Sống ở trên đời nên biết mình là ai...

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Từ nhiều năm nay, chủ đề du học sinh đi học nước ngoài xong rồi nên ở lại hay nên về là một chủ đề được thảo luận khá sôi nổi. Hôm nay, nhân dịp có được bài này khá hay, anh post tạm vào đây, cũng là củng cố tư tưởng cho thanh niên cộng sản Việt nam trên con đường du học xây dựng Xã hội chủ nghĩa :D.. cho những người có may mắn hơn các bạn ở nhà một chút.. những người đang du học


Sống ở trên đời nên biết mình là ai

Trước hết, các bạn lưu học sinh yêu quý của tôi nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào. Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân mình.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có bác bảo: "Thằng này hỏi gì mà ngu thế? Du học sinh là du học sinh.". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, được mời đi do tài năng, do xin học bổng sùi bọt mép, do cơ quan nhà nước, trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng rằng mình chỉ là người đi học. Học vấn là bước đường đầu tiên để cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận cho các bạn, để sau này ra trường đi làm, chứ không phải cứ học tốt nghiệp ra trường có cái bằng, là các bạn đã là nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép. Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là khoảng cách một trời một vực.

Ví dụ trực quan cho bọn chim non em chã không có khả năng tư duy trừu tượng là việc cần thiết, nên tôi cung cấp cho các bạn một ví dụ trực quan sinh động. Tôi có một ông anh quen biết, tạm gọi là H., được giải gì Toán quốc tế năm nào cũng lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ nữa. Sau khi được giải, ông anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D. Kinh tế. Ngày ông anh đặt chân vào Harvard, ông tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải là vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của ông này cực kỳ khủng khiếp. Luận văn ra trường của ông anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa kinh sợ và thán phục. Hiu hiu tự đắc, ông anh ôm hồ sơ lên một công ty của người Do thái về Thị trường chứng khoán ở New York city để xin việc. Hôm phỏng vấn, bọn nó đưa cho ông anh một model mà hàng ngày bọn nó vẫn dùng để dự báo Chứng khoán, bảo ông anh phân tích. Ông anh nghĩ mãi không ra, nó cho cầm về nhà, ba ngày sau lên gặp lại. Ba ngày sau, ông anh lên gặp chúng nó, vẫn nghĩ chưa ra. Bọn Do thái bảo: "Mặc dù mày nghĩ không ra, nhưng thấy mày có khả năng tư duy, tao tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy mình không lại được với bọn kinh doanh trong thực tế, ông anh bỏ về Việt nam đi buôn, bây giờ là một triệu phú tiền đô lừng lẫy phết. Nhưng các bạn nên thấy là giữa học ở trường và thực tế nó khác nhau xa lắm.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin chú sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc nhóm hightech này, nhóm hightech nọ. Nhưng các bạn sinh viên yêu quý của tôi nên biết rằng dù các bạn có đi thực tập ở trên trời, thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc vớ vẩn, không làm thì cũng có nguời khác làm, thậm chí chả ai làm thì cũng không sao. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ, cho nên tự nhận mình là nhân tài, kể cũng khí sớm, phỏng?

Ngay cả giáo sư của các bạn đi làm project cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy tiền tươi, thóc thật còn chưa ăn ai, nữa là các bạn đi thực tập. Một ví dụ trực quan sinh động là có một lão giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Phần mềm của lão làm quá kém, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu, lão bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn máy bay hành khách".

Em của các bác và những người làm R&D trong công nghiệp có một thú vui rất tao nhã và rẻ tiền là khi nào muốn giải trí, thì lấy scientific paperwork của bọn giáo sư Đại học về đọc thay truyện cười.

Vì thế, mới học được mấy chữ trong trường ra, được tấm bằng chứng nhận là qua giai đoạn học hành, mà đã vỗ ngực mình là nhân tài, thì hết sức nực cười và lố bịch. Đã thế, chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chứ chưa nói là cho Tổ quốc, được đế quốc chào mời đồng lương mấy chục ngàn bẩn một năm (xin lỗi, đủ cho em ăn sushi 3 tháng, còn 9 tháng chết đói), mà đã tưởng mình là thiên tài, ra điều kiện về nước phải có chỗ làm ngon, được làm lãnh đạo, đòi Tổ quốc và nhân dân phải đãi ngộ, trong khi Tổ quốc còn khó khăn, nhân dân còn nghèo, thì phải nói là cực kỳ vô liêm sỉ. Những kẻ yêu nước bằng mồm như thế nên học anh Kennedy yêu quý "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."

Mang tiếng là học ở Tây về, đầu đội trời, chân đạp ga xe ô tô, thế mà không tìm được việc gì mà làm, hết lạy ông đi qua, lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên ở lại Tây mà phá hoại Đế quốc, đừng về cho nó khỏi thêm gánh nặng cho Tổ quốc và nhân dân.

Tất nhiên, đi học có dăm bảy loại, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo.

I. Các trường hợp nên ở lại

Bọn ngu dốt: Có những kẻ ngu dốt do may mắn, luồn lọt, xin xỏ, nịnh hót giỏi, được cử đi học. Bọn này ra ngoại quốc học chỉ làm nhục Tổ quốc, mai mốt về nước sẽ phá hoại Tổ quốc. Bọn này không nên về.

Bọn hoang tưởng: Có một số kẻ học tại ngoại quốc, thậm chí tại những trường nhất nhì thế giới, nhưng chúng không biết rằng chúng được xét tuyển vào là do Quỹ học bổng mà chúng được tài trợ xin cho + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển, ưu tiên châu Phi, nhà quê, miền núi, khu vực I, chứ không phải do tài năng của chúng. Chúng đi học hết năm này qua năm khác, thậm chí học tới hàng chục năm. Để chúng lê la trong trường lâu thì tốn tiền học bổng, người ta phải tống chúng ra trường bằng cách cho chúng tốt nghiệp. Khi chúng ra trường, giáo sư thế nào cũng viết nhận xét tốt, để chúng dễ xin việc. Nhưng chúng lại không biết điều đó, tưởng mình là thiên tài, nằng nặc đòi làm lãnh đạo, mở mồm ra là nói toàn chuyện kinh bang tế thế, cứu vớt cả quốc gia, thế giới, thậm chí cả hệ mặt trời. Bọn này nếu cho về thì cũng chỉ nên cho về Trâu Quỳ hoặc Biên Hòa.

Gái xấu, gái già hoặc gái vừa già vừa xấu: Gái xấu quá, mà đã trót đi du học thì cũng không nên về. Phong tục tập quán ở nhà mới ra khỏi lũy tre làng một tí, vẫn còn nặng thành kiến với gái học cao và lối sống sa đọa dễ nhiễm của bọn tư bản đế quốc, vì thế các em gái xấu, gái già hoặc vừa già vừa xấu nếu về rất khó có khả năng kiếm được chồng. Quan niệm về Mỹ học của bọn Tây khác chúng ta, nên gái xấu của ta thành gái đẹp của chúng, với lại bọn nó tư duy thông thoáng cởi mở hơn, nên các em thuộc diện đã nêu trên ở lại trời Tây thì rất dễ có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng kẹt. Các bạn này cũng chưa nên về, mà nên kiếm tiền trả nợ, rồi tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.

Những người học những ngành quá cao siêu: Những ngành đại khái như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, hoặc PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics ... thì nói chung là chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, và không biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có ứng dụng. Hơn nữa, sau khi về một thời gian, kiến thức sẽ bị mai một. Chẳng may đến lúc đấy, chúng ta có nhu cầu phóng tên lửa "Thần Bò" để đọ với tên lửa "Thần Trâu" của Tàu khựa, hoặc muốn làm bom nguyên tử hay máy bay chiến đấu, kiến thức của các bạn đã bị mai một rồi, không cống hiến được nữa thì phí. Đây là diện các bạn chưa nên về.

II. Các trường hợp nên về


Học ngành kinh tế: Đất nước đang lúc phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi.
Có một vài bạn học kinh tế nói là hệ thống ở Tây nó khác ở ta, những gì học được đem về không áp dụng được. Đấy là nói láo. Tất nhiên là không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được. Bạn nào học Tây một cách máy móc thì cũng không nên về.

Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường ...

Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nên về để quê ta đừng có những kiến trúc lố bịch kiểu "Em ơi Hà nội chóp", đừng có những dự án trùng tu ngu xuẩn như thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, đừng có những dự án quy hoạch đô thị đần độn kiểu đòi thay nuớc Hồ Tây hay đòi đập khu phố cổ Hà nội ...

Các bạn nhà giàu và có sẵn cơ sở kinh doanh, quan hệ ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD) , vì thế ở lại Tây làm chó cún, kiếm vài chục nghìn một năm, không đủ cho em các bác ăn sushi, thì ở lại làm gì.



Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn các bác cứ to mồm yêu nước thương nòi, hô hào về nước đi, hy sinh đi, cống hiến đi, thì em xin các bác, các bác tỉnh lại đi, bình tĩnh xem xét lại xem mình có bị thần kinh hay không? Các bác thì làm được cái gì cho đời chưa, mà lý thuyết suông? Những loại đấy, nếu có sa chân lỡ bước ra đến nước ngoài rồi thì cũng không nên về. Các bác cứ ở lại thật lâu vào, thay mặt Tổ quốc và nhân dân, em cảm ơn các bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đồng chí Tuấn post bài này la không được ở hai nhẽ:
1/ ý thì quá cũ
2/ giọng văn tathy không hợp.
tớ là tớ trừ điểm đồng chí!
XS
 
The bac Tuan dinh sau nay hoc xong thi ve hay la o lai?
Em cung khong biet xep bac vao loai nao trong cac loai ke tren.
 
thứ nhất là bác Tuấn có đi đâu đâu mà ở với về :)) nữa là bài của bác có cái ý cuối cùng hay, làm sáng một số ý mà từ trước mình vẫn chưa chỉ ra rõ ràng như: thằng nào nên ở, thằng nào nên về..

tuy nhiên, hạn chế là, theo lời blueghost, "đã đi vào lối mòn". buồn lắm thay...
 
Tuấn viết đúng là nhiều điểm đúng. Nhưng bắt chước Sơn, anh thấy giọng văn nghe chối quá ;) Kiểu này chắc chỉ dành cho mấy tay anh chị bên Thăng Long (mà btw, cái tathy đấy hình như lại toàn cái bọn được nêu trong bài viết thì phải :D)
 
Nếu anh Tuấn hạ giọng một tí sẽ có nhiều người thấy bài viết hay hơn :)
 
Pác Tuấn viết như thế này :) Người ta có thấy đúng cũng ko dám đọc :)
 
xem ra chú Tuấn phải tích cực truyền bá văn hóa tathy nữa thì các em nhỏ trên HAO mới dám đọc bài của chú:))
 
hí hí chú Tuấn cháu góp mấy câu nhé :D Bài chú đọc mãi cháu vẫn không đồng ý nổi đoạn con gái xấu và già?? Nồi nào vung đó chú Tuấn nói thế là không ổn rồi. Dẫu sao thì đề vẫn hay nhất đoạn Ai nên ở? Ai nên về? Chúng ta là ai? Cháu lại lôi kiến thức sách vở ra mà ai cũng biết ghi lại :D
10 quốc gia giàu nhất trên thế giới sở hữu 70 % tài sản loài người.
50 quốc gia nghèo nhất trên thế sở hữu 0,3 % tài sản của loài người.

Nhìn vào số liệu trần trụi này 1 phút các bạn đi du học nhé :D Non sông ta có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay ko? Là nhờ vào một phần lớn công học tập của các bạn :D

Số liệu tháng 4 năm 2001.
bài đầu tiên trong TLNT cảm động quá hí hí
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác Tuấn, từ trước đến nay em vẫn rất hay đọc bài của bác, em biết bác mới sang US, căng thẳng vì xa quê hương :) Ngày em mới đi cũng có ý nghĩ như bác vậy, giọng cũng ghê gớm như thế... nhưng bây giờ suy nghĩ của em đơn giản hơn nhiều rồi. Em khuyên bác nên nghỉ ngơi tĩnh dương, cố gắng thích nghi với môi trường mới, tạo thêm các mối quan hệ, chắc chắn chỉ một thời gian bác sẽ khác ngay thôi ;)

Vụ nên ở hay nên về thì khó nói lắm, lại còn phải xét vào khả năng của từng người, ý chí + lòng yêu nước của người đấy... bàn chuyện này có mà cả tháng cũng chả đến lúc kết thúc đâu ạ. Theo ý kiến bản thân của em thì mỗi người có điều kiện đi học thì nên về, dù trong hoàn cảnh nào đất nước cũng đang rất cần người. Còn về mà không thành công, không được trọng dụng, thì hãy tự trách mình sinh ra và lớn lên ở đất nước của mình, mà ko hiểu được lề thói + phong cách làm việc, rồi thất vọng đem so sánh với bọn Tư bản, chê bai đất nước mình... như thế là "dốt", bản lĩnh kém :D

Còn những ai mong muốn có 1 cuộc sống an bình đơn giản nhẹ nhàng, lại muốn làm giàu cho bọn tư bản (vô tình hay cố ý) thì nên ở lại ;)
 
em thì em còn nghĩ đơn giản hơn cả anh Hoàng về đoạn:
Theo ý kiến bản thân của em thì mỗi người có điều kiện đi học thì nên về, dù trong hoàn cảnh nào đất nước cũng đang rất cần người. Còn về mà không thành công, không được trọng dụng, thì hãy tự trách mình sinh ra và lớn lên ở đất nước của mình, mà ko hiểu được lề thói + phong cách làm việc, rồi thất vọng đem so sánh với bọn Tư bản, chê bai đất nước mình... như thế là "dốt", bản lĩnh kém

Đơn giản vì nó là NHÀ mình thôi...ko muốn ở nhà thì ở khách sạn...được thì có đuợc nhưng mất cũng ko ít :)

(chắc tại em ko đi du học nên em cứ tin là "đi rồi sẽ về chứ,có đi luôn đâu mà sợ"-ai đi cũng nói câu này cả mà)
 
Tài năng cũng cần có đất để mà dụng. :) Một người lớn lên và được đào tạo ở một nước A, mà đi tìm việc ở một nước B - quả thực không hề dễ dàng chút nào. Nếu A là VN, B là Mỹ chẳng hạn, thì mọi người lại nghĩ là cái thằng này kém cỏi và dốt "thật". Còn nếu A là Mỹ, còn B là VN, thì mọi người lại nghĩ rằng VN không trọng nhân tài. Thực tế thì... nó có muôn vàn lý do khác nhau, nhưng nếu suy xét kỹ thì đó là vấn đề ê-kíp.

Anh ở một xã hội khác, hay ở một nơi khác, đơn giản là một người xa lạ, chưa ai biết anh cả thì làm sao người ta có thể tin tưởng ở anh được, trước hết là nhận anh vào làm và sau đó là giao cho anh những trọng trách quan trọng. Bất cứ ở đâu cũng thế thôi, ở VN cũng thế mà ở Mỹ cũng vậy. :) Điều khác nhau duy nhất là ở Mỹ người ta biết cách đánh giá giỏi hơi ở VN, vì công nghệ HR của họ cao hơn. :) (mọi người cứ nói là bằng cấp không quan trọng, thì đúng là không quan trọng, nhưng nó lại quan trọng chính vì người ta kô biết bạn là ai).

Phải biết mình là ai cũng quan trọng, bên cạnh đó quan trọng không kém là xác định được mình cần cái gì. Có được 2 dữ liệu này thì sự phấn đấu của mình mới có hiệu quả.

Có nhiều người ham muốn được lãnh đạo, thực ra không hẳn là sự ham muốn về quyền lực. Ham muốn về quyền lực là một nhu cầu cao nhất của con người, khi mọi nhu cầu khác đã đạt được - thường đó là những con người có hoài bão lớn hoặc là những người rất giàu :)D những người rất giàu thì tất nhiên luôn luôn có những hoài bão lớn). Mà thực tế mình thấy trong xã hội (VN) rất nhiều người có hoài bão lên làm lãnh đạo không phải họ là những con người có chí lớn... mà lại hoàn toàn ngược lại - rất tiểu nhân. Bởi vì sao? Thực ra, những kẻ tiêu nhân này không đặt mục đích của mình là quyền lực mà chỉ đặt mục đích của mình vào việc kiếm được thật nhiều tiền và quyền lực chỉ là công cụ cho họ đạt được mục đích đó. Chính vì thế, những con người này chả cần quyền lực làm gì, chỉ cần cho họ một chỗ làm ngon ngon (cấp quota chẳng hạn) thì họ sẵn sàng làm thằng nhân viên quèn cả đời mà kô chịu đi đâu cả.

Mọi người hãy tưởng tượng xã hội VN như một bầy người hãy còn đang đói khát, và họ không thể nhìn thấy gì hết ngoài việc giành giật của nhau từng hạt cơm. Một xã hội như thế thì một người có tài rất khó có thể có đất để dụng võ, vì không mấy ai quan tâm.

Một trong những biểu hiện của nó mà chúng ta đang thấy đó là rất nhiều người muốn đi du học. Họ muốn đi du học vì không phải vì họ khao khát có được những kiến thức mới, hay mở rộng tầm nhìn. Đối với những học sinh cấp 3 thì đó là sự hiếu kỳ và mong muốn được tự do, bứt ra ngoài xã hội, sống xa cha mẹ và cũng là đi du lịch nước ngoài. Đối với những người khác đó là sự bứt ra khỏi cái xã hội VN đầy bế tắc này, cũng là cách để kiếm một ít tiền bằng cách lao động ở bên đó. Chứ có mấy ai có hoài bão thực sự là ra đi để tìm đường cứu nước đâu? Muốn cứu nước thì cũng phải cứu bản thân mình trước đã. Cái gì cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Phần lớn những người ra đi đều là những người không có một công việc tử tế gì ở VN cả (hoặc là thất nghiệp, hoặc làm ở cơ quan nhà nước nào đó với đồng lương như bèo và công việc chán phèo), thế thì việc du học giúp được gì cho công việc không tử tế đó? Đi du học để rồi về nước hoặc là vứt nó đi (nếu quay về chỗ cũ), hoặc là lại bắt đầu lại từ đầu một công việc mà bản thân họ không xác định được từ trước!!!!

Tất cả chỉ là một mớ luẩn quẩn...

Bài toán đào tạo, thu hút và ứng dụng nhân tài chỉ có thể thực hiện được bằng cách nâng cao đời sống của người dân mà thôi.

Như thế mới là tầm nhìn xa. Chứ ưu đãi này ưu đãi kia, chính sách này chính sách nọ - không thể giải quyết được vấn đề gì cả. Vì có nghĩ ra thì nó cũng sẽ không vận hành được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đơn giản vì nó là NHÀ mình thôi...ko muốn ở nhà thì ở khách sạn...được thì có đuợc nhưng mất cũng ko ít ------------> chi ly chi ly.
 
Anh xin đính chính lại là anh không phải người viết bài này, mà chỉ thấy có quan điểm cùng với tác giả của nó. Anh đọc nó trên một diễn đàn rồi post vào đây, làm nguồn tư liệu tham khảo cho TLNT, thế thôi.

Bác viết bài này đã lấy vợ, gần 40 tuổi, tư tưởng và câu chữ có nặng lời theo quan điểm của lứa tuổi học sinh, đọc có thể khó nghe, song đây là con người rất phóng khoáng, rất nhiệt tình và tốt bụng (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:D), đẹp trai và hay hút thuốc, giống anh :D ...

Cháu Trang: nếu là chú thì kể cả gái già gái xấu chú đều khen tất, tội gì nhỉ :D...

Hoàng: Tất nhiên là anh sẽ khác chú, anh có chã đâu ... :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em có thời gian đọc lại thì dạo này em thấy câu cú ý tứ của bác Thành luẩn quẩn quá. Bác nhầm lẫn hết cả. Bác định nghĩa thế nào là người tài, người tài theo bác là phải có đất dụng võ, phải trải cơm ra cho ăn, phải đưa đường lối cách mạng ra tận miệng để dùng, hay người tài chính là người phải biết tự tìm ra cho mình con đường đó. Mà em thật đã là tài, thì nó tài từ bé, từ lúc đẻ ra đã "oe oe tài tài" rồi... Phàm đã là anh hùng xuất thế hày tài năng thì ở đâu và bất kì thời điểm nào nó cũng tài, và nó sẽ tạo được cho nó đất sống, tài mà không tìm nổi đất sống thì tài năng nỗi gì, có chăng chỉ là thằng bị động, sống lạy ông đi qua lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không ai trọng dụng.. Mà tình hình là em thấy đất nước càng rối ren, càng khó khăn thì người tài càng dễ xuất hiện hay sao chứ ấy nhở, vì càng lúc đấy mới cần người tài cơ mà...
 
undefined
Tống Minh Tuấn đã viết:
Em có thời gian đọc lại thì dạo này em thấy câu cú ý tứ của bác Thành luẩn quẩn quá. Bác nhầm lẫn hết cả. Bác định nghĩa thế nào là người tài, người tài theo bác là phải có đất dụng võ, phải trải cơm ra cho ăn, phải đưa đường lối cách mạng ra tận miệng để dùng, hay người tài chính là người phải biết tự tìm ra cho mình con đường đó. Mà em thật đã là tài, thì nó tài từ bé, từ lúc đẻ ra đã "oe oe tài tài" rồi... Phàm đã là anh hùng xuất thế hày tài năng thì ở đâu và bất kì thời điểm nào nó cũng tài, và nó sẽ tạo được cho nó đất sống, tài mà không tìm nổi đất sống thì tài năng nỗi gì, có chăng chỉ là thằng bị động, sống lạy ông đi qua lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không ai trọng dụng.. Mà tình hình là em thấy đất nước càng rối ren, càng khó khăn thì người tài càng dễ xuất hiện hay sao chứ ấy nhở, vì càng lúc đấy mới cần người tài cơ mà...

Em nói nhầm rồi. Anh cũng không hiểu những người trên tathy như thế nào, nhưng phần lớn họ là những người có lẽ giỏi giang nhưng không xuất chúng, ăn nói thì khủng khiếp luôn.

Phàm là anh hùng thì họ đã có tố chất anh hùng, nhưng không phải ở đâu họ cũng phát huy được. Cái này thì rất rõ, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Có người phất ở chỗ này, mà không phất ở chỗ kia. Đơn giản là cơ chế thôi - mỗi một thay đổi cơ chế thì lại xuất hiện cả một thế hệ người tài và cả một thế hệ người tài khác phải ra đi. Đời người có rất nhiều bước ngoặt em ạ.

Việc em nói là người tài thì khi đẻ ra đã "oe oe tài tài..." rồi thì... :D Đấy là hơi ngộ nhận. Em chấp nhận ý tưởng đấy, rất có thể em suy diễn từ bản thân. Thực tế thì cũng một số người tài từ nhỏ đã tài rồi, nhưng số người hồi nhỏ có vẻ thông minh mà về sau bất tài (không làm nên trò trống gì cho ra hồn) lại nhiều hơn.

Anh hùng thời loạn -> không phải là anh hùng trong lúc đất nước đói kém. Thời loạn ở đây phải được hiểu là khi đất nước có những chuyển biến mạnh mẽ về thể chế. Em hiểu câu này hoàn tài sai nên đưa ra một kết luận sai. Có bao giờ người tài lại xuất hiện ở một nước chết đói như ở Somali hay không? Và tại sao nước Mỹ lại lắm nhân tài hơn Việt Nam? Đây cũng là hệ quả của việc nhân tài phải có đất dụng võ. Một cơ chế có thể tạo đà phát triển cho một nhóm người, lại hạn chế một nhóm khác, ngược lại ở một cơ chế khác thì mọi việc có thể lại đảo lộn lại.

Khi đã phát tài rồi thì ai cũng bốc phét được, còn khi chưa làm nên trò trống gì mở miệng chỉ bị thiên hạ chửi thôi. Vậy, hay chăng ta chỉ công nhận người tài là người đã chứng minh được cái tài của mình?

Bản thân em có phải là anh hùng hay không? ;)

Vậy kết luận việc sản sinh và sử dụng nhân tài chỉ có thể phát huy được khi chúng ta xây dựng được một xã hội lành mạnh, mà xã hội lành mạnh thì không thể là một xã hội yếu kém.

Việc tiếp cận vấn đề nhân tài ở đây cũng giống như việc tiếp cận đối với vấn đề tài chính - quản lý đầu tư ấy. :) Người biết dùng tiền thì 100% biết cách sử dụng người tài.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu hỏi cho Tuấn:

Vì sao trong thời kỳ bao cấp lại không xuất hiện một doanh nhân tên tuổi nào?

Nếu không có môn bóng đá, Văn Quyến của chúng ta sẽ làm gì?

Vì sao Van Gogh lại phải chết trong cảnh túng thiếu?

Karl Marx phải sống bằng nghề khuân vác và chết trong cảnh đói kém là vì bất tài?
 
Bác Thành cũng xoay xở vặn vẹo em, nhưng phần cơ bản nhất bác vẫn chỉ lấy dẫn chứng lòng vòng mà chưa giải quyết được.. Bác công nhận ko nào :D..

Cái chính e và bác quan niệm khác nhau thế này. Bác cho rằng một thằng tài thì phải có điều kiện nó mới phát triển, em thì cho rằng thằng tài là thằng tự tìm cho mình cái điều kiện đó. Một thằng học những ngành cao siêu mà ko tự tìm cho mình những phòng thí nghiệm tiên tiến nhất, ko trao đổi với những giáo sư giỏi nhất, không biết apply vào Nasa, Microsoft... mà lại chui về nhà kêu ca là ở nhà chả có cái x gì chán quá thì làm kém tài rồi gì chứ ạ...

Em thấy chính ra VN đang thuộc dạng khó khăn, người khôn của khó, tài năng tí là sống ổn... Còn bác nói ví dụ Xomali thì em thật chẳng cứ gì nhân tài khó tìm thấy ở đó, làm bất cứ cái gì ở đó mà chả khó... Nhưng không thể nói là nhân tài ko thể phát huy ở đó, có chăng là nhân tài ko chịu sống ở đó mà thôi...

Các câu hỏi bác hỏi em, thế theo bác, Văn Quuyến, Mác, và Van Gốc có tài ko.. em nói rồi, Mac hay Văn QUyến, hay Van Gốc có cần sang Mỹ đâu mà vẫn là người tài để người đời công nhận như thế :D
 
Định nghĩa về nhân tài của chú Tuấn luẩn quẩn quá. Cái mà chú cho rằng hiển nhiên, tức là người có tài là thằng tự tìm cho mình khả năng để phát triển, trên thực tế là một điều không hiển nhiên. Cái này chú tự ngẫm nhé :D.

Mấy chú tathy thích phân loại giai gái, ngu dốt và thích tự làm văn minh nhân loại qua mấy cái nick. Thiết tưởng đọc mang tính chất vui vẻ giải trí chứ đem ra thảo luận nghiêm túc há ư chẳng lố bịch?
 
Back
Bên trên