Sách giáo khoa kinh tế

Chú tính toán thế nào ấy. Mấy con sách Econ voi Biz ngon ở Mỹ, kiểu mấy cái cẩm nang í, con nào cũng tầm khoảng 100USD cơ. Chú tính có 20$ thì hơi ít. Cần thêm vốn. Tớ đang định học về cái này đây, có chú nào thích không, học cùng cái nhỉ?
 
Tinh the cung co so day. Vi neu dinh mua sach dau tu o VN thi khong nen mua o My lam gi. Dung International edition re hon nhieu. Thi du co the mua o Sing, Thailand... Minh biet nhieu quyen sach mua Int'l Edition chi khoang 20-30 USD, nhung gia ban tren Amazon den 70 - 80 USD.
 
Cuốn mình nói chắc là cuốn Inter Macro của Blanchard rồi QA ạ, cuốn mà đoạn cuối nó có nói chút ít đến Asian Crisis ấy, không phải cao siêu gì đâu. Tuy nhiên cách viết nó mình thấy khá hiện đại..

Hiện tại mình cũng đang tranh thủ dành tiền photo toàn bộ những cuốn hay hay tại dự án Việt nam Hà lan thôi vì nó sắp giải thể, sẽ mất nguồn sách hay. Cũng chẳng đắt lắm vì chỉ là giá photo không có tí nào bản quyền. Hiện mình và 2 thằng bạn nữa cố gắng photo đủ một lượng kha khá để về già đọc chơi :D
 
Bác Tuấn : nếu bác khoái sách thì qua nhà em photo. Bác email cho em, em sẽ giới thiệu cụ thể.

Các bác nói chuyện một chút cho vui, chứ em nghĩ em thì chỉ làm được cái gì nó nhỏ như con thỏ thôi. Làm thư viện to, mua sách về vv. thì hay lắm, nhưng sẽ có các tổ chức lớn rồi. Em tính cứ để những người du học về phép mang sách về photo là kiến thức được nhiều, lại có sự chọn lựa rồi. Chuyện kiếm tiền làm thư viện thực ra cũng không khó, nhưng cái việc tổ chức chuyên nghiệp như thế nó nảy sinh ra nhiều vấn đề lắm.

Các bác lại quay lại cái chủ đề bình sách đi. Em Hải Anh thế còn có sách gì hay nữa?

Chuyện học ngoại ngữ cũng hay, chuyện dịch cũng đúng. Nhưng mà cứ bắt đầu từ việc kiếm sách đã các bác nhỉ.
 
Không hiểu kinh nghiệm mua sách của mấy bác Kinh tế thế nào, mà cũng có thể các bác chỉ giới hạn trong academic environment nên chọn sách cũng khó hơn. Còn bên này nếu em định mua sách professional thì có rất nhiều website, forum reviews. Thường dựa trên những đánh giá của bọn nó là có thể mua được chính xác sách mình cần rồi. Còn kiểu sách intro (tức là chưa có khái niệm gì) thì tốt nhất là nên ra tận hiệu sách tìm đọc, thích cái gì thì mua chứ không nên đọc sách theo kinh nghiệm người khác. Vì sự chênh lệch về kiến thức giữa các sách intro không nhiều, cái quan trọng là chọn đúng sách hợp với gu đọc của mình để tiếp thu được nhanh kiến thức cơ bản thôi.
 
Tôi không phải dân học kinh tế nên 0 có đ/k đọc nhiều nghiền kỹ các sách để so sánh hơn kém cao thấp như 1 số bạn trẻ ở đây. Lõm bõm dăm ba chữ, nhưng cũng thấy mấy cuốn sau useful:

Micro:
1) D.Begg, S.Fischer, R.Dornbusch: Microeco: Theory & Appl.
2) Hal R Varian: Intermediate Microeco: A Modern Approach
Macro:
1) Fischer, Dornbusch, Schmalensee: Introduction to Macroeco
2) Survey book: Brian Snowdon, Howard Vane, Peter Wynarczyk:
A Modern Guide to Macroeco

Dĩ nhiên, bạn trẻ nào có ý định dịch và quảng bá sách Milton Friedman cho đông đảo bà con, đặc biệt đáng tuyên dương. À theo tôi cũng cần đem vài books abt econometrics; financial math cho bà con, esp. bọn grad, eg. Hayashi: econometrics.
 
Vừa viết xong cái paper, vào đây post cai msg để trả nợ đồng chí QA...

Em không phải là dân Econ như mấy đồng chí lão thành trên này, nên không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng cũng học qua loa một ít Kinh Tế nên xin góp vài lời:

Đồng ý với anh xchau là sách Econ trình độ căn bản thường giống giống nhau về lượng kiến thức và có rất nhiều websites, tạp chí cung cấp book reviews, nhưng khi bàn đến chuyện đem sách về Việt Nam để phổ biến cho sinh viên không có điều kiện du học thì cần dựa trên một số tiêu chí đặc biệt, không thể chỉ theo đánh giá của giới chuyên môn Mỹ được.

Em không rõ là anh Quốc Anh định đem sách về phục vụ đối tượng nào. Nếu là học sinh thì em e rằng không được phù hợp lắm vì:
1) Trình độ ngoại ngữ của số đông học sinh phổ thông, kể cả ở những trường chuyên, chọn như Ams, còn hạn chế.
2) Nhu cầu về môn Kinh tế ở cấp học này không nhiều.
3) Thời gian học bài trên lớp, đối phó với thi cử (đại học, TOEFL, SAT...) còn chưa đủ, nói đến chuyện nghiên cứu kinh tế có lẽ hơi xa vời với số đông.

Còn nếu anh định hướng đến đối tượng sinh viên ham học, muốn tự học, thì có lẽ cần chú ý đến một số yếu tố sau:
1) Cần cung cấp một số sách trình độ căn bản trước khi giới thiệu các sách trình độ cao vì muốn học cái gì cũng phải có nền tảng và hệ thống; đồng thời sách trình độ căn bản sẽ phục vụ được đông đảo sinh viên hơn.
2) Do trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên Việt Nam chưa được cao, nên chọn sách viết với ngôn ngữ đơn giản, sáng sủa.
3) Sách mang về Việt Nam chủ yếu để giúp sinh viên tự học, nên tính sư phạm của sách cũng hết sức quan trọng. Sách cần trình bày súc tích, chặt chẽ, có hệ thống, sát thực tế, có minh họa cụ thể & không phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên (instructor's manual).
4) Rất nhiều sách giáo khoa ở Mỹ viết phục vụ đối tượng sinh viên Mỹ, viết dưới góc độ quan sát của người Mỹ, tập trung vào các vấn đề mà đa số người Mỹ quan tâm, nên tính universality (không biết từ tiếng Việt là gì - khái quát?) không cao, mặc dù có thể được nhiều sinh viên lẫn giảng viên Mỹ đánh giá cao.
5) Một số sách bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chính trị của tác giả, nếu đem về Việt Nam cần lường trước đến yếu tố này.

Ngoài ra còn những khía cạnh nào khác cần chú ý, xin mọi người bổ sung giúp.

Trong vài năm gần đây các lớp Intro to Econ trường em đều thống nhất dùng cuốn Introduction to Economics cua Marc Lieberman (NYU) và Robert E. Hall (Stanford University), do South-Western College Publishing xuất bản (ISBN: 0324008971). Đây là một vài nhận xét của em về cuốn sách này:

Đây là một cuốn sách theo em nhìn chung khá phù hợp với những sinh viên mới nhập môn Kinh Tế về cả nội dung, cấu trúc lẫn ngôn ngữ trình bày. Sách đặc biệt phù hợp với đối tượng đại trà.

Về mặt nội dung:
Sách kết hợp cả micro economics and macro economics một cách khá đầy đủ và tổng quát, bao hàm các khái niệm cơ bản và trọng tâm về kinh tế học. Sau mỗi chương đều có ví dụ liên hệ thực tế, và phần mở rộng, nâng cao, phù hợp với độc giả ở nhiều trình độ/ nhu cầu khác nhau.
Sách được viết khá sát với thực tế, đưa ra nhiều vấn đề cập nhật và không quá trivial.

Về mặt trình bày:
- Cấu trúc của sách tương đối rõ ràng và chặt chẽ, được chia thành nhiều chương, mục một cách có hệ thống, rất dễ theo dõi. (Đầu sách có brief contents, sau đó là detailed contents, tiếp đến là outline cua từng phần, từng chương. Mỗi một mục đều có kết luận nhỏ, những khái niệm quan trọng đều được làm nổi bật. Cuối mỗi chương, mỗi phần đều có sumary, key terms, review questions, problems and exercises, and challenge questions...)
- Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng, dễ hiểu. Có nhiều graphs & tables minh họa rõ ràng.
- Tác giả đặc biệt tập trung phân tích các khái niệm khó một cách súc tích để tháo gỡ những vướng mắc mà người mới học KT thường gặp.
- Sách có nhiều phụ lục, đặc biệt là phần Toán, rất tiện lợi.

Tuy nhiên, sách có nhược điểm là đôi chỗ hơi áp đặt. Đương nhiên điều này cũng dễ hiểu vì đôi khi muốn giải thích cặn kẽ một vấn đề đòi hỏi phải đi sâu hơn, trình độ phải cao hơn. Bên cạnh đó sách có một vài điểm hơi "phản động" (Ví dụ như phần về các hình thức sở hữu).

Tóm lại, đây là một cuốn sách phù hợp với đối tượng đại trà. Ở trường em thường thì các giáo sư giao thêm một số tài liệu bổ trợ, nâng cao, nhưng vẫn tập trung vào sách này là chủ yếu. Nếu như mọi người thấy rằng sách này phù hợp để gửi về Việt Nam, em sẽ xin góp quyển mà em có cùng với study guide & supplementary materials.
 
em thì thấy là đại khái các bác có học mà cuối kỳ không bán lại thì cứ vác sách về đem photo, thế thôi, bàn nhiều làm gì . sách nào mà chả quý . ngày xưa em còn xót tiền xót sách, định ngồi scan nhưng mà rồi chịu không làm nổi :D
tóm lại là kiếm một bác làm chủ trì, thằng nào có sách thì gửi cho bác ý, bác ý photo rồi trả lại :D, thế thôi .
 
Em cũng nghĩ sao các bác ko scan các cuốn sách thành e-book, zip lại rồi gửi qua email hay burn cái cd rồi gửi về . Ở đây ra hàng in rất dễ dàng . Việc gì fải mang mấy cân sách về cho nặng ??
 
Huyền My đã viết:
Vừa viết xong cái paper, vào đây post cai msg để trả nợ đồng chí QA...

Cảm ơn em My trả nợ anh :)

Em không rõ là anh Quốc Anh định đem sách về phục vụ đối tượng nào. Nếu là học sinh thì em e rằng không được phù hợp lắm vì:
Không phải đối tượng này em ạ.

Còn nếu anh định hướng đến đối tượng sinh viên ham học, muốn tự học, thì có lẽ cần chú ý đến một số yếu tố sau:
1) Cần cung cấp một số sách trình độ căn bản trước khi giới thiệu các sách trình độ cao vì muốn học cái gì cũng phải có nền tảng và hệ thống; đồng thời sách trình độ căn bản sẽ phục vụ được đông đảo sinh viên hơn.
2) Do trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên Việt Nam chưa được cao, nên chọn sách viết với ngôn ngữ đơn giản, sáng sủa.
3) Sách mang về Việt Nam chủ yếu để giúp sinh viên tự học, nên tính sư phạm của sách cũng hết sức quan trọng. Sách cần trình bày súc tích, chặt chẽ, có hệ thống, sát thực tế, có minh họa cụ thể & không phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên (instructor's manual).
4) Rất nhiều sách giáo khoa ở Mỹ viết phục vụ đối tượng sinh viên Mỹ, viết dưới góc độ quan sát của người Mỹ, tập trung vào các vấn đề mà đa số người Mỹ quan tâm, nên tính universality (không biết từ tiếng Việt là gì - khái quát?) không cao, mặc dù có thể được nhiều sinh viên lẫn giảng viên Mỹ đánh giá cao.
5) Một số sách bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chính trị của tác giả, nếu đem về Việt Nam cần lường trước đến yếu tố này.

3 tiêu chí đầu bọn Mỹ cũng đánh giá kỹ rồi. Tiêu chí 4 quan trọng. Còn tiêu chí 5, cần lo hơn về câu chữ cụ thể chứ về tư tưởng chính cũng không đến nỗi (VD cuốn Development as Freedom của Amartya Sen đã được dịch khá sát).

Trong vài năm gần đây các lớp Intro to Econ trường em đều thống nhất dùng cuốn Introduction to Economics cua Marc Lieberman (NYU) và Robert E. Hall (Stanford University), do South-Western College Publishing xuất bản (ISBN: 0324008971). Đây là một vài nhận xét của
em về cuốn sách này:

...

... Bên cạnh đó sách có một vài điểm hơi "phản động" (Ví dụ như phần về các hình thức sở hữu).

Em có thể ví dụ một hai câu phản động, hay ý tưởng phản động không (anh muốn biết xem mức độ cao nhất thế nào)?

Tóm lại, đây là một cuốn sách phù hợp với đối tượng đại trà. Ở trường em thường thì các giáo sư giao thêm một số tài liệu bổ trợ, nâng cao, nhưng vẫn tập trung vào sách này là chủ yếu. Nếu như mọi người thấy rằng sách này phù hợp để gửi về Việt Nam, em sẽ xin góp quyển mà em có cùng với study guide & supplementary materials.

Em My tuyệt vời :)
 
Em Nhung ngây thơ quá, scan được 5-600 trang sách thì còn thời gian đâu mà vào chat nữa :).

Long nói đúng đấy, cứ mang về để lại thôi. Bây giờ còn chuyện tìm ai ở Việt Nam có nhiệt tình giúp rập chuyện này nữa (em Nhung có thời gian không :)?). Mình mở một thread mới bàn về cái này nhỉ? Còn thread này để dành các bác post tiếp về chọn sách.
 
Mr. Đỗ Quốc Anh đã viết:
Em Nhung ngây thơ quá, scan được 5-600 trang sách thì còn thời gian đâu mà vào chat nữa :) .
Anh cứ nói thế . Hết ngây thơ là hết tất cả . Mà em cứ tưởng là vừa chat vừa scan cũng được cơ T_T

Mr. Đỗ Quốc Anh đã viết:
(em Nhung có thời gian không :)?)
Em Nhung có thời gian để làm gì ạ ?
_

Nghĩ lại, có khi trong digital library của trường các anh cũng có sẵn các quyển sách hay ở dạng e-book rồi ý nhỉ /:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thời gian cho việc quản lý sách mà em. Nếu muốn làm phòng sách, phải có một đội ngũ quản lý thay phiên nhau được.

Anh nghĩ những quyển textbook chính chẳng quyển nào có dạng e-book cả. Vấn đề bản quyền mà. Hình như ở bên này theo luật không được scan hay photo hơn 10 hay 30% của sách.
 
Em đang có rất nhiều ebook hay, nhưng tất cả chỉ là sách về tin học :( (khoảng 30 quyển). Em không biết có ebook về kinh tế hay không vì chưa thử bao giờ, hơn nữa vì đọc ebook như thế rất nhức mắt. Nhưng em tin là sẽ có, vì người vi phạm bản quyển cũa Mỹ cũng không thiếu. Bộ sách của Oreilly về tin hay thế mà vẫn có người scan trọn bộ cơ mà (bản đẹp). Nếu scan rồi thì mang về và truyền bá sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Em hay lên các forum, thấy mọi người ở VN đang suốt ngày request ebook để đọc là chính.
 
làm audio book luôn, em ngại đọc lắm.

Đùa tí, em ủng hộ e-bo0k. Thực ra k0 cần scan vì một số đã có trên mạng rồi, trả vài đô đến vài chục đô là load xuống đc. K0 có credit card nên ngồi đọc sample mà fát thèm:))
 
E book theo anh không hiệu quả, vì ngâm cứu một cuốn sách nó có cái thú riêng của nó, không thể cứ bật máy lên mà đọc mãi được. Cách tôt nhất vẫn là gửi sách về rồi photo, như thế vẫn hay nhất, nếu dịch được quyển nào thì dịch.
Nói chung QA và chúng ta cứ thảo luận rồi sẽ làm cụ thể rõ ràng. Mình thì mình máu làm thật chứ không phải chỉ nói đâu nhé. Nhìn chung mình thấy vấn đề này nó cũng không to tát lắm và có thể làm được, mà cũng thấy rất thú vị là đằng khác. Hiện nay nếu QA có thể gửi sách về được thì tốt. Ý mình là đúng là nên làm một cái thư viện, nhỏ thôi nhưng thực sự là chất lượng, hữu ích, với các đầu sách thiết thực mà không bị hổ lốn, tạp nhạp, và phải có người quản lý ở nhà. Quyển nào dịch được thì dịch rồi liên hệ xuất bản phổ biến rộng rãi. Như vậy nếu ai thích nghiên cứu kte có thể đến trao đổi, mượn mỏ, sẽ rất là hữu ích và hay đấy. Từ đó sẽ tạo thành một hội, rồi một trang web trao đổi riêng như kiểu trang web US guide vậy...
Ý mình là vậy, các bạn cứ bàn thêm xem sao
 
Em thi em ủng hộ ebook, bởi đặc điểm quan trọng nhất của nó mà mọi người bỏ qua là dễ truyền bá. Sách bằng giấy công nhận là đọc sướng thật nhưng mà vừa đắt lại vừa nặng, mượn mõ phô tô rất mất thời gian. Em thấy có ebook là tốt nhất. SVVN bây giờ đã sắn sàng góp tiền để in những cuốn ebook tin hoc 800-900 trang để dùng chung rồi (em đọc trên các diễn đàn thấy rất nhiều bạn rủ nhau góp tiền như vậy). Em mấy hôm nay đang lùng mấy quyển ebook về econ về đọc (sách mua trên amazon với ebay đắt quá :( )
 
>> Em có thể ví dụ một hai câu phản động, hay ý tưởng phản động không (anh muốn biết xem mức độ cao nhất thế nào)?

Bàn về cái này em e rằng không khỏi động chạm đến chính trị, lại buộc bác Mai Thanh Hà bế cháu chạy ra tuýt còi thì ngại lắm.

Còn về ý tưởng làm ebook, cũng tốt, nhưng liệu có khả thi không? Số lượng sách hiện có sẵn dưới dạng ebook không nhiều, còn nếu mình phải tự scan thì ai sẽ là người làm việc đó? Đã ai thử ngồi scan một quyển sách 5, 6 trăm trang từ đầu đến cuối chưa? Theo kinh nghiệm bản thân thì scan khoảng 200 trang tài liệu unbound bằng máy tự động (mình không cần phải lật đi lật lại) cũng mất không dưới 1 tiếng đồng hồ, chưa kể thời gian edit. Scan 2, 3 quyển chắc phải mất cả ngày. Thêm nữa, do vấn đề bản quyền, muốn scan chắc phải làm ở nhà riêng, chứ ở nơi công cộng thì e không ổn.
Việc mang nguyên bản gốc về Việt Nam chắc cũng không khó khăn lắm, vì mỗi người lên máy bay đều được mang tới hơn 6 chục cân, để vài ba quyển sách vào vali có lẽ không bõ bèn gì.
Vấn đề chính bây giờ chắc là tìm người quản lý sách ở Việt Nam thôi. Mấy em ham đọc sách như Vũ Đàm Linh xung phong tham gia đi :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
;) Ngoài lề tí, chắc chị chưa bao giờ đọc truyện chưởng scan nhỉ. Người ta vì mấy quyển truyện chưởng, một thú vui của họ sẵn sàng mất cả tuần, cả tháng để scan trọn bộ mấy chục tập, mỗi tập 400-500 trang lên cho mọi người đọc, thậm chí có người còn ngồi gõ tỉ mẩn, trình bày lại cho nó cẩn thận. Mà có hàng trăm bộ truyện chưởng chứ có phải ít đâu? Các bác có lòng "vì tuổi trẻ nước nhà" liệu có kiên nhẫn được như thế không?

Em nói đến ebook là vì nó dễ truyền bá, nếu cần thì gửi cái email, hoặc upload lên mạng cho mọi người đọc. Manh sách về nhà rồi photoo liệu truyền tay nhau được mấy người?

Em nghe mọi người nói đủ mọi loại sách mà muốn đọc ghê, chỉ tội ở đây lùng mãi không được, mà ngay cả sách cũ cũng đắt nữa :(
 
Back
Bên trên