói tiếng Hàn đi nhé ^^ có j` còn chống đỡ=))
 
ở đây có đính kèm tệp tin được ko ý nhẩy ?

----------

thôi, chắc chẳng cần
đây là một cái list từ của Hóa mình kiếm được trên mạng, share để góp vui cho phong trào học vocab của ae
down ở đây nhá:
http://www.mediafire.com/?3yj6qk9b885lqvn
hơi dài, phù, ae chọn từ để học nhé :-<
 
@Trang: Thế thì họ làm máy ghi âm làm gì,tích hợp trong máy di động cho xong,muốn nghe rõ và thu đc. tiếng từ xa và có lọc tiếng phải xài ghi âm bạn ạ,ngồi hội thảo thì lấy đâu ra gần,dí vào mồm nó ghi à =))
@all:làm cái từ mới Lý đi :((
 
Theo tớ thì đây là một số từ vựng môn Vật Lí thông dụng nhất, học đủ là nghe giảng ổn rồi :D

Thuật ngữ môn Vật lý

1. Bảo toàn năng lượng (Conservation of energy): Định luật khẳng định rằng năng lượng (có thể tính tương đương qua khối lượng) không sinh không diệt.

2. Bức xạ viba phông hay nền (Microwave background radiation): Bức xạ từ lúc vũ trụ còn nóng, hiện nay dịch về phía đỏ nhiều đến mức không còn là ánh sáng nữa mà là dưới dạng viba (tức sóng radio với bước sóng khoảng vài cm).

3. Bước sóng (Wave length): Khoảng cách giữa hai đỉnh hoặc hai hõm sóng kề nhau.

4. Chân trời sự cố (Event horizon): Biên của lỗ đen.


5. Chiều của không gian (Spatial dimension): một trong ba chiều của không gian, các chiều này đồng dạng không gian khác với chiều thời gian.

6. Chuyển dịch đỏ (Red shift): Sự chuyển dịch về phía đỏ của ánh sáng phát ra từ một sao đang chuyển động xa dần bởi hiệu ứng Doppler.

7. Cơ học lượng tử (Quantum Mechanics): Lý thuyết phát triển từ nguyên lý lượng tử của Planck và nguyên lý bất định của Heisenberg.

8. Điện tích (Electric charge): Một tính chất của hạt đẩy (hoặc hút) một hạt khác có cùng (hoặc khác) dấu điện tích.

9. Điều kiện không có biên (No boundary condition): Ý tưởng cho rằng vũ trụ là hữu hạn song không có biên (trong thời gian ảo).

10. Định lý kỳ dị (Singulaitry theorem): Một định lý chứng minh rằng dưới những điều kiện nào đó kỳ dị phải tồn tại và nói riêng vũ trụ phải xuất phát từ một kỳ dị.

11. Đường trắc địa (Geodesic): Đường ngắn nhất (hoặc dài nhất) giữa hai điểm.

12. Electron (Electron): Hạt mang điện tích âm quay chung quanh hạt nhân nguyên tử.

13. Gia tốc (Acceleration): Tốc độ thay đổi của vận tốc.

14. Giây ánh sáng (năm ánh sáng) (Light second (light year): Khoảng cách ánh sáng đi trong một giây (một năm).

15. Giới hạn Chandrasekhar (Chandrasekhar limit): Khối lượng tối đa khả dĩ cho một sao lạnh bền, lớn hơn khối lượng đó thì sao co lại thành lỗ đen.

16. Hạt ảo (Virtual particle): Trong cơ học lượng tử, đó là một hạt ta không ghi nhận được trực tiếp nhưng sự tồn tại của nó gây ra những hệ quả đo được.

17. Hạt nhân (Nucleus): Hạch trung tâm của nguyên tử, gồm neutron và proton liên kết với nhau bởi tương tác mạnh.

18. Hằng số vũ trụ (Cosmological Constant): Một hằng số Einstein đưa vào lý thuyết để làm cho không - thời gian có thể giãn nở.

19. Khối lượng (Mass): Lượng vật chất trong một vật thể; quán tính đối với gia tốc.

20. Không - thời gian (Space - time): Một không gian bốn chiều, mỗi điểm tương ứng với một sự cố.

21. Không độ tuyệt đối (Absolute zero): Nhiệt độ thấp nhất, tại đó vật chất không còn nhiệt năng.

22. Kỳ dị (Singularity): Một điểm của không gian tại đó độ cong của không - thời gian trở nên vô cùng.

23. Kỳ dị trần trụi (Naked Singularyty): Một điểm kỳ dị của không - thời gian không bao quanh bởi lỗ đen.

24. Lỗ đen (Black hole): Vùng của không - thời gian từ đó không gì thoát ra khỏi được, kể cả ánh sáng vì hấp dẫn quá mạnh.

25. Lỗ đen nguyên thủy (Primordial hole): Lỗ đen sinh ra ở các giai đoạn sớm của vũ trụ.

26. Lực điện từ (Electromagnetic force): Lực tương tác giữa các hạt có điện tích, đây là loại lực mạnh thứ hai trong bốn loại lực tương tác.

27. Lực tương tác mạnh (Strong force): Lực tương tác mạnh nhất trong bốn loại lực tương tác, có bán kính tác dụng ngắn nhất. Lực này cầm giữ các hạt quark trong proton và neutron, và liên kết proton và neutron để làm thành hạt nhân.

28. Lực tương tác yếu (Weak force): Lực tương tác yếu thứ hai trong bốn loại tương tác cơ bản với bán kính tác dụng rất ngắn. Lực này tác dụng lên các hạt vật chất nhưng không tác dụng lên các hạt truyền tương tác.

29. Lượng tử (Quantum): Đơn vị không phân chia được trong bức xạ và hấp thụ của các sóng.

30. Máy gia tốc hạt (Particle Accelerator): Thiết bị sử dụng các nam châm điện, có khả năng làm chuyển động của các hạt có điện tích, do đó chúng thu được năng lượng lớn hơn.

31. Năng lượng thống nhất điện từ yếu (Electroweak unification energy): Năng lượng cỡ 100 GeV, cao hơn trị số đó thì không còn sự khác biệt giữa các tương tác điện từ và yếu.

32. Năng lượng thống nhất lớn (Grand unification energy): Năng lượng mà trên đó, tương tác điện từ, yếu và mạnh không còn khác biệt nhau.

33. Nguyên lý bất định (Uncertainty principle): Ta không bao giờ đo được chính xác cùng một lúc vận tốc và vị trí của hạt; càng biết chính xác đại lượng này thì càng biết ít chính xác về đại lượng kia.

34. Nguyên lý loại trừ (Exclusion principle): Hai hạt đồng nhất có spin bằng 1/2 không thể có cùng một vị trí và vận tốc (trong giới hạn xác định bởi nguyên lý bất định).

35. Nguyên lý lượng tử của Planck (Planck’s quantum principle): Ý tưởng cho rằng ánh sáng (hoặc bất kỳ một sóng cổ điển nào khác) có thể hấp thụ theo từng lượng nhỏ rời rạc, gọi là lượng tử, có năng lượng tỷ lệ với tần số.

36. Nguyên lý vị nhân (Anthropic principle): Ta thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được để mà quan sát nó.

37. Nguyên tử (Atom): Đơn vị cơ sở của vật chất, gồm hạt nhân (cấu thành bởi proton và neutron) có các electron chuyển động chung quanh.

38. Nhị nguyên sóng/hạt (Wave/particle duality): Một khái niệm trong cơ học lượng tử nói rằng không có sự khác biệt giữa sóng và hạt: một hạt đôi khi có dáng điệu của sóng và ngược lại.

39. Nón ánh sáng (Light cone): Một mặt trong không - thời gian giới hạn các hướng khả dĩ cho những tia ánh sáng đi qua một sự kiện.

40. Neutrino: Một hạt cơ bản rất nhẹ (rất có thể là không có khối lượng) chỉ tham gia vào các tương tác yếu và hấp dẫn.

41. Neutron: Một hạt không có điện tích, nhiều tính chất rất giống proton, chiếm xấp xỉ một nửa số trong các hạt cấu thành hạt nhân nguyên tử.

42. Pha (Phase): Đối với sóng, vị trí của nó trong chu kỳ tại một thời điểm: đây là số đo xem sóng đang ở đỉnh, ở hõm hoặc ở một điểm nào khác giữa đỉnh và hõm.

43. Phản hạt (Antiparticle): Mỗi loại hạt có một phản hạt tương ứng. Mỗi hạt chạm với phản hạt thì chúng hủy nhau và cho thoát ra năng lượng.

44. Phóng xạ (Radioactivity): Quá trình chuyển biến tự phát của một hạt nhân nguyên tử này thành một hạt nhân khác

45. Phổ (Spectrum): Sự tách, ví dụ, của sóng điện từ ra các tần số thành phần.

46. Photon (Photon): Lượng tử của ánh sáng.

47. Positron (Positron): Phản hạt của electron, mang điện tích dương.

48. Proton (Proton): Hạt mang điện tích dương, chiếm xấp xỉ một nửa số trong các hạt cấu thành hạt nhân nguyên tử.

49. Quark (Quark) : Hạt (có điện tích) tham gia tương tác mạnh. Mỗi proton và neutron được cấu thành bởi ba hạt quark.

50. Radar (Radar): Một hệ thống phát sóng vô tuyến để định vị một vật thể bằng cách đo thời gian sóng đến và phản xạ lại từ vật đó.

51. Sao neutron (Neutron star): Một sao lạnh tồn tại nhờ lực đẩy phát sinh vì nguyên lý loại trừ giữa các neutron.

52. Saolùn trắng (White dwarf): Sao lạnh bền tồn tại nhờ lực đẩy phát sinh vì nguyên lý loại trừ giữa các electron.

53. Spin (Spin): Một thuộc tính nội tại của các hạt cơ bản, gắn liền, song không đồng nhất với khái niệm quay thông thường.

54. Sự cố, sự kiện (Event): Một điểm trong không - thời gian, xác định bởi thời điểm và vị trí của nó.

55. Tần số (Frequency): Đối với ánh sáng, số chu kỳ trong một giây.

56. Thời gian ảo (Imaginary time): Thời gian đo bằng số ảo.

57. Thuyết thống nhất lớn (Grand unified theory - GUT): Lý thuyết thống nhất các tương tác điện từ, mạnh và yếu.

58. Thuyết tương đối hẹp (Special relativity): Thuyết của Einstein dựa trên ý tưởng cho rằng các định luật khoa học phải là như nhau đối với mọi quan sát viên chuyển động tự do, với vận tốc bất kỳ.

59. Thuyết tương đối rộng hay tổng quát (General relativity): Lý thuyết của Einstein dựa trên ý tưởng cho rằng các định luật khoa học phải là như nhau đối với mọi quan sát bất kể họ chuyển động như thế nào. Lý thuyết này giải thích lực hấp dẫn bằng độ cong của không - thời gian 4 chiều.

60. Tia Gamma (Gamma ray): Sóng điện từ với bước sóng rất ngắn, phát sinh trong quá trình phân rã phóng xạ, hoặc va chạm của các hạt cơ bản.

61. Tọa độ (Coordinates): Các số dùng xác định vị trí của một điểm trong không gian và thời gian.

62. Tổng hợp hạt nhân (Nuclear fusion): Quá trình trong đó hai hạt nhân chạm nhau, tổng hợp thành một hạt nhân duy nhất nặng hơn.

63. Trạng thái dừng (Stationary State): Trạng thái không thay đổi với thời gian: Một quả cầu quay với vận tốc không thay đổi là ở vào một trạng thái dừng bởi vì trạng thái đó là như nhau ở mọi thời điểm, mặc dù đó không là một trạng thái tĩnh.

64. Trọng lực (Weight): Lực tương tác của trường hấp dẫn lên một vật, lực này tỷ lệ với khối lượng.

65. Trường (Field): Một thực thể tồn tại rộng trong không - thời gian, ngược lại với hạt chỉ vốn tồn tại ở một điểm và một lúc.

66. Từ trường (Magnetic Field): Trường của các lực từ, hiện nay đã được thống nhất với điện trường thành điện - từ trường.

67. Tỷ lệ (Proportional): “X được gọi là tỷ lệ với Y” nếu khi nhân Y với một số nào đó, thì X cũng bị nhân với số đó.
“X được gọi là tỷ lệ nghịch với Y” nếu khi nhân Y với một số nào đó, thì X bị chia cho số đó.

68. Vụ co lớn (Big crunch): Điểm kỳ dị chung cuộc của vũ trụ.

69. Vụ nổ lớn (Big bang): Điểm kỳ dị ban đầu của vũ trụ.

70. Vũ trụ học (Cosmology): Môn học về toàn bộ vũ trụ.


Nguồn:vnexpress.

PS: mọi người cẩn thận đừng post bài lung tung quá đấy...

Gook luck!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên