Sai lệch toán học

Trần Văn Tuấn
(TranvanTuan)

New Member
Thưa toàn thể các bạn, từ khi tôi đưa ra luận điểm "Sai lệch toán học " đến nay,tôi đã tranh luận cùng các bạn trên nhiều trang Web . Nhưng chưa giải quyết được vấn đề, do tôi không có thời gian để hoàn thiện được trọn vẹn luận điểm toán học do mình đưa ra . Mà vấn đề đó đang được đại đa số các bạn ,yêu cầu tôi làm sáng tỏ và giải quyết vấn đề một cách cụ thể . Hôm nay sau quá trình tạm gián đoạn tranh luận cùng các bạn , tôi đã hoàn thiện luận điểm toán học của mình, từ cách nên vấn đề, cho đấn cách giải quyết vấn đề,một cách cụ thể.Các bạn có thể vào lại trang Web :http://etasme.com/new/ ; Xem và góp ý
Tôi sẽ không tranh luận cùng các bạn,mà tôi chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bạn.Do tôi đang dành thời gian hoàn thiện tiếp những luận điểm mà tôi đã đề ra trên trang Web; của mình,xin các bạn thông cảm.TVT


------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Bạn Tran Tam Phuong ạ,một khi luận điểm "Sai lệch toán học" mà tôi đưa ra đã hoàn tất xong, thì tôi chả cần phải tranh luận làm gì cho mất thời gian.Chẳng qua tôi muốn đưa ra cho mọi người cùng tham khảo và góp ý xem việc tôi làm, đúng,sai, như thế nào,có tính khả thi hay không thôi bạn ạ
.Nhưng thú thật với bạn,khi đọc qua bài viết của bạn tôi thật lấy làm buồn cho đất nước VN,khi mà có những du học sinh, được du học không biết bằng nguồn tài trợ nào?Bằng đồng tiền chính đáng, hay bằng đồng tiền dơ bẩn, dựa trên mồ hôi nước mắt của dân nghèo.
Bạn không góp ý với tôi không bằng toán học , mà bạn lại góp ý bằng lời lẽ.
Nhưng đọc qua những câu văn bạn viết bằng tiếng mẹ đẻ, mà bạn còn không biết khi nào phải chấm, phẩy, ra sao.Thì thử hỏi với trình độ như vậy, mà bạn lại được chọn đi du học, thì không khéo người nước ngoài ,họ nhìn bạn bằng cái nhìn ác cảm như bạn nói, thì đúng rồi bạn ạ.Vậy mà bạn còn đem cái trường chẳng mấy tiếng tâm của bạn ra khoe,thì thật là buồn cười bạn ạ.Chính vì VN còn những người như bạn, cứ biết học theo những kiến thức rập khuôn, học như vẹt,thì đúng ra thay vì bạn viết:
Cháu thành thật mong bác mau mau chóng chóng về hưu để bọn lít nhít chíp hôi như cháu có cơ hội phát triển nền khoa học Việt Nam.
Bạn nên viết lại như vầy mới đúng bạn ạ:
Nếu đất nước VN còn những người như cháu, thì nền khoa học VN sẽ không có cơ hội phát triển, mới đúng bạn ạ.TVT.
 
tôi mới đọc đoạn đầu luận điểm của TVT
1/ Bài toán 1 :

20 + (- 5) = 15 ; (1

20 + (- 10) = 10 ; (2)

Từ kết quả hai bài toán (1) và (2) cho ra (15 > 10) , ta suy ra (- 10 > -5)
vậy với bài toán sau:
Mã:
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
cùng với cách suy luận của anh:
Cùng một (giá trị bị cộng là 20) , nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng) , nếu kết quả cho ra (giá trị lớn) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu (kết quả cho ra giá trị nhỏ) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
như bài toán trên anh cho rằng -10>-5 =>-30<-25 anh có cách giải thích như thế nào?

Nếu xét về vấn đề văn phạm thì mệnh đề "nhưng....thì..." không có dấu chấm ngắt câu ở giữa. Ngày cả câu ở phía trên cũng bị sai lỗi ngữ pháp rất nhiều sửa ại cho đúng thì nó phải như thế này:
Cùng một giá trị bị cộng (là 20) , nếu chúng ta cộng cho một số (số được cộng) , nếu kết quả cho ra giá trị lớn , thì số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ , thì số được cộng đó sẽ có giá trị lớn
Xem ra anh không biết sử dụng dấu ().
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy có vài chỗ bác tuấn viết chưa gãy gọn thật, tuy nhiên khách quan mà nói thì những gì bác tuấn viết là đúng. theo em nhận thấy, thì bác tuấn viết rất phù hợp với mục đích và lý do để một số khái niệm toán biểu trưng cho. và không cần thiết phải làm đến 1 công trình đại tướng như thế!
 
Chào bạn Trần Tâm Phương,tôi cũng không có thời giờ tranh luận nhiều cùng bạn.nhưng bạn cho rằng:
Điều cơ bản mà chúng ta có thể thấy ngay được rằng bác đã không hiểu được. Đó là: Toán học và các môn khoa học khác được sinh ra là để phục vụ cho đời sống xã hội, và tự nhiên. Từ những thông tin, những hiện tượng của đời sống, tự nhiên mà người ta có thể nhận thấy, xuất hiện nhu cầu biểu diễn, diễn tả những thông tin, những hiện tượng đó. Và để biểu diễn, người ta phải xây dựng một hệ thống quy ước để diễn tả. Việc này giống như là việc đặt tên vậy.Toán học cũng là một trong những công cụ mạnh mẽ để biểu diễn những thông tin, những hiện tượng. Bởi vậy, những biểu diễn toán học hoàn toàn mang tính quy ước.Chính vì chỉ mang tính quy ước mà chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng những hệ thống quy ước khác.
Bạn nên nhớ những quy ước toán học, do các bậc tiền bối của chúng ta đưa ra cách nay đã nhiều thế kỷ.Vào cái thời mà, theo tôi các bậc tiền bối của chúng ta ,còn chưa đủ khả năng và trình độ, hiểu được tự nhiên, thì việc dùng những quy ước toán học, một cách xa rời tự nhiên và thực tế là lẽ bình thường thôi bạn ạ.Chính vì vậy mà sau này, các nhà toán học phải xây dựng hàng đống mênh đề, hay quy ước mang tính cách bắt buộc, không cần chứng minh,nếu muốn giải được những phương trình do các Vị đó đưa ra.
Bạn nên nhớ toán học là một môn học mang tính logic và tính chính xác tương đối cao.Vậy mà tại sao khi tôi đưa ra những bài toán rất đổi bình thường ra hỏi, thì không một vị toán học nào, dùng chính cái toán học mà mình đang học, chứng minh hay giải thích được, thì bạn nghĩ như thế nào ,về một cái nền tảng toán học, mang đầy tính quy ước sai lệch đó vậy bạn?
Không tin bạn cứ đưa những bài toán rất cơ bản, rất đơn giản, rất toán học, mà tôi đã nêu ra trong luận điểm "Sai lệch toán học" của tôi ,ra hỏi chính các Vị thầy giỏi toán nơi trường bạn đang học, nếu chứng minh và giải thích được,thì tôi sẽ dẹp quách cái trang Web vớ vẫn của tôi.Đồng thời tôi sẽ viết bài tạ lỗi cùng toàn thể các bạn, trên các trang Web thông tin nếu có thể được bạn ạ.Bạn cứ thử bạn sẽ thấy, cái nền tảng toán học mà bạn đang học, thực ra mang tính phép thuật nhiều hơn là toán học bạn ạ.
Bạn Moon64 ạ ,thức ra cách diễn tả bằng cách mở ngoặc( và đóng ngoặc) là tôi muốn nhấn mạnh sự chú ý của bạn đọc rằng, câu văn đó mang tính quan trọng thôi bạn ạ.Điều đó chẳng có gì sai khi diễn tả bạn ạ.
Còn bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi :
Trích:
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
=> -10 > -5 ; => -25 > -30

Bạn có thể xem lại bài toán mà tôi đưa ra đặt vấn đề
20 + (-5) = 15 (1)
20 + (-10) = 10 (2)
khác với bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi bạn ạ,mà bạn nên biết rằng trong toán học chỉ cần một khác biệt nhỏ thôi, là cách giải quyết vấn đề sẽ khác nhau một trời một vực bạn ạ.Mong rằng bạn có thể nhìn được điểm khác biệt hai bài toán giữa bạn và tôi, bạn sẽ hiểu chào bạn.TVT.
 
Bạn Moon64 ạ ,thức ra cách diễn tả bằng cách mở ngoặc( và đóng ngoặc) là tôi muốn nhấn mạnh sự chú ý của bạn đọc rằng, câu văn đó mang tính quan trọng thôi bạn ạ.Điều đó chẳng có gì sai khi diễn tả bạn ạ.
Cách hành văn có nguyên tắc của nó như dấu chấm , dấu phẩy để ngắt ý thì dấu đóng mở ngoặc dùng để chú thích. Người đọc đến dấu mở ngoặc thì dừng lại rồi đọc câu trong (), như cách hành văn của anh tôi sẽ đoc như sau "cùng một" dừng lại rồi đọc "giá trị bằng 20" nó chẳng tạo nên một ý nghĩa gì cả. Nếu anh quy định đấy là dấu nhấn manh thì anh nên viết trong sổ tay bởi chỉ có anh hiểu cái quy định đó mà thôi, còn anh muốn diễn đạt cho thế giới hiểu thì mời anh dùng chuẩn chung của thế giới.
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
=> -10 > -5 ; => -25 > -30

Bạn có thể xem lại bài toán mà tôi đưa ra đặt vấn đề
20 + (-5) = 15 (1)
20 + (-10) = 10 (2)
khác với bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi bạn ạ,mà bạn nên biết rằng trong toán học chỉ cần một khác biệt nhỏ thôi, là cách giải quyết vấn đề sẽ khác nhau một trời một vực bạn ạ.Mong rằng bạn có thể nhìn được điểm khác biệt hai bài toán giữa bạn và tôi, bạn sẽ hiểu chào bạn.TVT.
Tôi không biết khác ở chỗ nào, nếu khác anh có thể chỉ ra chỗ đó không và cách giải của anh là gì? Hay toán học của anh chỉ đúng với duy nhất bài toán trên?
Mã:
(-6) + 4 = -2
(-1) + 4 = 3
4 + (-2) = 2
10 + (-15) = -5
những bài toán ở trên bài nào giông với bài anh đưa ra ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Lê Xuân Đạt,đúng ra một khi tôi đã hoàn thành xong "Sai lệch toán học" của tôi,tôi sẽ không tranh luận cùng các bạn.Nhưng là một người ham học hỏi ,nên tôi cảm thấy thích cách tranh luận toán học của bạn.Nhưng tôi vẫn thấy bạn chưa phân biệt được hai bài toán giữa bạn và tôi đưa ra như sau:
Bài toán của tôi
20 + (-5) = 15 (1)
20 + (-10) = 10 (2)
Bài toán của bạn
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
=> -10 > -5 ; => -25 > -30
Hai bài toán đó khác nhau ở cách đặt vấn đề bạn ạ.Bạn có nhận thấy các giá trị được cộng(-5) ; (-10),ở bài toán tôi đưa ra, có giá trị luôn nhỏ hơn giá trị bị công là (20) ,đúng không bạn?
Còn bài toán mà bạn đưa ra giá trị được cộng(-25) ; (-30) luôn lớn hơn giá trị bị cộng là (20),đúng không bạn?
Chú thích:Lớn hơn là do quan điểm toán học của tôi
Nhưng thôi, để cho bạn cũng như các bạn khác dễ hiểu, tôi xin được hỏi bạn một câu hỏi nhỏ về toán học,trước khi tôi dùng chính luận điểm toán học của tôi, chứng minh các bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi.
Như tôi đã nói trong luận điểm "Sai lệch toán học" của tôi,tôi có nói do "Nền tảng toán học cũ",đã ăn sâu vào tiềm thức của các bạn,nên trong một sớm một chiều, những vấn đề mà tôi đưa ra, khó được các bạn đồng tình và chấp nhận, điều đó tôi đã tiên liệu trước rồi bạn ạ.
Bạn hảy nhìn vào bài toán của tôi và của bạn đưa ra,thực ra đó chỉ là biến tướng của phép toán trừ(-) thôi bạn ạ.Tôi sẽ hoán đổi phép toán cho bạn thấy:
Của tôi:
20 + (-5) = 20 - (+5) = 15 (1)
20 + (-10) = 20 - (+10) = 10 (2)
Của bạn:
20 + (-25) = 20 - (+25) = -5
20 + (-30) = 20 - (+30) = -10
Tôi biến đổi như vậy chắc bạn đồng tình chứ,tôi biết bạn không thể nào phủ nhân sự biến đổi đó, là bởi "Nền tảng toán học cũ",thường làm như vậy đúng không bạn?
Bạn và các bạn khác có nhận thấy, với cách hoán đổi như vậy mang nặng tính (phép thuật) hơn là toán học,tại sao vậy?
tại vì từ các giá trị (-5) < 0 ; (-10) < 0 ;(-25) < 0 ; (-30) < 0 đang nhỏ hơn không(0) .Đông thời các bài toán đang là các bài toán cộng(+),vậy mà chỉ cần một phép thuật biến hóa, mà chúng ta có thể biến thành các giá trị dương(+) ;(+5) > 0 ; (+!0) > 0 ; (+25) > 0 ; (+30) > 0 ; Thành các bài toán trừ(-).
Vậy bạn, hay bất cứ một nhà toán học lừng danh nào, có thể giải thích được,tại sao từ các giá trị âm(-),đang nhỏ hơn không(<0), lại biến thành các giá trị dương(+),lớn hơn không(>0) vậy bạn? Đó là toán học hay phép thuật vậy bạn?
Nếu là toán học, thì bạn và các nhà toán học, có thể giải thích và chứng minh bằng toán hoc và bằng thực tế,để tôi được mở mang kiến thức toán học quê mùa của tôi, được không bạn?
Bạn đừng trả lời theo cách lý luận (cùn) ,mà các nhà toán học khác khi tôi hỏi,do bị bí, thì trả lời một lấp liếm, đó là do quy ước của toán học ,chúng ta chỉ biết chấp nhận,thì buồn cười lắm bạn ạ.
Thôi! hôm nay trao đổi với bạn từng phần, để bạn hiểu ,bạn và nhân loại, trong bao nhiêu thế kỷ, học toán ,hay là học phép thuật.Nếu như bạn không thể giải thích được câu hỏi của tôi đưa ra ở trên, bạn cứ thẳng thắng trả lời,tôi sẽ chứng minh tiếp các bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi,như tôi đã nói ở trên,xin chào.TVT.


------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Còn bài toán mà bạn đưa ra giá trị được cộng(-25) ; (-30) luôn lớn hơn giá trị bị cộng là (20),đúng không bạn?
Cháu học lớp 7, cô giáo yêu quý của cháu bảo là số âm nhỏ hơn số dương bác ạ.:"> Nếu quan điểm toán học của bác nó trồng cây chuối như thế thì vũ trụ này chắc cũng trồng cây chuối như bác thôi.=))

Mà cháu thấy bác đúng là đã học phép thuật rồi thì phải.:)) Cả một nền toán học đang đc giảng dạy, phát triển, ứng dụng trong đời sống, không chỉ cho Toán mà cho các khoa học tự nhiên khác. Vậy mà bác số toẹt 1 câu: Đó là phép thuật.:-B
OMG! Không biết cháu hay bác, bởi vì chỉ có thể là 1 trong 2 ta, đang bị nhiễm phép thuật.=))
Cùng một (giá trị bị cộng là 20) , nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng) , nếu kết quả cho ra (giá trị lớn) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu (kết quả cho ra giá trị nhỏ) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Giá trị bị cộng: 20
Tổng thứ nhất: 35
Tổng thứ hai: 30
Số được cộng thứ nhất: ?
Số được cộng thứ hai: ?
Số nào lớn hơn?
Bác ơi, cô cháu cho bài này, cháu ứ biết làm, bác giúp cháu với.:((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh lộc ơi! thế số âm nó biểu trưng cho cái gì (ý nghĩa vật lý của nó đó)?
Em thấy ng ta đã phải tìm tòi nhiều để đi từ ý niệm ở chỗ quan sát đến cái biểu trưng khái quát là số âm(?). làm như bác tuấn chẳng qua là mò mẫm lại lịch sử thôi(!)
anh lộc nhớ lại xem khi làm toán chuyển động thì mình đặt hệ tọa độ ntn là thấy bác tuấn nói cũng có lý thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chả lẽ anh lại đập chú 1 phát.:)|
Bên topic Triết có 1 thằng hâm chưa đủ ah?/:) Nghĩ kĩ đê, đừng có thấy cái gì lạ là cứ ra mặt bênh lấy, tỏ ra mình cũng cách mạng lắm í.
Trong cái xã hội này, sáng tạo là tốt, nhưng sáng tạo mà phủ định sạch trơn thì người ta gọi là phản động đấy.:|
 
Bài toán của tôi
20 + (-5) = 15 (1)
20 + (-10) = 10 (2)
Bài toán của bạn
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
=> -10 > -5 ; => -25 > -30
Hai bài toán đó khác nhau ở cách đặt vấn đề bạn ạ.Bạn có nhận thấy các giá trị được cộng(-5) ; (-10),ở bài toán tôi đưa ra, có giá trị luôn nhỏ hơn giá trị bị công là (20) ,đúng không bạn?
Còn bài toán mà bạn đưa ra giá trị được cộng(-25) ; (-30) luôn lớn hơn giá trị bị cộng là (20),đúng không bạn?
Chú thích:Lớn hơn là do quan điểm toán học của tôi
Thì ra là vậy, thế thì anh nên ghi rõ vào lý thuyết toán của anh chứ, vậy giờ tôi có thể hiểu lý thuyết của anh như sau:
Cùng một (giá trị bị cộng là 20) , nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng) , nếu kết quả cho ra (giá trị lớn) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu (kết quả cho ra giá trị nhỏ) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn). Trong trường hợp số bị cộng và kết quả nhỏ hơn số được cộng
Vậy các bài toán sau:
Mã:
20 + 10 = 30
-20 + (-5) = -25
Trong toán mới anh dùng cách gì để giải?
Trong toán học của anh có thừa nhận điều này không n-1 < n < n+1 ?


Qua cách anh nói tôi có thể thấy anh không hiểu gì về số hoc. Chuỗi số chạy từ -vô cùng đến +vô cùng thì các số trong đó đều có đặc tính tăng dần n-1<n<n+1 và cái sự lớn nhỏ của nó cũng theo quy tắc càng xa -vô cùng thì càng lớn(tức càng gần +vô cùng) và ngược lại. Vị trí số 0 chỉ là điểm chuyển nằm giữa số -+.
Vậy bạn, hay bất cứ một nhà toán học lừng danh nào, có thể giải thích được,tại sao từ các giá trị âm(-),đang nhỏ hơn không(<0), lại biến thành các giá trị dương(+),lớn hơn không(>0) vậy bạn? Đó là toán học hay phép thuật vậy bạn?
Vậy sao một đang âm mà biến thành dương sao? Vậy thì tại sao phép toán vẫn đúng ? Cái cách biến đổi số của anh -(+5)=>+(-5) về thưc chất nó chỉ là (-5) đúng không anh? Nếu anh chứng minh được phép
toán cũ biến âm thành dương chẳng hạn chứng minh bài toán đơn giản này -5=+5 thì tôi sẽ bỏ toán học cũ học toán học mới của anh liền.

@Đức chẳng hạn em hỏi anh đường đến điểm A anh trả lời đi thêm 50m nữa, rồi em hỏi đến điểm B anh trả lời quay lại 50m. Vậy cái tiến lùi 50m đó nó dựa vào đâu, tất nhiên anh nghĩ em hiểu đó là lấy mốc từ vị trí đứng của em ,ghép vào trục số tức là ở vị trí số 0, còn tiến lùi là +- anh nói đến đây chắc em hiểu vì sao có số âm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
to a lộc: nói gì thế... nói gì thế >:/ :nono:
em có nói cái thuyết của bác tuấn là cách mạng đâu :-??
ở đây em đang nói: thuyết của bác tuấn là đi ngược lại cách mạng và hướng phát triển của con người!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Lê Xuân Đạt,đúng ra một khi tôi đã hoàn thành xong "Sai lệch toán học" của tôi,tôi sẽ không tranh luận cùng các bạn.Nhưng là một người ham học hỏi ,nên tôi cảm thấy thích cách tranh luận toán học của bạn.Nhưng tôi vẫn thấy bạn chưa phân biệt được hai bài toán giữa bạn và tôi đưa ra như sau:
Bài toán của tôi
20 + (-5) = 15 (1)
20 + (-10) = 10 (2)
Bài toán của bạn
20 + (-25) = -5
20 + (-30) = -10
=> -10 > -5 ; => -25 > -30
Hai bài toán đó khác nhau ở cách đặt vấn đề bạn ạ.Bạn có nhận thấy các giá trị được cộng(-5) ; (-10),ở bài toán tôi đưa ra, có giá trị luôn nhỏ hơn giá trị bị công là (20) ,đúng không bạn?
Còn bài toán mà bạn đưa ra giá trị được cộng(-25) ; (-30) luôn lớn hơn giá trị bị cộng là (20),đúng không bạn?
Chú thích:Lớn hơn là do quan điểm toán học của tôi
Nhưng thôi, để cho bạn cũng như các bạn khác dễ hiểu, tôi xin được hỏi bạn một câu hỏi nhỏ về toán học,trước khi tôi dùng chính luận điểm toán học của tôi, chứng minh các bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi.
Như tôi đã nói trong luận điểm "Sai lệch toán học" của tôi,tôi có nói do "Nền tảng toán học cũ",đã ăn sâu vào tiềm thức của các bạn,nên trong một sớm một chiều, những vấn đề mà tôi đưa ra, khó được các bạn đồng tình và chấp nhận, điều đó tôi đã tiên liệu trước rồi bạn ạ.
Bạn hảy nhìn vào bài toán của tôi và của bạn đưa ra,thực ra đó chỉ là biến tướng của phép toán trừ(-) thôi bạn ạ.Tôi sẽ hoán đổi phép toán cho bạn thấy:
Của tôi:
20 + (-5) = 20 - (+5) = 15 (1)
20 + (-10) = 20 - (+10) = 10 (2)
Của bạn:
20 + (-25) = 20 - (+25) = -5
20 + (-30) = 20 - (+30) = -10
Tôi biến đổi như vậy chắc bạn đồng tình chứ,tôi biết bạn không thể nào phủ nhân sự biến đổi đó, là bởi "Nền tảng toán học cũ",thường làm như vậy đúng không bạn?
Bạn và các bạn khác có nhận thấy, với cách hoán đổi như vậy mang nặng tính (phép thuật) hơn là toán học,tại sao vậy?
tại vì từ các giá trị (-5) < 0 ; (-10) < 0 ;(-25) < 0 ; (-30) < 0 đang nhỏ hơn không(0) .Đông thời các bài toán đang là các bài toán cộng(+),vậy mà chỉ cần một phép thuật biến hóa, mà chúng ta có thể biến thành các giá trị dương(+) ;(+5) > 0 ; (+!0) > 0 ; (+25) > 0 ; (+30) > 0 ; Thành các bài toán trừ(-).
Vậy bạn, hay bất cứ một nhà toán học lừng danh nào, có thể giải thích được,tại sao từ các giá trị âm(-),đang nhỏ hơn không(<0), lại biến thành các giá trị dương(+),lớn hơn không(>0) vậy bạn? Đó là toán học hay phép thuật vậy bạn?
Nếu là toán học, thì bạn và các nhà toán học, có thể giải thích và chứng minh bằng toán hoc và bằng thực tế,để tôi được mở mang kiến thức toán học quê mùa của tôi, được không bạn?
Bạn đừng trả lời theo cách lý luận (cùn) ,mà các nhà toán học khác khi tôi hỏi,do bị bí, thì trả lời một lấp liếm, đó là do quy ước của toán học ,chúng ta chỉ biết chấp nhận,thì buồn cười lắm bạn ạ.
Thôi! hôm nay trao đổi với bạn từng phần, để bạn hiểu ,bạn và nhân loại, trong bao nhiêu thế kỷ, học toán ,hay là học phép thuật.Nếu như bạn không thể giải thích được câu hỏi của tôi đưa ra ở trên, bạn cứ thẳng thắng trả lời,tôi sẽ chứng minh tiếp các bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi,như tôi đã nói ở trên,xin chào.TVT.


------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

Tôi điên xừ nó mất >.< .Sốc. Chết lặng. Khóc. Người giật giật. Lăn ra. Chết.
Bác đã giết chết một cách dã man nhất Toán học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung, em ở lại cuộc sống cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế ai kiếm cho bác cỗ máy thời gian đi.:)) Sinh nhầm thế kỷ nó khổ lắm bác ạ.:-j
 
1/ Bài toán 1 :

20 + (- 5) = 15 ; (1

20 + (- 10) = 10 ; (2)

Từ kết quả hai bài toán (1) và (2) cho ra (15 > 10) , ta suy ra (- 10 > -5)
Việc biến đổi dấu khiến anh bị "tảu hỏa nhập ma" không nhận ra thực chất bài toán là phép trừ nên đọc cái lý thuyết toán của anh
Cùng một (giá trị bị cộng là 20) , nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng) , nếu kết quả cho ra (giá trị lớn) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu (kết quả cho ra giá trị nhỏ) , thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Hoàn toàn tương tự phép toán trừ ở bậc tiểu học. Phép tính ở bậc tiểu học a-b=c do không có khái niệm về số âm nên a>b,a>c thì phép tính mới thực hiện được.
 
Bạn Lê Xuân Đạt ạ! Trước khi đưa ra câu hỏi trong bài viết trước,tôi đã đoán biết bạn sẽ dùng lý sự cùn, để trả lời câu hỏi của tôi.Mà không chỉ riêng mình bạn, mà hầu như bất kỳ một nhà toán học tầm cở nào, cũng tìm cách tránh né hay trả lời một cách đại khái(tại toán học quy ước như vậy chúng ta nên chấp nhận như vậy thôi bạn ạ).Bạn lại bảo:
Trích:
Vậy sao một đang âm mà biến thành dương sao? Vậy thì tại sao phép toán vẫn đúng ?
Trong bài toán biến đổi trong bài viết trước:
Trích:
20 + (-5) = 20 - (+5) = 15 (1)
20 + (-10) = 20 - (+10) = 10 (2)
Tôi không bàn tới cái kết quả đâu mà bạn bảo là :
Trích:
Vậy thì tại sao phép toán vẫn đúng ?
Tôi chỉ hỏi bạn, toán học, hay là phép thuật, mà tại sao các giá trị đang âm nhỏ hơn không(- < 0), lại có thể biến đổi thành các giá trị dương(+), lại lớn hơn không(+ >0),thôi bạn ạ.
Bạn không thể nào lý giải được, vậy mà bạn còn đưa ra hỏi tôi một câu hỏi :
trích:
Nếu anh chứng minh được phép
toán cũ biến âm thành dương chẳng hạn chứng minh bài toán đơn giản này
-5=+5 thì tôi sẽ bỏ toán học cũ học toán học mới của anh liền.
Bằng chính cái nền tảng toán học mà bạn đang học, thường dùng phép thuật biến hóa, có thể hô biến từ ậm(-) < 0 , thành dươing(+) > 0
Thì thú thật! bạn mất cả căn bản toán học mà bạn đang học,thì tôi thấy hơi lạ bạn ạ.
Ngoài bài toán biến đổi ở trên mà bạn còn chưa nhận ra được,đang là giá trị âm nhỏ hơn không (- < 0),biến thành dương lớn hơn không(+ > 0). Bạn cứ về mở các sách toán lý lớp mười,bạn sẽ thấy hàng đống thứ khi giải ra các giá trị âm(- < 0),các nhà toán học của chúng ta không biết phải xử lý làm sao.Để đơn giản, các Ngài mới sáng chế ra cái giá trị tuyệt đối,thế là khi nào gặp các giá trị âm(- < 0), không xử lý được,chỉ cần đưa hai chiếc đũa thần,là có thể biến các giá trị đang âm(- < 0),thành các giá trị dương lớn hơn không(+ >0),thật là tài tình,phải không bạn?
Để đở mất thời gian lục tìm ,bạn cứ vào trang Web:etasme.com ;của tôi ,bạn xem kĩ lại chương "Sai lệch toán học" ,trong đó tôi trình bài thật tỉ mỉ,
bạn sẽ thấy câu hỏi mà bạn hỏi tôi,đã được tôi giải thích rất cặn kẻ, khi tôi vất cái giá trị tuyệt đối, mang nặng tính phép thuật rôi bạn ạ.
Thôi để tôi trả lời trực tiếp với bạn như sau:
Trong các bài toán lý, khi giải ra vận tốc :
V = -30 km/h < 0 ; chỉ cần đưa hai chiếc đũa thần giá trị tuyệt đối là thành:
V = / -30 km/h / = +30km/h ;
Trở lại bài toán của bạn:
-5 = +5
Trong "Phép toán cũ" ,muốn biến âm(- < 0),thành dương(+ > 0) ,thì đơn giản thôi bạn ạ.Bạn hảy xem cách biến hóa của toán học cũ như sau:
/ -5 / = +5 ; Đơn giản quá phải không bạn?Toán học cũ ,chỉ cần dùng hai chiếc đũa thần của Aladin, là có thể (đổi trắng, thay đen), một cách thật tài phải không bạn?
Còn nếu như bạn chưa hiểu, thì bạn cứ hỏi mấy bạn đang học lớp 10 xem,cái "Nền tảng toán học cũ" ,hô biến từ các giá trị đang âm, nhỏ hơn không(- < 0), thành các giá trị dương, lớn hơn không(+ >0), như thế nào,chào bạn.TVT.

TB: Cuốc tranh luận với bạn ,tạm thời kết thúc, do tôi phần nào hiểu được, cái hiểu về toán học của bạn ở mức độ nào .Tôi còn phải dành thời gian eo hẹp của mình, hoàn thành tiếp những luận điểm của mình đưa ra, mong bạn thông cảm.


------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Anh em HAO tranh luận làm gì nữa nhỉ, em nói với bác Tuần rồi, bác dùng toán học Trần Văn Tuấn để ứng dụng vào các môn khoa học khác mà giải thích tự nhiên, vũ trụ bác ạ. Cháu hiểu là bác gửi cho các nhà khoa học trên thế giới, không ai có thể đủ trình độ thấu hiểu lí thuyết của bác nên họ đành chấp nhận gắn liền với toán học cổ điển vậy.Toán học là khoa học của các môn khoa học mà, sự dúng cảm xây dựng lại từ đầu tất cả mọi lý thuyết như vậy thật đáng quý. Nhưng thôi kệ, anh hùng thì phải tách biệt với nhân loại bác nhỉ? Cháu thật sự cảm kích trước lòng kiên trì của bác để đưa Việt Nam mình trở thành nơi đầu thai của mọi khoa học.
Ngày xưa có Nữ Oa vác đá vá trời, ngày nay có bác Trần Văn Tuấn dùng luận điểm "Sai lệch toán học" để vá lại nền khoa học lâu nay đã thủng lỗ chỗ của chúng ta.

Cháu kính chúc vợ con bác (nếu có) sự kiên trì và nhẫn nại.
 
các môn khoa học tự nhiên được tạo ra để làm công cụ cho cuộc sống, để giúp con người hiểu rõ hơn về tự nhiên và chế ngự được tự nhiên.

Lý thuyết của bác Tuấn giúp ích gì cho nhân loại?
 
Ơ Bác Tuấn khinh cháu ko làm giúp bài cô giáo ra cho cháu ah?:((
Giá trị bị cộng: 20
Tổng thứ nhất: 35
Tổng thứ hai: 30
Số được cộng thứ nhất: ?
Số được cộng thứ hai: ?
Số nào lớn hơn?
 
Back
Bên trên