định nghĩa về nhạc đỏ , nhạc trữ tình tiền chiến , nhạc trẻ ... và các đặc điểm của chúng ,tớ đã nói khá rõ ở các bài post trang trước , bạn có thể đọc để tham khảo ( vì tớ chỉ nói theo cách hiểu của mình thôi , chứ ko phải là người nghiên cứu chuyên sâu về nhạc lý
). Nếu bạn có thắc mắc gì , tớ sẽ giải đáp .
Bây giờ sẽ nói về nhạc vàng :
Cũng như khi tìm hiểu các thể loại trước , ta phải ôn lại đôi chút về kiến thức lịch sử mới có thể hiểu rõ về bản chất và đặc điểm của nhạc vàng .
Sau năm 1954 , chia đôi đất nước , các loại nhạc như trữ tình tiền chiến , nhạc cách mạng (là bộ phận chủ chốt của TÂN NHẠC Việt Nam) đã định hình ,đã có những thành tựu nhất định . Tuy nhiên , đường lối lãnh đạo văn nghệ của 2 chế độ Nam , Bắc là khác biệt , cộng với lý do về sở thích , thị hiếu âm nhạc của 2 miền có rất nhiều điểm khác nhau , nên cũng dẫn đến hệ quả của nó là một thể loại nhạc nào đó sẽ phát triển nở rộ hoặc là chỉ như "chồi non thiếu ánh dương" trên 2 miền (có thể coi như 2 quốc gia độc lập vào thời điểm đó) .
Ở miền Bắc , theo đường lối văn nghệ chung của các nước trong khối cộng sản , các chủ đề sau đây được khuyến khích :chiến đấu chống Mỹ , Đảng và Bác , phong cảnh và tâm hồn Việt , và đề tài dân tộc thiểu số . Cần lưu ý rằng , đây là một đặc điểm lịch sử , vào thời kỳ ấy , nhạc lãng mạn , tình ca (tức là chỉ đơn thuần ca ngợi tình yêu lứa đôi mà ko ...ca ngợi cách mạng) không hề được khuyến khích , thậm chí , có bài nói lên nỗi đau của con người trong chiến tranh thì tác giả bị kỷ luật , vì bị cho là "lãng mạn tiểu tư sản " , rồi là "ủy mị" , tóm lại là "ko nói lên được tinh thần của con người trong thời đại cách mạng vô sản". Kiểu cách sáng tác chính thống trong âm nhạc miền Bắc thời kỳ này có thể được so sánh với phong cách "hiện thực xã hội chủ nghĩa" trong văn chương. Cuộc chiến tranh nổ ra càng tăng cường ,củng cố đường lối đó trong âm nhạc . Cũng chính vì lí do này mà từ đó trở về sau , ko hề có bóng dáng của "nhạc vàng" trên đất Bắc .
Trong khi đó , tình hình ở trong Nam (phần lớn lãnh thổ là nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng hòa) thì lại khác . Vì các nhà lãnh đạo của 2 nền đệ nhất và đệ nhị VNCH "chưa được trải qua một khóa đào tạo nào về CN Marx-Le-Stalin" , chưa được "trang bị thế giới quan và phương pháp luận Marx-Le" , nên đường lối về văn nghệ của họ "thoáng" , cởi mở hơn chế độ miền Bắc , tất nhiên , trong một khuôn khổ mà hoàn toàn có thể thông cảm được là : ko được phép sáng tác tuyên truyền cho "Việt Cộng ".
Các thể loại nhạc vẫn phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất lượng .Có thể kể đến nhạc trữ tình lãng mạn (Phạm Duy ,Phạm Đình Chương , Ngô Thụy Miên , Từ Công Phụng , Vũ Thành An , Trịnh Công Sơn ...) -còn gọi là "NHẠC SANG " . Còn lại một phần nữa gọi là NHẠC VÀNG ,hoặc là NHẠC SẾN(thực ra tên gọi "nhạc vàng" là do người miền Bắc sau 75 đặt cho nó -- ý nghĩa của từ "vàng" ở đây là như kiểu "vàng vọt" ,có tính chất làm cho người ta mệt mỏi , ủy mị , dễ mất đi nhuệ khí cách mạng vô sản , và thậm chí rơi vào con đường hưởng thụ , trụy lạc ) Tất nhiên , đây là cái nhìn đầy định kiến , phiến diện , mang tính Bolsevik một cách cực đoan của các nhà lãnh đạo nghệ thuật.Thế rồi sau đó , dân ta cứ quen dùng cái chữ "nhạc vàng" mà chỉ hiểu rất lờ mờ về nguồn gốc của nó . Những người sáng tác , hát , thưởng thức thể loại đó thì họ gọi là " nhạc phổ thông " hoặc là "nhạc đại chúng " . Để tiện nghiên cứu , tớ sẽ chia "nhạc vàng" ra làm 3 thể loại chính : NHẠC LÍNH , NHẠC ĐỒNG QUÊ (phân biệt hoàn toàn với country music của Tây nhé) , và TÌNH CA .
Để mai có thời gian tớ sẽ phân tich từng thể loại một . Bây giờ muộn quá rồi , ngủ cái đã ^^