Những ngày thứ Ba với thầy Morrie (best-seller Mỹ năm 2001)

Những ngày thứ Ba với thầy Morrie

- Cậu hẳn biết tôi đang chết như thế nào chứ? Thầy hỏi - Tôi nhướn mày.

- Tôi sắp chết ngạt. Đúng thế, phổi tôi do bệnh hen xuyễn, không thể điều khiển được căn bệnh này, cái bệnh ALS này lại di căn khắp cơ thể, nó đã xơi mất chân tôi, chẳng bao lâu nữa nó sẽ xơi đến cánh tay và bàn tay. Và khi nào nó xơi đến phổi thì ...

Thầy nhún vai.

-... Thì là hết!

Tôi không biết nói gì, vì thế tôi bảo:

- Vâng, em hiểu, em nghĩ là ... thầy chả bao giờ hiểu được đâu.

Thầy Morrie nhắm mắt.

- Tôi biết, Mitch. Cậu đừng sợ tôi chết. Tôi đã từng sống tốt đẹp và tất cả chúng ta biết cơ sựp sắp xảy ra. Có thể, tôi còn bốn hoặc năm tháng nữa.

Tôi bứt rứt nói:

- Không ai có thể nói ...

- Tôi thì có thể, thầy nhẹ nhàng nói, thậm chí có một thể nghiệm nhỏ. Một bác sỹ đã chỉ ra cho tôi.

- Một thể nghiệm ư?

- Hãy hít vào vài lần.

Tôi làm như thầy bảo.

- Bây giờ hít một lần nữa, nhưng lần này khi thở ra, cậu hãy đếm càng nhiều càng tốt, trước khi cậu lấy hơi thở khác.

Tôi thở ra nhanh và đếm:

- Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám ... tôi đếm đến 70 trước khi hết hơi.

- Tốt lắm, cậu có một lá phổi khỏe mạnh. Bây giờ xem tôi làm gì nhé.

Thầy hít vào rồi bắt đầu đếm những con số với giọng nhẹ nhàng, lên bổng xuống trầm.

- Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám.

Thầy dừng lại, hớp không khí.

Khi bác sỹ bảo tôi đếm lần đầu, tôi có thể đếm đến hai mươi ba. Bây giờ đếm đến mười tám - Thầy nhắm mắt lại, lắc đầu - Cái bể chứa của tôi gần như rỗng.

Tôi đập đập vào đùi, bứt rứt. Một buổi chiều thế là quá đủ.

- Nhớ trở lại thăm giáo sư già của cậu. Thầy Morrie nói khi tôi ôm thầy chào tạm biệt.

Tôi hứa sẽ quay lại, và tôi cố không nghĩ đến cái lần cuối cùng tôi đã hứa như vậy.
 
Những ngày thứ Ba với thầy Morrie

Tại hiệu sách trường đại hoc, tôi mua theo những đề từ mục trong danh sách đọc của thầy Morrie. Tôi mua những cuốn sách tôi chưa từng biết là có, những tựa đề như Tuổi trẻ: nhân cách và sự khủng hoảng; Tôi và người khác; Sự phân thân.

Trước khi vào đại học, tôi không biết là sự nghiên cứu những mối quan hệ con người có thể được coi là học thuật. Cho tới khi tôi gặp thầy Morrie, tôi vẫn không tin điều đó.

Nhưng sự đam me sách của thầy là có thực và dễ lây. Thầy trò tôi thỉnh thoảng bắt đầu trò chuyện nghiêm túc sau khi tan lớp, khi phòng học vắng vẻ. Thầy hỏi tôi nhiều câu hỏi về cuộc đời tôi, rồi thầy trích dẫn những câu của Erich Fromn, Martin Buber, Erik Erikson. Nhiều khi thầy đưa nguyên những lời của họ, chú thích ý kiến của mình, ngay cả khi thầy không tán thành. Chính những lần đó mà tôi nhận thức được thầy đúng là một giáo sư, không phải một ông bác. Một buổi chiều, tôi đang than phiền về những bối rối ở lứa tuổi của tôi, những gì người ta chờ đợi tôi ngược với những cái bản thân tôi mong muốn.

- Tôi đã nói với cậu về độ căng của những tương phản chưa?

- Độ căng của những tương phản?

- Cuộc đời là một loạt những giằng đi giằng lại. Cậu muốn làm cái này nhưng cậu buộc phải làm cái khác. Cái gì đó là tổn thương cậu, nhưng cạu biết là không phải thế. Cậu cho có những sự việc là dĩ nhiên, ngay cả khi cậu biết là không nên bao giờ cho việc gì là dĩ nhiên cả.

- Độ căng của những tương phản giống như kéo một sợi cao su. Nhưng hầu hết chúng ta sống ở khoảng giữa.

- Có cảm giác như một trận đấu vật - Tôi nói

- Một trận đấu vật! Thầy cười phá - Đúng, cậu có thể miêu ta cuộc sống kiểu ấy.

- Thế bên nào thắng? Tôi hỏi.

- Bên nào thắng ư?

Thầy mỉm cười nhìn tôi, mắt nheo, răng khấp khểnh:

- Tình yêu thắng. Tình yêu luôn thắng.
 
Những ngày thứ Ba với thầy Morrie

Đăng ký tham dự



Tôi bay đi London vài tuần sau đó. Tôi đang tường thuật về Wimbledon, giải quần vợt hàng đầu thế giới và một trog những sự kiện ít ỏi để tôi tới đó là khán giả không bao giờ thô lỗ và không ai say rượu trong bãi đỗ xe. Nước Anh ấm áp và nhiều mây, mỗi buổi sáng tôi đi dạo những phố có cây gần các sân quần vợt, lướt qua các cô cậu choai choai đang xếp hàng để mua những tấm vé thừa, những người bán rong đang bán dâu tây và kem. Bên ngoài cổng lớn là một quầy báo bán hàng nửa tá những tờ báo Anh khổ nhỏ, nhiều àu, trưng ảnh các phụ nữ ngực trần, những bức hình của các thợ săn ảnh gia đình hoàng gia, tướng số, thể thao xổ số, và một ô nhỏ tin tức thời sự. Đề mục hàng đâu từng ngày của các báo được viết trên một bảng phấn nhỏ tựa vào chồng báo cuối cùng, và thường được thấy những thứ như: DIANA ĐẤU VỚI CHARLIES hoặc GAZZA ĐỀ NGHỊ VỚI ĐỘI: HÃY TRẢ TÔI VÀI TRIỆU!

Mọi người lật những tờ báo giật gân ấy, ngấu nghiến những chuyện ngồi lê đôi mách. Trong những chuyến đi sang Anh trước đây, tôi cũng thường làm thế. Nhưng nay, vì một lý do gì đó, tôi thấy mình nghĩ về thầy Morrie bất kể khi nào tôi đọc thứ gì ngớ ngẩn hoặc hời hợt. Tôi vẫn hình dung thầy ở đó, trong ngôi nhà với cây thích Nhật Bản và những sàn gõ, đếm hơi thở, xiết chặt mỗi lần gặp những người thân yêu, trong khi tôi mất nhiều thì giờ vào những thứ hoàn toàn vô nghĩa với cá nhân tôi: những ngôi sao màn bạc, những siêu người mẫu, tin đồn mới nhất về công nương Diana hoặc Madonna hoặc John F. Kenedy, Jr. Thật là lạ, tôi thèm muốn chất lượng thời gian của thầy Morrie ngay cả khi tôi xót xa vì thời gian ấy mất dần. Tại sao chúng ta bận tâm với tất cả những trò tiêu khiển đo? Trong khi trở về nhà thì vụ án O. J. Simpson (1) đương vào thời điểm căng nhất, có những người dành toàn bộ những giờ ăn trưa để theo dõi rồi ghi băng phần còn lại để họ có thể theo dõi vào ban đêm. Họ không biết O. J. Simpson. Họ không biết bất kỳ ai liên quan đến vụ này. Tuy nhiên họ đã đánh mất hàng bao nhiêu ngày, bao nhiêu tuần trong đời ham mê vở kịch của ai đó khác.

Tôi nhớ những gì thầy Morrie nói trong suốt chuyến thăm của chúng tôi.



_________________

(1) 1995, vụ án làm náo động dư luận Mỹ, vì đây là một cớ đấu tranh của người da đen. O.J. Simpson bị kết tội ghiết người vợ cũ và một người bạn nhưng chứng cứ rất mập mờ. Cuối cùng ông được tha bổng sau khi bị giam 474 ngày.
 
Back
Bên trên