Nobel Văn Chương 2000 Dành Cho Cao Hành Kiện

Đoàn Trang
(Ms_Independent)

Điều hành viên
Dưới đây là trích đoạn giới thiệu sơ qua vài nét về nhà văn Cao Hành Kiện cùng thành tựu Nobel Văn chương 2000 "Linh Sơn" của tác giả.





Lời giới thiệu:


vh040505_1.jpg



Vừa rồi, vào ngày 12-10-2000, Hàn lâm viện Thụy Điển đã công bố tin giải Nobel Văn chương nam 2000 dành cho Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), nhà văn gốc Hoa, hiện mang quốc tịch Pháp, tác giả những tác phẩm lớn như "Hồn núi", "Trạm xe buýt", "Kẻ miên hành"..., người "mở ra một lối đi mới mẻ cho nền tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Hoa". Đây là lần đầu tiên một nhà văn viết tiếng Hoa được nhận giải thưởng văn học cao quí này.

Trong số các tác phẩm của Cao Hành Kiện, vở kịch "Trạm xe buýt" (năm 1983) chiếm một vị trí quan trọng. Được giới phê bình phương Tây ca ngợi như "một kiệt tác của sân khấu tiền phong", "tác phẩm lớn của thể loại kịch phi lý Trung Quốc, "Trạm xe buýt" đã đóng vai trò then chốt trong văn nghiệp và cuộc đời của Cao Hành Kiện. Ra đời đúng vào dịp chiến dịch "quét sạch ô nhiễm tinh thần" (nhằm chống những biểu hiện của "chủ nghĩa hiện đại", "cá nhân chủ nghĩa"... trong văn học Trung Quốc) lên đến cao điểm, vở kịch là một cái tát giáng vào sự phi lý và phi nhân trong thể chế độc đoán Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị thứ trưởng bộ Thông Tin và Tuyên Truyền Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố: "Trạm xe buýt" là "sản phẩm văn hóa bẩn thỉu", "vở kịch quỉ quyệt nhất từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa." Điều này đủ để tác phẩm bị cấm diễn, tác giả của nó bị trù dập, bị cấm in sách; đây là động lực thúc đẩy Cao Hành Kiện rời bỏ quê hương và xin tị nạn tại Pháp năm 1988.

"Trạm xe buýt" là vở kịch của Cao Hành Kiện được trình diễn nhiều nhất trên thế giới. Một chi tiết đáng để ý: ấn bản đầu tiên ở nước ngoài của tác phẩm này lại không phải là bản dịch theo các ngôn ngữ chính như Anh, Pháp, Tây Ban Nha..., mà là bản Hung ngữ của dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Polonyi Péter, được thực hiện ngay sau khi "Trạm xe buýt" xuất hiện và đạt thành công lớn trên sân khấu Nhà hát Nghệ thuật Nhân dân Bắc Kinh. Chính nhờ bản dịch này mà công chúng các nước Đông Âu (Hung, Romania, Nam Tư...) đã có dịp làm quen với tên tuổi và nghệ thuật cầm bút của Cao Hành Kiện từ năm 1984.



(Hoàng Linh chuyển ngữ và giới thiệu)
01.11.2000​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Từ Trạm xe buýt ở Bắc Kinh... ĐẾN GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG DÀNH CHO CAO HÀNH KIỆN

Từ Trạm xe buýt ở Bắc Kinh...

ĐẾN GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG
DÀNH CHO CAO HÀNH KIỆN


Ngày 3-10 năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử giải Nobel, các hãng thông tấn trên thế giới đã loan một tin "giật gân": theo những nhóm có quan hệ gần gũi với Hàn lâm viện Thụy Điển, một "bất đồng ý kiến dai dẳng" đã nổ ra giữa các thành viên của ủy ban xét giải Nobel văn chương.

Người "ngoại cuộc" như chúng ta, có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết được độ xác tín của nguồn tin kể trên. Trong những vấn đề liên quan đến các "ứng cử viên" giải Nobel, cũng như "nội tình" của quá trình trao giải. Hội đồng giải Nobel bao giờ cũng rất "kiệm lời", nếu không muốn nói là ở đại đa số các trường hợp, họ luôn cố gắng giữ im lặng ở mức tối đa. Tuy nhiên, hẳn cái tin ấy phải có một chút thực tế nào đó, bởi lẽ theo lệ thường, tên tuổi người đạt giải Nobel Văn chương cũng được công bố đầu tiên, thì lần này lại bị đặt vào vị trí cuối. Và do đó, ngoài việc tha hồ đưa những tin "ngoài lề", giới báo chí quốc tế được dịp đoán mò đoán non thêm chín ngày.

Tuy nhiên, dù thời gian có dư, có lẽ không mấy ai đoán trúng người đoạt giải Nobel Văn chương năm nay. Thoạt đầu, mọi người hay nhắc đến những ứng của viên "nặng ký" như John Ashbury (thi sĩ Mỹ), Ben Okrit (nhà văn Nigeria) và Nurridin Farra (nhà văn Somalia). Vài ngày sau, hãng tin Đức DPA vốn được coi là rất "thính" trong vụ này, đưa thêm tên Thomas Transtoemer (nhà văn Thụy Điển) và Bắc Đảo (Pei Tao, nhà văn người Hoa sống tại Mỹ). Trong số vài chục nhà văn có triển vọng giật giải, phải nhắc đến những tên tuổi lớn, được đề cử nhiều lần từ lâu nay, như Carlos Fuentes (nhà văn Mexico), Mario Vargas Llosa (nhà văn Peru), Milan Kundera (nhà văn Tiệp, sống ở Pháp) hay Salman Rushdie (nhà văn Anh, tác giả "Những vần thơ quỉ Satan").

Ai ngờ, chung cuộc, nhành nguyệt quế lại được trao cho Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), nhà văn gốc Hoa, hiện mang quốc tịch Pháp, sinh sống ở tầng 18 một chung cư 31 tầng tại Bagnolet, một khu nghèo ở phía Đông Nam ngoại ô Paris!
 
Cao Hành Kiện viết "Núi Hồn" (Soul Mountain) chứ không phải Hồn Núi.
 
Hoàng Long đã viết:
Cao Hành Kiện viết "Núi Hồn" (Soul Mountain) chứ không phải Hồn Núi.

À, cái này thì em chịu thôi bác Long à. Anh Linh dịch vậy thì em cũng chỉ biết vậy. Bác thông cảm hộ con em.

Soul Mountain...Cold Mountain...Huhmmmmm: cái trước hay hơn cái sau nhiều thật đấy.
 
Cao Hành Kiện là ai?

Có lẽ không chỉ người viết bài này, mà ngay nhiều nhà phê bình văn học cũng phải vò đầu thốt lên câu hỏi đó, khi nghe tin nhà văn gốc Hoa này được nhận giải thưởng cao quí nhất trong văn học.

Tên tuổi Cao Hành Kiện chưa được biết đến rộng rãi trên thế giới. Sách của ông ít được dịch sang tiếng Anh. Tại Hungary, nơi người viết bài này cư ngụ, tôi cũng không tìm thấy tên ông. Tính đến ngày 12-10-2000, thời điểm Hàn lâm viện Thụy Điển công bố giải Nobel dành cho Cao Hành Kiện, chỉ có một tác phẩm duy nhất của ông được dịch ra tiếng Hung: vở kịch "Trạm xe buýt", đăng trên nguyệt san văn học quốc tế "Đại thế giới" (Nagyvilag) tháng 3-1984. Ngay ở Nhật, xứ sở gần gũi với Trung Hoa về nhiều mặt (con người, ngôn ngữ, văn hóa...), cái tên Cao Hành Kiện cũng chỉ được biết đến một cách "vừa phải", mặc dù năm 1996, tại Kobe, vở kịch "Trốn chạy" của nhà văn đã được trình diễn trên sân khấu và cạnh đó, nhiều vở khác của Cao Hành Kiện đã có mặt trong tuyển tập "Kịch hiện đại Trung Hoa" in tại nước này.

Tuy nhiên, tại Pháp, quê hương thứ hai của ông, Cao Hành Kiện đã là một nghệ sĩ thành danh. Sở dĩ phải dùng từ "nghệ sĩ" vì Cao Hành Kiện rất toàn diện: ông thông thạo âm nhạc, hội họa (1) và là một đạo diễn sân khấu, một dịch giả tài ba; các vở kịch, tiểu luận, phê bình của Cao Hành Kiệu cũng xuất sắc, không hề thua kém các tác phẩm văn xuôi của ông. Mặc dù, rốt cục, Hội đồng giải Nobel đã chọn "Hồn núi", một tiểu thuyết lớn ra mắt công chúng năm 1990 ở Pháp, làm tác phẩm tiêu biểu để vinh danh nhà văn.
 
Cuộc đời của Cao Hành Kiện khá gian truân. Ra đời năm 1940 tại Hán Khẩu (tỉnh Giang Tây, miền Đông Nam Trung Quốc), từ thuở thiếu thời, Cao Hành Kiện đã say mê âm nhạc, hội họa và văn chương. Xuất thân từ một gia đình trí thức khá giả (thân phụ ông là nhân viên ngân hàng, thân phụ ông là nữ diễn viên kịch tài tử), Cao Hành Kiện có khả năng ăn học tử tế. Năm 18 tuổi, ông đã sáng tác những vở kịch đầu tiên. Vào thời điểm xảy ra cuộc "Cách mạng văn hóa" tại Trung Quốc (năm 1966). Cao Hành Kiện đã tốt nghiệp khoa Pháp văn tại Đại học Bắc Kinh được một thời gian và đã dịch thuật nhiều thi phẩm của các nhà thơ siêu thực Pháp. Ngoài ra, ông còn chuyển ngữ thành công một số vở kịch "phi lý" của Beckket và các tác giả phương Tây khác, đồng thời, vở kịch đầu tay của ông cũng đã được "thông qua". Nói cách khác, Cao Hành Kiện đã rất gần cái "ngưỡng" để trở thành một nhà văn được thừa nhận.

Tuy nhiên, giữa chừng, cuộc "Đại cách mạng văn hóa" đã phá vỡ mọi ước vọng, dự tính của ông. Ở Trung Quốc, trong nửa cuối của thập niên 60, ngoại trừ một số "tác phẩm" tung hô một cách vô độ "thiên tài" của "người cầm lái vĩ đại" (Mao Trạch Đông), mọi biểu hiện văn hóa đều bị xóa sổ. Cao Hành Kiện không tránh khỏi số phận "tất yếu" của giới trí thức trẻ cùng thế hệ ông. Chẳng mấy chốc, ông phải thiêu hủy hàng va-li bản thảo, trong đó có cả bản thảo nhiều cuốn tiểu thuyết mà ông đặt rất nhiều hi vọng. Thêm nữa, Cao Hành Kiện cũng không thoát khỏi những biến động trên chính trường: thoạt đầu, ông phải hùa theo những toán Hồng vệ binh để đả phá, đấu tố "phe tư sản" trong đảng; sau đó, cùng các bạn đồng hành, ông bị điều đi "học tập chính trị" ở một trường "đào tạo cán bộ", thực chất là một dạng đặc biệt của trại cải huấn. Đó là năm 1969.
 
Năm 1983, trong một dịp gặp gỡ ngắn ngủi với ký giả Baracs Dénes, lúc đó là phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của Hãng thông tấn Hungary (MTI), Cao Hành Kiện đã hồi tưởng lại quãng đời cay nghiệt đó. Đối với nhà văn, hoàn cảnh ăn ở ngặt nghèo (phải nằm chung giường, chỉ có chừng 40 phân để trở mình; phải ăn đói, mặc rét...) không khiến ông bận tâm lắm. Điều đau khổ nhất đối với Cao Hành Kiện là yêu cầu của "thượng cấp", đòi hỏi ông phải "lột xác", phải "cải tạo tiến bộ" bằng mọi giá; điều này chỉ có thể đạt được nếu ông tố giác, chỉ điểm các bằng hữu và xu nịnh vô điều kiện chế độ hiện hành. Bằng mọi giá, Cao Hành Kiện muốn thoát khỏi thứ "trường cán bộ" khủng khiếp đó, vì thế, ông dứt khoát từ chối chức "cán bộ" mà lẽ ra ông có thể đạt được nếu ông "học tập tốt" và được ban quản lý hài lòng. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, Cao Hành Kiện tìm được việc làm: dạy học tại một trường làng miền Nam Trung Quốc. Dường như tại miền quê hẻo lánh này, chưa ai biết chữ nghĩa là thứ tồi tệ, thậm chí "phản động", đáng phỉ nhổ (theo "lời dạy" của những kẻ chủ trương làm một cuộc cách mạng "triệt để" trong văn hóa), cũng chẳng ai hay Cao Hành Kiện "dạy chui", nên nhà văn của tương lai đã vượt qua mọi hiểm họa của thời kỳ sóng gió đầu thập niên 70.
 
Sau cái chết của Mao Trạch Đông vào tháng 9-1976, "Tứ nhân bang" bị bắt giam. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo, tình hình chính trị Trung Quốc có phần ổn định. Chỉ đến lúc đó, Cao Hành Kiện mới có khả năng cầm bút và đăng tải các sáng tác. Năm 1982, ông là thành viên Hội nhà văn Trung Quốc và gia nhập đảng (Cộng Sản). Trong thời kì này, Cao Hành Kiện sáng tác nhiều truyện ngắn, kịch và tiểu luận, trong số đó, bài tiểu luận nổi tiếng về đề tài "nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện đại" (năm 1981) đã gây nên một cuộc tranh luận dữ dội và gay gắt trên văn đàn đương đại Trung Quốc, vốn vẫn bị trói buộc vào hạn chế trong khuôn khổ "chủ nghĩa hiện thực phê phán".

Tuy nhiên, đầu những năm 80, Cao Hành Kiện được biết đến trên cương vị một đạo diễn sân khấu cấp tiến nhiều hơn là một văn sĩ, hay một nhà phê bình văn học. Là "tín đồ" của các kịch tác gia phương Tây, như Antonin Artaud, Bertolt Bretch và Tadeus Kantor, ông đã gây dựng thể loại kịch "tiền phong" (avant-garde) ở Trung Quốc. Như nhận định của Hàn lâm viện Thụy Điển, trên phương diện này, Cao Hành Kiện đã thành công mỹ mãn trong việc kết hợp một số lý thuyết của kịch nghệ phương Tây với những yếu tố đặc thù của nền kịch nghệ truyền thống Trung Hoa.

Trong số các vở kịch thành công của Cao Hành Kiện, phải kể đến "Tín hiệu báo động" (1982) về tình trạng tội phạm trong giới trẻ vị thành niên, được trình diễn tại Thượng Hải và Bắc Kinh, khiến Cao Hành Kiện trở thành một tên tuổi trong làng văn Trung Quốc, và "Trạm xe buýt" (1983).


(Hoàng Linh)
28-10-2000
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cả nhà cho iem đính chính téo cái: tác phẩm giật giải Nobel Văn học 2000 của Cao Hành Kiện là "Linh Sơn" (theo giới văn sĩ dịch, hay còn gọi là "Hồn Núi" theo anh Linh dịch, hay còn gọi là "Núi Hồn" theo anh Long dịch :D). Tí thì nhầm cái đánh rầm!

Thông cảm nhá, tại iem vừa đọc bài dịch của anh Linh vừa type lại vào đây, đâm mới xảy ra lỗi kỹ thuật. Iem xin cám ơn. :D Ớ thế mà cũng chả thấy đồng chí lào nên tiếng chỉ iem chỗ sai với gì cả ! Chán các đồng chí xế ! 8-|
 
Cao Hành Kiện thời trai tráng trẻ này. Cơ mà trộm vía trông thậm chí chả kẻng và phong độ được bằng so với hồi về giừ tì cả, Hớmmmmm ....


5_cao-hanh.jpg



Bạn nào muốn tìm đọc thêm thông tin về nhà văn Cao Hành Kiện, xin mời tham khảo chùm bài báo của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên viết dưới đây:

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=245&rb=0103
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lí do của văn học



Diễn văn Nobel văn chương của Cao Hành Kiện.



Nguyễn Tiến Văn dịch từ nguyên tác "Văn học đích lí do", do tác giả đọc tại Hàn lâm viện Thụy điển ngày 10.12. 2000.



Tôi không biết có phải vận mệnh đã đẩy tôi lên trên giảng đàn này hay không, cái ngẫu nhiên này do hàng bao cơ duyên tạo thành, chẳng e gọi nó là vận mệnh. Việc thượng đế có hoặc không, hãy khoan bàn; giáp mặt với điều không thể biết đó lòng tôi vốn mang niềm kính sợ, dù rằng tôi vốn tự nhận là một kẻ theo thuyết vô thần.



Một cá nhân không thể thành thần, càng không thể nói là thay mặt thượng đế, làm siêu nhân để chủ tể cái thế giới này, chỉ có thể làm thế giới này càng thêm rối loạn, bát nháo. Một thế kỉ sau Nietzsche, những tai kiếp do nhân tạo để lại trên lịch sử loài người những kỉ lục hắc ám nhất. Đủ loại hình sắc siêu nhân, tự xưng là lãnh tụ của nhân dân, nguyên thủ của quốc gia, thống soái của dân tộc, chẳng ngại vận dụng mọi thủ đoạn bạo lực gây ra hành vi tội ác, tuyệt nhiên chẳng thể so bàn với những cuồng ngôn của một triết gia cực đoan vị kỉ. Tôi chẳng nghĩ đến chuyện lạm dụng chỗ giảng đàn văn học này để rông dài về chính trị và lịch sử, chỉ xin nhân cơ hội này trình ra tiếng nói thuần túy của một nhà văn.



Nhà văn cũng chỉ là một người bình thường, có lẽ mẫn cảm hơn, mà người quá mẫn cảm thường thường lại yếu đuối hơn. Một nhà văn không lấy mình làm người phát ngôn của nhân dân, hoặc hóa thân của chính nghĩa, thì tiếng nói ấy chẳng thể nào không nhỏ nhoi yếu ớt, tuy nhiên, chính tiếng nói của loại cá nhân ấy mới lại càng chân thật.



Ở đây, tôi muốn nói là văn học cũng chỉ có thể là tiếng nói của cá nhân, mà vốn xưa nay vẫn thế. Văn học một khi uốn thành tụng ca của quốc gia, kì xí của dân tộc, miệng lưỡi của chính đảng, hoặc phát ngôn của một giai cấp hoặc một tập đoàn, cho dù có thể vận dụng thủ đoạn tuyên truyền, mở rộng thanh thế, rợp trời kín đất chi nữa, cái loại văn học đó cũng chôn vùi mất bản tính, không thành văn học, mà biến thành công cụ của quyền lực hoặc lợi ích.



Trong thế kỉ vừa chấm dứt, văn học đã phải đương đầu chính với bất hạnh này, mà so với bất cứ thời đại nào đã qua, nó càng in sâu những vết bỏng của chính trị và quyền lực, và nhà văn càng trải qua những bách hại ghê gớm hơn. Văn học muốn bảo vệ lí do tồn tại của chính nó và không biến thành công cụ của chính trị, thì không thể không quay về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn học trước hết là từ cảm thụ của cá nhân mà ra, có cảm mới có phát. Nói như thế không phải bảo là văn học ắt phải thoát li chính trị, hoặc văn học ắt phải can dự chính trị. Luận chiến về cái gọi là các khuynh hướng văn học, hoặc các khuynh hướng chính trị của nhà văn, đã là một căn bệnh lớn, tác hại văn học trong thế kỉ vừa qua. Hệ tư tưởng tác quái đã biến các khuynh hướng, truyền thống với cách tân thành bảo thủ với cách mạng, xoay vấn đề văn học ra đấu tranh giữa tiến bộ và phản động. Một khi hệ tư tưởng kết hợp với quyền lực thành thế lực của hiện thực, lúc ấy cả văn học và cá nhân đều gặp tai ương.



Văn học Trung quốc trong thế kỷ 20 gặp kiếp nạn một lần rồi hai, hai lần rồi ba, đến nỗi có hồi chỉ còn thoi thóp, chính vì do chính trị làm chủ tể văn học: cả cách mạng trong văn học và văn học cách mạng đều cùng đưa văn học với cá nhân vào chỗ chết. Lấy danh nghĩa cách mạng để thảo phạt văn hóa truyền thống của Trung quốc dẫn tới ngang nhiên cấm sách, đốt sách. Nhà văn bị sát hại, cầm tù, lưu đầy, khổ sai, trong một trăm năm qua không thể kể hết số nạn nhân, trong lịch sử của Trung quốc bất cứ triều đại vua chúa nào cũng không thể sánh bằng, tạo ra những gian nan vô cùng cho văn học viết bằng Trung văn, còn việc tự do sáng tác càng không thể bàn.



Nhà văn ví bằng muốn có được tự do tư tưởng, trừ ra câm lặng chỉ còn có cách đào thoát. Nhưng người sáng tác dựa vào chữ nghĩa mà vô ngôn một thời gian quá lâu thì chẳng khác tự sát. Nhà văn muốn tránh tự sát và buộc câm, lại muốn nói lên tiếng nói cá nhân của mình thì không có cách nào khác hơn là đào thoát. Nhìn lại văn học sử, từ phương Đông tới phương Tây đâu chẳng như thế, từ Khuất Nguyên tới Dante, James Joyce, Thomas Mann, Aleksandr Solzhenitsyn đến số đông những trí thức Trung quốc lánh nạn sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989. Đó là vận mệnh không thể tránh được của nhà thơ và nhà văn muốn gìn giữ tiếng nói của mình.



Trong những năm Mao Trạch Đông thực thi chế độ chuyên chính toàn diện, ngay cả việc đào thoát cũng không xong. Những chùa miếu trong rừng núi, thời phong kiến từng là nơi nương náu cho nhà văn, nay cũng bị quét sạch, và ngay việc viết lén cũng là liều mạng. Để duy trì độc lập tư tưởng chỉ còn tự nói mình nghe, mà cũng phải mười phần kín nhẹm. Tôi muốn nói, chính vào cái thời làm văn học không thể được đó, tôi mới trọn vẹn nhận thức được điều cốt yếu, ấy là văn học giúp con người bảo trì ý thức làm người.



Có thể nói, rằng tự nói với bản thân là khởi nguồn của văn học, còn dùng ngôn ngữ để truyền thông là thứ yếu. Con người đem cảm xúc và tư tưởng rót vào trong ngôn ngữ, thông qua việc viết, dựa vào văn tự, làm thành văn học. Ngay lúc viết đó không hề có bất cứ toan tính vụ lợi nào thậm chí còn không nghĩ tới một ngày nào đó có thể phát biểu, mà vẫn muốn viết, cũng bởi là vì trong lúc viết đã trải qua khoái cảm, có được đền đáp, có được an ủi rồi. Cuốn tiểu thuyết trường thiên "Linh sơn" của tôi viết ra chính là vào lúc những tác phẩm mà tôi đã nhiều phần nghiêm túc tự kiểm duyệt vẫn gặp phải xét duyệt cấm đoán. Tôi viết nó thuần chỉ vì muốn xua đi nỗi cô đơn trong lòng, viết cho riêng mình, chẳng hề mong cầu có khả năng phát biểu.



Ngoái xem lại kinh nghiệm viết của mình, tôi có thể nói: văn học xét tận cội rễ là sự xác nhận của con người về giá trị tự thân, ngay khi viết đã là khẳng định. Văn học đầu tiên nẩy sinh từ sự cần thiết của nhà văn làm tròn vẹn chính mình, còn có hiệu quả hay không với xã hội thì là chuyện sau khi tác phẩm đã hoàn thành. Thêm nữa, hiệu quả đó ra sao cũng không do ý nguyện của nhà văn mà quyết định.



Trong văn học sử, không ít tác phẩm lớn bất hủ mà chưa từng được xuất bản thời các tác giả còn sống. Nếu ngay trong khi viết không có sự tự xác nhận, thì làm sao mà cầm bút được. Trong văn học sử Trung quốc, "Tây du ký", "Thủy hử truyện", "Kim bình mai" và "Hồng lâu mộng" là những cuốn tiểu thuyết lớn nhất. Đời sống của bốn đại tài tử tác giả đó, cho tới nay còn khó mà tra khảo, chẳng khác nào như đời của Shakespeare. Duy còn sót lại là một thiên tự thuật của Thi Nại Am. Nếu không có được niềm an ủi riêng, như ông nói, "cũng đành khuây suông" (nguyên văn: "liêu dĩ tự uý"), thì làm sao có thể vắt hết hết tinh lực vào thiên cự tác kia như thế được, vì lúc sống chẳng hề có đền đáp. Tiểu thuyết hiện đại đầu mối là từ Franz Kafka. Nhà thơ thâm trầm nhất của thế kỉ 20 là Fernando Pessoa. Họ chẳng đều như thế sao? Họ trông cậy vào ngôn ngữ mà không hề nhắm cải tạo cái thế giới này. Họ biết sâu xa cái sức yếu ớt của một cá nhân, nhưng lại nói ra lời. Đó là vì ngôn ngữ vốn có thần lực quyến rủ.



Ngôn ngữ là kết tinh thượng thừa của văn minh loài người. Ngôn ngữ tinh vi như thế, khó nắm bắt như thế, thấu triệt như thế, không đâu chẳng lọt như thế, vì nó xuyên thấu cái cảm biết của con người, nó đem con người là chủ thể của cảm biết nối kết với cái nhận thức về thế giới của con người. Văn tự, thông qua việc viết ra mà lưu lại, kì diệu như thế, khiến cho một cá nhân cô lập vẫn có thể cảm thông với những con người, dù khác chủng tộc, dù khác thời đại. Cái hiện tại san sẻ của việc viết và đọc văn học cũng kết liền với giá trị tinh thần vĩnh hằng của văn học bằng cách như thế.



Tôi cho rằng một nhà văn ngày nay mà cố ý cường điệu một thứ văn hóa dân tộc nào đó, thì ắt là có điểm đáng ngờ. Do nơi tôi sinh ra, do ngôn ngữ tôi sử dụng, tự nhiên là truyền thống văn hóa Trung quốc có ở nơi tôi. Văn hoá nói chung, lại tương quan mật thiết với ngôn ngữ, do đó mà hình thành tình cảm và tri thức, những phương thức đặc thù khá ổn định nào đó về tư duy và biểu hiện trần thuật. Tính sáng tạo của nhà văn khởi đi từ chính chỗ cái ngôn ngữ mình sử dụng đã biểu thuật được rồi, và bằng vào chỗ cái ngôn ngữ ấy còn chưa biểu thuật trọn vẹn, để mà bồi đáp. Người làm sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ chẳng cần tự ban cái nhãn hiệu dân tộc rành rành liếc qua biết liền.



Tác phẩm văn học vượt trên ranh giới quốc gia, thông qua phiên dịch lại vượt trên chủng loại ngôn ngữ, tiến đến vượt qua những đặc định nào đó của tập quán xã hội và quan hệ giữa người với người, vốn hình thành theo khu vực địa lí và lịch sử, để phơi bầy sâu xa cái nhân tính phổ quát đại đồng. Thêm nữa, nhà văn ngày nay, ngoài văn hóa dân tộc của mình, ai mà chẳng đều tiếp thu ảnh hưởng của nhiều loại văn hóa khác. Cho nên cường điệu về cái đặc sắc văn hóa dân tộc của mình, nếu chẳng phải là mưu toan tiếp thị du lịch, ắt không khỏi khiến người ta sinh nghi.



Văn học vượt trên ý hệ, vượt trên ranh giới quốc gia, còn vượt trên ý thức dân tộc, cũng như đời sống cá nhân căn bản vượt trên thứ chủ nghĩa này hoặc chủ nghĩa nọ. Trạng thái sinh tồn của con người nói chung cũng lớn lao hơn những lí thuyết và biện luận về sinh tồn. Văn học là quán sát phổ quát, trước cái hoàn cảnh cùng khốn của sinh tồn con người, và không hề có cấm kị. Những hạn định đối với văn học đều là áp đặt từ bên ngoài, như của chính trị, của xã hội, của luân lí, của tập tục. Tất cả những thứ này đều mưu toan cắt xén văn học thành đồ trang sức cho vừa khuôn phép.



Tuy nhiên văn học chẳng phải để làm đẹp cho quyền lực, cũng chẳng phải là món đồ thời thượng của xã hội. Văn học tự có tiêu chuẩn giá trị của nó: đó là tính chất thẩm mĩ. Thẩm mĩ tương quan mật thiết với tình tự của con người là cái tiêu chuẩn thiết yếu duy nhất của tác phẩm văn học. Thực vậy, phán đoán thẩm mĩ cũng tùy từng người mà khác nhau, bởi tình cảm vốn xuất phát từ những cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, loại phán đoán tuy chủ quan ấy chắc chắn cũng vẫn có những tiêu mốc phổ quát được thừa nhận. Người ta thông qua sự trau giồi văn hóa mà hình thành khả năng thưởng thức, thông qua việc đọc mà tái thông cảm với cái đẹp và ý thơ, cái cao thượng và cái lố bịch, cái bi thương và cái quái đản, cái u mặc và cái trào phúng, mà nhà văn đã trút vào tác phẩm.



Ý thơ hoặc cảm xúc thẩm mĩ cũng chẳng phải chỉ do trữ tình. Một nhà văn yêu mình mà không biết tự tiết chế là mắc một thứ bệnh ấu trĩ. Thực vậy, lúc mới bắt đầu học viết, ai ai cũng khó tránh bệnh đó. Hơn nữa, trữ tình còn có bao nhiêu tầng lớp, và muốn đến cảnh giới càng cao, càng cần có cặp mắt lạnh, cái nhìn yên. Ý thơ, vốn nương náu vững chãi trong cái đăm đăm từ xa ấy. Cái tầm mắt đăm đăm kia, ví bằng lại soi chiếu vào chính bản thân người sáng tác, đồng thời lại vút bay trên cả nhân vật trong sách lẫn tác giả, thành ra con mắt thứ ba, tức tuệ nhãn của nhà văn, một cái nhìn hết sức trung tính, như thế thì những tai nạn cùng rác rưởi của nhân thế đều đáng cứu xét đúng đắn: đồng thời với sự khơi dậy thống khổ, chán ghét, ác tâm, thì cũng thức tỉnh lòng từ bi thương xót, niềm yêu tiếc cùng với tình quyến luyến cuộc sống.



Thẩm mĩ trồng gốc ở tình cảm con người cũng e rằng chẳng thế nào lỗi thời được, dù rằng với văn học, giống như với nghệ thuật, kiểu thời thượng mỗi năm mỗi đổi. Tuy nhiên, phán đoán giá trị về văn học khác xa với thời thượng, là ở chỗ với thời thượng chỉ có cái mới là tốt. Đó cũng là cái cơ chế phổ biến trong sự xoay chuyển của thị trường, mà chợ sách cũng không là ngoại lệ. Nếu phán đoán thẩm mĩ của nhà văn lại cũng chạy theo cái việc làm tình của thị trường thì chẳng khác nào văn học tự sát. Nhất là ngày nay, ở cái xã hội huênh hoang tự xưng là xã hội tiêu (thụ) phí (phạm) này, tôi cho rằng phải trông cậy vào một thứ văn học lạnh.



Mười năm về trước, sau khi kết thúc cuốn "Linh sơn" mà việc viết tiêu phí thời gian là 7 năm, tôi có viết bài văn ngắn, chủ trương một loại văn học lạnh như thế:



"Văn học vốn không có quan hệ gì với chính trị, chỉ là sự tình thuần cá nhân, một phen quan sát, một lần ngoái nhìn lại kinh nghiệm, vài ba hồi tưởng, cùng biết bao cảm thụ để phơi bày một tâm trạng nào đó, đủ đầy cùng suy ngẫm."



"Gọi là nhà văn, chẳng khác nào một cá nhân tự mình đang nói chuyện, đang viết ra – người khác có thể nghe hoặc không nghe, có thể đọc hoặc không đọc. Nhà văn đã chẳng phải là anh hùng xin cái sứ mệnh vì dân, cũng chẳng đáng làm ngẫu tượng cho người ta sùng bái, lại càng không phải là tội nhân hoặc thù địch của dân chúng. Nhà văn, sở dĩ có lúc còn vì tác phẩm sáng tác mà chịu nạn, thì đó chỉ là vì những nhu cầu của kẻ khác. Ngay khi quyền thế cần chế tạo ra một vài thù địch để lái sức chú ý của dân chúng, nhà văn liền bị biến thành một thứ vật hi sinh. Càng bất hạnh nữa là, có những nhà văn mê lú cứ tưởng làm tế phẩm là một thứ vinh quang lớn."



"Thật ra, quan hệ giữa nhà văn và người đọc chẳng khác một cách giao lưu tinh thần, đôi bên chẳng cần gặp mặt, chẳng cần qua lại, chỉ cảm thông qua tác phẩm." Văn học thành ra một thứ hành vi không có không được trong sinh hoạt của loài người, hai bên đọc và viết đều cùng tự giác tự nguyện. Do đó, văn học không có gánh vác nghĩa vụ nào với đại chúng cả."



"Một thứ văn học khôi phục được bản tính như thế, ta không ngại gọi là văn học lạnh. Nó sở dĩ tồn tại, chỉ là vì loài người, ngoài việc theo đuổi sự đầy đủ vật chất, còn có một thứ hoạt động thuần túy tinh thần. Loại hoạt động ấy tất nhiên chẳng phải ngày nay mới bắt đầu. Chẳng qua chỉ là trong dĩ vãng nó chủ yếu ngăn trở những áp bách của thế lực chính trị và tập tục xã hội, còn ngày nay nó cần đối kháng với sự tẩm dâm của quan niệm giá trị mua bán của cái xã hội tiêu phí này. Muốn tồn tại, văn học đó trước tiên phải cam chịu cô đơn."



"Nhà văn, nếu muốn theo đòi việc viết văn loại ấy, rõ ràng không thể sống nhờ nó, không thể không mưu kế sinh nhai nào khác ngoài việc viết. Do đó, viết loại văn học ấy không thể không gọi là một thứ xa xỉ, một sự thoả mãn thuần túy trên mặt tinh thần. Loại văn học lạnh ấy may ra mà được xuất bản để lưu truyền trên đời, chỉ nhờ vào sự gắng sức của nhà văn cùng bạn bè. Tào Tuyết Cần [tác giả tiểu thuyết Hồng lâu mộng] và Franz Kafka là những thí dụ như thế. Tác phẩm của họ thậm chí còn chưa được xuất bản lúc họ còn sống, khoan nói là tạo thành phong trào văn học, hoặc trở nên lẫy lừng gì trong xã hội. Loại nhà văn ấy sống bên lề và ở chỗ cạp bịn của xã hội, chúi đầu vào thứ hoạt động tinh thần mà đương thời chẳng hề hi vọng được đền đáp, không mong xã hội thừa nhận, mà chỉ vui với thú viết của mình."



"Văn học lạnh là một loại văn học chạy trốn để cầu sống còn, là một loại văn học không chịu cho xã hội bức tử, để cầu sự tự cứu trên tinh thần. Một dân tộc nếu như không dung nổi một loại văn học vô vụ lợi như thế, thì đó chẳng phải chỉ là bất hạnh cho nhà văn, mà ắt cũng là bi ai cho dân tộc ấy."



***



Tôi may sao ngay khi còn sống lại được Viện Văn học Thụy điển trao cho cái vinh dự và giải thưởng to lớn này, ấy cũng là nhờ bạn bè các nơi trên thế giới trong nhiều năm chẳng tính đền đáp, chẳng nề gian khổ, bỏ công phiên dịch, xuất bản, diễn xuất, phê bình, giới thiệu tác phẩm của tôi. Ở đây, tôi không thể cảm tạ từng vị một, bởi danh sách đó rất dài.



Tôi còn phải cảm tạ nước Pháp đã tiếp nạp tôi. Tại cái quốc gia lấy văn học và nghệ thuật làm vinh quang này, tôi đã đạt được điều kiện sáng tác tự do, mà còn có cả độc giả và khán thính giả nữa. Tôi được may không cô đơn là mấy, dù theo đòi việc viết lách khá là cô độc.



Ở đây, tôi còn muốn nói một điều, đó là đời sống không phải là lễ hội, rằng thế giới này chẳng phải đều giống như Thụy điển thanh bình cả một trăm tám mươi năm không trải qua chiến tranh như thế này. Thế kỉ mới chẳng phải chỉ vì đã kinh qua bao nhiêu là tai họa trong thế kỉ trước mà được miễn dịch đâu. Kí ức không có cách nào di truyền giống như chủng tử của sinh vật. Loài người có trí năng nhưng không thông minh tới mức hấp thu được những bài học của quá khứ. Thậm chí trí năng của con người còn có khả năng phát tác tính ác mà lâm nguy cả tới sự sống còn của con người.



Loài người chẳng phải nhất định là đi từ tiến bộ này tới tiến bộ khác. Lịch sử, ở đây tôi không thể không nói tới lịch sử văn minh nhân loại, nào đâu có đồng hành với văn minh. Từ sự đình trệ của châu Âu thời Trung cổ tới lục địa châu Á thời Cận đại suy bại và hỗn loạn, đến hai lần đại chiến thế giới trong thế kỉ 20, các thủ đoạn giết người cũng ngày càng tinh vi. Tiến bộ của khoa học kĩ thuật nào có nhất định đưa loài người ngày càng văn minh hơn đâu.



Lấy một thứ chủ nghĩa khoa học để giải thích lịch sử, hoặc là lấy sử quan xây dựng trên cái biện chứng hư huyễn để diễn dịch, đều không thể thuyết minh hành vi con người. Cái lòng cuồng nhiệt hơn một thế kỉ về một xã hội không tưởng và một cuộc cách mạng liên tục ngày nay đã tan thành tro bụi, khiến cho những ai sống sót làm sao khỏi đắng cay?



Phủ định của phủ định đâu nhất thiết dẫn tới khẳng định. Cách mạng đâu có đem lại kiến thiết, với cái tiền đề cho xã hội không tưởng của thế giới mới, là phế trừ cái thế giới cũ đi. Lập luận cách mạng xã hội ấy cũng đem áp dụng vào văn học, mang khu vườn vốn là sáng tạo biến thành chiến trường, đả đảo người xưa, giầy xéo văn hóa truyền thống, tất cả bắt đầu từ con số không, chỉ mới là tốt, lịch sử văn học cũng bị giải thích là một sự lật nhào liên tục.



Nhà văn thật sự không thể đóng nổi vai chúa tể sáng tạo thế giới, cũng chẳng thể tự mình thổi phồng làm Ki tô, như thế chỉ làm tinh thần mình thác loạn thành người điên, mà còn biến thế giới thành ảo giác, toàn thể ngoài bản thân thành luyện ngục, và tự nhiên mình cũng không sống nổi. Tha nhân cố nhiên là địa ngục: nếu bản ngã mất kiểm soát, lẽ nào chẳng thế? Khoan nói việc tự mình biến thành tế vật cho tương lai, mà còn đòi người khác theo sau làm vật hi sinh.



Lịch sử của thế kỉ 20 này chẳng cần vội vàng kết luận; không chừng còn sa vào trong cái khung mồ ma của loại ý hệ này nọ, thì lịch sử ấy đã uổng viết ra rồi, người sau ắt tự biết sửa sang cho phải.



Nhà văn cũng không phải là tiên tri. Điều quan trọng là sống trong hiện tại, không để mắc lừa, bỏ hết vọng tưởng, nhìn cho rõ giờ này phút này, đồng thời nhìn kĩ bản thân. Bản thân cũng là một mớ hỗn độn và khi tra hỏi cái thế giới này cùng là tha nhân thì đồng thời cũng không ngại mà quay nhìn chính mình. Tai nạn và áp bách thường cố nhiên tới từ bên ngoài mình, nhưng chính sự hèn nhát và hoảng loạn của con người cũng thường làm gia tăng thống khổ, mà còn tạo thêm bất hạnh cho kẻ khác.



Hành vi của loài người khó giải là như thế, hiểu biết của con người về chính mình còn chưa được tỏ tường, văn học chẳng qua chỉ là cái nhìn chăm chú của con người vào tự thân, và trong lúc xem ngắm ấy ít nhiều nẩy sinh một sợi tơ ý thức óng ánh soi rõ tự thân.



Văn học chẳng nhằm lật đổ mà quí ở phát hiện và mở phơi những gì hiếm được biết, hoặc được biết chưa nhiều, hoặc tưởng là biết nhưng kì thực biết chẳng rốt ráo về cái chân tướng của cõi người này. Sự chân thực e rằng chính là phẩm cách gốc rễ không thể bứng đi được của văn học.



Cái thế kỉ mới kia đã tới rồi, nó có mới thực hay chẳng mới hãy khoan bàn, cách mạng văn học và văn học cách mạng cùng theo với sự băng hoại của ý hệ nói chung cũng nên chấm dứt luôn. Cái ảo ảnh về xã hội không tưởng giam hãm hơn một thế kỉ cũng đã tan thành mây khói. Văn học sau khi cởi hết sự trói buộc của chủ nghĩa này hoặc chủ nghĩa kia, còn phải quay về với cảnh ngộ khốn khổ của đời người, mà cái cảnh khổ của đời người nào có thay đổi là bao, vẫn rành rành là chủ đề muôn thuở của văn học.



Thời đại này chẳng có tiên tri cũng chẳng có hứa hẹn, và tôi cho như thế đâu phải là tồi. Nhà văn sắm vai tiên tri hay quan tòa cũng nên chấm dứt thôi. Một thế kỉ vừa qua, bao nhiêu tiên tri đều thành ra lừa đảo. Lại đi chế tạo mê tín mới đối với tương lai, chẳng bằng chùi mắt mà chờ xem. Cũng chẳng bằng nhà văn quay về với địa vị chứng nhân, hết sức trình ra cái chân thật.



Nói thế không phải là muốn văn học ngang hàng với ghi chép hiện thực. Ta nên biết, những chứng từ thực lục cung cấp rất ít sự thật như thế, mà lại thường che giấu những nguyên nhân và động cơ gây thành sự kiện. Còn khi văn học tiếp cận sự thật, từ nội tâm con người đến quá trình của sự kiện đều mở phơi không sót. Đó là sức mạnh vốn có của văn học, chừng nào nhà văn khai mở trạng huống chân thực của đời sống con người mà không lăng nhăng bịa đặt.



Nhà văn tùy sức thấu triệt nắm bắt được sự thật sẽ quyết định phẩm cách cao thấp của tác phẩm. Đó là điều mà sự chơi văn giỡn chữ cũng như kĩ xảo viết lách không thay thế được. Nói cho ngay, sao gọi là sự thật, cũng có nhiều ý kiến chẳng ai chịu ai, còn phương pháp tiếp cận sự thật thì người này khác với kẻ kia. Tuy nhiên, nhà văn đối với chúng sinh tướng của nhân sinh là phấn son lòe loẹt hay là thẳng bày không sót, thì chỉ liếc qua là thấy ngay. Biến chân thật với không chân thật thành tư biện về từ nghĩa, chẳng qua chỉ là một thứ phê bình văn học của một thứ ý hệ. Những kiểu nguyên tắc và giáo điều như thế đối với sáng tác văn học chẳng có quan hệ bao nhiêu.



Nói về nhà văn, có giáp mặt với sự thật hay không, đó không phải chỉ là vấn đề phương pháp sáng tác, nó còn có tương quan mật thiết với thái độ viết nữa. Cầm bút lên có chân thật hay không đồng thời cũng có ý nghĩa là nhà văn khi bỏ bút xuống có chân thật hay không. Ở đây, chân thật không chỉ là phán đoán về giá trị văn học, mà đồng thời cũng bao hàm ý nghĩa đạo đức nữa. Nhà văn không gánh vác sứ mạng giáo hóa về đạo đức, khi mở phơi rốt ráo con người muôn vẻ trong thế giới ngàn cõi bao la, đồng thời đem bản thân trần trụi trình ra không sót, luôn cả phơi bày những núp che trong nội tâm. Đối với nhà văn, chân thật trong văn học cơ hồ tương đương với đạo đức, mà còn là đạo đức tối thượng của văn học nữa.



Ngay cả hư cấu văn học, dưới ngòi bút của một nhà văn có thái độ viết nghiêm túc, cũng đặt tiền đề là bày ra sự thật của đời người. Đó chính là sức sống của những tác phẩm bất hủ từ xưa tới nay. Chính vì thế mà bi kịch Hi lạp và Shakespeare vĩnh viễn không bị lỗi thời.







Văn học không phải chỉ là mô tả hiện thực, nó ăn sâu qua tầng ngoài để vào cõi đáy thẳm của hiện thực; nó mở tung những lớp vỏ giả, lại vút bay cao trên những biểu tượng của đời thường để tầm mắt rộng nhìn hình sông thế núi của toàn thể sự tình.



Dĩ nhiên, văn học cũng cầu đến tưởng tượng. Tuy nhiên, cuộc ngao du tinh thần ấy chẳng là nói nhăng nói cuội. Tưởng tượng mà tách lìa với cảm thụ chân thật, hư cấu mà từ bỏ nền tảng của kinh nghiệm đời sống, thì chỉ rơi vào chỗ nhạt thếch yếu ớt. Tác phẩm mà ngay chính tác giả cũng chẳng tin tưởng thì chắc chắn không làm độc giả xúc động được. Đúng là văn học chẳng phải chỉ dựa vào kinh nghiệm sống thường ngày, nhà văn cũng chẳng phải giam mình trong những gì bản thân đã trải qua. Tai nghe mắt thấy, cả đến những gì trong tác phẩm văn học của người xưa kể lại qua ngôn ngữ làm vật chở đều có thể hóa thành cảm thụ của bản thân, đó cũng là sức thần của ngôn ngữ văn học.



Cũng như lời nguyền rủa với lời chúc phúc, ngôn ngữ vốn có sức mạnh làm lay động thâm tâm con người. Nghệ thuật của ngôn ngữ là ở chỗ người kể chuyện có thể đem cảm thụ của mình truyền đạt cho kẻ khác, chứ không phải là một thứ hệ thống kí hiệu, một thứ cấu trúc ngữ nghĩa riêng bằng kết cấu ngữ pháp mà làm thỏa mãn được. Nếu bỏ quên con người sống thật ở đằng sau ngôn ngữ, diễn dịch trên ngôn ngữ rất dễ biến thành trò chơi của trí xảo.



Ngôn ngữ không phải chỉ là vật chở của khái niệm và quan niệm, nó đồng thời còn xúc động cả cảm giác và trực giác. Đó cũng là lí do tại sao kí hiệu và thông tin không cách gì thay thế cho ngôn ngữ của con người sống thực. Đằng sau ngôn ngữ nói ra, ý nguyện, động cơ, thanh điệu cùng tình tự của người nói không cách nào bầy hết ra được, nếu chỉ dựa vào từ nghĩa và tu từ. Hàm nghĩa của ngôn ngữ văn học phải do người sống cất lên âm thanh nói ra mới được thể hiện trọn vẹn, nên cũng dựa vào thính giác, chứ không phải chỉ làm công cụ cho tư duy mà đầy đủ được. Con người cần ngôn ngữ không phải chỉ để truyền đạt ý nghĩa, mà còn để nghiêng tai lắng nghe và xác nhận chính mình.



Ở đây xin mượn một câu của Descartes, để nói về nhà văn: "Tôi nói vậy tôi tồn tại". Mà cái tôi của nhà văn, có thể là bản thân nhà văn, hoặc tương đồng với người kể chuyện, hoặc biến thành các nhân vật trong sách. Đó có thể là nhà văn, cũng có thể là bạn, chủ thể người kể chuyện đó một chia thành ba. Xác định chủ ngữ nhân xưng là khởi điểm cho việc biểu đạt cái cảm biết, do đó mà hình thành các phương thức tự thuật khác nhau. Chính trong quá trình kiếm tìm phương thức tự thuật riêng mà nhà văn thực hiện cái cảm biết của mình.



Trong tiểu thuyết, tôi lấy nhân xưng đại danh từ thay cho các nhân vật thông thường, lại lấy tôi, bạn, y… những nhân xưng đại danh từ khác nhau để kể về, hay chú mục vào một vai chính. Dùng những nhân xưng dại danh từ khác nhau để kể về một nhân vật tạo nên một cảm xúc về khoảng cách. Điều này cũng cung cấp cho diễn viên trên sân khấu một không gian tâm lí càng mở rộng, nên tôi cũng đưa các nhân xưng đại danh từ chuyển hoán vào trong phương pháp dựng kịch.



Việc viết tác phẩm tiểu thuyết hoặc kịch chưa và cũng không thể chấm dứt. Tuyên bố nông nổi của cái chết của dạng thức văn học và nghệ thuật nào đó cũng chỉ là một thứ sai lầm vô lối.



Sinh ra đồng thời với văn minh loài người, ngôn ngữ cũng như đời sống, kì diệu biết bao, sức biểu hiện cũng vô cùng tận. Công việc của nhà văn là phát hiện cùng khai thác cái tiềm năng còn cất giấu đó của ngôn ngữ. Nhà văn không phải là chủ tể của tạo vật, lại chẳng thể phế trừ được cái thế giới này, dù cho cái thế giới này đã cũ mục đến thế. Nhà văn cũng bất lực trong việc thiết lập một thế giới lí tưởng mới, cho dù cái thế giới hiện thực này quái đản đến thế, mà cũng chẳng ai đủ trí tuệ để lí giải. Tuy nhiên, nhà văn chắc chắn có thể ít nhiều làm ra vài truyện kể mới mẻ, hoặc nói thêm vào chỗ người trước đã nói, hoặc lại mở đầu nói ở chỗ người trước đã ngưng nói.



Lật nhào đối với văn học chỉ là lối nói rỗng tuếch của cách mạng văn học. Văn học không chết đâu, và nhà văn có đả cũng không đảo được. Mỗi nhà văn trên giá sách đều có một vị trí của mình, chỉ cần vẫn có độc giả tới đọc là nhà văn lại sống. Nếu một nhà văn có thể lưu lại một quyển sách sau này còn có thể đọc lại trong cái kho văn học đã phong phú như thế của loài người, thì cũng đã là một niềm an ủi không gì lớn lao bằng.



Thế nhưng, văn học chỉ thành hiện thực và thú vị trong khoảnh khắc thời gian nhà văn viết và độc giả đọc. Viết cho tương lai, nếu không phải làm dáng, thì cũng chỉ là dối mình lừa người. Văn học là vì người sống, hơn nữa, là khẳng định cái hiện tại đối với người sống. Cái hiện tại vĩnh hằng này, xác nhận đối với đời sống cá nhân, đó mới là lí do không thể lay chuyển được để văn học là văn học, nếu như ta khăng khăng tìm kiếm một lí do cho cái tự tại lớn lao này.



Khi không lấy việc viết làm kế mưu sinh, hoặc là lúc hứng thú viết đến quên cả vì sao mà viết và viết cho ai, viết như thế mới biến thành cái cần thiết trọn vẹn, không viết không được, văn học từ đó mới ra đời. Văn học không vụ lợi như thế chính là tính gốc của văn học. Viết văn biến ra một nghề là kết quả chẳng đẹp gì của phân công trong xã hội hiện đại, và đối với nhà văn, là một trái đủ đầy đắng cay.



Nhất là ngày nay, giáp mặt với thời đại mà kinh tế thị trường không còn lỗ nào không vào, và sách đã thành hàng hóa. Giáp mặt với cái thị trường mù lòa không biên giới, không khe hở kia, khoan nói một nhà văn một mình lẻ loi, ngay các văn xã và phong trào thuộc các trường phái văn học cũng không còn đất đứng. Nhà văn nếu không muốn chịu ép theo áp lực của thị trường, không rơi vào chỗ sáng tác sản phẩm văn hóa để thỏa mãn khẩu vị thời thượng, thì không thể không tự tìm đường sống. Văn học chẳng phải là sách bán chạy, hoặc danh sách sắp hạng, và những nhà văn trên truyền hình là làm quảng cáo chứ không phải viết văn. Tự do sáng tác không phải là ơn ban xuống, mua cũng không được, mà trước hết đến tự cần thiết nội tâm của chính nhà văn.



Bảo rằng Phật tại tâm không bằng bảo tự do tại tâm, và tùy bạn có dùng nó hay là không dùng. Nếu như bạn đem tự do đổi lấy bất cứ một cái gì khác, thì con chim tự do bay đi mất, đó là cái giá của tự do.



Nhà văn, sở dĩ chẳng màng đến đền đáp mà viết điều mình muốn viết, không phải chỉ khẳng định đối với bản thân, mà tự nhiên còn là một lối khiêu chiến với xã hội. Nhưng lối khiêu chiến này không phải là làm dáng và nhà văn không cần tự thổi phồng thành một anh hùng hoặc đấu sĩ. Anh hùng hoặc đấu sĩ sở dĩ phấn đấu, nếu không vì một sự nghiệp vĩ đại, thì là muốn một áng công huân, đó là những việc bên ngoài tác phẩm văn học. Nhà văn nếu đối với xã hội cũng có lối khiêu chiến của mình, thì đó chẳng qua chỉ là một áng ngôn ngữ, và lại gửi gấm trong nhân vật và tình tiết của tác phẩm mình, bằng không thì chỉ có thể làm hại cho văn học. Văn học chẳng phải là tiếng la hét giận dữ, lại càng không thể đem cái phẫn khái của cá nhân biến thành lời buộc tội. Tình cảm cá nhân của nhà văn chỉ có hoá giải trong tác phẩm thành ra văn học, mới kinh qua được sự hao mòn của thời gian mà sống dài lâu.



Cho nên, bảo rằng nhà văn khiêu chiến với xã hội không bằng nói tác phẩm mới là khiêu chiến. Những tác phẩm bất hủ có thể dài lâu đương nhiên là một sự trả lời mạnh mẽ đối với thời đại và xã hội của nhà văn. Nhà văn ấy, việc làm ấy, rầm rĩ thì cũng đã tiêu ma ngậm ngùi, chỉ còn tiếng nói của tác phẩm kia, chỉ cần có người đọc là lại cất lên.



Đúng là, lối khiêu chiến ấy chẳng thay đổi được xã hội. Đó chẳng qua chỉ là một mong mỏi cá nhân muốn vượt qua một loạt những hạn định của sinh thái xã hội, làm ra một thế đứng nhỏ nhoi, nhưng thế đứng đó rốt ráo ít nhiều chẳng phải là tầm thường, đó cũng là chút kiêu hãnh làm người. Lịch sử loài người nếu chỉ do những qui luật không thể biết điều động bên trái bên phải, những trào lưu mù loà đến rồi lại đi, mà chẳng nghe ra tiếng nói khác nhau của cá nhân thì thật là buồn. Theo nghĩa đó, văn học chính là bổ sung cho lịch sử. Những qui luật lớn lao của lịch sử khi không thể giãi bày loài người được, thì con người cũng có thể lưu lại tiếng nói của chính mình. Loài người không phải chỉ có lịch sử, mà còn lưu lại văn học. Ấy cũng là con người phí không còn gìn giữ được chút tự tin thiết yếu.



***



Thưa các viện sĩ tôn kính, tôi cảm tạ quí vị đã đem giải Nobel kia cho văn học, cho văn học không tránh né khổ nạn của loài người, không tránh né áp bách của chính trị mà lại chẳng chịu làm đầy tớ cho chính trị, cho văn học độc lập không dời đổi. Tôi cảm tạ quí vị đem giải thưởng danh dự bậc nhất đó cho tác phẩm cách xa thị trường lao xao chẳng được chú ý nhưng lại đáng đọc qua. Đồng thời, tôi cũng cảm tạ Viện Văn học Thụy điển cho phép tôi bước lên giảng đàn được cả thế giới ngó vào này, nghe tôi nói chuyện một lần, cho phép một cá nhân yếu ớt giáp mặt với thế giới cất lên tiếng nói nhỏ nhoi thường chẳng được nghe trước công chúng mà cũng chẳng đáng nghe. Tuy vậy, tôi ngỡ, đó chính là tông chỉ của giải Văn học Nobel. Xin cảm ơn quí vị cho tôi một cơ hội như thế.



Dịch xong ngày 24.1.2001 tại Toronto, Canada. Bản dịch phổ biến tự do.



Nguyễn Tiến Văn
 
Chẳng hiểu sao đọc "Linh sơn" em không thấy cuốn hút lắm ngay từ những trang đầu:(, chỉ thấy Cao Hành Kiệm có lối viết lạ và khá mới. Xung quanh "Linh sơn" tồn tại nhiều nhận xét khác nhau, hình như Trung Quốc đại lục không hứng khởi với tác phẩm này, nhưng có nhiều nhà phê bình lại đánh giá nó rất xuất sắc.:-/
Bản thân em cứ nghĩ rằng người Trung Quốc(or gốc Hoa) đạt giả Nobel văn học phải là MẠc Ngôn hay GIả BÌnh Ao. Tiếc là "linh sơn" là tác phẩm đầu tiên để em biết tới Cao Hành Kiện( hạn hẹp quá):((
 
Ly ạ. Mình nghĩ là khi đọc nên chọn các tác gia mà cân bằng (complimentary), hoặc tương tự (similar) thay vì tương phản (contrast) với tính cách của bản thân mình.

Còn đọc để cho biết thì cũng không cần tự bắt bản thân thấy thích mà. ;)
 
ly đã viết:
Chẳng hiểu sao đọc "Linh sơn" em không thấy cuốn hút lắm ngay từ những trang đầu:(, chỉ thấy Cao Hành Kiện có lối viết lạ và khá mới. Xung quanh "Linh sơn" tồn tại nhiều nhận xét khác nhau, hình như Trung Quốc đại lục không hứng khởi với tác phẩm này, nhưng có nhiều nhà phê bình lại đánh giá nó rất xuất sắc.:-/

Bản thân em cứ nghĩ rằng người Trung Quốc(or gốc Hoa) đạt giả Nobel văn học phải là Mạc Ngôn hay Giả Bình Ao. Tiếc là "Linh sơn" là tác phẩm đầu tiên để em biết tới Cao Hành Kiện :)(( hạn hẹp quá)

Trả lời cho thắc mắc cùng nhận xét tinh nhanh của Ly, theo mình, là:

Hành văn cũng tương tự như phát ngôn vậy: nói cái gì không quan trọng bằng nói như thế nào. Do đó, đối với mọi tác phẩm văn chương thì tư tưởng chỉ là thứ yếu, còn cấu trúc, ngôn ngữ mới là trọng yếu.

Phải vậy không?


P/s: thích đọc sách như vậy là rất tốt cho cưng đó Ly ;) :)
 
ui em cũng không dám gì gì đâu, vì khi đọc 1 vài tác phẩm được giải NObel em thấy khó hiểu và mọi thứ chỉ là trong cảm giác(có thể là do tư tưởng của nó lớn và cách diễn đạt nhiều tầng nghĩa). CHưa biết được ý nghĩa, chưa cảm nhận được những nét đẹp thì không nên bình luận nhiều, kẻo lại nói theo cảm tính or cảm xúc của người khác.
 
Bài diễn từ tiếng Anh thì đọc hệt như 1 bài luận; tiếng Việt thì đọc hệt như 1 bài chèo. Ôi mẹ Tiếng Việt ơi, mẹ Tiếng Việt ơiiiiiiiiii... :)) :)) :))
 
Đoàn Trang đã viết:
Dưới đây là trích đoạn giới thiệu sơ qua vài nét về nhà văn Cao Hành Kiện cùng thành tựu Nobel Văn chương 2000 "Linh Sơn" của tác giả.





Lời giới thiệu:


vh040505_1.jpg



Vừa rồi, vào ngày 12-10-2000, Hàn lâm viện Thụy Điển đã công bố tin giải Nobel Văn chương nam 2000 dành cho Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), nhà văn gốc Hoa, hiện mang quốc tịch Pháp, tác giả những tác phẩm lớn như "Hồn núi", "Trạm xe buýt", "Kẻ miên hành"..., người "mở ra một lối đi mới mẻ cho nền tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Hoa". Đây là lần đầu tiên một nhà văn viết tiếng Hoa được nhận giải thưởng văn học cao quí này.

(Hoàng Linh chuyển ngữ và giới thiệu)
01.11.2000​

Hihi, em bốt mà ko bảo gì anh, lại cắt đi đoạn sau, nên cụt lủn thế nào ấy :)

Vụ Cao Hành Kiện cũ rồi mà...

L.
 
Đoàn Trang đã viết:
Cả nhà cho iem đính chính téo cái: tác phẩm giật giải Nobel Văn học 2000 của Cao Hành Kiện là "Linh Sơn" (theo giới văn sĩ dịch, hay còn gọi là "Hồn Núi" theo anh Linh dịch, hay còn gọi là "Núi Hồn" theo anh Long dịch :D). Tí thì nhầm cái đánh rầm!

Thông cảm nhá, tại iem vừa đọc bài dịch của anh Linh vừa type lại vào đây, đâm mới xảy ra lỗi kỹ thuật. Iem xin cám ơn. :D Ớ thế mà cũng chả thấy đồng chí lào nên tiếng chỉ iem chỗ sai với gì cả ! Chán các đồng chí xế ! 8-|

Em phải type lại??? Sao ko bảo anh gửi file :)

L.
 
Em Ly này, chị thấy ở bài báo dưới đây viết rằng các tác phẩm khác của Cao Hành Kiện cũng đã được dịch sang Tiếng Việt rồi đó chứ em? Đâu có phải có mỗi Linh Sơn đâu cưng. :>


CAO HÀNH KIỆN

Linh Sơn được đánh giá là "tác phẩm mang tính toàn cầu, ghi lại những đắng cay của con người trong thế giới hiện đại", vừa giống nhật kí, vừa như triết luận, có lúc như chuyện tình, có khi mang tính ngụ ngôn.



Cao Hành Kiện được trao giải Nobel cho tiểu thuyết Linh Sơn, trở thành nhà văn gốc Trung Quốc đầu tiên đoạt giải thưởng này. Với nỗ lực khôi phục tinh thần thuần khiết và tính chất Trung Quốc của tiếng Trung, ông đã tạo nên một sự nghiệp mang giá trị thế giới. Những suy tư cay đắng và sự tinh tế của Cao Hành Kiện đã mở ra những nẻo đường mới cho tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Quốc, tạo nên những giá trị mang tính phổ quát nhân loại.

Bố làm việc ở ngân hàng, mẹ là nghệ sĩ, Cao Hành Kiện sinh ra khi thành phố quê hương ông bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng. Từ năm 1957 đến năm 1962 ông học khoa tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh; sau khi tốt nghiệp ông làm việc năm năm tại tạp chí Trung Hoa tái thiết với tư cách là cán bộ dịch thuật tiếng Pháp. Từ năm 1967, ông làm cán bộ phiên dịch của Hội Nhà văn Trung Quốc.

Lúc này Cao Hành Kiện đã bắt đầu viết nhưng vào thời "Cách mạng văn hoá" ông phải đốt hết bản thảo và bị bắt đi cải tạo lao động một thời gian. Từ năm 1981 Cao Hành Kiện chuyển sang làm việc ở Đoàn Nghệ thuật Nhân dân với tư cách là người sáng tác kịch bản; ông viết rất nhiều, nhưng trước năm 1979, các tác phẩm của Cao Hành Kiện bị cấm công bố, chỉ sau cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình một số vở kịch của ông mới được phép dàn dựng và thái độ đối với các tác phẩm của ông cũng ít nhiều thay đổi. Năm 1981, cuốn sách đầu tiên của ông Sơ khảo kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại được xuất bản, cùng một số vở kịch như Dấu hiệu báo động, Bến xe buýt, Dã nhân... được dàn dựng; nhưng chỉ vài năm sau các tác phẩm của ông lại bị cấm.

Linh Sơn (1982-1988) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, kể lại chuyến hành hương của một người đàn ông, được viết dựa trên những ấn tượng từ chuyến đi thực tế của chính tác giả kéo dài 10 tháng, xuyên qua 15.000 km, đi sâu vào thung lũng Tứ Xuyên, trung tâm lục địa Trung Quốc. Linh Sơn được đánh giá là "tác phẩm mang tính toàn cầu, ghi lại những đắng cay của con người trong thế giới hiện đại", vừa giống nhật kí, vừa như triết luận, có lúc như chuyện tình, có khi mang tính ngụ ngôn. Tiểu thuyết thứ hai Kinh Thánh cho một người tiếp tục phát triển chủ đề của Linh Sơn nhưng dễ nắm bắt hơn, viết về các vấn đề trong Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, trong đó tác giả đóng vai trò như một nhà hoạt động chính trị, một nạn nhân và cả như một nhân chứng bên ngoài.

Năm 1987 Cao Hành Kiện được phép xuất ngoại. Năm 1989 ông bị tước quốc tịch Trung Quốc và toàn bộ tác phẩm của ông bị cấm ở Trung Hoa lục địa; Cao Hành Kiện đến Paris, nhập quốc tịch Pháp, làm rất nhiều việc: vẽ, dịch văn học, làm công tác quản lí, viết tiểu thuyết, kịch, phê bình (chủ yếu bằng tiếng Trung). Các tác phẩm của Cao Hành Kiện đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển... Năm 2000 ông là nhà văn gốc Trung Quốc đầu tiên nhận giải Nobel Văn học.

Ngoài giải Nobel, Cao Hành Kiện còn nhận được 3 giải thưởng văn học của Pháp và Bỉ không chỉ với tư cách là nhà văn, nhà soạn kịch mà còn là một nhà thư pháp, một họa sĩ xuất sắc. Một số tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận của Cao Hành Kiện đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó Linh Sơn có đến 3 bản dịch (từ tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc).
 
Tác phẩm:

- Sơ khảo kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại (Xian dai xiao shuo ji qiao chutan, 1981), khảo luận [Tiếng Pháp: Premier essai sur les techniques du roman moderne; tiếng Anh: A preliminary discussion of the art of modern fiction].

- Dấu hiệu báo động (Juedui xinhao, 1982), kịch [Signal d' alarme].

- Bến xe buýt (Chezan, 1983), kịch [Tiếng Pháp: Arret de bus; tiếng Anh: The bus stop).

- Linh Sơn (La montague l'Âme, 1990), tiểu thuyết [Soul Mountain].

- Kinh Thánh cho một người (Le Livre d'un homme seul, 1982), tiểu thuyết.

- Dã nhân (L'Homme sauvage, 1985), kịch.

- Hợp tuyển kịch (Collected Plays, 1985), kịch.

- Bờ bên kia (Bỉ ngạn, 1990), kịch [The other side].

- Tuyết tháng Tám (Bát nguyệt tuyết, 1990 ), kịch.

- Bên bờ cuộc sống (Au bord de la Vie, viết năm 1991, công diễn lần đầu năm 1993), kịch.

- Đào vong (Taowong, 1992), kịch [Fugitives].

- Sơn hải truyện (1993), kịch.

- Giữa sống và chết (Shengsijie, 1993), kịch [Between life and death]

- Kẻ miên hành (Le somnamble, viết năm 1993, công diễn lần đầu năm 1999), kịch.

- Bộ tứ cuối tuần (Zhoumou sichongzou, 1996), kịch [Weekend quartet].

- Không có chủ nghĩa (Một nữu chủ nghĩa, 1996), tập tiểu luận.
 
Back
Bên trên