Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)
Điều hành viên
Cái này là so với nguồn lực hiện tại ở VN.
Để có triển khai nghiên cứu đề tài khoa học như ở tây thì đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về tài chính và cần có nguồn nhân lực đủ với những yêu cầu khắt khe.
Trong trường hợp có được nguồn tài chính và nhân lực đảm bảo thì cũng vẫn phải cân nhắc những vấn đề khác như khả năng thành công khi triển khai nghiên cứu ở VN, ứng dụng của kết quả nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu (nước ngoài họ tiến hành nghiên cứu rất nhanh, nếu mình làm chậm hơn họ thì ý giá trị nghiên cứu sẽ bị giảm đi nhiều).
Theo anh thì vì những điều nêu trên và một số điều khác thì định hướng nghiên cứu ứng dụng đối với đa số các đề tài tại VN vẫn là hợp lý trong hiện tại và tương lai gần.
Anh thấy việc nghiên cứu theo hướng ứng dụng tại VN có hai y nghía lớn là tìm phương thức triển khai ứng dụng tại VN & nâng cao năng lực cán bộ (trong quá trình làm PhD thì cán bộ sẽ phải tự học hỏi nhiều).
Em có một suy nghĩ thế này, chả lẽ những gì em nghiên cứu nếu không áp dụng được ở Việt Nam mà chỉ hiệu quả ở nơi em đang học, hoặc thậm chí không áp dụng được ở đâu nhưng lại thỏa mãn đam mê học thuật thì đều không có giá trị ạ?
Em nghe nói về "thủ dâm tri thức" lâu rồi, gần đây lại có "tri thức salon" nữa, thấy có tí buồn là n` ng` đi học về cũng bằng nọ bằng kia mà cuối cùng chả giúp gì được cho đời đấy, nhưng cũng tự hỏi là tại sao kiến thức lại bị đối xử thực dụng thế chả lẽ k "research for the sake of research" được sao (
cũng may là em định học econs còn có tí ứng dụng, chứ bây giờ nếu vì "đam mê" mà đâm đầu vào khoa học vũ trụ hay gì gỉ đấy chả biết còn bị gọi là tri thức kiểu gì nữa :-<
Với cả bonus mọi người topic của anh Đỗ Việt trên TLNT:
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?p=2877300