Rubik cube?

ngay trước có cai rubik tam giác của nga ( kim tự tháp) sao mà nó dễ lắp cả 4 mặt thế ! chả cần method mà chỉ cần lắp bừa phứa một lúc là cũng ok
còn ai có method cho cái 6 mặt ko ? mình ko biết làm như nào cả , loại 3x3x3 ấy mà !
 
Có ai biết những hình Rubik nao đối xứng đẹp mắt thì chỉ cho tôi với. :x
 
Chơi Rubik ngoài việc làm 6 mặt thi tìm ra những hình đối xứng đẹp và tìm ra những phương pháp làm ra chúng thật nhanh và đơn giản từ 6 mặt cũng rất là hay. Trong các loại đối xứng hay làm thì tôi thấy có hai loại chính:
- Loại đối xứng hai mặt một với nhau( như 6 chữ T, sáu chữ L, sáu chữ H...)
- Loại đối xứng ba mặt một( hoán vi vòng quanh )( như sáu chữ thập loại 1, sáu chữ O...)
( ngoài ra có thể có thêm nhiều kiểu đối xứng khác như hai mặt đối xứng và bốn mặt hoán vị vòng quanh như 6 chữ thập loại 2...)
Trong các loại đối xứng trên tôi thấy loại ba mặt một là đẹp nhất, và có biết hai hình đối xứng lọai này khá là độc đáo nhưng chẳng biết phải diễn tả chính xác bằng chữ thế nào. Đại loại một hình thì như một đường hầm kín chạy qua hết cả sáu mặt, một hình thì như gồm hai hình vuông 2x2 đối đỉnh nhau đỉnh. Nói ra thì thấy có vẻ xấu nhưng nhìn thi rất hay. Nếu có quy tắc miêu tả tổng quát thống nhất thì tôi có thể miêu tả chi tiết hơn để các bạn thử làm xem.
Tiện hỏi có bạn nào tìm ra phương pháp đơn giản mà khi xem xét một hình (tính đối xứng cao) ta có thể biết ngay nó có thể làm được từ 6 mặt không, vì nhiều khi tôi rất mất công nghĩ một hình đối xứng nhưng kết quả khi thử thì không làm được từ 6 mặt.
Có bạn nào nghĩ ra cách để có thể tính toán được cần bao nhiêu bước để ta có thể làm ra một hình đối xứng nào đó chẳng hạn,tất nhiên có thể không cần tổng quát về mặt toán học, và có thể chấp nhận sử dụng sự giúp đỡ của máy tính nhưng phải khả thi. Đây là hai bài toán khá hay các bạn thử cùng nghĩ xem.
Nếu bạn nào có những kinh nghiệm hay trong chơi Rubik thì post lên cho mọi người cùng biết luôn.
 
thực ra thì 6 mặt hay có một kiểu dối xứng tạo hình nào đó cũng là một thôi ! vì đó cũng là một trạng thái vị trí các mặt :D , nói thật chứ bây giờ tớ xoay loạn xạ ! rồi chụp ảnh bắt các cậu làm lại thì còn khó hơn cả làm 6 mặt ấy chứ :D , có điều đã biết làm 6 mặt thì kiểu gì chả có cách : chỉ cần lấy giấy dán lên các mặt coi nó như là 6 mặt là xong :D
 
Để mô tả cách xếp rubik, người ta thường lấy một mặt nhất định, đặt đối diện với mình để làm chuẩn.
1.gif


Sau đó gọi tên các mặt, chẳng hạn T, P, Trc, S, Trn, D (xem hình).
2.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cách kí hiệu các thao tác:
Một mặt của rubik, có thể được xoay cùng chiều, hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Cần lưu ý, việc cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ là đối với mặt rubik ấy chứ kô fải đối với cách mình nhìn rubik.

Hãy lấy mặt phải của rubik trên làm ví dụ.
P = xoay mặt đấy cùng chiều kim đồng hồ (xem hình)
3.gif


P" = xoay mặt đấy ngược chiều kim đồng hồ (không có hình :D)

Dãy kí tự P T Trc Trn T T P,... etc dùng để miêu tả một chuỗi các thao tác liên tiếp.
 
Mấy cái địa chỉ của Minh rất hay,thanks. Trong đó hai hình tớ nói ở trên chính là cái " Cube in a Cube" và cái "Anaconda".
Trong các phương pháp hướng dẫn làm, tớ thấy hơi bị khó nhớ đặc biệt là khi nhớ cùng lúc nhiều hình( cũng có thể là do mình không trực tiếp nghĩ ra nó ). Theo tớ khi làm các hình đối xứng mình có thể nhớ theo phương pháp có một số hình đối xứng cơ bản -ít thao tác- như hai H đối, hai H kề, bốn chữ O, sáu chữ O... và phân tích các hình đối xứng thành các bước đối xứng cơ bản, khi đó có thể nhớ nhiều hình dễ hơn( mặc dù có thể chậm hơn một chút. Ngoài ra ta có thể tìm những bước làm mang tính trực quan ( tức là có định hướng rõ ràng- như muốn chuyển ô này và ô kia cho nhau...) khi đó khi làm ta có hướng đi rõ ràng, thì sẽ không bị mò mẫm hoàn toàn và dễ nhớ hơn. tất cả các hình đối xứng tớ biết đều nhớ theo cách này và hiệu quả khá cao. Kể cả khi tớ mò một hình đối xứng nào đó về sáu mặt. Ngoài ra mình có thể sử dụng cách này để chuyển giữa các hình đối xứng với nhau dễ dàng hơn.
Ah mà có bạn nào biết chỗ mua các Rubik hình khác 3x3x3 không thì hộ tớ luôn.
To anh Khánh Ngọc: ý của anh rất đúng, về nguyên tắc khi mình biết làm sáu mặt thì mình có thể làm được mọi hình nhưng theo em thì mỗi lần làm một hình đối xứng nào đó từ đầu thì rất hay bị lẫn vì ảnh hưởng các màu không như khi mình làm sáu mặt. Và cũng có những lúc Rubik đang ở sáu mặt hay hình đối xứng nào đó mình lại phải phá đi để làm lại từ đầu thì thật ngại.Nên nghiên cứu các quy luật chuyển các ô cũng rất thuận tiện và hay khi mình chơi Rubik :) .
 
anh đã nói rồi ! em chỉ cần có cái hình cần làm ban đầu ! lấy giấy màu dán dè lên trên thành 6 mặt 1 màu như rubik bình thường rồi ! em quay loạn xạ đi khi em ghép lại được 6 mặt như trên mặt giấy thì bóc giấy ra em sẽ được hình mình mong muốn ! tuy nhiên cách này yêu cầu là mình phải có 1 lần làm được đã :D , rất có thể bằng cách tháo tung rubik ra rồi ghép lại ! sau khi đã làm nhiều lần em thử bóc bớt giấy ra và làm tiếp nhiều lần chắc em sẽ rút ra quy luật thôi !! :D đây chẳng qua là cách ăn gian thôi :D
 
Tìm trên HAO thấy đúng mỗi cái topic này về rubik :)) lại phải lôi lên cho nó đỡ spam
Có còn ai chơi rubik nữa không?
:D
 
Lý 1 0710 có e Hòa sành phết ;)

Còn ai nữa không ạ ;))

hề hề tha hồ spam rồi em Thanh :)) mỗi tội vắng vẻ quá nhỉ :|
Rubik của chị bị vỡ mất mặt trắng rồi :((
Chị muốn mua cái DIY mà thi học kỳ phải photo nhiều quá :( :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Photo phao hả chị?:)
Bao h mua DIY thì kêu em.Em xịt cho ít silicone:))
 
Mình cũng biết chơi rubik, nhưng chỉ dừng lại ở chỗ xoay được 6 mặt thôi, chậm lắm :">
 
Mình cũng biết chơi rubik, nhưng chỉ dừng lại ở chỗ xoay được 6 mặt thôi, chậm lắm :">
:)) tớ còn mất 2 tháng để chơi đc 6 mặt cơ :"> chơi cũng chậm mà :( Chắc phải học ct mới nhanh lên được mà đến ct lý mình còn chả học bao giờ nữa là Rubik :|

Chị Ngân thích chơi 4x4 không:D Qua lớp em đưa cho chơi:)

:'> chị nhìn cái lõi của nó thì thấy hãi lắm :)) dù sao hôm nào cũng sẽ sang lớp em giao lưu :D

Mấy hôm thi toàn đem rubik đến để trên bàn giáo viên để cô giám thị chơi. Thế mới thấy cái lợi của Rubik :))

Vẫn thấy vắng vẻ quá. chẹp chẹp.
 
Back
Bên trên