có chú muốn đọc về rock việt hả
để anh post cho
Cảm nghĩ sau khi nghe lại cây bàng.
Sự kiện thật. Cảm nghĩ thật.
Hôm nay cả nhà đi vắng, đã lâu lắm rồi mới có cơ hội cho bộ loa hoạt động hết công suất. Từng giai điệu của các bản nhạc bất hủ lần lượt vang lên: “Rock xuyên màn đêm”; “Bông hồng thủy tinh”; “Tâm hồn của đá”;… Thoáng một chút im lặng khi bộ dàn chuyển đĩa. Rồi bùng lên những âm thanh ầm ĩ của cây guitar trong: “Đêm” (!) Tiếng guitar hòa lẫn tiếng bass và bộ gõ đang làm cho căn phòng nhỏ rung chuyển bỗng im bặt, thay vào đó là những tiếng vỉa nhẹ nhàng hơn. “Cây bàng”. Bài hát nghe quen lắm sao bỗng nhiên lại có vẻ gì rất lạ, tay đang viết bài tiếng Anh không thể cầm bút được nữa, phải buông bút chìm vào trong giai điệu của bài ca…
Nghe những âm điệu đầu tiên, trước mắt chợt hiện ra một khung cảnh rất rõ ràng, một cây bàng đã tàn lụi trước thời gian cùng một con người, thật nhỏ bé, đang bước dần tới gốc cây khổng lồ. Bao kỷ niệm đang trở về. Sau những tiếng pianô mở đầu nhẹ nhàng, đơn giản. Một đoạn nhạc tươi sáng, trong trẻo ngân lên: những kỷ niệm đẹp vụt qua nhưng chỉ rất nhanh sau đó, những âm thanh dữ dằn hơn lại thế chỗ. Một kỷ niệm gì đó rất sâu sắc ập về, song chưa rõ là vui, hay buồn, hạnh phúc, hay đau đớn. Tiếng guitar cứ dồn dập, tới tấp, không ngừng nghỉ, tựa hồ như những đợt sóng không bao giờ kết thúc… chợt toàn bộ những âm thanh đó chìm vào tĩnh lặng, nhường chỗ cho những tiếng đàn nhẹ nhàng hơn, trầm hơn, và rồi:
Cây bàng ơi
toả bóng tháng năm dài
dưới vòm lá
tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp
rồi một sớm lớn khôn
nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy…
Ngay từ lúc tiếng hát đầu tiên cất lên, đã thấy rõ hơn bao giờ hết nỗi buồn trong từng ca từ. Tiếng hát cứ ngày càng chìm xuống theo tiếng đàn, nỗi buồn như nặng thêm, da diết thêm. Nhưng bỗng nhiên, giữa tiếng đàn rất buồn, rất cô đơn ấy, giọng hát chợt vượt lên trên, ngân cao giữa hư không:
… để sống có ý nghĩa hơn
dù mùa đông buốt giá
lá rơi như giọt máu đỏ
vẫn tin rằng
rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi
đón nắng vàng…
Song, không lâu sau,phụt tắt, nhường chỗ cho vài tiếng nhạc trầm lắng để rồi lại cất lên, lần này cùng với một phần nhạc nền mạnh mẽ hơn. Tiếng hát cất cao, hòa cùng tiếng nhạc đầy sức mạnh:
Ai vui khi lá bàng đỏ rớt xuống gữa mùa đông?
đỏ như máu dẫu xa lìa cành
nụ cười luôn tươi sáng trên môi.
Ai vui khi lá bàng đỏ rớt xuống gữa mùa đông?
đỏ như máu dẫu xa lìa cành
nụ cười luôn tươi sáng trên môi.
Ref:
Mênh mang câu hát sâu trong giấc ngủ.
đi trong bóng mát cây bàng năm xưa
Trong tim ta vẫn khắc sâu một thời
Miên man khúc hát
Cây bàng năm xưa
(Hot)
Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng
dẫu báo dông đã thấm bao ngày qua
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ
Còn mãi sức sống cây bàng xưa.
Dẫu có lúc mặt trới không chiếu sáng
vẫn vững tin nắng ấm khi bình minh.
Để vần thơ mãi vẫn đẹp như giấc mơ
để sống mãi cây bàng ơi.
làm cho người viết bài rất bất ngờ, dù đã nghe ca khúc này nhiều lần. Có lẽ là do cá tính của ban nhạc đã đi vào từng nhạc phẩm của họ. Bức tường luôn có những ca khúc kiểu như vậy, đưa người nghe vào một khung cảnh buồn rầu, có khi rất xám xịt mù mịt, song ngay trong hoàn cảnh đó, cái người nghe thấy được rõ ràng nhất lại là: HY VỌNG! Đó là điểm hay nhất trong âm nhạc của Bức tường. Và “Cây bàng” có lẽ là nhạc phẩm thành công nhất trong những bài hát kiểu như thế. Ngay khi có lẽ những kí ức buồn bã đã làm cho con người gục ngã thì họ lại đứng dậy, chống trả lại một cách mãnh liệt và cuối cùng chiến thắng nó. Rõ ràng nhất trong “Cây bàng” là đoạn (Hot):
Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng
dẫu báo dông đã thấm bao ngày qua
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ
Còn mãi sức sống cây bàng xưa.
Dẫu có lúc mặt trới không chiếu sáng
vẫn vững tin nắng ấm khi bình minh.
Để vần thơ mãi vẫn đẹp như giấc mơ
để sống mãi cây bàng ơi.
Đây là đoạn nhạc dồn dập nhất, mạnh mẽ nhất trong cả ca khúc, nó xuất hiện ngay khi mà ký ức về một “cây bàng năm xưa“đang da diết nhất. Đó mới thực là sức mạnh của ý chí. Bức tường, một mình họ, đã gây dựng lại cả nền rock Việt đã xuống dốc thê thảm vào thời kỳ sau năm 1999, 2000. Ngay khi nhiều ban nhạc đàn anh đã tan rã hoặc tạm nghỉ, thì Bức tường, bằng sự tự tin và bản lĩnh của mình, đã không ngừng lao động, để rồi cho ra đời “Tâm hồn của đá” vào năm 2002 (chỉ từ sau khi album đầu tay này được giới nghe nhạc chào đón một cách nồng nhiệt, thì phong trào rock mới có cơ hội trở lại sôi động như thời điểm cách đây 5, 6 năm) Chính vì thế, trong các ca khúc của The Wall mới có được niềm hy vọng to lớn như vậy. Nếu không phải lăn lộn, phải gian khó tập luyện trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất để theo đuổi ước mơ của mình mà lại mong muốn có được sự thoải mái, niềm tin tưởng lớn trong ca khúc của mình thì CÒN LÂU NHÉ!
Thật trùng hợp, ngay sau khi những giai điệu cuối cùng của “Cây bàng” ngân lên thì điện ở khu tập thể lại bị chập chờn, để toàn bộ căn phòng nhỏ chìm trong bóng tối và tĩnh lặng, để một mình được ngồi với tất cả những cảm nghĩ về một ca khúc “tủ”. Buồn có, vui có,… song rõ nhất có lẽ là một niềm tin lớn vào tương lai và một sự khâm phục sâu sắc những gì mà Trần Lập, Trần Tuấn Hùng, Nguyễn Hoàng, Nhất Hoàng, Võ Anh Tuấn, Mạnh Hùng,… đã làm trong những năm qua. Một cái gì đó khẽ lăn trên gò má, nhẹ lắm, có lẽ vì:
Ai vui khi lá bàng đỏ rớt xuống gữa mùa đông?
Một ngày đầu tháng 3, 2006.
An lick sự