Sách giáo khoa kinh tế

Đỗ Quốc Anh
(Yongle)

Điều hành viên
... Hôm nay không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà la la cà cà trên các loại forủm forùm thế này, thôi thì viết nốt rồi còn đi học ...

Hiện giờ tôi đoán trên forum HAO có khá đông dân học kinh tế, đa phần ở nước ngoài. Một việc làm có ích cho nhóm này, và cho cả việc dậy và học kinh tế ở Việt Nam, là thảo luận về sách giáo khoa kinh tế.

Trước mắt, các bạn có thể đưa ra những tên sách mình đã/ đang học, chủ yếu là Introduction và Intermediate (advanced thì nhiều quá, loãng mất). Sau đó ta có thể thảo luận điểm yếu, mạnh, sự thích hợp của từng cuốn sách đối với học sinh Ams và học sinh Việt Nam nói chung (tức là với nhóm học sinh elite và nhóm học sinh đại trà). Các tiêu chí sẽ được sàng lọc lựa chọn qua thảo luận. Cuối cùng đưa ra một danh sách các cuốn sách theo utility.

Tôi có nung nấu một dự án đem sách từ nước ngoài về, để phần hồn lại ở Việt Nam để truyền bá kiến thức chung (photocopy lại, rồigiới thiệu cho sinh viên ở nhà photocopy tiếp). Hiện giờ cũng đã liên hệ làm một chút ít, nhưng còn quá ít thông tin về thị trường sách ở nước ngoài, lại càng ít thông tin về nhu cầu học ở Việt Nam. Kiến thức thì quý, photocopy thì rẻ. Nếu ta không làm nhanh, để vài ba năm nữa những người bạn Mỹ lại quay sang hoạnh hoẹ làm thịt về bản quyền thì không còn cơ hội nữa.

Nếu các bạn đồng lòng với ý định này, thì bước lựa chọn sách xem ra không thể thiếu. Tôi biết hiện giờ, về kinh tế chẳng hạn, có khá nhiều sách được viện trợ tại thư viện quốc gia. Nhưng nếu không có một sự giới thiệu có hệ thống thì dù có sách, có người muốn học cũng không có người đọc. Nếu không đồng lòng, việc thảo luận nghiêm túc cũng giúp đưa ra một tầm nhìn khái quát của sinh viên Việt Nam về thị trường sách giáo khoa kinh tế nước ngoài.

Thread này có lẽ nên dành cho việc thảo luận về thị trường sách. Nếu các bác có muốn thảo luận về bước thứ hai cũng xin mở một thread khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hi Quốc Anh,
Y em định đề cập đến sách về kinh tế thôi (mic, mac...) hay cả biz ?
 
Em nghĩ cả biz nữa, dù sao nhu cầu sách biz cao hơn sách econ nhiều :).
 
The thi khoi dong mot cai nhi. Minh thay de bat dau hoc Finance co the doc quyen Financial Theory cua Tom Copeland. Quyển này tuy không còn mới (như truyền thống cập nhật liên tục của các sách về biz), nhưng mình thấy bao quát khá đầy đủ các vấn đề trong finance. Đọc quyền này giúp nắm bắt tốt hơn các vấn đề tài chính khi học sau này.
Nếu dùng tiêu chuẩn sao như khách sạn thì mình đánh giá quyển này 4.5 sao.
 
xúc động quá :(( em nghỉ học chờ sách của các bác
 
Theo anh nghĩ thì dịch cũng tốt, nhưng tốt hơn nữa là viết lấy. Vì sách nước ngoài viết dù có hay mấy nó vẫn mang tính chất khô khan và academics quá, nói cách khác là nó khá xa rời thực tế của VN. Nếu mình viết lấy, dựa trên những kinh nghiệm có được từ thực tế xã hội, sử dụng vốn kiến thức từ nước ngoài để viết thì sẽ sống động hơn nhiều, và các em đọc sách cũng tiếp thu nhanh hơn... ;) Có gì nói chuyện sau nhé, phải té đây :D
 
Quốc Anh đã có ý tưởng rất hay. Thực ra đây cũng là ý muốn của mình từ lâu. Về phần sách Eco thì ở nhà cũng không thiếu đâu, cái chính là thiếu người dịch thôi. Theo mình được biết thì hiện nay tài liệu về eco đầy đủ nhất có được ở nước nhà là tại 2 thư viện của dự án cao học Việt nam Hà Lan, một tại Hà nội và một tại Tp HCM, TP HCM xem ra có vẻ đầy đủ hơn. Mình nói đầy đủ vì thực ra tất cả các loại sách thông dụng và popular đều có cả, ít nhất các loại sách mà các bạn vừa nói. Dự án Hà lan này mạnh nhất là tài liệu về Eco và Development Eco. Nguồn tài liệu về development liên quan đến Statistic và empirical thì có thể có thêm thư viện của bọn World bank nữa. Có một điều là tài liệu về Eco rất nhiều, hay và đầy đủ thì lại rất ít người dịch để nhiều bạn học kte ở Việt nam có thể tiếp cận. Trong khi đó sách về Biz thì lại được bán chạy hơn cả nhưng đều là những sách không hay, và có lẽ ở Việt nam thực sự thiếu những loại sách như thế này.
Tại sao mình nhấn mạnh đến việc dịch tài liệu, vì dù sao sinh viên nói chung tiếp cận với sách tiếng Anh vẫn là một trở ngại. Nếu một sinh viên không học tại nước ngoài thì dù có nhiều sách hay, việc đọc và hiểu hết một tài liệu tiếng Anh vẫn là điều mới mẻ, số chịu đọc sẽ không nhiều, và số còn lại thì rất ngại đọc. Mình cũng nắm khá rõ tình hình sách vở tại Việt nam và thấy rằng hiện nay, số lượng người dịch, biên dịch để chuyển tải những kiến thức hay từ các sách nước ngoài là rất thiếu,và mình thực sự rất bức xúc với điều này vì thấy nhiều sách hay quá mà nhiều sinh viên Việt nam không thể biết tới. Hiện tại ở Việt nam chỉ 2 cuốn sách được dịch phổ cập và bán chạy là cuốn kinh tế cơ bản của David Berg và Samuelson. Mốt số sách khác cũng được dịch nhưng số lượng không nhiều. Cho nên tình hình hiện tại mình có gợi ý với Quốc Anh là ngoài việc gửi và giới thiệu về Việt nam những cuốn sách về Biz hay, ta tiến hành dịch chúng ra rồi đem xuất bản là một việc làm thiết thực và ý nghĩa hơn cả. Mình và một số ngưòi bạn đã thử làm việc này.và thấy rằng khá khả quan tuy có mất một số lượng khá lớn thời gian. Mình đã tiếp xúc với vài nhà xuất bản ở nước nhà và được họ chào đón khá nồng nhiệt với những quyển sách dịch đó, và họ bảo rằng những loại như thế rất thiếu. Vấn đề bản quyền cũng là một vấn đề cần xét tới tuy nhiên có thể tránh được bằng một vài thủ thuật nho nhỏ.
Vì thời gian và số lượng người Việt nam làm những việc trên không nhiều nên mới chỉ có một số lượng rất ít những cuốn sách hay được dịch và xuất bản. Năm rồi có 1 cuốn khá chạy và gây được tiếng vang là cuốn “những tư tưởng kte chính trị học của David Ricardo” do một bác cựu Am dịch chủ yếu (giáo viên Kte Nguyễn Đức Thành L1 92-95 có ai biết không?). Do vậy mình nghĩ cách làm như vậy cũng khá được.

Nói thật ra sách học về kte hiện đang học tại việt nam chán lắm. Bộ môn kte vi mô và vĩ mô mới được đưa vào giảng dạy chừng cách đây 10 năm. Kte vi mô và vĩ mô là 2 môn cơ bản của bất cứ thằng học kte nào thì lại được biên dịch một cách sơ sài và thêm bớt cắt xén lung tung, không có hệ thống. Đáng lẽ phải học xuyên suốt 2 môn đó trong 4 năm học thì sinh viên trường kte quốc dân chỉ được học mỗi môn 1 học kỳ, xong rồi toàn sách về mấy môn quản lý và quản trị rất vớ vẩn. Đúng là tại Vnam sinh viên học ktế rất yếu ở phương pháp nghiên cứu, học được học và tiếp cận lộn xộn nên nhiều sinh viên ra trường gần như không có kiến thức gì, đó là một điều rất đáng buồn cho tình trạng sinh viên nhiều nhưng kém chất luợng khi ra trường hiện nay.
(còn nữa)
 
Ý của bác Thành tốt nhưng to quá, sợ không ai làm được cả. Bác nghĩ cái gì nhỏ nhỏ cho hợp với anh chị em đi.

Đợi bài bác Tuấn viết nốt rồi em tiếp.
 
khiếp, xía mũi vào của bác Quốc Anh tí . Hôm nọ Trang bạn em nó lên Boston nhưng mà em không đi được vì dính con test. Nghe nó về kể bảo bác phong độ hùng dũng lắm làm cho em cứ tiếc hùi hụi . Hội Harvard nhà các bác còn nhậu quả nào nữa thì cho em đi ké với nhé .
 
em đã ngó qua cuốn kt vĩ mô và vi mô của ĐHKTQ và xuýt xỉu.

Hi vọng các bác thực hiện được, em nghĩ là nên có kế hoạch cụ thể 1 chút, như sẽ chọn tài liệu nào, thêm fần kt Viêtnam ntn...Hi vọng sẽ thành công.

À, economics viết tắt là econ thì phải?:)
 
Trả lời bác Tuấn + nói thêm :

- QA chắc là ý tưởng thì nhiều người có từ trước cả. Hiện giờ có lẽ là thời điểm đem ra cân nhắc xem đã nên thực hiện chưa, hay là không nên thực hiện nữa. Hiện giờ em muốn việc này được thực hiện ngay vì hai ba lý do :
+ Vấn đề bản quyền nay mai sẽ bị bóp chặt,
+ Chuẩn theo sách mới giảm một phần thiệt thòi của học sinh VN khi xin làm PhD tại Mỹ (về kinh tế) - hiện giờ số sinh viên có tiềm năng này tăng rất nhanh.
+ Góp phần đưa kiến thức hiện đại hơn vào việc học và dậy môn này, ở cả mức đại học chứ không chỉ gói gọn ở mấy nơi như cao học Hà Lan, Fulbright.

- Về cao học Hà Lan : nhận xét của mọi người khác nhau nhiều. Cũng có ý cho rằng ở đó cũng thiếu khá nhiều sách cơ bản về kinh tế. QA chưa trực tiếp tìm hiểu. Đợt trước mang sách về VN, có cậu bạn của QA photo hộ chỗ cao học Hà Lan. Đa phần là sách giáo khoa thông dụng. Trong 13 quyển chỉ có 1 quyển đã có ở đấy. Thư viện của World bank cũng có vẻ không nhiều sách cơ sở. Nói thế để thấy, có thể ở nhà mình đã nhập được nhiều sách kinh tế học, nhưng ít ra về mặt lý thuyết/thực nghiệm hiện đại thì có lẽ chưa đủ.

- Ý dịch sách của bác Tuấn là rất hay và đúng. Bác có trong nhóm của cụ Nguyễn Cảnh Bình không? Tiện đây em bàn ngang một chút. Em có đọc qua danh sách sách của cụ Bình, rất ấn tượng vì cụ có rất nhiều sách quý về luật, tư tưởng vv. Nhưng sách về kinh tế thì dừng lại ở mặt tư tưởng thôi - dịch những sách như cuốn của Ricardo cũng rất quý. Nhưng nếu resource của mình hạn chế (nhóm bác Thành, cụ Bình có ít người), thì việc dịch những cuốn đó không phải là efficient. Lý do nên tập trung vào sách hiện đại em đã nêu ở một post khác. Có lẽ nên tập trung vào các dòng sách về Kinh tế Thể chế (Institutional), Kinh tế Quốc tế, Kinh tế phát triển và dòng Kinh tế chính thống (orthodox : Neoclassical và New Keynesian). Như vậy cũng không khác cách người Trung Quốc làm lắm : dịch sách theo các dòng cần thiết, photo sách tiếng Anh bán cho học sinh ham đọc ham học.

- Bác Thành nói viết lấy cũng hay, nhưng khó. Còn bác chê sách vở academic quá thì em không theo ngay, vì em nghĩ khoa học nào cũng cần mức độ trừu tượng của nó mới có tính tổng quát xuyên suốt được. Việc liên hệ thực tế nằm trong bài giảng của thầy và con mắt của trò. Tuy nhiên, nếu viết được nhiều ví dụ sát thực trong sách thì sách rất ngon (các sách giáo khoa ngon bên Mỹ đều thế).

- Các bác tốt nghiệp đi làm ở nhà, trong bụng một bồ thông tin, nghĩ xem có cách nào ảnh hưởng đến chương trình giảng dậy không ạ?

- Các bác ở Ams nếu có đủ hội đứng ra làm cái gì kiểu kiểu thế này được thì hay quá. Nhất là các em đang học cấp ba, đại học ở nhà, nếu có nhiệt tình thì hay quá. Hì hì, QA đỡ phải làm là một, hai là QA chỉ biết nói thôi chứ cóc làm được cái gì.

- Phân trần thêm : QA học undergrad ở Pháp, dùng sách tiếng Pháp của trường là chính : có recommend cái gì cũng không áp dụng được cho số đông. Vì thế nên mở cái thread này mà không bắt đầu được.
 
Tôi thì chẳng biết các bác học sách của ai, nhưng mà ở trường tôi, riêng sách cho Intro Econ (cả Macro/Micro) thấy mỗi kỳ một quyển, chả kỳ nào giống kỳ nào. Chỉ khổ học sinh thôi, mấy quyển đấy để đọc cho biết chứ chẳng tham khảo gì sâu được mà đắt như quỷ.
Không rõ chương trình các đồng chí khác học ở Mỹ, Anh hay Pháp thế nào, chứ nhìn vào chương trình của trường tôi đang dạy, đem so sánh với ngày xưa học KTQD thì thấy chương trình ở nhà tương đương với Intermediate đang được dạy ở đây.
Cho nên tôi nghĩ là nên chọn một, hai cuốn sách cơ bản mang ý nghĩa giới thiệu thôi, còn lại thì cứ như bác QA đã nói, nếu muốn dịch thì nên tập trung vào những cuốn ở trình độ Intermediate->Advanced thôi. Mà phân theo dòng thì càng tốt. Mấy cuốn sách ở trình độ cho Grad ở bên này tôi chưa thấy ở nhà. Không biết thư viện KTQD bây giờ thế nào chứ ngày xưa tôi xem mãi cũng chả được mấy quyển (Trong phòng Sách tiếng Anh tham khảo, chưa dịch)
P.S: Đồng chí QA học Macro/Micro bằng quyển gì thế? Cho biết tên được không.
 
Chương trình grad của tôi :
- Macro : trích Advanced Macro của David Romer
trích Investment under Uncertainty (Dixit & Pyndick)
Economic Growth (Barro & Sala-i-Martin)
ngoài ra những chủ đề khác tập trung trong articles là chính.
- Micro : tôi không học trực tiếp, nên không rõ lắm. Có lẽ là :
trích Microeconomic Theory (Mas-Colell, Whinston & Green)
trích Game Theory (Fudenberg & Tirole)
ngoài ra thì dùng articles khác.

Sách graduate thì cũng có nhiều quyển kinh điển khác nữa. Chẳng hạn Micro thì phải kể đến quyển của Varian. Macro thì có quyển của Blanchard-Fischer cao hơn quyển của Romer một bậc. Sau nữa thì vô cùng.

Nếu tiền sách tốn nhiều thì đúng là chỉ nên chọn một hai quyển Intro hay nhất mà thôi (dịch cũng một hai quyển thôi). Nhưng nếu làm kiểu chui lủi photocopy thì có thể nhân nhiều bản được, mang lại nhiều cách nhìn khác nhau mà cũng không mất gì nhiều.

À Trung tin tức grad school thế nào rồi, mật báo tôi cái (được thì còn rủ thuê nhà chung :) ). Năm nay ngóng tin anh chị em xin xỏ bọn đế quốc hồi hộp gấp mấy lần năm ngoái mình tự lạy lục đi xin làm công.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy quyển đấy đúng là cẩm nang rồi, không biết ở VN đã có ai có chưa nhỉ? Hê hê, học ở Pháp-Mỹ mà vẫn đòi photocopy truyền bá thì chứng tỏ vẫn còn VN 99.9999% :D .
Tin tức thì cũng khá positive, nhưng mà chưa chính thức lắm. Đợi thêm vài tuần nữa thì mới dám to mồm. Hy vọng thế :cool:
 
Hai tháng trước tôi có đem mấy quyển đó về (trừ quyển Fudenberg Tirole tôi không có), nên chắc chắn bây giờ đã có bản photo rồi :).
 
hehe, để tớ cho một bộ sưu tập khác nhé, xem cái bộ nào hấp dẫn hơn.
 
QA học cả cuốn của Blanchard đấy à, cuốn đó mình thấy rất hiện đại và viết khá hay, mình cũng rất thích dịch cuốn đó.
Hôm qua vừa viết xong một bài rất dài reply lại QA thì mất điện ức không chịu được.. để lần sau type lại vậy
Tiếp tục đi nhé
 
Euh, em không học quyển Blanchard nào cả. Quyển em nói đến (Blanchard & Fischer - Lectures on Macroeconomics) kiến thức khá cao, ở bên MIT học thôi. Blanchard còn có một quyển intermediate macro nữa. Hai ông này cũng viết một quyển Macro trình độ thấp hơn quyển Lectures nhiều thì phải. Không biết bác Tuấn nói đến quyển nào.
 
Euhh Quyển Intermediate Macro của Oliver Blanchard thì em cũng học đấy. Cuốn này do cả sinh viên soạn chung nên trình bày rất là dễ hiểu.
Labor econ có một cuốn của Robert Frank nữa.

Anh QA định lập một thư viện ở nhà, gửi sách photo qua chỗ thư viện usguide, hay là làm thế nào để mọi người có thể access ạ?
 
Em nghĩ ý tưởng lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của bác Quốc Anh và một số bác khác rất hay. Nhưng nếu dịch sách cũng chỉ nên dịch một vài quyển căn bản. Về cơ bản, muốn nghiên cứu và tìm hiểu sâu một lĩnh vực nào đó, sách tiếng Việt không bao giờ đủ, kể cả về những lĩnh vực như lịch sử hay văn hoá Việt nam. Những lĩnh vực liên quan đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bao gồm cả kinh tế, sách tiếng Việt chỉ là giọt nước trong biển cả tri thức. (Dạo này hay nói chuyện với Tống Tuấn nên mình trình bày văn vẻ hẳn) Vì vậy điều cần thiết nhất để nâng cao chất lượng dạy và học kinh tế, nhằm đến một mục tiêu cao hơn là tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh vốn rất yếu ớt của VN, nằm trong 2 chữ: thông tin: (đoạn này giống giọng điệu báo cáo của cơ quan chú Hoài Phương)

Các bác chắc cũng biết cách Nha trang vài chục cây có một vùng rừng núi cảnh sắc giống như Ao Vua ở Hà Tây. Chồn vùng này thịt ngon nổi tiếng, mỗi tội rất khó bắt. Có lần gần đây, khi một gã chồn đực đang đi tuần tiễu lãnh thổ của mình, đồng thời đánh dấu biên giới vào một số gốc cây và ngọn cỏ, chợt nghe thấy tiếng chồn cái kêu thảm thiết ở trong bụi rậm, vừa mừng vừa hồi hộp, gã nhảy vào bụi rậm để xem có ả chồn cái nào bên trong. Một lúc sau thấy Tống Tuấn xách cổ chú chồn bước ra, mồm lẩm bẩm: “nhờ biết ngoại ngữ nên tao mới tóm được mày”.

Ngoại ngữ có ích như vậy, nên bắt tất cả sinh viên phải đạt trình độ nhất định về ngoại ngữ để có thể đọc sách nước ngoài sau 2 năm đại cương (hoặc mạnh hơn là ngay từ khi vào đại học). Đơn giản nhất là trình độ C tiếng Anh. Nếu giới trí thức, đại diện ưu tú của dân tộc mà không đọc được sách Tây mà học thì VN muôn đời lẽo đẽo đi sau và càng ngày càng xa bọn tư bản đang giãy chết trong gần 100 năm nay ở các nước phát triển ưu tú. Biện pháp thực hiện rất dễ: bổ sung môn tiếng Anh (hoặc tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Bungary, tiếng Thổ nhĩ kỳ...) vào các môn thi đại học (hoặc thi giai đoạn) cho các khối kinh tế và kỹ thuật. Ai trượt năm sau thi lại.

Thứ nữa, có nguồn cung cấp sách có giá trị (nguyên bản, copy) cho những ai có nhu cầu. Việc này có thể làm được. Một hôm hứng chí lên, em ngồi nghĩ là mình làm được 1 cái thư viện như thế rồi cho bọn khác đọc thì quá có ích. Ai vào đọc bắt nộp tiền, kiểu như đi thuê chuyện chưởng, tiền đấy phần để chiêu đãi hội viên Hoan lạc hội, phần tài trợ cho các em học sinh Ams học giỏi, phần làm quỹ đầu tư mạo hiểm để khuyến khích các doanh nhân trẻ. Đầu tiên chỉ cần sách kinh tế và kinh doanh. Đặt bút tính toán một lúc, một thư viện như vậy chắc bét ra cũng phải 5000 đầu sách, mỗi sách trung bình khoảng 20 Mỹ kim. Vị chi là đầu tư khoảng 100.000 Mỹ, không biết bao giờ thu hồi được vốn. Các bác bảo làm sao bây giờ?
 
Back
Bên trên