Manchester United
và cuộc chuyển giao quyền lực thành London
Ngay từ thập niên 90 của thế kỉ trước, MU luôn là 1 trong 2 ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch Premiership. Thế nhưng đại kình địch của họ thì đã thay đổi từ Arsenal sang Chelsea .
Xưa
Từ thập niên 90,
Manchester United đã là 1 quyền lực lớn của bóng đá Anh. Nói thế là vì chỉ trong 15 năm, họ đã có được 9 chức vô địch Premiership, 4 cup FA, 2 League cup, 5 Charity Shield cup. (chưa kể các danh hiệu cấp châu lục và thế giới) Tuy vậy,
MU đã không chỉ giành tình cảm của các fan bằng những chiếc cup. Chúng ta yêu quý
MU trước tiên là bởi tinh thần tấn công của họ.
The Red Devils luôn vào trận với lối chơi tấn công hết mình và tư tưởng nếu bị ghi 1 bàn thì sẽ ghi lại 2,3 bàn. Có được điều đó là nhờ việc
MU luôn được xây dựng quanh 1 hàng tiền vệ cơ động và có ý thức tấn công mạnh mẽ. Chính cách chơi hào hoa này đã giúp
MU không chỉ có những chiến thắng trên sân cỏ mà cả trên khán đài.
Đại kình địch của MU khi đó là
Arsenal, một đội bóng cũng hào hoa không kém. Dưới tài dẫn dắt của HLV Wenger,
Arsenal luôn chơi một thứ bóng đá tấn công đầy tốc độ với sự hỗ trợ của kĩ thuật.
The Gunner đã bao lần nhả đạn, bắn tan nát khung thành của đối phương và làm điêu đứng trái tim của bao con người say mê bóng đá đẹp. Chẳng thế mà trong 10 bàn thắng đẹp nhất của Premiership tính đến nay,
Arsenal đã chiếm tới 3 bàn. (
MU có 2 bàn) Những pha đi bóng thần tốc của
Henry, những cú chạm bóng tinh tế của
Bergkamp, những pha đánh trung lộ như đá tập của
Arsenal… đã làm hàng triệu con tim mê đắm.
Khi xưa, cứ mỗi lần
MU gặp
Arsenal, cả nước Anh lại nín thở. Chức vô địch của cả mùa giải nhiều khi được quyết định bởi 2 lần gặp nhau của 2 đội. Những trận đấu giữa 2 đội luôn giàu cảm xúc của những chiếc thẻ, của những toan tính từ 2 chiến lược gia lỗi lạc, của tinh thần đấu sĩ... và hơn hết là của những bàn thắng đẹp. (tiêu biểu là cú vô-lê của
Henry vào lưới
Barthez, đứng thứ 6 trong top những bàn thắng đẹp nhất của Premiership)
MU vs Arsenal luôn luôn là 1 trận đấu đẹp, 1 trận đấu cống hiến làm thỏa mãn người xem.
Nay
Có lên thì phải có xuống,
Manchester United cũng không nằm ngoài quy luật này. 3 mùa giải liên tiếp
MU không có được chức vô địch Premiership, điều chưa từng có trong lịch sử CLB. Rồi thì
Malcolm Glazer mua được 97% cổ phiếu
MU và chuyển số nợ của mình thành nợ của CLB, khiến
MU từ gã nhà giàu trở thành chúa chổm trong làng bóng đá. Thậm chí 1 nhóm các fan bất bình với CLB còn li khai khỏi
MUFC và thành lập
UM - United Football Club of Manchester
Nhưng rồi những ngày đen tối cũng qua đi. Mùa giải 2006-2007,
MU đã lại được hưởng niềm vui chiến thắng với chức vô địch Premiership.
The Red Devils còn vào đến BK Champions League và CK cup FA. Những nhân tố trụ cột của CLB như
Rooney, Ronaldo ngày 1 trưởng thành. Trong mùa hè này,
MU cũng đã có những chuyển biến đáng kể khi mang về CLB
Owen Hargreaves, Nani, Anderson và có thể là cả
Tevez. Lứa trẻ của CLB cũng đã tiến bộ rất nhiều với những cái tên như
Pique, Rossi, Lee Martin... Có thể khẳng định: Trước mắt
MU là 1 tương lai sáng lạn
MU kiêu hùng vẫn đứng đó nhưng ánh hào quang dường như đang dần xa
Arsenal. Sau mùa giải 2003-2004 đại thành công,
Arsenal dần tụt dốc và chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Tuy thế, Chúa không để ai hưởng không cái gì 1 mình. Người đã để
Abramovich xuất hiện và biến
Chelsea từ 1 đội bóng tranh giành xuất dự UEFA cup thành 1 thế lực mới của bóng đá Anh. Khi
Abramovich xuất hiện, những đồng Rup của nhà tỉ phú người Nga đã biến
Chelsea từ nàng Lọ Lem thành nàng công chúa xinh đẹp. Ông bỏ tiền ra để
Chelsea có thể chiêu mộ những ngôi sao hàng đầu thế giới. Sự xuất hiện của ông khiến các đối thủ của
Chelsea dường như không có cơ hội nếu
The Blues muốn cầu thủ họ quan tâm. Tuy thế, chúng ta không thể phủ nhận những cổ gắng của
Chelsea: họ mở hàng loạt học viện bóng đá trên thế giới, đưa về CLB GĐKT
Grant đê phát triển đào tạo trẻ cũng như GĐĐH
Peter Kenyon để tăng doanh thu
Với số tiền bỏ ra, hẳn ngài chủ tịch muốn mọi chức vô địch. Nếu
Chelsea trắng tay thì sao? Xin thưa: HLV của họ sẽ lập tức bị sa thải,
Ranieri là 1 ví dụ nhãn tiền. Và ai thay ông ta?
Jose Mourinho. Vị HLV này làm gì? Ông ta biến
Chelsea thành 1 pháo đài. Không ngoa khi nhiều người gọi
the Blues là "đóa hoa thép". Tuy
Chelsea có thể rất đẹp với những ngôi sao lung linh, nhưng
The Blues luôn là hiện thân của lối đá chắc chắn. Dù không còn cảnh chỉ thắng 1-0 nhưng thực sự thì họ luôn chơi với 1 phòng ngự vững vàng. Nếu so sánh, ta có thể thấy
Mourinho không bao giờ cho phép các học trò để khung thành gặp nguy hiểm, điều
Sir Alex Ferguson luôn có thể chấp nhận để chơi tấn công.
Dù mùa bóng trước
Chelsea chỉ giành được cup FA nhưng không ai dám nói họ không mạnh. Thứ mà
The Blues thiếu sao với
The Red Devils có lẽ chỉ là may mắn. Và trong mùa giải này,
Chelsea đã tỏ rõ quyết tâm chinh phục mọi danh hiệu bằng những bản hợp đồng mới:
Steve Sidwell, Tal Ben Haim, Claudio Pizarro. Đó đều là những bản hợp đồng rất chất lượng.
Giờ đây,
Chelsea thay thế
Arsenal trong trận derby nước Anh với
MU. Không còn trận quyết đấu của 2 đội bóng tấn công nữa. Trận derby nước Anh giờ đây là trận đấu của 2 lối đá đối lập: tấn công và phòng thủ. Dù lối đá tấn công luôn là lối đá chiếm ưu thế ở Premiership nhưng giờ đây, phong cách lục địa đang dần phổ biến trong các đội bóng ở giải đấu cao nhất của bóng đá Anh. Và chúng ta cùng chờ xem liệu đến cuối tháng 5 năm 2008, đội bóng nào sẽ được nâng cao chiếc cup vô địch, triết lí bóng đá nào sẽ thắng, tấn công hay phòng thủ?
Shinichi shinigami aka 2.S.