sống thử-cung bậc tình yêu thời hiện đại????????

Phó Mai Tâm Giao đã viết:
còn cái chuyện xxx thì sống chung hay ko sống chung thì nó cũng thế cả thôi.....
Anh tưởng sống thử thì nó làm được nhiều hơn là thỉnh thoảng mới gặp nhau :D
 
aTuyên tưởng đúng rồi đấy.... tài lắm, xứng đáng đc tặng phiếu bé ngoan

sống thử thì có j đâu, chuyện nhỏ như con thỏ... mấy h rồi mà mọi người còn bàn luận
Nếu là sinh viên(xa nhà) yêu nhau, sống chung---> đỡ tốn tiền bố mẹ + lại phê nữa. ---> tự phát(tuổi trẻ nông nổi)..

còn nếu nhớn hơn tí (đầu 3. chẳng hạn) thì serious hơn, họ ý thức việc mình làm (ế lắm rồi)...

còn nhớn nhớn hơn tí nữa( >= 45 :D) ---> cô đơn---> cần có người chăm sóc tuổi già (lo xa)...

nói chung bàn mấy cái việc này nhức đàu, tuổi trẻ suy nghĩ nhiều chi thế bà con...già đi bây h....lúc đấy mà ngồi đây sống mới chả thử
 
sống thử mà ko làm gì
đùa à ? :))
có gan sống thử thì còn có gan để ko làm gì nữa sao :)) :D

sống thử ở VN để rồi phải cưới vợ à B-) đi tù sớm thế phí đời trai :D

quan điểm cá nhân thấy dù sao thì vẫn thấy các cụ luôn đúng trong 1 số trường hợp ví dụ như là sống thử nêu trên

ở phương tây thì ko bàn nhưng quan niệm phương đông thì chuyện này ko hợp lý

mà mình là người phương đông thì theo quan niệm của phương đông vẫn hay hơn
 
oạch... em lại nghĩ là ở nước ngoài việc sống thử là rất bình thường...nhưng hôm trước thấy báo nói hình như ở VN cũng có trò sống thử
Ý em sống thử có nghĩa là xxx trước hôn nhân chứ ko chỉ là sống bình thường như anh Tuyên nói đâu...có thể với nước ngoài là thoáng nhưng với nước mình, em thấy nó cứ thế nào ý
 
xxx trc hônnhân lại là chuyện khác. đầy ng vẫn xxx trc hôn nhân mà có phải là sống thử đâu. hai khái niệm khaácnhau, mà lại ghép với nhau đc, phục em
 
chậc , sống thử à ^^ em thấy cũng được....ma` cũng ko được...em ko có gan ^^ với cả thế ...chồng con về sau thì thế nào
 
xxx trc hôn nhân thì lại khác, nhg sống thử thì cứ làm sao ý...... lỡ như sống thử rùi bỏ nhau, ng` sau này sẽ nghĩ thế nào...... có ai vui vẻ j khi bít ng` iu mình từng sống chung 1 nhà với ng` khác ko????
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đồng ý với ý kiến em Mai...heheh
sống thứ thì chuyện xxx ko nói làm gì, vấn đề là có chịu đựoc nhau ko ý chứ...ng` ta bảo là cứoi là coi như hết tự do...mà sống chung thì khác nào là cuới mà ko có giấy dăng kí đâu.....đang tự do đang suớng....tự nhiên chui đầu vào cuộc sống tù ngục làm gì cho nó khổ ra....có ng` yêu thỉnh thoảng gặp nhau...yêu nhau, còn nhiều trò lãng mạn được...ngày nào cũng đi ra đi vào là đối mặt nhau....hay ho gì, chỉ đam ra nhiều cáu kỉnh...đựoc cái lúc nào bỏ nhau thì ko cần phải li di mà cứ thế mà đi thôi....
còn chuyện xxx trước hôn nhân thì ở đau chả có, căn bản là đứa nào nói ra đứa nào ko thôi....ngay cả ở VN, cái chuyện đấy chắc là cũng nhiều, nhưng đựoc cái là giấu, chứ ko kiểu như ở Tây, thế nên nhìn vào tưởng là ko ai thôi..../:) đã bảo là cái này là thuộc suy nghĩ mà...../:)
 
xxx trước hôn nhân là bt, bây giờ còn có thể loại chưa yêu đã xxx, chưa lấy nhau đã có con. Nói chung bi giờ nam nữ bình đẳng, nếu như man của phương đông không quan trọng việc vợ mình có còn... không thì tớ nghĩ có khi phương đông còn máu hơn phương tây í chứ
 
Nguyễn Linh Chi đã viết:
Ý em sống thử có nghĩa là xxx trước hôn nhân chứ ko chỉ là sống bình thường...có thể với nước ngoài là thoáng nhưng với nước mình, em thấy nó cứ thế nào ý
Em thấy nó thế nào là vì em đi học, em lên đại học, em toàn tiếp xúc với người học thức cao.

Bây giờ em thử nghĩ những người không có khả năng vào đại học, ra đời kiếm sống bình thường (phần lớn dân tình là thế). Người ta cũng nghĩ chuyện "sinh hoạt" đơn giản thôi. Có cái gì to tác đâu?? Học cho lắm vào rồi trầm trọng hóa hết cả lên. [-x
 
Ko em ơi. Đó gọi là roomates của nhau nên tình bạn trong sáng, em ko có gì phải lo ngại chuyện đó. Chỉ có những người hay soi mói đời tư người khác mới thừa hơi suy diễn thôi.
Mình thì hoàn toàn ko đồng ý với cái từ "Sống thử"... Sống cùng 1 nhà ko có nghĩa là sống như vợ chồng (như trường hợp em Hà này này và nhiều trường hợp khác). Nói về tình yêu thì đó là chuyện tình cảm của 2 người trong cuộc, nếu mà nói đến từ "thử" làm gì đó để tìm hiểu rõ hơn về đối tượng thì mình cho rằng đó là ko tôn trọng người bạn của mình. Mọi việc làm, mọi quyết định của mỗi người đều do họ tự quyết định và mình nghĩ người ngoài chưa chắc đã nắm rõ, hiểu hết vấn đề để mà đánh giá.
Quan niệm của em Giao cũng đúng (sống gần mất tự do ;;) ) mà có nhiều người khác họ muốn ở cạnh người mình yêu 24/7 thì sao. Như chị và anh bạn chị tuy ko ở chung nhà nhưng hầu như là đều gặp nhau ngoài giờ học. Ăn cơm thì bữa chị nấu thì gọi anh ta sang ăn, anh ta nấu thì gọi chị sang ăn. Khi nào 2 đứa đều lười thì rủ nhau đi ăn hàng :p Đi chợ thì 2 đữa đi bus cùng nhau để mà nhờ vả anh ta xách đồ giùm ;)... Đó là tùy quan điểm sống của mỗi người mà :) Có nhiều người còn hỏi "yêu nhau thì gặp nhau bao nhiều lần trong 1 tuần là vừa..." hihi toàn mấy câu hỏi khó trả lời vì mấy chuyện này ko thể nào mà áp đặt từ mình cho người khác được.

Trần Minh Hà đã viết:
bạn mình ở đây, couple thuê chung nhà ở, mỗi đứa một phòng, để chắc chắn còn thuê chung với một đứa bạn gái nữa... thế có phải là sống thử không :| :D
thấy cũng hay hay, thấy chúng nó đi chợ vác đồ vác túi cho nhau thấy hay phết :D
 
Sống thử á
Cái này hum trc' dọc trên báo nào đấy
mà hình như cả trên TV nữa mà
Cái đấy thiệt thòi cho con gái
 
Bàn thêm nữa là hội zai chân chính nhảy vào bốt bài ầm ầm bây giờ đấy :biggrin:
 
đã vui tính lại còn chân tính bác nhờ.....;))
tình hình là nếu mà sống cái kiểu như mỗi đứa 1 phòng thì đúng như chị Trâm nói là roomates và sống thật đấy chứ thử gì.....bàn là bàn về yêu đưong sống chung như vợ chồng ý chứ.....tình hình là ...ko nên sống chung trước hôn nhân, còn có làm gì trước hôn nhân gì ko thì đấy là chuyện riêng của ng` ta....chồng hay vợ cũng ko nên soi mói quá khứ gì vì đấy ko tôn trọng ng` ta....hôn nhân xong mà sống thật xong có khi lại ước như hồi yêu nhau sống riêng ý chứ.....;))
 
đã yêu rồi thì sống thử hay thật cũng đều ko có gì sai. ng ta hành động vì tình yêu, ko có gì đáng chê trách.

nếu ko yêu, thì sống thử thì chỉ ở mức roomate như Trâm nói ở trên thôi. nếu đi quá xa, có lẽ bản thân tự cảm thấy cắn rứt chứ đừng nghĩ đến ng khác nhìn vào.

mình thik thì mình làm, đừng quan tâm đến ng khác nghĩ gì.
 
Vợ chồng sinh viên


Một khu nhà trọ sinh viên.
Gọi là "vợ chồng" sinh viên bởi họ sống chung với nhau trong một căn phòng và cũng mua sắm những thứ vật dụng trong nhà như xoong nồi, bát đĩa… Ăn chung, ngủ chung, đến trường chung.

Những cặp vợ chồng này có vô số lý do để đến với nhau, không con cái và cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều đến tương lai.

Sống chung trong một môi trường nên "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Hương và Tùng từ miền Trung vào TP HCM để học. Ban đầu họ có một tình bạn thật trong sáng và vô tư, rồi tình yêu giữa họ chớm nở. Dần dần, Hương cảm thấy ngày càng yêu và không thể sống thiếu Tùng dù chỉ một ngày.

Là một chàng trai xứ Nghệ, tuy Tùng không điển trai nhưng lại rất hào hoa và nhiều hiểu biết, anh ngày càng thương Hương nhiều hơn bởi "cái nết đánh chết con tim".

Những ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, Hương trổ tài với những món ăn đặc biệt nhưng rất hợp với túi tiền SV và mời Tùng sang ăn chung cho "vui", lâu dần thành quen. Từ "ăn chung" đến "ngủ chung" và cuối cùng họ đã không ngần ngại gì và "ở chung" với nhau.

Cặp "vợ chồng" Dũng và Hà về "góp gạo thổi cơm chung" cũng không có gì lạ. Dũng ở Cần Thơ, còn Hà ở Đồng Nai lên TP HCM. Có lẽ do "nhất cự ly" nên họ sớm yêu nhau qua đôi lần trêu ghẹo. Những ngày cuối tuần mọi người đều vắng nhà tạo ra không gian yên tĩnh để họ bên nhau.

Hôm thì Hà đến, bữa thì Dũn sang, nhiều lần như thế họ ở lại ăn chung rồi ngủ chung. Việc gì đến phải đến, khi họ cảm thấy không thể xa nhau được, hai người tự thuê một một căn nhà khác để tránh sự dị nghị của bạn bè, hàng xóm rồi sống chung với nhau như một đôi uyên ương trẻ.

Đó chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu của những cặp vợ chồng SV ở chung với nhau khi tuổi đời còn quá trẻ.

Dưới cái nắng gay gắt, ở làng ĐH Thủ Đức, cô "vợ" có tên là Thu Minh đang rửa từng cọng rau muống, trong khi chồng cô đang loay hoay với cái bếp dầu chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Trưa nay hai vợ chồng tiếp diễn bài ca rau muống luộc.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 300.000 - 400.000 trường hợp nạo phá thai mà đối tượng là những sinh viên, học sinh.

Minh không giống như một cô SV hồn nhiên, không giống một người vợ hiền mà cũng chẳng hề giống một bà mẹ trẻ. Khi tôi hỏi, có bao giờ bạn nghĩ đến tương lai chưa? Cô trả lời với giọng buồn trĩu: "Em cũng không biết như thế nào nữa. Phải chi hồi xưa tụi em không sống chung như thế này thì sung sướng biết mấy". Minh hối hận vì đang ở trong tình thế tiếp tục sống cũng không được mà chia tay cũng không đành.

Tuy nhiên có những cặp vợ chồng sinh viên tỏ ra khá... tự tin như cặp vợ chồng Ngọc và Nhung. Khi hỏi họ về cuộc sống tương lai, Ngọc nói: tụi này mới học gần hết năm thứ ba, còn hơn một năm nữa mới ra trường. Còn chuyện làm đám cưới "lại", hai người bảo tới ngày đó hãy tính, lấy được nhau thì tốt mà không được thì thôi. Gia đình không hề biết họ sống với nhau, nếu biết chắc cả hai bỏ học sớm. Còn bạn bè lúc đầu tụi này cũng ngần ngại nhưng giờ thì quen rồi. Mà với hai người, vợ chồng SV bây giờ đã là chuyện thường chốn học đường.

Gặp một số "vợ chồng" SV của các trường ĐHDL, mấy cô "vợ" trẻ này còn có tư tưởng "thoáng" hơn. Quỳnh lập luận: "Đó không phải là quan hệ tình dục bừa bãi mà chỉ là một phần tất yếu của tình yêu, nhu cầu được chăm sóc và chia sẻ cho nhau".

Nhưng cũng có bạn lại đắn đo hơn trước khi sống chung với anh "chồng" SV nào, cần phải biết "chọn mặt gởi vàng" để sau này không hối hận. Linh lại có tư tưởng "cứng" hơn: "Sau này lấy nhau cũng được, không thì lấy người khác. Thời buổi này ngay cả đàn ông cũng biết khi yêu chẳng có cô nào giữ được "của quý", nếu có chăng thì đó là mấy cô nhút nhát, "lãnh cảm". SV bây giờ là thế".

Xu hướng "vợ chồng" SV ngày càng tăng mạnh, đặc biệt đối với những SV xa nhà. Có nhiều chủ nhà cho thuê cũng không chấp nhận lối sống tự do, "hiện đại" này nhưng vì mục đích thu lợi đành bất chấp điều đó.

Có lẽ không nên bàn về chuyện mất được từ đời sống vợ chồng thời SV, bởi hơn ai hết các bạn sinh viên này đã tự thấy được những tương lai mong manh từ những cuộc tình như vậy.

Nhớ lại cách đây vài năm, tôi đi dự đám cưới của một cặp vợ chồng sinh viên. Cả nhóm bạn thân chỉ biết thông cảm với cô dâu vừa đi học vừa phải mang cái bầu hai tháng.

Những người thân của gia đình cô dâu thì lắc đầu im lặng. Rồi 2 năm sau họ cũng ra trường, cũng tìm được một chỗ làm, vất vả nuôi con dưới sự giúp đỡ của gia đình vợ.

Vượt qua gần 6 năm cực nhọc, nhìn lại quãng đường đó, anh chồng, nay là kỹ sư nông lâm của một công ty nói rằng: "Mình chẳng ân hận gì cả, chỉ hơi tiếc cuộc sống tình yêu thi vị qua nhanh quá để phải đối phó với bao lo toan cuộc sống. Giá như hồi đó biết tính toán kỹ lưỡng thì giờ đỡ vất vả hơn".
 
Công nhân sống thử


Từ trái qua: Duy, Thúy, Thảo và Trinh trao đổi về các bước thực hiện khảo sát.
Nam nữ công nhân sống chung là do cảm thấy thuận lợi về nhiều mặt: tình cảm nhưng đa số sống chung nhằm đáp ứng nhu cầu tình dục.

Hàng trăm ngàn công nhân trẻ đang đổ về TP HCM tạo nên một bức tranh đời sống với nhiều nét riêng biệt.

Bốn cô gái trẻ Lê Phương Thảo, Mai Mẫn Duy, Nguyễn Thị Mỹ Trinh và Nguyễn Thị Phương Thúy (SV khoa khoa học xã hội và nhân văn ĐH bán công Tôn Đức Thắng) đã đi tìm câu trả lời cho “Vấn đề sống chung, sống thử trước hôn nhân của nam nữ công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP HCM” (giải A SV nghiên cứu khoa học cấp trường).

Cách đây vài tháng, không ít bạn trẻ ở các khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghiệp (KCN) Tân Bình và Lê Minh Xuân (TP HCM) biết mặt bốn cô gái trẻ thường quanh quẩn ở công ty. Đến các khu nhà trọ, gặp công nhân nào cũng hỏi “chuyện riêng tư” của người ta, cứ như thám tử tư...

Suốt hai tháng khảo sát “chuyện khó nói” của công nhân trẻ nhóm đã gặp nhiều khó khăn. Năn nỉ gãy lưỡi, Thảo và Thúy mới được đôi công nhân sống chung trong khu nhà trọ ở KCN Lê Minh Xuân đồng ý cho phỏng vấn. Đang nói chuyện suôn sẻ, bà chủ nhà vừa về đến liền xua: “Ở đây mất đồ nhiều rồi, công nhân nghèo tiền đâu mà vô tiếp thị, ra ngay...”. Thảo phải giải thích cặn kẽ là SV đang nghiên cứu khoa học, trình thẻ SV và giấy giới thiệu của trường nhưng chủ nhà vẫn quyết liệt: “Tui ít học không biết mấy giấy tờ này”.

Nhưng thật ra theo các bạn, công nhân không chịu tiếp xúc mới là “đáng sợ” nhất. Duy cho biết: “Khó nhất là khi gặp các bạn quê miền Trung với bản tính dè dặt, thường từ chối thẳng thừng...”. Phải tìm đủ cách để thuyết phục, thậm chí cả... tặng quà để “ngoại giao” nhưng vẫn “bể sô” như thường, có khi bị mắng: “Mấy người nhiều chuyện, đi chỗ khác...”.

Song bù lại cũng có bạn nhiệt tình quá mức, nhất là những bạn quê miền Tây. Một lần đến KCX Tân Thuận, Thảo tiếp cận với một nam công nhân, anh chàng “đang sống chung với bạn gái đã mấy năm” này lại rất hào hứng kể chuyện phòng the... “Lúc đó ngượng chín mặt nhưng vẫn phải nghe...”, Thảo cho biết. Hôm sau gặp lại anh công nhân này còn bám theo mấy cô SV để... tán tỉnh.

Nhưng cực nhất là những ngày quan sát 15 đôi nam nữ sống chung. Từ 5h sáng, nhóm chia đến các KCX, KCN để kịp có mặt lúc các công nhân rời phòng trọ đi làm đến khi họ trở về... đóng cửa tắt đèn mới yên tâm ra về. Rồi bám theo công nhân vào công viên, quán cà phê... nhóm đã hiểu hơn về đời sống công nhân. “Đi quan sát như làm công việc của cảnh sát hình sự, cực nhưng... thú vị”, Thảo thổ lộ.

Kết quả nghiên cứu (phỏng vấn bằng bảng hỏi: 104 công nhân, phỏng vấn sâu: 36 công nhân và quan sát 15 đôi sống chung) cho thấy thực trạng đời sống hiện nay của công nhân ở các KCX, KCN tại TP HCM phần lớn rất thiếu thốn, khó khăn (60,3% công nhân sống trọ trong các nhà dựng tạm bợ, chật hẹp...).

Nam nữ công nhân sống chung là do cảm thấy thuận lợi về nhiều mặt: tình cảm (chăm sóc nhau chu đáo hơn - 46,2%), kinh tế (tiết kiệm tiền thuê nhà - 23,1%) và tiện nghi sinh hoạt (23,1%)... Nhưng thật đáng suy nghĩ khi đa số cho biết sống chung nhằm đáp ứng nhu cầu tình dục (78,5%) và 100% số cặp công nhân trong cuộc khảo sát thừa nhận đã quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất là những hiểu biết về giới tính, quan hệ tình dục và sức khỏe sinh sản trong công nhân lại rất hạn chế: 71,7% chưa từng tham gia các buổi nói chuyện về sức khỏe sinh sản; chỉ có 39,5% biết quan hệ tình dục không an toàn sẽ có thai; hầu hết công nhân không biết kiến thức về nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục...

(Theo Tuổi Trẻ)
 
Du học sinh sống thử

"Tôi từng có thời gian học ở nước ngoài và đã chứng kiến các bạn du học sinh VN sống thử đã nhiều đến độ "trơ" cả mắt và "chai" cả não", bạn Anh Đào, du học sinh ở Australia, nói.

Bạn Đào kể: "Tôi và bạn bè từng chứng kiến có cặp sống chung mấy năm hương lửa đượm nồng. Đến khi tốt nghiệp, chàng về trướcvà vù theo một bóng hồng trong nước trẻ hơn, đẹp hơn, tuy bằng cấp thấp hơn tí, chỉ có điều quên không báo nàng biết khiến nàng cười đau khóc hận".

Có nàng lại ghi thành tích đến mức đám con trai rỉ tai nhau là "hàng second-hand”, thậm chí xuống đến “third-hand”, “forth-hand”... Đó là còn chưa kể đến các bác theo học thạc sĩ, tiến sĩ, gia đình ở Việt Nam đề huề nhưng vẫn tìm đối tác sống thử để hưởng cái cảm giác trời Tây nó khác thế nào. Đến khi vợ, chồng hay con cái sang thăm thì giấu nhèm nhẹm, không dám mang đi dự hội họp du học sinh vì sợ người Việt mình lắm điều.

Một du học sinh ở Bỉ kể, một chị Việt Nam rất đẹp sống thử với anh da đen, thế nào lại bị người yêu của anh ta đánh ghen ầm ĩ ký túc xá, cào rách cả cổ khiến chị ấy mất mặt với mọi người một thời gian. Một cậu bạn Nhật thì gào lên uất ức: “Tao không bao giờ lấy con gái Nhật cả, không bao giờ…”. Thì ra mấy cô bạn của cậu ta sống cặp hết với anh da đen lại đến anh da trắng, khi anh bạn biết chuyện thì chỉ còn biết ấm ức mà tự thề với lòng mình như vậy.

Lại có cậu sinh viên người Việt, tuổi đời còn trẻ nhưng thành tích sống thử với các em Việt và Nhật khá dày, bộc bạch: “Nó cho thì mình dại gì không nhận, nhưng tốt nhất con gái không nên sống thử, chai sạn lắm”, nghe chân thật một cách trần trụi.

Tựu chung lại, phe du học sinh ủng hộ lối sống thử tự do nêu ra những nguyên nhân gồm: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại những lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia xẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử có lợi là không bị ràng buộc về pháp lý và không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. Hai bên có thể "say goodbye" bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để tìm đối tác khác và "thử" tiếp cho đến khi tìm được ý trung nhân "hợp 100%" để tiến tới hôn nhân; Sống thử là biểu hiện của thời đại văn minh, con người ngày nay bộn bề lo toan nên chuyện hôn nhân không thể quyết định dễ dàng như thời các cụ được, vì vậy cứ sống thử cho chắc ăn.

Theo Tiền Phong, sống giữa một xã hội phương Tây quá thoải mái về chuyện quan hệ, không ít du học sinh VN đã đánh đồng khái niệm văn minh với chuyện chung sống tự do thậm chí phóng túng.
 
Back
Bên trên