Hồi 2
Bắt Định Lê, vua Vệ mắc mưu
Bẫy Tần cài, phá tan mối giao thương Oma và nước Vệ...
Lại nói, sau khi đã cử quân sang xâm lấn đất Vệ, cho vua quan nước Vệ một bài học, hành động quân sự này của nước Tần thực chất là một sính lệ ngoại giao mà nước Tần muốn bày đặt để dâng cho đế quốc Oma. Bắt tay được với Oma, nước Tần đã bắt đầu thoát ra khỏi thế bị cô lập, dân chúng bắt đầu có cơ làm ăn thoát dần đói khổ vì bán hàng được cho Oma và nhiều nước khác...
Dân nước Tần vốn là dân lam lũ, giàu ý chí bấy lâu bị trói chân trói tay vì phong kiến thực dân và những thứ nhảm nhí về tư tưởng; giờ có dịp giao lưu với bên ngoài, với đế quốc Oma vẫn được coi là xứ sở của tự do. Dân Tần tiến bộ rất nhanh. Vua quan và dân Tần nghiệm ra rằng: phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi tiền bất thành đế quốc... Sau khi bắt tay được với đế quốc Oma, họ tranh thủ mở rộng giao thương, tranh thủ học cái khôn của thế giới để dân bớt đói khổ đồng thời cũng là dịp đẩy bớt dân Tân ra khỏi bỡ cõi của mình vì dân Tần đẻ rất nhanh...
Người nước Tần ra thế giới bên ngoài làm ăn không khỏi không bị kỳ thị, bởi xưa nay người Tần đi đâu cũng hay để lại tiếng xấu là: lừa thầy, phản bạn, chiếm đất, chiếm tài nguyên, chiếm gái đẹp của người ta... Họ cứ nhìn tấm gương trong quan hệ giữa Tần và Vệ mà họ kinh: hôm trước vừa là đồng chí, vừa là anh em hôm sau đem quân sang giết nhau không từ một trò ác, đểu, tiểu nhân nào mà không giở ra?
Người Tần cũng dần dần thấy rõ điều đó, muốn có quan hệ tin cậy, mua chịu hàng hoá của các nước khác thì phải cải thiện quan hệ với nước Vệ hàng xóm; gặp ai cũng giơ tay ra hảo hảo nhưng đối với hàng xóm cạnh mình thì lại quan hệ như chó với mèo thì nói ai mà tin được.
Mặt khác Tần cũng thấy nếu cứ cô lập dân Vệ cũng không xong, dân Vệ cũng vốn là dân đói khổ nhưng ngoan cường, tổ tiên người Tần không đồng hoá được dân Vệ thì bây giờ có quay lưng, bao vây, chơi đểu cũng chẳng làm gì được người ta. Thế là Tần và Vệ quay sang đấu dịu với nhau, bắt tay với nhau, bỏ qua chuyện cũ, quay lại phục hồi lại những lời vàng ngọc, giao hảo khi xưa để mà lợi dụng lẫn nhau.
Nước Vệ cũng có tính toán của nước Vệ bởi, cha ông nước Vệ khi xưa vẫn luôn biết mình ở vào thế nước nhỏ, cạnh nước lớn, có nhũn nhịn một chút hơn là luôn để cho ông hàng xóm hung đồ luôn lườm nguýt thì khó làm ăn. Nước Vệ cũng mở cửa giao thương như nước Tần, hai bên xác lập quan hệ bây giờ là "đồng đảng" chứ không phải là "đồng minh"... Anh có đường anh và tôi có đường tôi.
Tuy vậy nước Tần cũng dần dần nhận thấy tiềm năng của nước Vệ rất lớn, ngoài sức người, sức của, tài nguyên mới được phát hiện rất nhiều như mỏ dầu, mỏ xitbô...
Nước Vệ ngoài cải thiện quan hệ với nước Tần cũng đã tìm cách bắt tay với nước Oma, kẻ thù cũ trong quá khứ, mặc dù phía Oma vẫn còn nhiều điều nghi kị chưa tin vua Vệ thực lòng muốn chơi thành thật với mình, chịu nghe theo mình.
Cả Tần, Oma và Vệ chơi với nhau đều theo đuổi cái lợi, thế là xảy ra sự tranh giành giữa Tần với Oma trong việc thiết lập phạm vi ảnh hưởng với nước Vệ. Nước Vệ cũng tự nhận thấy: không quan hệ tốt với Tần cũng nguy, nhưng nếu bị Tần xỏ mũi thì cũng gay... Con đường duy nhất để bảo vệ được mình là chơi với cả hai, đa phương hoá quan hệ. Trong quá khứ nước Vệ cũng đã từng chơi cách đó với nước Tần và nước Ngu; cân bằng hai bên để kiếm lợi từ hai phía, mặc dù Tần và Ngu là hai nước kình địch nhau...
Tần cũng thấy rõ vua Vệ tìm cách bắt cá hai tay chứ không ngả hẳn về phía Tần như cái thời trước đây. Thế là Tần luôn tìm mọi cách để ly gián quan hệ giữa Vệ và Oma để vua Vệ lệ thuộc hẳn vào mình. Tần đã có trăm phương ngàn kế để phá quan hệ giữa nước Vệ và Oma, vụ điển hình nhất đó là vụ mật vụ Tần dựng nên màn kịch để cho vua Vệ bắt Định Lê là một con bài, một cái bẫy mà Tần tạo dựng lên để lừa vua Vệ và lừa cả vua Oma...
Vụ Tần lừa Vệ tóm lược như sau: Tần âm mưu khuyên Vệ nên tổ chức khai thác loại quặng xitbô có nhiều ở vùng đất Nguyên Tây của nước Vệ. Nước Tần là nước có truyền thống giỏi về phong thuỷ: Vua Tần khuyên vua quan nước Vệ rằng: nếu lấy cái chất xitbô luyện tôi bằng công nghệ của nước Tần để chế tác ra thành quan tài thì khi chôn xuống ngôi mộ trăm phần trăm sẽ kết phát, con cháu sẽ đời đời ngồi đấy mà hưởng lộc, không phải làm ăn gì cả. Nghe nước Tần khuyên, đám quan lại và loại trưởng giả, trọc phú mới ngoi lên của nước Vệ ào ạt dâng sớ đề nghị Vệ vương nhanh chóng đào bởi chất xitbô để làm quan tài bán cho họ. Gia đình nào cũng cam kết mua dăm mười cái để giành để khi ai chết có cái mà chôn...
Giới học giả, sĩ phu nước Vệ thấy rõ đây là trò bịp của nước Tần liền dâng sớ khuyên can vua Vệ chớ có nghe Tần xui dại mà cho người Tần vào Nguyên Tây khai mỏ xitbô; đây là vùng đất trọng yếu của nước Vệ mà ai chiếm được sẽ làm chủ được nước Vệ. Đây chẳng qua là trò "mượn đường diệt Quắc" xưa như trái đất của vua Tần...
Để răn đe đám học giả này, Tần cho quân cài Định Lê là một tay chuyên nghề cãi thuê để lấy tiền nuôi vợ nuôi con, giả tảng làm mấy trò nhảm nhí bị lộ nên bị Vệ vương tống giam về tội phản loạn, tổ chức một cuộc cách mạng màu để lật đổ vua Vệ.
Một cái thằng bạch diện thư sinh trói gà không chặt làm sao đủ sức thành lập ra một tổ chức để mà lật đổ chính quyền vua Vệ, một chính quyền mà cứ 2 người dân có một cẩm y vệ nội canh chừng... Mặt khác đã đủ khả năng đi cãi thuê sao lại có thể ngu đến mức đi làm cái việc vớ vẩn, dại dột như mèo dấu cứt để có cớ cho người ta bắt giam...
Tạo màn kịch này, một mũi tên nước Tần bắn ra trúng nhiều đích vừa để đe bọn học giả: chúng mày phải trông gương cái thằng Định Lê này mà bớt to mồm đi, đất nước này không phải của chúng mày, chính quyền là tao và nhà nước cũng là tao, để yên cho tao đào mỏ xitbô!
Tạo màn kịch ngô nghê: Định Lê đứng ra liên minh với đám phản loạn đang cư trú ở bên nước Oma, giả làm một số việc ngờ nghệch để cho Vệ vương bắt; vụ bắt Định Lê là cái cớ để kích động quan hệ của đám lưu vong này nhằm phá thối quan hệ giữa Vệ và Oma đang tìm cách cải thiện... Một trò thâm của nước Tần...
Sở dĩ có chuyện lắt léo phức tạp này là bởi sau cuộc chiến Vệ và Oma, một số người nước Vệ đã theo đuôi, làm tay chân cho đế quốc Oma theo chính sách: dùng người Vệ trị người Vệ của đế quốc Oma... Oma thua bỏ chạy, đám này đành phải chạy theo chủ. Vì thế nên đám này luôn nuôi mối hận thù vì bị đuổi ra khói quê cha đất tổ, bị bật ra khỏi cố quốc.
Trong đám này, ngoaì những kẻ mù quáng, cố chấp, tin vào những điều nhảm nhí không đâu thì phần đa cái đám phản nước Vệ lưu vong này, dùng chiêu bài chính trị phục quốc để làm mục đích tống tiền cái đám dân nước Vệ lưu vong đang ăn nên làm ra ở đất Oma và còn để mà làm mình làm mẩy với chính quyền nước Oma.
Do vậy, Định Lê thực chất là một "quân xanh", là một con bài do nước Tần cài cắm để phá quan hệ bang giao giữa Vệ với Oma.
Vua nước Oma một mặt muốn cải thiện quan hệ với nước Vệ nhưng không thể bỏ qua cái đám người Vệ lưu vong một thời từng là công cụ của mình. Giờ đây một tên tự xưng là có liên quan tới tổ chức của đám người Vệ lưu vong thực chất là "quân xanh" của Tần cài vào. Vua Oma làm sao mà biết được cái trò quái quỷ này, thế là mắc mưu Tần, đứng ra bênh vực Định Lê, làm tăng căng thẳng quan hệ giữa Oma và Vệ đang có chiều hướng cải thiện... Chỉ chỉ cần có thế Tần đạt mục đích cột chặt quan hệ nước Vệ với mình...
Ngoài cái trò quái quỷ kia, Tần còn có một trò quái đản khác đó là dùng gái vùng Trịnh Giang của nước Tần để mê dụ thân vương và quan lại nước Vệ. Vùng Trịnh Giang nước Tần là quê hương của nàng Hạ Cơ khi xưa. Con gái vùng Trịnh Giang này ngoài sự trường túc ra còn có một thứ bí truyền khác, khi động tình tại nách và chỗ kín của họ tiết ra một loại mùi hương mà khiến cho đàn ông dù bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối cũng bật dậy, chồm lên được như dê, như ngựa... Không ít quan lại nước Vệ sang công tác tại nước Tần đều được vua Tần cho khoản đãi món này. Món này đã được hưởng một lần thì nghiện như nghiện heroin, lâu lâu không được thưởng thức một cái thì không làm ăn gì được. Do vậy không ít quan lại nước Vệ đã qua lại nước Tần rồi thì tìm mọi cách để trở lại lần hai, lần ba vì không thể quên được cái khoản ngoại giao kia...
Nghe nói, tại nước Tần có một trại trẻ, thực chất là trại con tin để chăm sóc những đứa con rơi của các thân vương và quan lại nước Vệ khi sang nước Tần công tác. Hạt giống đỏ này được nước Tần chăm sóc, chu đáo để sau này còn dùng tới, ví như sau này cho về và phong làm vương, làm tướng nước Vệ thì vô cùng yên tâm vì trong chúng đều có ìt nhiều giòng máu của người Tần...
Quan hệ bang giao giữa nước Vệ, nước Tần và nước Oma còn nhiều chuyện ly kì, muốn biết Vệ vương làm cách nào để thoát ra khỏi cái thòng lọng ngày càng thít chặt của vua Tần, hẹn bạn đọc đến hồi sau kể tiếp...