Đoàn Trang
(Ms_Independent)
Điều hành viên
Bài học Đông Du: Bản lĩnh và năng lực chọn lựa
(VietNamNet) - Chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội chọn lựa, phải có đủ bản lĩnh có đủ năng lực để chọn lựa cái tốt nhất trong một bối cảnh thông tin đa chiều và rộng mở như ngày hôm nay.
Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, VietNamNet rất hân hạnh được đón tiếp 2 vị khách mời ông Onishi Kazuhiko - đại diện của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt tại Việt Nam và nhà sử học Dương Trung Quốc - người rất quen thuộc với các chương trình bàn tròn trực tuyến của chúng tôi. Hôm nay chúng ta cùng nhau trao đổi cảm nhận về những bài học, những giá trị của phong trào Đông Du và nhìn nó trong một bối cảnh mới. Mỗi hoàn cảnh lịch sử có những vấn đề đặt ra với đất nước với dân tộc một cách cụ thể. Thời cụ Phan Bội Châu 100 năm trước đây đi Đông Du để tìm đường cứu nước, tìm con đường để dành độc lập cho dân tộc. Còn ngày hôm nay chúng ta đang có một đất nước Việt Nam trong tay của dân tộc Việt Nam, chúng ta đang ngày càng có vị thế tốt hơn, từng bước từng bước nâng cao hình ảnh vị thế của mình trên trường quốc tế. Những con người Việt Nam ngày hôm nay cũng đã bước ra thế giới rất nhiều và ngày càng tự hào hơn về đất nước của mình và cũng có những bức xúc, những trăn trở để Việt Nam vượt lên tiếp trong ngày hôm nay.
Đông Du sau 100 năm nhìn lại
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Từ những bài học và những kinh nghiệm lịch sử của phong trào Đông Du, nhà sử học Dương Trung Quốc có ý kiến gì khi chúng ta nhìn nhận nó trong bối cảnh lịch sử của ngày hôm nay?
Ông Dương Trung Quốc: - Chủ đề ngày hôm nay chúng ta đang bàn đến một sự kiện diễn ra cách đây đúng một thế kỷ. Gọi đúng một thế kỷ bởi hiện tượng phong trào Đông Du này người ta hay lấy mốc là với cuộc ra đi đầu tiên của Phan Bội Châu sang Nhật vào tháng 3/1905 (sau thất bại ở những giai đoạn trước) để tìm ra một hướng mới cho công cuộc cứu nước. Cuộc ra đi này đã dẫn đến một chủ trương mà chúng ta gọi chung là Đông Du: muốn hướng một hi vọng có thể tìm được một con đường cứu nước từ một mẫu hình từ nước Nhật đã tự cường và thứ hai nữa là muốn tìm ngoại viện để có thể thực hiện giải phóng đất nước khỏi ách thực dân của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Đi cùng với chủ trương chính trị này, trước hết phải gọi đây là chủ trương chính trị, thì có một hiện tượng là đưa những thanh niên trẻ Việt Nam, kể các thiếu niên nữa bởi vì trong số những học sinh có những người mươi mười hai tuổi và cả những người đã trưởng thành đi sang để học hỏi nước Nhật. Bởi vì nước Nhật lúc đó xuất hiện trên chính trường thế giới, với các dân tộc châu Á, đặc biệt là Việt Nam như một tấm gương lớn khi mà đến cuối thế kỷ 19 thì có thể nói cả châu Á da vàng đã trở thành thuộc địa, hoặc những miếng mồi đang bị xâu xé bởi các quốc gia Phương Tây thì nước Nhật Bản đã chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với nước Nga. Đặc biệt là chiến thắng eo biển Đông Mã - eo biển Tusima mà Nhật Bản đã đánh đắm toàn bộ hạm đội của Nga Hoàng. Từ đó, nó dấy lên một câu hỏi lớn: Nếu nước Nhật da vàng kia đánh thắng nước Nga da trắng thì tại sao châu Á da vàng lại chịu làm nô lệ cho châu Âu da trắng? Tại sao Việt Nam da vàng lại chấp nhận là thuộc địa của thực dân Pháp da trắng? Ở đây, tinh thần đồng chủng, đồng văn đã được dấy lên, khơi dậy lên như một niềm hi vọng. Phong trào Đông Du ra đời vào thời điểm đó với mục tiêu chính trị hàng đầu, nhưng đi cùng mục tiêu chính trị là một hướng đi học hỏi và đặc biệt lúc đó là phong trào Đông Du sang Nhật .
Giờ đây chúng ta đang ở một thời đại rất khác 100 năm trước. Chúng ta đã là một đất nước độc lập, mục tiêu chúng ta hội nhập với thế giới, tìm những nguồn lực để mà cứu nước hiểu theo một nghĩa khác. Tức là đưa đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Việc chúng ta nhớ lại một bài học lịch sử, chúng tôi nghĩ rằng nó nhấn mạnh đến một sự thay đổi rất lớn của thời đại. Nước Nhật Bản giờ đây không còn là nước Nhật Bản cách đây một thế kỷ nữa mà rõ ràng chúng ta đang chứng kiến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai chính phủ, trong khi 100 năm trước, nếu nhìn thẳng vào sự thật lịch sử thì chúng ta đã có bài học đầu tiên về cái sự phản bội, là nước Nhật đã vì lợi ích đế quốc của mình mà quay lưng lại với phong trào giải phóng dân tộc của chúng ta, thì chúng tôi nghĩ là luôn luôn phải nhìn lại lịch sử nhưng trong thời đại mới mà ở đây chúng ta hướng tới những việc hội nhập, học hỏi và đặc biệt hướng tới những bài học thành công của những quốc gia khác, nhất là những quốc gia rất gần gũi với chúng ta về lịch sử về văn hóa như Nhật Bản.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Xin hỏi ông Kazuhiko, nước Nhật sở dĩ có được những thành quả đó xuất phát từ Minh Trị duy tân, cũng là một phong trào mở cửa, đổi mới, tiếp nhận những luồng gió kiến thức, công nghệ mới, tư tưởng mới, thông tin mới vào cho nước Nhật? Ông có thể nói qua về những giá trị của nó đối với Nhật Bản?
T.S Kazuhiko: - Minh Trị duy tân của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1868 nhưng phải nói rằng sự phát triển của Nhật Bản là có trước từ thời Minh Trị duy tân. Tôi xin nêu một ví dụ là năm 1823 khi ông Terry của Mỹ sang Nhật Bản thì ông đã rất ngạc nhiên với những chiếc thuyền do người Nhật đóng và những chiếc thuyền này đều do những người dân rất bình thường, thậm chí họ không biết cả chữ viết nhưng họ đã học những kỹ thuật này từ thực tế. Có thể nói rằng, ngay từ trước thời Minh Trị duy tân thì Nhật Bản đã có bước phát triển tức là bước phát triển này qua quá trình lịch sử từ thời Ô - đô từ cách đó 300 năm. Vào thời điểm đó thì Nhật Bản vừa chịu ảnh hưởng của nho giáo đồng thời có một tầng lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội thời điểm đó là tầng lớp võ sĩ đạo. Người dân Nhật Bản, ngay từ thời trước Minh Trị duy tân họ đã tìm cách học hỏi các kỹ thuật mới và Nhật Bản đã có những nhà máy cỡ nhỏ để sản xuất.
Đối với Việt Nam của các bạn, chúng tôi biết rằng từ năm 1840, Việt Nam cũng đã đóng thuyền đi biển và cũng đã mở cửa cảng để tiếp xúc với thế giới nhưng mà thời điểm này sự phát triển của Việt Nam so với Nhật Bản thì vẫn còn chưa mở rộng cửa được như Nhật Bản.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Tất nhiên, vào thời điểm đó Nhật Bản cũng đã phát triển, cũng đã bắt đầu có bước đi của mình, nhưng giá trị thực sự của Minh Trị duy tân như đem đến một yếu tố mới tạo sức mạnh vượt trội so với các nước khác là gì?
T.S Kazuhiko: - Tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân lớn nhất có lẽ là việc loại bỏ sự phân biệt giai cấp. Ở thời điểm đó về mặt quân sự và cũng như mặt chính trị thì giới võ sĩ đạo nắm quyền lực nhiều nhất. Tuy nhiên, những người nông dân và những người dân bình thường thì họ cũng được tiếp xúc nhiều với các thông tin về mặt chính trị, về mặt quân sự. Đa số người dân đều hướng đến một mục tiêu tập trung sức mạnh để chấn hưng đất nước, người nào có tiền thì góp tiền, người nào có sức thì góp sức, người nào có kỹ thuật thì góp kỹ thuật. Chính vì vậy, nhờ sức mạnh có thể nói là sức mạnh của toàn dân như vậy nên đã tạo ra sức mạnh chung của thời Minh Trị duy tân. Năm 1668, Nhật Bản thực hiện phong trào duy tân mở cửa ra nước ngoài nhưng sau đó chỉ trong 5 năm Nhật Bản đã chiến thắng nước Nga. Chiến thắng này đã thể hiện sức mạnh về mặt kỹ thuật, về mặt tư bản nhưng đồng thời nó thể hiện sức mạnh của tất cả mọi người đều đồng lòng với một mục tiêu chung, đấy có thể là điểm lớn nhất.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Tôi muốn nói đến nhân tố tạo nên sức mạnh khiến Minh Trị duy tân đạt được tiến bộ về công nghệ cũng như khoa học kỹ thuật, những kiến thức mới của loài người. Nhân tố đó là gì, nó có gì đặc biệt để tạo ra sự khác biệt về chất mà dân tộc Nhật Bản khác với các dân tộc khác?
T.S Kazuhiko: Trước thời Minh Trị duy tân thì trong thời Ô- đô thì Nhật Bản đã tích lũy được rất nhiều về mặt khoa học kỹ thuật cũng như mặt tư bản. Tuy nhiên, thời Ô- đô này vẫn là thời kỳ phong kiến và xã hội và thế giới cầm quyền của phong kiến rất là sợ sự hiểu biết của người dân nên đã tìm mọi cách để ngăn chặn, không cho người dân hiểu biết. Trong thời Minh Trị duy tân họ đã tập trung được tất cả những điểm tốt và sức mạnh đã có từ thời Ô- đô về mặt kỹ thuật. Hơn nữa họ phá bỏ sự phân biệt giai cấp và người dân được tự do trong việc tìm hiểu, hiểu biết.
Ví dụ qua tờ báo Kawaraban thì người dân đã biết được rất nhiều thông tin và có những thông tin, hoặc có suy nghĩ mà theo quan điểm của thời Ô đô cũ thì chỉ có những người giai cấp trên mới được phép làm, hoặc mới được phép suy nghĩ, mới được phép hiểu thì những người dân Nhật ở giai tầng dưới đã được tham gia. Ví dụ tôi nói về việc đóng tàu chẳng hạn, những người dân rất bình thường đã nắm được kỹ thuật và họ đã làm trong thực tế.
Cũng vào thời điểm đó, nhìn các nước xung quanh, ví như ở bán đảo Triều Tiên hoặc ở Trung Quốc có thể nói người dân ở các làng mạc vẫn bị theo hình thức phong kiến tập quyền tức là người dân chưa có sự đồng lòng nhất trí nhưng ở Nhật Bản thời kỳ đó mặc dù chưa hề có bị nguy cơ sự xâm lược nhưng người Nhật rất lo một khi các chiến thuyền có khả năng tiến vào nước Nhật. Nên thời Minh Trị duy tân đã mở cửa nước Nhật để cho người dân Nhật biết rõ những gì sẽ xảy ra và đồng lòng nhất trí . Thì đó có thể nói là bài học lớn nhất.
'Ngoại lực" cần tiếp thu trên cơ sở "nội lực"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Có thể nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã nhận thấy điểm mạnh này của Nhật Bản nên mới có phong trào Đông Du. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, bài học Đông Du đã soi rọi điều gì trong khi chúng ta, hôm nay, đã vươn ra thế giới, đã mở cửa với thế giới để học hỏi, để tiếp nhận làn gió mới, văn minh tiến bộ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: - Như trình bày của các bạn Nhật thì chúng ta thấy rõ hoàn cảnh của Nhật Bản và Việt Nam trong cùng một thời đại với nhau nhưng ở hai trình độ khác nhau. Tôi không nói đến trình độ tuyệt đối mà ở chỗ điều kiện cho phép. Rõ ràng Nhật Bản phát triển có một điều kiện tạo ra tầng lớp hữu xạ từ rất sớm. Cái thứ hai là cái ưu thế của Minh Trị duy tân là ở chỗ nó vẫn giữ được thể chế quân chủ, nhưng đồng thời lại giải phóng được dân chủ, lại chấp nhận dân chủ. Chính vì thế nó tạo ra một sức mạnh của nước Nhật vừa giữ truyền thống vừa có thể có yếu tố hiện đại trong bối cảnh như thế.
Điều này cũng đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ về con đường phát triển của đất nước mình là rõ ràng yếu tố dân chủ đang trở thành nguồn lực rất mạnh mẽ và nếu giải phóng nó thì nó sẽ tạo ra những năng lượng hết sức là tác động vào con đường phát triển của đất nước. Đương nhiên vào thời điểm đó, mối nguy cơ từ bên ngoài đối với Nhật Bản mới là nguy cơ thôi, nhưng đối Việt Nam lúc đó đã là một thể chế thuộc địa rồi. Năm 1868, những bộ phận đầu tiên của nước ta đã rơi vào thực dân Pháp và cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì có thể nước Việt Nam đã hoàn chỉnh trong một thể chế thuộc địa của thực dân rồi. Cho nên nếu mục tiêu ở Nhật Bản tự cường để bảo vệ nền độc lập của mình thì ở Việt Nam là tự cường giành nền độc lập cho mình.
Tôi nghĩ đến thời điểm này chúng ta lại ở một vị thế là đất nước chúng ta đã là một quốc gia độc lập, đang lựa chọn con đường phát triển của mình phù hợp với thời đại. Tôi nghĩ rằng một yếu tố, một bài học lớn ở trước, cũng là sự lặp lại của lịch sử là chúng ta bước vào cuộc hội nhập lớn, nếu trước kia cánh cửa chỉ mở hé, các cụ nhà ta nhìn xung quanh toàn thấy kẻ thù cả, nhìn sang Phương Tây là kẻ thù trực tiếp của mình rồi. Và chỉ nhìn sang một đất nước Phương Đông gần gũi với mình là Nhật Bản với hi vọng họ rất gần với chúng ta về đồng chủng đồng văn nhưng ngay cả niềm hi vọng ấy cũng bị tắt ngóm khi mà để lại bài học rất lớn, mà Phan Bội Châu đã than rằng: ''Than ôi, cuộc đời tôi là cuộc đời 100 thất bại, không một thành công'' thì chính là để nhấn mạnh yếu tố nguồn ngoại lực thì phải được tiếp thu trên cơ sở nội lực...
Giờ đây Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, tôi nghĩ giờ chúng ta đứng trước một vận hội mới và chúng ta có thể thu hút rất nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Nhưng chính tại thời điểm này chúng ta lại càng thấy cái ý nghĩa rằng chúng ta phải đặt trên cơ sở nền tảng một tinh thần tự chủ cao bao nhiêu thì năng lực tiếp nhận nguồn lực bên ngoài càng lớn bấy nhiêu.
(VietNamNet) - Chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội chọn lựa, phải có đủ bản lĩnh có đủ năng lực để chọn lựa cái tốt nhất trong một bối cảnh thông tin đa chiều và rộng mở như ngày hôm nay.
Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, VietNamNet rất hân hạnh được đón tiếp 2 vị khách mời ông Onishi Kazuhiko - đại diện của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt tại Việt Nam và nhà sử học Dương Trung Quốc - người rất quen thuộc với các chương trình bàn tròn trực tuyến của chúng tôi. Hôm nay chúng ta cùng nhau trao đổi cảm nhận về những bài học, những giá trị của phong trào Đông Du và nhìn nó trong một bối cảnh mới. Mỗi hoàn cảnh lịch sử có những vấn đề đặt ra với đất nước với dân tộc một cách cụ thể. Thời cụ Phan Bội Châu 100 năm trước đây đi Đông Du để tìm đường cứu nước, tìm con đường để dành độc lập cho dân tộc. Còn ngày hôm nay chúng ta đang có một đất nước Việt Nam trong tay của dân tộc Việt Nam, chúng ta đang ngày càng có vị thế tốt hơn, từng bước từng bước nâng cao hình ảnh vị thế của mình trên trường quốc tế. Những con người Việt Nam ngày hôm nay cũng đã bước ra thế giới rất nhiều và ngày càng tự hào hơn về đất nước của mình và cũng có những bức xúc, những trăn trở để Việt Nam vượt lên tiếp trong ngày hôm nay.
Đông Du sau 100 năm nhìn lại
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Từ những bài học và những kinh nghiệm lịch sử của phong trào Đông Du, nhà sử học Dương Trung Quốc có ý kiến gì khi chúng ta nhìn nhận nó trong bối cảnh lịch sử của ngày hôm nay?
Ông Dương Trung Quốc: - Chủ đề ngày hôm nay chúng ta đang bàn đến một sự kiện diễn ra cách đây đúng một thế kỷ. Gọi đúng một thế kỷ bởi hiện tượng phong trào Đông Du này người ta hay lấy mốc là với cuộc ra đi đầu tiên của Phan Bội Châu sang Nhật vào tháng 3/1905 (sau thất bại ở những giai đoạn trước) để tìm ra một hướng mới cho công cuộc cứu nước. Cuộc ra đi này đã dẫn đến một chủ trương mà chúng ta gọi chung là Đông Du: muốn hướng một hi vọng có thể tìm được một con đường cứu nước từ một mẫu hình từ nước Nhật đã tự cường và thứ hai nữa là muốn tìm ngoại viện để có thể thực hiện giải phóng đất nước khỏi ách thực dân của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Đi cùng với chủ trương chính trị này, trước hết phải gọi đây là chủ trương chính trị, thì có một hiện tượng là đưa những thanh niên trẻ Việt Nam, kể các thiếu niên nữa bởi vì trong số những học sinh có những người mươi mười hai tuổi và cả những người đã trưởng thành đi sang để học hỏi nước Nhật. Bởi vì nước Nhật lúc đó xuất hiện trên chính trường thế giới, với các dân tộc châu Á, đặc biệt là Việt Nam như một tấm gương lớn khi mà đến cuối thế kỷ 19 thì có thể nói cả châu Á da vàng đã trở thành thuộc địa, hoặc những miếng mồi đang bị xâu xé bởi các quốc gia Phương Tây thì nước Nhật Bản đã chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với nước Nga. Đặc biệt là chiến thắng eo biển Đông Mã - eo biển Tusima mà Nhật Bản đã đánh đắm toàn bộ hạm đội của Nga Hoàng. Từ đó, nó dấy lên một câu hỏi lớn: Nếu nước Nhật da vàng kia đánh thắng nước Nga da trắng thì tại sao châu Á da vàng lại chịu làm nô lệ cho châu Âu da trắng? Tại sao Việt Nam da vàng lại chấp nhận là thuộc địa của thực dân Pháp da trắng? Ở đây, tinh thần đồng chủng, đồng văn đã được dấy lên, khơi dậy lên như một niềm hi vọng. Phong trào Đông Du ra đời vào thời điểm đó với mục tiêu chính trị hàng đầu, nhưng đi cùng mục tiêu chính trị là một hướng đi học hỏi và đặc biệt lúc đó là phong trào Đông Du sang Nhật .
Giờ đây chúng ta đang ở một thời đại rất khác 100 năm trước. Chúng ta đã là một đất nước độc lập, mục tiêu chúng ta hội nhập với thế giới, tìm những nguồn lực để mà cứu nước hiểu theo một nghĩa khác. Tức là đưa đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Việc chúng ta nhớ lại một bài học lịch sử, chúng tôi nghĩ rằng nó nhấn mạnh đến một sự thay đổi rất lớn của thời đại. Nước Nhật Bản giờ đây không còn là nước Nhật Bản cách đây một thế kỷ nữa mà rõ ràng chúng ta đang chứng kiến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai chính phủ, trong khi 100 năm trước, nếu nhìn thẳng vào sự thật lịch sử thì chúng ta đã có bài học đầu tiên về cái sự phản bội, là nước Nhật đã vì lợi ích đế quốc của mình mà quay lưng lại với phong trào giải phóng dân tộc của chúng ta, thì chúng tôi nghĩ là luôn luôn phải nhìn lại lịch sử nhưng trong thời đại mới mà ở đây chúng ta hướng tới những việc hội nhập, học hỏi và đặc biệt hướng tới những bài học thành công của những quốc gia khác, nhất là những quốc gia rất gần gũi với chúng ta về lịch sử về văn hóa như Nhật Bản.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Xin hỏi ông Kazuhiko, nước Nhật sở dĩ có được những thành quả đó xuất phát từ Minh Trị duy tân, cũng là một phong trào mở cửa, đổi mới, tiếp nhận những luồng gió kiến thức, công nghệ mới, tư tưởng mới, thông tin mới vào cho nước Nhật? Ông có thể nói qua về những giá trị của nó đối với Nhật Bản?
T.S Kazuhiko: - Minh Trị duy tân của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1868 nhưng phải nói rằng sự phát triển của Nhật Bản là có trước từ thời Minh Trị duy tân. Tôi xin nêu một ví dụ là năm 1823 khi ông Terry của Mỹ sang Nhật Bản thì ông đã rất ngạc nhiên với những chiếc thuyền do người Nhật đóng và những chiếc thuyền này đều do những người dân rất bình thường, thậm chí họ không biết cả chữ viết nhưng họ đã học những kỹ thuật này từ thực tế. Có thể nói rằng, ngay từ trước thời Minh Trị duy tân thì Nhật Bản đã có bước phát triển tức là bước phát triển này qua quá trình lịch sử từ thời Ô - đô từ cách đó 300 năm. Vào thời điểm đó thì Nhật Bản vừa chịu ảnh hưởng của nho giáo đồng thời có một tầng lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội thời điểm đó là tầng lớp võ sĩ đạo. Người dân Nhật Bản, ngay từ thời trước Minh Trị duy tân họ đã tìm cách học hỏi các kỹ thuật mới và Nhật Bản đã có những nhà máy cỡ nhỏ để sản xuất.
Đối với Việt Nam của các bạn, chúng tôi biết rằng từ năm 1840, Việt Nam cũng đã đóng thuyền đi biển và cũng đã mở cửa cảng để tiếp xúc với thế giới nhưng mà thời điểm này sự phát triển của Việt Nam so với Nhật Bản thì vẫn còn chưa mở rộng cửa được như Nhật Bản.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Tất nhiên, vào thời điểm đó Nhật Bản cũng đã phát triển, cũng đã bắt đầu có bước đi của mình, nhưng giá trị thực sự của Minh Trị duy tân như đem đến một yếu tố mới tạo sức mạnh vượt trội so với các nước khác là gì?
T.S Kazuhiko: - Tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân lớn nhất có lẽ là việc loại bỏ sự phân biệt giai cấp. Ở thời điểm đó về mặt quân sự và cũng như mặt chính trị thì giới võ sĩ đạo nắm quyền lực nhiều nhất. Tuy nhiên, những người nông dân và những người dân bình thường thì họ cũng được tiếp xúc nhiều với các thông tin về mặt chính trị, về mặt quân sự. Đa số người dân đều hướng đến một mục tiêu tập trung sức mạnh để chấn hưng đất nước, người nào có tiền thì góp tiền, người nào có sức thì góp sức, người nào có kỹ thuật thì góp kỹ thuật. Chính vì vậy, nhờ sức mạnh có thể nói là sức mạnh của toàn dân như vậy nên đã tạo ra sức mạnh chung của thời Minh Trị duy tân. Năm 1668, Nhật Bản thực hiện phong trào duy tân mở cửa ra nước ngoài nhưng sau đó chỉ trong 5 năm Nhật Bản đã chiến thắng nước Nga. Chiến thắng này đã thể hiện sức mạnh về mặt kỹ thuật, về mặt tư bản nhưng đồng thời nó thể hiện sức mạnh của tất cả mọi người đều đồng lòng với một mục tiêu chung, đấy có thể là điểm lớn nhất.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Tôi muốn nói đến nhân tố tạo nên sức mạnh khiến Minh Trị duy tân đạt được tiến bộ về công nghệ cũng như khoa học kỹ thuật, những kiến thức mới của loài người. Nhân tố đó là gì, nó có gì đặc biệt để tạo ra sự khác biệt về chất mà dân tộc Nhật Bản khác với các dân tộc khác?
T.S Kazuhiko: Trước thời Minh Trị duy tân thì trong thời Ô- đô thì Nhật Bản đã tích lũy được rất nhiều về mặt khoa học kỹ thuật cũng như mặt tư bản. Tuy nhiên, thời Ô- đô này vẫn là thời kỳ phong kiến và xã hội và thế giới cầm quyền của phong kiến rất là sợ sự hiểu biết của người dân nên đã tìm mọi cách để ngăn chặn, không cho người dân hiểu biết. Trong thời Minh Trị duy tân họ đã tập trung được tất cả những điểm tốt và sức mạnh đã có từ thời Ô- đô về mặt kỹ thuật. Hơn nữa họ phá bỏ sự phân biệt giai cấp và người dân được tự do trong việc tìm hiểu, hiểu biết.
Ví dụ qua tờ báo Kawaraban thì người dân đã biết được rất nhiều thông tin và có những thông tin, hoặc có suy nghĩ mà theo quan điểm của thời Ô đô cũ thì chỉ có những người giai cấp trên mới được phép làm, hoặc mới được phép suy nghĩ, mới được phép hiểu thì những người dân Nhật ở giai tầng dưới đã được tham gia. Ví dụ tôi nói về việc đóng tàu chẳng hạn, những người dân rất bình thường đã nắm được kỹ thuật và họ đã làm trong thực tế.
Cũng vào thời điểm đó, nhìn các nước xung quanh, ví như ở bán đảo Triều Tiên hoặc ở Trung Quốc có thể nói người dân ở các làng mạc vẫn bị theo hình thức phong kiến tập quyền tức là người dân chưa có sự đồng lòng nhất trí nhưng ở Nhật Bản thời kỳ đó mặc dù chưa hề có bị nguy cơ sự xâm lược nhưng người Nhật rất lo một khi các chiến thuyền có khả năng tiến vào nước Nhật. Nên thời Minh Trị duy tân đã mở cửa nước Nhật để cho người dân Nhật biết rõ những gì sẽ xảy ra và đồng lòng nhất trí . Thì đó có thể nói là bài học lớn nhất.
'Ngoại lực" cần tiếp thu trên cơ sở "nội lực"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Có thể nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã nhận thấy điểm mạnh này của Nhật Bản nên mới có phong trào Đông Du. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, bài học Đông Du đã soi rọi điều gì trong khi chúng ta, hôm nay, đã vươn ra thế giới, đã mở cửa với thế giới để học hỏi, để tiếp nhận làn gió mới, văn minh tiến bộ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: - Như trình bày của các bạn Nhật thì chúng ta thấy rõ hoàn cảnh của Nhật Bản và Việt Nam trong cùng một thời đại với nhau nhưng ở hai trình độ khác nhau. Tôi không nói đến trình độ tuyệt đối mà ở chỗ điều kiện cho phép. Rõ ràng Nhật Bản phát triển có một điều kiện tạo ra tầng lớp hữu xạ từ rất sớm. Cái thứ hai là cái ưu thế của Minh Trị duy tân là ở chỗ nó vẫn giữ được thể chế quân chủ, nhưng đồng thời lại giải phóng được dân chủ, lại chấp nhận dân chủ. Chính vì thế nó tạo ra một sức mạnh của nước Nhật vừa giữ truyền thống vừa có thể có yếu tố hiện đại trong bối cảnh như thế.
Điều này cũng đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ về con đường phát triển của đất nước mình là rõ ràng yếu tố dân chủ đang trở thành nguồn lực rất mạnh mẽ và nếu giải phóng nó thì nó sẽ tạo ra những năng lượng hết sức là tác động vào con đường phát triển của đất nước. Đương nhiên vào thời điểm đó, mối nguy cơ từ bên ngoài đối với Nhật Bản mới là nguy cơ thôi, nhưng đối Việt Nam lúc đó đã là một thể chế thuộc địa rồi. Năm 1868, những bộ phận đầu tiên của nước ta đã rơi vào thực dân Pháp và cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì có thể nước Việt Nam đã hoàn chỉnh trong một thể chế thuộc địa của thực dân rồi. Cho nên nếu mục tiêu ở Nhật Bản tự cường để bảo vệ nền độc lập của mình thì ở Việt Nam là tự cường giành nền độc lập cho mình.
Tôi nghĩ đến thời điểm này chúng ta lại ở một vị thế là đất nước chúng ta đã là một quốc gia độc lập, đang lựa chọn con đường phát triển của mình phù hợp với thời đại. Tôi nghĩ rằng một yếu tố, một bài học lớn ở trước, cũng là sự lặp lại của lịch sử là chúng ta bước vào cuộc hội nhập lớn, nếu trước kia cánh cửa chỉ mở hé, các cụ nhà ta nhìn xung quanh toàn thấy kẻ thù cả, nhìn sang Phương Tây là kẻ thù trực tiếp của mình rồi. Và chỉ nhìn sang một đất nước Phương Đông gần gũi với mình là Nhật Bản với hi vọng họ rất gần với chúng ta về đồng chủng đồng văn nhưng ngay cả niềm hi vọng ấy cũng bị tắt ngóm khi mà để lại bài học rất lớn, mà Phan Bội Châu đã than rằng: ''Than ôi, cuộc đời tôi là cuộc đời 100 thất bại, không một thành công'' thì chính là để nhấn mạnh yếu tố nguồn ngoại lực thì phải được tiếp thu trên cơ sở nội lực...
Giờ đây Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, tôi nghĩ giờ chúng ta đứng trước một vận hội mới và chúng ta có thể thu hút rất nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Nhưng chính tại thời điểm này chúng ta lại càng thấy cái ý nghĩa rằng chúng ta phải đặt trên cơ sở nền tảng một tinh thần tự chủ cao bao nhiêu thì năng lực tiếp nhận nguồn lực bên ngoài càng lớn bấy nhiêu.