Ranh giới trên biển và vấn đề Biển Đông

:( em mới đọc đc. mấy bài post đầu :( dài quá mà mẹ em bắt học bài nên để đêm đọc nốt vậy :x

Cám ơn chị Trang đã post bài ạ :) những kiến thức căn bản thế này nhưng em chưa bao giờ tự tìm hiểu :"> bây giờ đọc mà thấy bổ ích lắm :x nhất là trong thời điểm nhạy cảm :D
 
:( em mới đọc đc. mấy bài post đầu :( dài quá mà mẹ em bắt học bài nên để đêm đọc nốt vậy :x

Cám ơn chị Trang đã post bài ạ :) những kiến thức căn bản thế này nhưng em chưa bao giờ tự tìm hiểu :"> bây giờ đọc mà thấy bổ ích lắm :x nhất là trong thời điểm nhạy cảm :D

@ Thanh Trúc: Chị Trang lâu rồi không vào diễn đàn này, nhưng chị sẽ chuyển lời đến chị ấy nhé! :)
 
Đây đúng là thứ em cần :), mấy ngày nay đọc những bài viết sáo rỗng, giờ mới có cảm giác như mình đã bước vào con đường học hỏi tri thức :)
 
ở đây có anh chị nào học về Luật quốc tế và quan tâm đến vấn đề này có thể cho em một vài phân tích và nhận định về việc vào năm 1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận bản tuyên cáo của Trung Quốc về vấn đề biển Đông liệu có ảnh hưởng gì khi nước ta sử dụng con đường luật pháp để đấu tranh với Trung Quốc sau này không ạ?

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
 

Đính kèm

  • Congham.jpg
    Congham.jpg
    98 KB · Xem: 22
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ranh giới nước ta trên biển

Figure3_Valencia_1997_Equidistance.jpg

e muốn hỏi tại sao
theo như bản đồ này thì 1 phần lẫnh thổ+hải Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước khác
--------------------
có phải bản đồ này là do phía Trung Quốc đưa ra ko ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đó là bản đồ Tàu nên tất nhiên nó phải tô vàng Hoàng Sa với Trường Sa rồi :)).
 
hiện nay trên các diễn đàn đang bàn tán vụ biểu tình trước cửa đại sứ quán TQ về vụ Trường Sa Hoàng Sa, theo nhiều nguồn nói là do Đảng phản động Tân Việt kích động, nếu chính quyền can thiệp sẽ quy kết là bắt tay với TQ đàn áp nhân dân . Nguồn khác thì nói đây là vấn đề công lý, cần thiết phải làm vậy. Có ai biết về vụ này phân tích kỹ hộ em 1 tý.
 
Em thì vẫn cứ giữ lập trường là....biểu tình kiểu đó hoàn toàn vô nghĩa và lãng xẹt, cứ nghĩ biểu tình như thế giống kiểu dân chủ như biểu tình ở Mỹ hay sao chứ :|
Đại khái :
Tàu khựa : biểu tình thì biểu tình chứ chúng mày làm *** gì đc tao :))

:| :| :|
 
off-topic chút

thật, HAO có chế độ khen bài hay mà không có chế độ chê bài dở à :">

nói chung là bài của em Sơn làm mình nản các bạn ạ :D

theo nhiều nguồn nói là do Đảng phản động Tân Việt kích động, nếu chính quyền can thiệp sẽ quy kết là bắt tay với TQ đàn áp nhân dân . Nguồn khác thì nói đây là vấn đề công lý, cần thiết phải làm vậy.

nói thêm tí, việc do các thế lực phản động là không loại trừ, quan trọng là người dân có dễ bị kích động đến thế không, biểu tình là biểu tình chống Khựa thành lập thành phố Tam Sa, không phải biểu tình chống Nhà nước :D cuộc biểu tình hôm qua thấy diễn ra cũng êm đẹp mà.

ý thứ 2 theo mình đó là vấn đề dân chủ chứ không phải vấn đề công lý, người dân dù là làm bất kỳ việc gì ở bất kỳ địa vị nào đều có quyền lên tiếng chống lại việc làm ngang ngược xâm hại đến lãnh thổ quốc gia, cái này là ý thức và mong muốn tự nguyện thôi, chẳng ai bắt mà cũng chẳng ai cấm (có cái công văn của trường ĐH nào đấy nói đại ý là tránh quá khích, phát biểu của bác Lê Dũng sau đó cũng chỉ nói "Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam").

còn chuyện dân biểu tình như thế nào là một phạm trù khác :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em sống và nói theo thiên hướng của em, có liên quan gì đến chị mà làm chị nản :D. Thế theo chị 1 bên là những người chịu khó học tập làm việc, sau này sẽ thành người có ích cho đất nước
1 bên là đám người ra đại sứ quán người ta hò hét la ó, trong đấy có cả những người gọi là " đc RỦ thì đi"...:)|, như thế theo em mới đáng "nản" :)|, la ó thế thì bọn nó có trả lại những gì thuộc về chúng ta k? Hò hét có giúp đất nước giàu mạnh lên k ? Biểu tình có giúp dân tộc ta k bị chèn ép nữa k ?
Còn nhiều việc trên đời thiết thực hơn nhiều...:)
 
hehe, mình cũng nản giống bạn Giang ý.:D
ko biết có việc gì thiết thực hơn, em Sơn thử ví dụ cho các anh chị mở rộng tầm hiểu biết mới.8-> (ý chị là hành động thiết thực của 1 người dân nhé.)
Ở nhà đọc báo xem ti vi chửi chính phủ và bọn Tàu khựa à?

Chuyện biểu tình theo em cũng ko có gì đáng phải lên án, nếu như nó ko quá khích. Hơn nữa nó cũng là cách lên tiếng của quần chúng nhân dân trước vấn đề của đất nước.
Thế nhưng mà biểu tình của nước mình hình như chưa "chuyên nghiệp" lắm thì phải :">
 
Đúng là nên lập Topic làm sao để lấy lại HS v TS

copy từ BLog TK

Những khúc mắc của cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa
Tình hình khúc mắc của cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc bây giờ ở dạng thế này:

- Phía Trung Quốc tuyên truyền cả mấy đời là hai cái quần đảo đó là lãnh thổ Trung Quốc. Tất cả bản đồ chính thức Trung Quốc đều vẽ hai cái quần đảo đó của họ, một khúc vẽ thêm mà chiếm cả một góc bản đồ. Đài Loan Trung Quốc ghét nhau nhưng về vấn đề này lại thống nhất quan điểm, sẵn sàng nhường nhịn nhau. Cả tỷ mấy dân Trung Quốc đều tin hai quần đảo là lãnh thổ thần thánh của dân tộc Hán, không một chút hồ nghi. Ngày Tết Âm Lịch họ đặt cầu truyền hình trực tiếp 5 điểm gồm Bắc Kinh và bốn cực đông-tây-nam-bắc, trong đó cực nam là hình ảnh trực tiếp đón xuân của "các chiến sỹ Giải Phóng Quân Trung Quốc" trên một hòn đảo ở Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa, hầu như năm nào cũng thế.

- Phía Việt Nam như thế nào, các bác biết cả rồi.

- Lý luận của cả hai bên đều hết sức thuyết phục, đương nhiên lý luận bên nào thì thuyết phục cho bên ấy thôi.

Hoàng Sa - Trường Sa, do tuyên truyền nên toàn bộ dân cả hai nước đều tin là lãnh thổ thần thánh của mình, trong tiềm thức mỗi người dân mỗi bên thì những hòn đảo này không thể và không bao giờ được phép dâng cho ngoại bang. Đây là điểm khó khiến cả hai bên không thể giải quyết tranh chấp, vì thậm chí thỏa hiệp cùng nhau cũng không được, không biết ăn nói sao với dân trong nước mình do... há miệng mắc quai. Tàu cũng thế mà Việt Nam cũng vậy.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan này khiến hai bên (và một số bên khác nữa) chọn tạm giải pháp "giữ nguyên hiện trạng", nhưng giải pháp này không bền, nguy cơ xung đột vẫn luôn tiềm ẩn, và bên yếu hơn là bên Việt Nam sẽ luôn phải chịu thiệt thòi. Rõ ràng nhất là khi chính sách ngoại giao VN có điểm gì không vừa lòng Tàu là chúng lại lôi vụ hai quần đảo này ra gây hấn, nhức đầu lắm. Lâu lâu nó lại đọp một vài mạng ngư dân, tức ói máu. Các lãnh đạo nhà nước mình cũng bó tay.

Tôi bắt đầu đặt câu hỏi này từ cách đây khoảng sáu năm, khi tôi bay sang Nam Ninh trên hãng hàng không Phương Nam của Tàu. Tôi cũng biết chút tiếng Tàu nên lấy một tờ báo Tàu trên máy bay đọc chơi. Và có một bài báo khiến tôi cười gập bụng, đập cả mặt vô ghế người đằng trước dù lưng vẫn thắt seat-belt. Xin được dịch nguyên văn tựa đề bài báo thế này:

"Trên lãnh thổ thần thánh của dân tộc Trung Hoa, bộ đội Việt Nam khai hỏa bắn máy bay Phi Luật Tân"

Trên máy bay có đi cùng mấy người đồng nghiệp VN, tôi dịch cho họ nghe và chúng tôi cùng cười nghiêng ngả. Đại để nội dung là trên một hòn đảo gì đấy thuộc quần đảo Nam Sa (Trường Sa) đang bị... chiếm đóng trái phép bởi bộ đội Việt Nam, máy bay... Philippin bay trinh sát qua và bị biên phòng... Việt Nam khai hỏa. Dạ vâng, nội dung cực kỳ nghiêm túc, lời văn thống thiết không khác gì những bài văn chúng ta viết về việc mất Hoàng Sa vào tay Tàu Khựa bọn chúng.

Sau tôi có một thời gian tiếp xúc với dân bản xứ Tàu, tôi tìm hiểu phát hiện tụi nó... y chang nhau và y chang như tôi nói ở hai bài viết đầu tiên của thread này. Và tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này đồng thời cũng có theo dõi các luận cứ cãi nhau của cả hai bên tranh chấp chủ quyền: lịch sử, địa lý, các công ước quốc tế, biển, thềm lục địa... Xin thưa là Tàu nó cũng có các luận cứ thuyết phục của tụi nó... không kém gì chúng ta. Nhiều thằng Tàu dân đen còn kêu "Người Việt là người Tàu ly khai, nước Việt Nam là đất cũ của Tàu, Việt Nam bé mà láo, đất của Tàu mà Việt Nam Tiểu Bá [chữ của Đặng Tiểu Bình nói năm 1979- Tắc Kè] chiếm giữ, Tàu lớn và đại lượng, không trả đất thì lại dạy một bài học nữa v.v... và v.v...".

Quan điểm về Trường Sa và Trung Quốc
Trung Quốc vốn là nước yếu kém về đường biển, ngay cả ở đỉnh cao của nền phong kiến, đảo Đài Loan (chỉ cách bờ biển có 120km) đứng ra độc lập mà chính quyền phong kiến cũng bó tay không thể ra chiếm nổi là đủ nói lên sự yếu kém đó. Với sức mạnh hàng hải đó, vốn Trung Quốc chẳng bao giờ quan tâm đến 2 "bãi đá" nhỏ, người hầu như không ở được, ở tít biển Đông, tên là Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên đến thế kỷ 20, nước Trung Quốc bớt yếu kém, dần thoát ra khỏi vị trí hèn kém trên thế giới, họ mở rộng tầm mắt và nhận ra Hoàng Sa và Trường Sa rộng lớn, nhiều dầu lửa. Thế là mặc dù trong quá khứ họ chưa bao giờ quan tâm, nhưng bây giờ họ đã bắt đầu thèm muốn chúng.

Việt Nam từ xưa đến nay cũng luôn yếu kém về đường biển, vì thế Hoàng Sa và Trường Sa mặc dù trong tầm kiểm soát nhưng sự kiểm soát rất yếu, một phần cũng là vì 2 bãi đá này dân chẳng sinh sống được.

Thế là người anh em Trung Quốc lấy da mông đắp lên mặt cho da mặt dày ra, từng bước một chiếm lấy 2 khu đảo này. Thực ra việc tranh chấp lãnh thổ là rất bình thường, từ ngàn xưa con người cứ đánh nhau thắng thì chiếm đất, ngoài quân sự và các thoả thuận dựa trên cơ sở là tương quan sức mạnh quân sự. Chẳng hề có yếu tố nào khác ngoài yếu tố sức mạnh có thể xác định được vùng đất này thuộc về đất nước này hay đất nước kia.

Trong tương lai gần và xa, Việt Nam chẳng thể đem lính đối đầu với Trung Quốc trên biển, vì sức mạnh quân sự kém quá xa, vậy Việt Nam muốn bảo vệ vùng đất, vùng biển, chẳng có con đường nào khác con đường ngoại giao, dân sự.

Để ngoại giao thành công, anh phải cho đối thủ thấy rằng nếu anh dùng lính để đạt được Trường Sa thì ok, anh sẽ cướp được của tôi, thế nhưng anh sẽ phải trả giá nhiều hơn cái anh chiếm được. Cụ thể là anh sẽ bị thế giới cấm vận (hi vọng là vậy), anh sẽ bị dân Việt Nam tẩy chay hàng hoá, tẩy chay văn hoá, trong tương lai rất lâu nữa, anh muốn làm gì vì lợi ích của chính anh ở khu vực này thì anh cũng sẽ gặp khó khăn. Chính vì sợ những cái sẽ phải mất khi chiếm Trường Sa mà bấy lâu nay Trung Quốc vẫn chưa chiếm, mặc dù về quân sự thì Trung Quốc thích lấy lúc nào cũng được.

Đến cuối 2007 này, Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa việc chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa, chứng tỏ Trung Quốc thấy cái lợi thu được đã lớn hơn cái hại mà Trung Quốc phải đánh đổi. Trung Quốc nhận xét và hành động vậy là đúng, vì sau thời gian dài chiếm đóng Hoàng Sa, dân ta không hề tỏ ra hận thù, vẫn cứ xem phim Tàu, dùng đồ Tàu hàng ngày, thậm chí cái dân tộc này còn dần còn quên cả tiếng mẹ đẻ, dần dùng tiếng tàu một cách chính thức và rộng rãi. Mặc dù dân ta dùng nhiều từ Hán-Việt, đây là việc khó tránh khỏi, nhưng ít ra khi mẹ sinh ra ta thì ta vẫn dùng từ Hán lẫn với từ Việt, theo ngữ pháp Việt, nay sau khi Trung Quốc liên tục lấn đất lấn biển Việt Nam mà dân Việt vẫn tăng cường dùng từ Hán, giảm bớt dùng từ Việt, thậm chí bắt đầu có hiện tượng dùng ngữ pháp tiếng Hán thay cho ngữ pháp Tiếng Việt.

Cụ thể, ta hãy xem từ "Khang Hi Hoàng Đế". Đây là phiên âm từ tiếng Hán sang tiếng Việt, bố cục ngữ pháp theo tiếng Hán, nếu theo ngữ pháp tiếng Việt của chúng ta thì phải viết là "Hoàng Đế Khang Hi". Thế nhưng khi search google thì số kết quả "google: Khang Hi Hoàng Đế" còn nhiều hơn số kết quả "google: Hoàng Đế Khang Hi". Hoặc cách đây 5-10 năm, trong từ điển Việt Nam làm gì có từ "aka", "cách cách", thế mà bây giờ bọn gián điệp văn hoá Trung Quốc (tự nguyện làm không lương hoặc cũng có thể được trả tiền) nằm vùng ở Đài Truyền Hình đã nhét vào đầu giới trẻ biết bao nhiêu từ không phải Việt Nam thuần tuý, nhét vào không biết bao nhiêu yếu tố văn hoá phi-Việt-Nam. Thậm chí đến Quang Trung là anh hùng người Việt mà cũng có hơn 2000 tài liệu viết là "Quang Trung Hoàng Đế" thay vì "Hoàng Đế Quang Trung", thế mới biết tình hình đã nguy ngập lắm rồi.

Câu hỏi đặt ra là "Bây giờ người Việt Nam phải làm gì?". Tôi cho rằng Trung Quốc thành lập tổ chức hành chính để quản lý các đảo do các chiến sỹ Việt Nam ta đang hàng ngày trồng rau, nấu cơm, thở và sống trên đó. Thế tức là anh bạn chí cốt Trung Quốc vừa nhổ nước bọt vào mặt Việt Nam, ta buộc phải đấm trả một cái, chứ nếu Trung Quốc thấy bị nhổ nước bọt vào mặt xong, VN liền quay sang cảm ơn bằng tiếng Trung Quốc thì ngày mai nó sẽ yên tâm mà hút máu ta. Trong trường hợp này, chính quyền VN không thể làm gì nhiều vì chính quyền luôn có những giới hạn và ràng buộc, hơn nữa trong chính quyền VN, thời nào chẳng có những nhóm thân Tàu, thậm chí là người gốc Tàu, vậy nên dân ta nên tự đứng lên mà hành động đi thôi. Các bạn hãy bớt dùng hàng Tàu, tẩy chay văn hoá Tàu (phim, truyện, nhạc), và quan trọng hơn cả, các bạn hãy dùng tiếng mẹ đẻ cho đúng ngữ pháp, bớt dùng từ Hán Việt, tăng cường dùng từ thuần Việt.

Hãy cho Trung Quốc cảm nhận ngay đòn trả đũa đánh vào nền kinh tế của Trung Quốc khi Trung Quốc nhổ vào mặt VN, có thế Trung Quốc mới biết sợ và không động vào Việt Nam nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ở đây có anh chị nào học về Luật quốc tế và quan tâm đến vấn đề này có thể cho em một vài phân tích và nhận định về việc vào năm 1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận bản tuyên cáo của Trung Quốc về vấn đề biển Đông liệu có ảnh hưởng gì khi nước ta sử dụng con đường luật pháp để đấu tranh với Trung Quốc sau này không ạ?

Chị trích ra đây 1 phần bài viết của Từ Đặng Minh Châu (Tiến sỹ luật Đại học Sorbone) để giải đáp câu hỏi của em nhé:


" Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa vì những dữ kiện sau đây:
·Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nói rằng “theo những tài liệu của Việt Nam, trên phương diện lịch sử, Xisha và Nansha thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.”

·Ngày 14 thágn 9 năm 1958, trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh, khi Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, tuyên chiến với Trung Quốc, và hạm đội Mỹ đi lại tuần tiễu trên eo biển Đài Loan, Trung Quốc bèn tuyên bố lãnh hải của mình là 12 dặm. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.[69]
·Ngày 9 tháng 5 năm 1965, nhân lúc Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam và ấn định những vùng chiến thuật, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố Xisha thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:
“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”[70]
(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).
Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.
Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.[71]
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.
Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.[73] Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:
1.Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).[74]
2.Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.
3.Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.[75]
4.Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…[76]
Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.[77]
Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.
Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.[78]
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt.[79] Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.
Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.[80]
Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.[81]
Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.
Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.
Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời.[82] Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc gia đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.
Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử.[83] Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương."​

Chú thích:
[69] Lưu Văn Lợi, Sđd, tr. 105.

[70] Gendreau, Sđd, tr. 123.

[71] Shen, Sđd, tr. 57.

[72] Charles Vallée: Quelqques observations sur l’estoppel en Droit des gens, Revue Générale de Droit International Publie (1973),p. 951, note 7.

[73] D. W. Bowett: Estoppel before International Tribunals and its relation to acquiescence, Bristish Yearbook of International Law, vol. 33 (1957), p. 177.

[74] Antoine Martin: L’Estoppel en droit international public Précédé d’un apercu de la théorie de l’estoppel en droit anglais, Revue Générale de Droit International Publie, vol. 32 (1979), p. 274.

[75] Sđd, tr. 286-300.

[76] Délimitation de la frontière maritime dans la region du Golfe de Maine, Cour Internationale de Justice Receuil, 1984, p. 309-310.
-Activités militaires et para-militaires au Ncarague et contre celui-ci, Cour Internationale de Justice Receuil, 1984. p. 414-415.
-Affaire du Temple Préah Vihear, Cour Internationale de Justice Receuil, 1962, p. 22-23, 32.

[77] Brigitte Bollecker-Stern: L’Affaire des essays nucléaires francais devant la Cour Internationale de Justice, Annuaire Francais de Droit International (1974), p. 329.
Cũng xem Megan Wagner: Jurisdiction by Estoppel in the International Court of Justice, California Law Review, vol. 74, p. 1792.

[78] Cour Internationale de Justice Receuil 1984, Sđd, p. 414.

[79] Lưu Văn Lợi, Sđd, tr. 75.

[80] Cour Internationale de Justice Receuil, 1974, tr. 267 và 269.

[81] Lưu Văn Lợi, Sđd, tr. 104-110.

[82] Megan Wagner, Sđd, lưu ý 64, tr. 1780.

[83] Bollecker – Stern, Sđd, tr. 331.


 
Re: Ranh giới nước ta trên biển

e muốn hỏi tại sao
theo như bản đồ này thì 1 phần lẫnh thổ+hải Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước khác
--------------------
có phải bản đồ này là do phía Trung Quốc đưa ra ko ?

Em chưa đọc kỹ rồi, bản đồ này là giả thiết nếu chia các vùng đặc quyền kinh tế của các nước theo đường trung tuyến thì mỗi nước sẽ được như vậy, do giáo sư tiến sỹ Mark J. Valencia - 1 chuyên gia về luật biển có nhiều nghiên cứu về Biển Đông - đưa ra.
 
cảm ơn chị Lilia, bài viết này em cũng đã đọc rồi ạ, em vẫn muốn tiếp tục được nghe các ý kiến khác phân tích thêm (ví dụ: vấn đề kế thừa quốc gia có tác động gì ở đây không), rất mong các anh chị có nghiên cứu về Luật chỉ bảo thêm ạ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
theo thiển ý của em , để nhìn vấn đề rộng rãi và sáng tỏ hơn , ta không nên dùng từ "tính kế thừa sau cách mạng xã hội " , vì vấn đề cách mạng xã hội được hiểu mỗi nơi một khác ,

có nước theo quan điểm Marxist định nghĩa CMXH là do giai cấp này đánh đổ sự thống trị của giai cấp đã lạc hậu về quan hệ sx để thiết lập qhsx mới tiến bộ hơn.

Có nước lại hiểu khác , đơn giản đó là cuộc cách mạng do toàn dân hoặc một bộ phận nhân dân đứng lên thực hiện để thiết lập một chế độ chính trị dân chủ hơn (và chữ "dân chủ" ở đây được hiểu là mang tính đại diện rộng rãi , có cạnh tranh chính trị , tôn trọng các quyền cơ bản của con người ...) . Vd : ở Ba Lan , Tiệp Khắc , Rumani ...năm 1989 , hoặc ở Miến Điện vừa qua (dù không thành công)

Có những nơi khác nữa , quân đội đảo chính (hoặc một đảng phái năm được chính quyền qua một cuộc bầu cử tự do ) và sau đó ngang nhiên bãi bỏ các thiết chế đương thời , họ cũng tự gọi đấy là CMXH , vd ở một số nước Mỹ la tinh trước đây , ở Miến Điện vào 1962 , hoặc như ở các nước phát xít thời trước WW2 (trong thời gian các đảng phái phát xít lên nắm quyền).


Vì tính mập mờ về nghĩa nêu trên , không nên dùng từ CMXH trong văn cảnh này .


Chúng ta chỉ cần những người có kiến thức chuyên môn về luật quốc tế giải thích về tính kế thừa khi thay đổi thể chế chính trị (tức là có sự xáo trộn và không thông qua các cuộc bầu cử phổ thông ).
 
Ối, đang bàn vấn quan hệ Việt -Trung bên kia còn chưa xong, mọi người đã mở rộng vấn đề gia tầm biển Đông thế này, thật là...
@bạn Quang em Sơn, sang topic Việt-Trung để bàn chuyện biểu tình nhé.
Tại bên kia không ai hỏi, chứ thông tin tốt như của anh Danh Huy hiếm nhưng không phải em ko có.
Thoidaimoi mà chị Lilia trích là một nguồn hay.

Em ko thích post làm nhiều lần, xin post link 1 bài viết phù hợp với tên topic, viết rất tốt, mới đọc tuần qua. Bài viết có thể giải đáp phần nào câu hỏi của mọi người bên trên, em xin tóm lược nội dung như sau.

Tiêu đề: Đi tìm một giải pháp hoà bình hợp công lý cho Biển Đông Nam Á
Tác giả: Vũ Quang Việt - Tiến sĩ tốt nghiệp ở NYU năm 1980, hiện là chuyên gia thống kê cấp cao của UN. Bổ sung: Vũ Hồng Lâm, Ngô Thanh Nhàn
Xuất bản: thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Số 11 - Tháng 7/2007
Chủ đề chính:
-Giới hạn: Đông Nam Á và ảnh hưởng quốc tế
-Lịch sử: Tóm tắt thời gian mâu thuẫn từ sau thế kỉ 20 trở lại nay. Có dự đoán và phân tích tương lai.
-Mục đích: Bài viết này cố gắng đặt Việt Nam vào cuộc chạy đua bá quyền hiện nay ở châu Á và thử tìm hiểu về con đường hành xử hợp lý nhất cho Việt Nam ở tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Nam Á


Link:http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_VuQuangViet.htm

Giá mà có vài bác Việt lãnh đạo thì cháu cũng yên tâm, ít nhất là về mặt kiến thức
Vừa đi học về, chén thôi mmmmm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thì vẫn cứ giữ lập trường là....biểu tình kiểu đó hoàn toàn vô nghĩa và lãng xẹt, cứ nghĩ biểu tình như thế giống kiểu dân chủ như biểu tình ở Mỹ hay sao chứ

Hè hè dân Mỹ ngày xưa nó không biểu tình phản đối chiến tranh VN, đóng góp một phần tăng áp lực khiến Mỹ phải rút quân, thì h này khéo chú không có ở đây để mà viết mấy dòng này đâu. Biểu tình mà có tổ chức, có mục đích rõ ràng là một trong những hình thức "chiến tranh không vũ khí" khá hiệu quả đấy :D

tiện chú ngồi đọc bài này nhé

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/12/071211_dad_son_protest.shtml

Neways, tìm được cái clip này share mọi người xem

[youtube]0Cf10nEFfiA[/youtube]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vâng em đã thay đổi lập trường về cái biểu tình, lý do là hôm nay thầy Tiến Anh dành nửa tiếng để nói chuyện ngày xưa dân tộc Mỹ và Pháp đã biểu tình nên chúng nó mới k dám dốc toàn lực dập mình >:)
 
Back
Bên trên