Sách giáo khoa kinh tế

Chú nào học IT thì biết ebooks toàn sách vớ vẩn. Nhưng có mà đọc free thì cũng tốt, nhất là dạng newbie. Có điều muốn giỏi thì phải đầu tư tiền của vào mà mua sách xịn.
 
Tôi xin bổ sung với QA:

Hiện giờ tôi đọc Game Theory for Applied Economists, Gibbons, R. 1992, thấy cũng practical và có thể dùng được. Về Macro, ngoài quyển Romer ra còn có World Trade and Payments nếu ai muốn đọc thêm về international economics. (Caves, Frankel, Jones)

Về kinh tế phát triển thì rất nhiều loại văn học đang được sản xuất, có một vài quyển tôi đọc rồi thì xin đưa ra để tham khảo: Culture Matters (Harrison, Huntington) - hiện giờ tôi đang cho dịch; the Quest for Growth (Easterly), Guns, Germs and Steel (Diamond). Những quyển này không đưa ra lý thuyết kinh tế cơ bản, mà áp dụng nhiều hơn. Tôi chỉ góp ý rằng lý thuyết cũng quan trọng nhưng đọc nhiều mô hình quá thì sinh viên VN khó có thể có cái nhìn bao quát được.

Mong được trao đổi thêm.
 
Đỗ Lê Thu Ngọc có phải là bạn Ngọc "hà mã" mà mình gặp hồi nhận giải thưởng HSG thành phố ở nhà hát lớn năm lớp 10 không nhỉ. Sau ngày đó thì bạn đi US luôn phải không?
Công nhận là mình vẫn có trí nhớ tốt.
Mình nghe Minh bơm nói bạn học chuyên Anh nhưng tiếng Pháp còn giỏi hơn tiếng Việt, sang US rồi lại còn dạy tiếng Tây Ban Nha cho người Mỹ, khiếp quá
 
Chào chị Ngọc :)

có một vài quyển tôi đọc rồi thì xin đưa ra để tham khảo: Culture Matters (Harrison, Huntington) - hiện giờ tôi đang cho dịch

Năm ngoái em học polisci cũng đọc quyển Culture Matters này, rất thích. Nếu đem dịch được sang tiếng Việt thì hay quá.
 
Việc truyền bá sách giáo khoa kinh tế của nước ngoài về VN hiện nay đúng là rất quan trọng. SV học kinh tế ở VN hiện đang rất "đói" sách. Tuy nhiên, hình như các bạn học ở nước ngoài có vể đề cập nhiều hơn đến sách eco thì phải. Đúng là sách eco rất cần thiết cho việc tạo lập 1 nền tảng kiến thức lý luận cơ bản về kinh tế nói chung, nhưng ở VN, rất buồn là lĩnh vực này không được quan tâm cho lắm. Ngay cả trường ĐH KTQD, vốn được xem là trường dạy môn vi mô và vĩ mô khó nhất, nhiều nhất so với các trường dạy kinh tế khác thì thực sự SV chỉ được học mỗi môn có 1 học kì. Cho nên, nhìn chung là nhu cầu về sách loại này không cao lắm, đặc biệt là sách advance. Số người cần đọc chỉ giới hạn trong 1 số ít có nhu cầu nghiên cứu hat ự tìm hiểu theo sở thích thôi.
Hơn nữa, advanced marco & micro đọc bằng tiếng Anh đã rất khó hiểu rồi chứ nói gì đến việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Nói thật, nhiều người nhìn mấy mô hình toán trong đó đã phát khiếp rồi. Cũng lạ là không hiểu tại sao trình độ toán pure của học sinh VN rất khá mà sao áp dụng toán trong lĩnh vực kinh tế lại kém thế nhỉ. Tổng số môn toán mà SV trường KTQD phải học trong 4 năm ĐH cũng phải lên tới 7, 8 môn chứ ít gi đâu. (Nhưng hình như học xong cũng chẳng thấy ứng dụng gì mấy. Nhất là mấy môn toán cao cấp, cứ học đến phần ứng dụng vào kinh tế thì các thầy lại bảo phần này không thi, về nhà đọc thêm ???).
Trong khi đó, nhu cầu về sách biz lại rất cao. Dạo trên thị trường sách kinh tế ở VN hiện nay thì sách dịch mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Ngân hàng và Thị trường tài chính (đặc biệt là về Thị trường chứng khoán & Thị trường ngoại hối). Sách về lĩnh vực này nhiều nhan nhản, bán cũng có vẻ rất chạy. Tuy nhiên, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong kinh tế vẫn chưa được quan tâm đến, ví dụ như Marketing hay Quản trị nguồn nhân lực. Đây là 2 lĩnh vực mà các doanh nghiệp ở VN có nhu cầu tuyển khá cao nhưng lại thiếu đào tạo bài bản. Không biết ở VN đã có trường nào mở chuyên ngành Q.trị nguồn nhân lực chưa nhỉ. Sách về 2 lĩnh vực này cũng thiếu trầm trọng. Marketing thì chỉ mới có mỗi 1 quyển dịch của Philip Kotler thôi. Còn sách về Q.trị nguồn nhân lực thì bói cũng không tìm thấy. Ngoài ra còn phải kể đến Management nữa chứ. Nhu cầu về sách cũng rất cao. (Tôi biết có nhiều ông giám đốc tuần nào cũng đi hiệu sách. Cứ có quyển nào dịch về quản lý hay lãnh đạo là mua tuốt :) ).
Không biết mọi người nghĩ sao?
 
Chi nói đúng đó. Chào mừng Chi lần đầu đến với HAO, và lần đầu ghé vào đây
 
Tui có mấy quyển về Human Resources Management và Management từ mấy năm trước học ở Úc, có đồng chí nào có nhu cầu thì khi nào về tôi đem về cho photo vậy. Thực ra cũng chỉ có 2-3 quyển gì thôi mà cũng không đặc sắc lắm, toàn là intro là chủ yếu.
 
em thấy các bác cứ nói nhiều làm gì nhỉ ? bây giờ cứ bầu ra bác nào ở VN mà lo được chuyện copy in ấn rồi thì anh em list sách mà mình có ra rồi khi nào về thì vác về thôi . Hè này em về, mà em thì thể nào cũng vác sách của em về cất ở nhà chứ để lại trường chật chỗ, mỗi lần chuyển dorm thì lại đến chết .
Mà đại khái là sách ở đây, nhất là mấy sách biz và econ thì sách nào cũng dầy tổ bố thằng ăn mày, cho nên các bác mà có muốn copy thì cũng phải có ngân sách chứ chẳng phải tốn ít đâu . Bác nào có đủ đô ngồi scan thì em gọi bằng cụ rồi .
Em làm cái list đầu nhé, mấy quyển này là em nhớ đại khái em có thôi, em mới transfer nên sách vứt lại trường cũ vẫn còn nhiều:
1 quyển micro theory của Walter Nicholson, Amherst College,
1 quyển World Economy (Open econ macro) của Beth and Robert Yarbrough, Amherst College
1 quyển inter micro của một bác tại U of AZ
1 quyển intro to micro của Makiw
1 quyển Econometrics của một bác Amherst Coll.
1 quyển intro to macro của 2 bác nào đó
một đống study guide

em còn có mấy quyển sách về political science nữa, mấy cuốn classics kiểu của plato và aristotle cũng như mấy cuốn luận của Hungtinton, Marx, Kant, Locke...
 
Về sách bác Ngọc giới thiệu : hì, toàn sách hay. Lại nói về sách phân tích tổng thể kiểu culture matters, hiện giờ ở nhà cũng đã dịch cuốn The wealth and poverty of Nations của Landes. Mấy sách bác Ngọc nói đến phần lớn là Culture, Geographical conditions. Nhưng có lẽ nên tập trung nhất vào sách về Institutions, cái này liên quan đến thực tế nhất. Ngoài mấy quyển của cụ Douglass North (Nobel Laureate), còn có quyển của Shleifer & Vishny rất nổi. Có ai có không? Nếu không thì khi nào lại phải bỏ tiền ra mua về thôi :).

Nhận xét sách econ nhu cầu không cao như Chi nói cũng đúng (mà bạn Chi có cái avatar xinh quá!). Nhưng ta vẫn nên làm : thứ nhất là nên đi trước demand, thứ hai là có thể kéo demand lên được. Giới thiệu sách đến cho viện nghiên cứu, giáo sư các trường đại học là một ví dụ. Nói thêm cũng có nhiều, nhưng cái đó để đến thread khác. Nhân tiện nói về sách biz, Chi có biết mấy quyển Comperative Advantage etc. của Michael Porter đã có, đã được dịch ở Việt Nam chưa?

Cuối cùng, cứ như Long nói là hay nhất : hiện giờ cần tìm người quản lý ở VN đã. Mấy bác admin có thể lọc mấy cái post về việc thực hiện (tìm người quản lý vv.) ra một thread mới được không? Sau đấy bàn riêng ra, rõ ràng hơn.
 
Đỗ Quốc Anh đã viết:
Nhân tiện nói về sách biz, Chi có biết mấy quyển Comperative Advantage etc. của Michael Porter đã có, đã được dịch ở Việt Nam chưa?

Tớ cũng mới về thôi nên cũng không biết nhiều lắm đâu. Nhưng hôm trước đi Tràng Tiền xem sách thì tớ không thấy có những quyển như vậy. Tớ cũng đã hỏi thăm nhưng mọi người đều nói là sách về Strategy hầu như không được dịch ở VN.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xem ra tất cả mọi người đều nhiệt tình và quyết tâm đấy nhỉ. Thế thì còn chờ gì nữa mà không khởi động làm ngay đi. Theo như ý kiến của anh Tuấn thì chúng ta có thể thành lập 1 cái như kiểu CLB SGK Kinh tế cũng được đấy.
Mục tiêu: Góp phần truyền bá kiến thức kinh tế chuẩn cho SV VN.
Nhiệm vụ chính:
- Thu thập và photo sách.
- Lưu trữ.
- Lập danh mục quản lý.
- Cho mượn.
- Sau này co thể tiến tới tổ chức giao lưu hoặc mở diễn đàn thảo luận...
Các vấn đề đặt ra:
1. Gây quỹ: Ai có tiền góp tiền, ai có sách góp sách, ai có sức góp sức.
2. Tìm nơi lưu trữ sách: có thể chọn nhà ai đó để tạm. Về lâu dài, khi số đầu sách tăng lên nhiều thi có thể phân ra thành các nhóm nhỏ.
3. Lập danh mục quản lý: Chúng ta có thể tạo ngay ở đây 1 góc nho nhỏ cho CLB này, trong đó, có danh mục sách (hiện có +sắp có), có thể scan thêm cả phần Introduction + Contents cho mọi người tiện tham khảo.
4. Xây dựng quy chế cho mượn sách:
+ Đối tượng được mượn sách (hội viên CLB).
+ Thời gian mượn.
+ Cách thức mượn. (Có thể thông báo bằng cách gửi SMS hoặc mail cho người quản lý. Người quản lý sẽ thông báo cụ thể thời gian và địa diểm có thể đến lấy sách).
+ Cách thức quản lý (để đề phòng người mượn sách không trả).
5. Cần 1 đội ngũ quản lý và cố vấn. (Tớ xin tự ứng cử 1 chức ở đây. Dù sao chưa quản lý được ai thì quản lý đống sách cũng được đấy
:) ).
Đây chỉ là những điểm cơ bản nhất mà tớ có thể nghĩ ra. Không biêt mọi người thấy thế nào?
 
Nhờ các bác Admins hay mod chuyển mấy bài về cách xây dựng phòng sách sang một thread khác mãi mà không được :-(. Đành phải tiếp tục trên thread này vậy ..

Chi nói vậy hay lắm! Đợt trước tôi về VN, có xem xét các khía cạnh, thì việc tìm người quản lý là rất khó. Nay trước mặt đã có Khánh Chi. Ngoài ra còn ai ở Việt Nam sẵn sàng không?

Tôi có để một số sách cốt yếu ở nhà (bản photo thôi). Bạn Ngô Hồng Nhung (Lý 94-97) cũng có một tủ sách kha khá (dù không nhiều sách về kinh tế lắm), hiện đang được một người khác quản lý ở VN. Người quản lý lại sắp đi nước ngoài, nên việc tiếp tục sẽ khó khăn. Nếu mọi người tiếp quản ngay được thì tốt lắm.

Theo ý tôi, chỉ cần để sách photo là chính, nhưng tất nhiên cũng không từ chối nếu ai đó cho sách đã dùng rồi. Ngoài ra, có thể gây quỹ để giúp sinh viên photo (trợ giá photo khoảng 7-80%).

Cuối cùng, vấn đề địa điểm lâu dài không dễ. Tạm thời có thể để ở đâu đó. Sau này khi có một nhóm quản lý rồi ta sẽ bàn tiếp những lựa chọn an toàn hơn sau.
 
Em có mấy cuốn sau đât,chủ yếu về Introduction,bây giờ không cần dùng đến nữa,nhưng mà chỉ sợ không vác về được để đóng góp vào CLB

1.Economics (John Sloman)
2.Economics Workbook (John Sloman)
3.Economics Explained ( Maunder,Myers,Wall,Miller)
4.Management Theory and Practice( G A Cole)
5.Marketing Management (Philips Kortler)
 
Nếu cần tuyển người giữ sách ở nhà thì cho mình xin 1 chân cộng tác nhá, bọn mình hiện cũng có 1 tủ sách pho to được từ thư viện Hà Lan do 3 người quản lý, xin được cùng đóng góp

QA cũng biết Ngô Hồng Nhung à, hồi anh học thấy hình như cô bé này là hoa khôi lớp 11Lý thì phải ;)
 
Bác Tuấn đang học cao học Hà Lan chắc biết Vũ Quang Đông, cũng đang học ở đấy. Nếu biết bác liên hệ với chú này, rồi chạy qua nhà em mang sách đi photo nhé? Tiền nong photo thì em lo.

Hê hê, Nhung thì ai chả phải biết hả bác. Em trước cũng là dân VN2K mà lại.
 
lại chat:( Thế làm đến đâu rồi các bác ơi???
 
Em thấp cổ bé họng nên ko dám bàn việc đại sự gì. Có điều em thấy nếu dùng e-book thì trong tương lai gần ko phải là rất khả thi. Những ai ở nước ngoài thì việc đọc hay in e-book, hay ngồi hàng giờ trên máy tính được, chứ SV mình ở nhà thì đâu phải ai cũng có điều kiện như thế đâu ạ. :) Sách photo có vẻ sẽ ko được quảng bá rộng rãi cho lắm, nhưng nếu có thể lập được thư viện thì cũng tốt ạ. :)
 
Không thấy bác nào bíp bíp gì nữa nhỉ?

Tôi tổng kết lại, hiện giờ chỉ có bác Tuấn và bác Chi đứng lên nhận việc. Vấn đề còn lại là việc chọn địa điểm. Bác Tuấn có thể ướm thử xem chỗ Cao học Hà Lan họ có chấp nhận chứa sách photo không. Em đoán là không. Nếu không được, chắc phải tìm nhà bác nào to to rộng rộng :).

Còn có ai cảm tưởng có thời gian và sức khoẻ để làm nữa không nhỉ. Chỉ có hai bác làm với nhau, tình cảm lắm nhưng sợ hơi mệt :).

Lưu trữ được một đống sách đây rồi, thèm mang về VN quá !!!
 
Địa điểm thì không thành vấn đề. 1 nhà để không đủ có thể chia sang 2, 3 nhà cũng được. Có điều phải phân chia sách cho có hệ thống để dễ quản lý.
Mà thực ra cụ thể là chúng ta phải làm cái gì? Đến bây giờ tớ chỉ thấy có mỗi việc là trông chờ xem có ai đem sách đén thì photo và cất? Mọi người bàn bạc lại kế hoạch xem thế nào đi chứ.
 
Trong khoảng một tuần nữa mình sẽ có mặt ở Việt Nam. Các bạn quan tâm đến dự án này hẹn nhau tụ tập lại một hôm nhé.
 
Back
Bên trên