cảm ơn anh Thắng đã góp ý về phần định nghĩa của em ,đó là những gì em hiểu từ trước đến nay thôi , chứ ko phải là copy từ nguồn nào đâu , và em thấy khá nhiều người cũng đồng tình với cách hiểu như thế ,tất nhiên ,cũng rất khó mà bao quát hết được mọi trường hợp cụ thể , sau đây , em xin được làm rõ thêm một số khái niệm mà có lẽ trong bài post đầu tiên đã bỏ sót :
+ nhạc tiền chiến , mọi người vẫn lấy cái mốc bắt đầu là khoảng những năm 30 . Và ở trên TV gần đây ta thấy nói tới khái niệm "tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu", chính là nói về dòng nhạc tiền chiến này .Vốn hiểu biết của em chỉ giới hạn ở nhạc tiền chiến ngoài Bắc , còn trong Nam vào thời kỳ này thì ko rõ (mà phần lớn mọi người bây giờ cũng ít ai biết) , nên xin ko đề cập tới .Nhạc này bắt đầu bằng những sáng tác nhạc Tây lời ta . Sau đó , nó được Việt hóa dần dần , phong cách lãng mạn kiểu Châu Âu về âm nhạc , còn lời ca thì chịu ảnh hưởng từ phong trào Thơ mới . Một loạt tên tuổi xuất hiện : Văn Cao , Phạm Duy , Doãn Mẫn , Thẩm Oánh , Dương Thiệu Tước ,Lê Thương , Đặng Thế Phong ,Hoàng Giác ,Nguyễn Hiền (theo những gì em còn nhớ)... Song song với nhạc tiền chiến lãng mạn là nhạc tiền chiến cách mạng , điển hình có Lưu Hữu Phước , Nguyễn Đình Thi ...và có thể thấy rõ là nhạc tiền chiến cách mạng ở giai đoạn trước 45 phát triển mạnh sau khi phát xít Nhật xâm lược nước ta .
Đến năm 45 (một mốc mà anh Thắng nói tới) , thì nhạc tiền chiến lãng mạn vẫn tiếp tuc phát triển , với các sáng tác của Đoàn Chuẩn -Từ Linh ... (và còn nhiều nữa) , nhưng đó là ở những vùng bị giặc Pháp chiếm đóng . Còn ở chiến khu , vì yêu cầu của cuộc kháng chiến , nên nhạc lãng mạn ko được khuyến khích phát triển , thay vào đó , nhạc cách mạng thực sự nở rộ , với Văn cao , Phạm Duy , Đỗ Nhuận ...
Đến năm 54 , đất nước chia đôi , trong thời kỳ đầu , ở miền Bắc , vẫn tiếp tục có những sáng tác lãng mạn của Đoàn Chuẩn- Từ Linh , Hoàng Dương... nhưng về sau , nhất là từ sau sự đổ vỡ thực sự của hiệp định Paris năm 56 , thì các đường lối về văn hóa nghệ thuật của Đảng ngày càng không khuyến khích nhạc lãng mạn theo kiểu cũ phát triển thêm nữa (vì bị gọi là lãng mạn tiểu tư sản ), mà thay vào đó , nhạc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn , cũng đúng lúc cuộc chiến tranh với Mỹ và miền Nam nổ ra . Như vậy là nhạc tiền chiến đến đây chấm dứt trên đất Bắc .
Ở trong Nam , vào thời kỳ đầu sau khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền , nhạc tiền chiến lãng mạn vẫn tiếp tục phát triển , nhất là những sáng tác của các nhạc sỹ người Bắc di cư , nói lên nỗi niềm thương nhớ cố hương , ta có Phạm Đình Chương , Phạm Duy , Nguyễn Hiền ...(nhiều lắm) .Thậm chí , các nhạc phẩm tiền chiến cách mạng (hào hùng) trước đây của Phạm Duy , Lưu Hữu Phước tiếp tục được trình diễn trong Nam .Về sau , cũng do chiến tranh mà nhạc tiền chiến (cả lãng mạn và cách mạng ) dần nhường chỗ cho các dòng nhạc khác của miền Nam : nhạc đại chúng (nhạc vàng--theo cách gọi quen thuộc) , nhạc trữ tình (ko theo phong cách lãng mạn tiền chiến trước đây ) , nhạc phản chiến , nhạc chinh chiến... Như vậy , có thể lấy dấu mốc là khi quân Mỹ đổ vào miền Nam , thì nhạc tiền chiến cũng chấm dứt trên đất miền Nam !(tất nhiên , dấu mốc này là hết sức tương đối )
Còn nói về định nghĩa nhạc đỏ , thì em cho rằng ko nên coi nhạc đỏ là nhạc trẻ của thế hệ cha anh . Nhạc đỏ là nhạc đỏ , nó có đề tài của riêng nó , không thể lẫn sang nhạc trẻ được . Thì em đã nói ở trên rồi mà anh , nhạc đỏ cũng có thể có những bài hát có giai điệu êm ái , mềm mại , chứ ko nhất thiết là phải hùng tráng .Tất nhiên , có thể ca ngợi tình yêu và tuổi trẻ , nhưng kiểu gì thì tình yêu đôi lữa và tuổi trẻ VẪN CHỈ ĐƯỢC LỒNG GHÉP VÀO một cái nền chung , đó là đề tài ca ngợi tổ quốc ,Đảng , chiến đấu , lao động , sản xuất ...Và nhiều khi , tình yêu đôi lữa và tuổi trẻ chỉ được dùng như một "cái cớ" (em dùng chữ "cái cớ "tức là cái để dẫn dắt vào mạch cảm xúc chính chứ ko phải "cái cớ" theo nghĩa mỉa mai gì đâu nhé ^^ ) để nói về những đề tài lớn hơn . Cái nền chung này , nhạc trẻ ko có !
Do vậy , mấy nhạc phẩm anh kể tới " Làng tôi, Ở hai đầu nỗi nhớ, con kênh xanh xanh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, TÌnh ca Tây Bắc..." phải được coi là NHẠC ĐỎ .
Về vấn đề chữ "trẻ" ở trong từ " nhạc trẻ" , cũng có thể hiểu một cách TƯƠNG ĐỐI thôi , "trẻ" là cho giới trẻ (nhất thiết ko có ý nghĩa chính trị ) .Hoặc là "trẻ" là những gì mới có , mới sáng tác , ko đi theo cái mạch chủ đề truyền thống như nhạc đỏ , nhạc dân ca , nhạc vàng...
Như em đã nói ở trên , từ những năm cuối 60s-đầu 70s , nhạc trẻ đã xuất hiện tại miền Nam Việt Nam .Nó mới lạ , phá cách , ko đi theo phong cách của bất cứ một thể loại nào trước đấy , rõ ràng , khi mới xuất hiện , nhạc trẻ miền Nam Việt Nam trước 75 , có giai điệu phần lớn là rất vui tươi sôi động , TIẾT TẤU NHANH HƠN HẲN CÁC LOẠI NHẠC KHÁC (trừ nhạc hành khúc ) .Trong hoàn cảnh chiến tranh như thế , nhạc trẻ (với những tác giả như là Lê Hựu Hà , Nam Lộc , Nguyễn Trung Cang...) đã hướng tới chủ đề tình yêu đôi lứa , tuổi trẻ , yêu cuộc sống . Nó thuần túy là dành cho giới trẻ , và thường ko đả động gì đến các vấn đề chính trị , hay là quốc gia đại sự , và nó cũng ko có giai điệu, âm hưởng não nề , "ủy mị" (theo cách nói thường thấy ) của nhạc vàng (hoặc còn gọi là nhạc quê hương , nhạc mùi , hoặc là nhạc đại chúng) .Đấy chính là điểm tạo nên sự khác biệt , mới lạ của nhạc trẻ , và nó nhanh chóng chiếm được cảm tình của thanh niên .
Sau này , qua những bước thăng trầm của nó , đề tài , rồi phong cách thể hiện của nhạc trẻ đã có rất nhiều biến đổi , mở rộng ... Ở đây , cũng nên lưu tâm đến ảnh hưởng của nhạc ngoại quốc nữa (như em đã nói ở bài post đầu tiên)