Rừng Nauy

Đào Huy Kiên
(spider kien)

Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
1 hiện tượng văn học ở VN mới đây. Truyện Nhật này đã được sáng tác từ rất lâu nhưng bây giờ mới hot ở VN, 1 phần do dịch giả là Trịnh Lữ. Truyện có nhiều yếu tố sex nên nếu bạn nào muốn tìm hiểu thì cũng coi như là giáo dục giới tính vậy. "Rừng Nauy" là tên bài hát của Beatles, đồng thời xuyên suốt câu chuyện là 1 cảm giác bế tắc, buồn buồn của các nhân vật. Cảm giác mỗi hoàn cảnh mỗi nhân vật đều là một nốt nhạc buồn của Norwegian wood. Nhưng từ những nốt nhạc buồn chúng ta lại thấy bật lên những âm thanh trong trẻo tâm hồn con người, tâm hồn những Toru, Naoko, Midori, Nagasawa, Reiko.0:) Vào đây để vừa xem truyện vừa thưởng thức bài hát của Beatles http://nogatran.com/psychocolate/Rung_Na_Uy/
 
Chị có xem rồi, chị cảm thấy những nhân vật giống như những thanh niên Mỹ với cái tên Nhật vậy
Truyện hay, tuy hơi bế tắc.
Em đọc sử biên niên về chim dây cót hay tên gần giống thế chưa?
 
Nguyễn Hoài Anh đã viết:
Chị có xem rồi, chị cảm thấy những nhân vật giống như những thanh niên Mỹ với cái tên Nhật vậy
Truyện hay, tuy hơi bế tắc.
Em đọc sử biên niên về chim dây cót hay tên gần giống thế chưa?
Em này 04-07 mà đòi xưng là chị mới ức chứ:)) Em ơi chim nào lên dây cót thế? Anh chả biết đâu:))
 
:">
:">
:">
:">
Cái sử biên niên về chim lên dây cót đồng hồ em thấy bán ngoài hiệu sách, dày cộp í:">
ngượng quá:">
 
Cái "Rừng Nauy" đọc từ 2 năm trước.
Cảm nghĩ: bình thường.

Bây h lại thấy rộ lên thành phong trào. Cũng lạ!:)
 
Biên niên sử em mới đọc một đoạn, nhưng thấy không hay bằng Rừng Nauy :p
 
Đọc tác phẩm này, ngấn đọng một dòng nước mắt cay đắng.
Ngẫm ra, một câu chuyện tình buồn, các nhân vật không thể gọi là đấu tranh cho tình yêu, nhưng dám chắc là đã sống và - chết quên mình vì tình yêu. Bế tắc từ một cái chết trở thành sự giải thoát đau đớn và mang đậm chất nhân văn.

Điều đặc biệt được thể hiện trong tác phẩm "Norwegian wood" chính là sự đòi hỏi thể xác một cách tự nhiên và nguyên thuỷ, nó trở thành bàn tay cứu vớt khi con người đau đớn và thất vọng nhất.

Phải công nhận ngòi bút của Murakami Haruki có chất văn đặc biệt. Ông đã chạm đến bối cảnh tình yêu Nhật Bản những năm 60. Tác phẩm mang nội dung hơi tiêu cực, thấm nỗi buồn...và cũng gây không ít tranh cãi.

* dù sao cũng không nên thưởng thức nó bằng 1 con mắt phiến diện.

Để hiểu hơn về "Rừng Nauy" trước khi tìm đọc, mọi ng` có thể vào đây để tham khảo : http://www.thuvien-ebook.com/home/modules.php?name=News&file=article&sid=154
 
Em ấn tượng với tất cả các nhân vật trong truyện này. Cả ông bố của Midori cũng rất thích. Thậm chí cả con bé xinh như thiên thần, em cũng thấy khoái khoái nó :p. Thích cái cách viết tự nhiên trần trụi, ko cầu kì trau chuốt của Haruki.
Biên niên ký chim vặn dây cót, em đang rất muốn đọc truyện này, mà ko có tiền :((. 96k giá bìa, giảm 30% thì vẫn cứ :-ss
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy truyện ngắn của ông này cũng khá hay, cái truyện gì về bé chuột túi mới sinh ở sở thú ấy. Tuy nhiên cách viết của ông này "Tây" quá -_- Em thích Kawabata hơn, rất Nhật, và truyện nào cũng đẹp tuyệt.
 
ồ, e thik Banana Yoshimoto viết Kitchen với N.p, kết bà này dã man
Còn Rừng NA uy, vừa mới bắt đầu đọc thì mẹ thấy, thế là mẹ cất đi đâu rùi, chưa kịp xem, ức
 
chuyện này sex lắm :p mà đọc nó có tâm trạng buông thả , rệu rạo thế quái nào ấy ==> đọc đc nửa dek đọc nữa => bị thằng bạn chê: đồ nhà quê
 
truyện nói về tình trạng bế tắc trong cuộc sống của cả thế hệ thanh niên Nhật Bản...hok thể thoát khỏi bế tắc,họ tìm đến với dục vọng... cả câu chuyện là một bức tranh u tối,mệt mỏi.. nhưng đâu đó trong nó vẫn có những ánh sáng le lói của lòng yêu thương con người hok bao h tắt...:x:x:x

Đọc truyện này cứ đến những đoạn ... là lại fải bỏ qua rồi lựa lựa lúc nào hết đọc típ :)) Giọng văn lạnh lùng đến đáng sợ...mà sao ông ý biết nhiều về mấy cái chiện...thế nhỉ???Lúc đầu đọc mình tí ngất vì sợ :|
 
Bi h mới đọc,nhưng thấy được xúc cảm thực,nhận thức thực.Dám nói lên thực tế cuộc sống( tuy hơi sex)
 
Văn chương thì là như thế nhưng không biết cuộc sống thực có ai như thế không :-ss em thấy những nhân vật trong Rừng Na Uy sống buông thả quá
 
hòi trc' say mê rừng nauy :p, em cũng ko hiểu lắm như thế liệu có phải là buông thả quá ko, nhưng mà như Turo Wantanabe nói trong truyện rằng có những lúc tớ thèm gần gũi 1 ai đó vô cùng ( em ko nhớ rõ lắm). Nhất là trong bối cảnh cả xã hội đang bế tắc như thế, cảm giác yêu và đc yêu càng mạnh mẽ :)


"biên niên kí chim vặn dây cót" em đọc rồi. Khó hiểu và rắc rối hơn "rừng nauy". trong truyện có nhiều đoạn đọc cứ fair gọi là vãi :x, ko bao h quên đc :p.

đã ai đọc truyện "băng điểm" chưa ạh? :) cũng của nhà văn nhật nào đấy, hình như là nhà văn nữ thì phải. Truyện đấy diễn tả tâm lí nhân vật thì hết xảy :x
 
Nơi Murakami phá vỡ địa hạt cấm cuối cùng, để cho cái nhìn phóng khoáng và tự nhiên về xác thân của phương Tây tràn ngập trong văn ông.

Có thể, bạn sẽ thấy lòng mình chạnh buồn khi cùng bước về thời tuổi trẻ của Watanabe, trước những câu chuyện về tình bạn, tình yêu, giữa con người - con người ở đây được trải ra trong một nhịp điệu tinh tế và trầm lắng. Bạn khó lòng dứt ra nửa chừng ở thế giới đó, nơi nỗi buồn đã vây kín những bước chân, khi tất cả các nhân vật đều thành thật trở về thế giới riêng tư của mình. Họ cô đơn tới mức không giấu giếm thân phận, nỗi niềm, những cật vấn cá nhân. Và ở đó, bạn gặp những câu chuyện chân xác, không màu mè, để tự mình vén lên bức màn quanh những nhân vật mang tính cách có phần lạ lùng: Toru, Naoko, và Midori.

Bất chợt lắng nghe bài hát của Beatle: Rừng Nauy, Toru nhớ lại mối tình đầu ngọt ngào và đau đớn của hai mươi năm trước. Nàng là Naoko, với vẻ đẹp mong manh và yểu mệnh trước cuộc đời, khi những cuộc đi lang thang vô định của hai người trong thành phố đã khởi nguồn cho tình yêu của chàng trai mới lớn. Không có được sự thăng bằng về tâm lý, Naoko rời bỏ tất cả tới sống trong một dưỡng đường, trong khi Toru ở lại gắng sống cuộc đời cô độc trong trường đại học. Điều gì gắn hai người với nhau, đó là cảm thức về cái chết sau vụ tự sát buồn thảm của người bạn thân nhất của cả hai: Kizuki. Họ bỗng nhận ra, sự nhẹ bỗng của tồn tại và sự mong manh của sợi dây tình cảm giữa người với người để rồi xích lại gần nhau trong nỗi chông chênh. Và mối tình ngọt ngào u uẩn chớm nở đó cũng không làm mờ phai những nghi vấn muôn đời của tuổi trẻ: Tại sao ta cô đơn, nền tảng cuộc đời là gì, cái gì có thể khỏa lấp nỗi trống trải trong một xã hội tham vọng và xa lạ, mang lại ý nghĩa cho cuộc hiện sinh ngắn ngủi. Đối diện cuộc đời, Naoko đã lựa chọn cái chết, còn Toru, chàng trai đó đã chọn sự sống, khi bắt đầu tình yêu mới với Midori…

Rừng Nauy là như thế! Cuốn sách đã đưa Haruki Murakami lên vị trí một thần tượng văn hóa thế giới, đã gói trong mình hương vị của một Nhật Bản hôm qua và hôm nay. Có thể gọi đó là gì, khi thiên nhiên Nhật và con người Nhật mẫn cảm thì vẫn thế, trong nỗi trống vắng siêu hình, trong sự duy mỹ, trong tâm trạng bi thương về hai lẽ sống chết. Sự đầy rẫy những nhân vật tự tử vẫn là một dòng chảy chưa bao giờ cạn kiệt trong văn chương xứ sở này, đến Murakami cũng vậy. Ông là một nhà văn Nhật bản trong ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này, khi đã cùng lúc gìn giữ những lý tưởng tinh thần và thái độ thẩm mỹ Nhật, đặc biệt là sự thấm đẫm cảm giác thiền của một người phương đông.

Nhưng Nhật Bản của hôm nay, phải chăng là nơi người ta chứng kiến nỗi cô đơn của con người trong một xã hội hiện đại hãnh tiến và đầy ắp những giá trị vật chất, đã khiến các nhân vật của ông phải đi tìm nền tảng cuộc đời trong tình yêu và sự sống tự do, bình dị của cá nhân. Cá nhân và sự giải phóng của xác thân, như là công cụ cuối cùng, thông qua tình dục. Như một cái giỏ để những con người tuổi trẻ trút bỏ những bất lực của một đời sống buồn chán và mất phương hướng, tình dục cũng lại như một hình thức hướng thượng, thiêng liêng nhất của nhân tính, là biểu hiện gợi cảm của sự hòa hợp toàn vẹn, hòng mang lại cho đời ta hạnh phúc và ý nghĩa. Với những trang viết không kiêng dè, sex và chất thơ của sex, Murakami đã phá vỡ địa hạt cấm cuối cùng, để cho cái nhìn phóng khoáng và tự nhiên về xác thân của phương Tây tràn ngập trong văn ông. Và cùng với Rừng Nauy, bắt đầu thổi sinh khí cho nền văn chương ưa thuần túy tinh thần của Nhật Bản
 
Thực sự mà nói, tôi không thường xuyên đọc tiểu thuyết cho lắm, tính ra từ trước đến nay, tôi đọc trọn vẹn cũng chưa quá 2 chục bộ. Việc bỏ ra 1 khoảng thời gian không nhỏ để nghiền ngẫm một cuốn tiểu thuyết thì tôi thường lựa chọn đọc vài mẩu truyện ngắn hay vài cuốn truyện tranh cho nó… nhẹ nhàng.
Tôi không coi văn học là thứ đồ trang sức, không cố gắng đọc tất cả những cái best-seller chỉ để không thua kém người ta. Nếu không thấy thích, tôi chẳng cố đọc mà làm gì.
Thế nhưng, “Norwegian Wood” của Hakuri Murakami lại là một cuốn tiểu thuyết thật đặc biệt. Không phải vì nó là best- seller trong nhiều năm, không phải vì nó gây cơn sốt trên toàn thế giới, cũng không phải vì nó được quảng cáo rùm beng gì đó. Tôi đọc nó, đọc kĩ, và cảm nhận theo cách riêng của tôi.
Mỗi nhân vật trong NW đều có cái gì đó thật kì lạ, kì lạ trong cách suy nghĩ, trong cách hành xử, và trong cả ngôn ngữ. Có thể một số người thấy bệnh hoạn, méo mó, lệch lạc. Thế nhưng những vấn đề mà các nhân vật đó gặp phải, lại có gì đó thật gần gũi, ta như bắt gặp được chính ta trong đó. Murakami không dựng lên một cốt truyện gay cấn, ly kì, nhưng những diễn biến tâm lý mà ông miêu tả lại thực sự tinh tế và chân thực. Đó là những khủng hoảng tâm lý, nhưng u sầu, những ham muốn và cả những dằn vặt. Nhưng rồi cuối cùng, ta lại nhận ra được cái cao đẹp của tình yêu đích thực, nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống, và lại thấy yêu những gì bình thường nhất xung quanh mình.
 
Với Rừng NaUy, người Nhật nói rằng trong đấy họ đôi lúc tìm được con người thật của chính mình, với những người đã ở lứa 30 40 họ nói họ tìm được cuộc sống những năm họ còn trẻ, với khách sạn tình yêu màu mè lòe loẹt, những khu nhà với ăng ten râu trên nóc, ti vi màu nhợt nhạt với radio to đùng, một sony còn đang thai nghén walkman với những chiếc honda 50 màu xanh lục nhạt.
Còn trong Rừng Na Uy, có lẽ là một tinh thần của một thế hệ Nhật, thể hiện đâu đó trong này, từ những vấn đề về tình yêu lẫn những vấn đề về tình dục. Con gái Nhật đôi lúc rất thoải mái trong những chuyện đó, nhưng cũng không nên hiểu nhầm rằng họ thoải mái dễ dãi, đó là vì truyền thống lịch sử của dân tộc này, vốn đã như thế, thoải mái trong td mà không phải do lối sống Mỹ truyền vào.
Nhưng người Nhật dù sao vẫn rất khó hiểu, lạnh lùng một chút, giả tạo một chút. Họ không thể hiện cái họ nghĩ ra mặt đâu, luôn luôn lịch sự thế mới chết chứ, làm người khác chẳng hiểu họ nghĩ gì. Nhất là con gái Nhật thì...
 
Em cảm thấy truyện như phê phán cái thói sống buôn thả của sinh viên. Giá trị nhất của truyện này là đoạn miêu tả cảm xúc nhân vật. Còn lại em thấy rất nhạt nhẽo, cốt truyện chả có gì, cách miêu tả phong cảnh thì chán đến khỏi phải bàn. Đọc cuốn đó không cảm thấy cứ trôi ào ào mà không hề có chút lắng đọng ( ah trừ cái đoạn ấy ấy :p )
 
Back
Bên trên