Nguyễn Lý Hiền Nga đã viết:
nên đặt mình vào vị trí của đời để hiểu và thông cảm hơn, chia sẻ hơn. Thảo Hảo viết ra những dòng chữ đó, cũng giống như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, hay xa hơn là như Vũ Trọng Phụng, đều khát khao sự thay đổi cho thực tế mà họ cho là chưa thật ổn thỏa. ai nói "nhân trường hợp chị Thỏ bông" viết ra là để đấy? "nhân trường hợp chị Thỏ bông" nhắc nhở các anh các chị có trách nhiệm hơn với hạnh phúc chung, với nhau, với gia đình, với xã hội, yêu thương nhau hơn, gắn bó hơn. lời khẳng định cuối cùng không muốn làm hoa dại cũng là lời khẳng định của phụ nữ đối với người đàn ông thân yêu nhất về một tình yêu thủy chung son sắt. yêu lắm và yêu đến mức chấp nhận làm hoa nhựa, chấp nhận ngồi lên bàn thờ!
nhưng như thế cũng là đòi hòi người đàn ông thân yêu ấy những điều tương tự.
giá trị của một tác phẩm không phải chỉ là nhữgn chữ nghĩa bề nổi mà chúng ta cứ vin vào đó mà soi mói. điều này tao nghĩ là mày hiểu
Ơ... ^''^
(Tình hình là mỗi người có một cảm nhận riêng, ý kiến riêng, quan niệm riêng, nếu lôi mấy cái "riêng" ra tranh cãi thì tớ và bạn Vịt "oánh nhau" đến tối! 8-} )
Cơ mà không được, vẫn nói T_____T
- Đầu tiên, điều gì khiến tình yêu tồn tại? Thay đổi chính mình, "chấp nhận làm hoa nhựa, chấp nhận ngồi lên bàn thờ" để chứng tỏ "Em yêu anh nên em xyz..."?
Là chính mình để tương thích với nhau mới là điều khiến tình yêu tồn tại.
- Thứ hai, nếu mày muốn nói về "sự thay đổi cho thực tế mà họ cho là chưa thật ổn" của các nhà văn, thì còn phải nói nhiều.
"Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng được xếp trong danh sách 50 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỉ 20. Công nhận. (tao thích Số đỏ
) Nhưng ông Vũ muốn thay đổi cái gì? Cái xã hội nửa Tây nửa Ta kệch cỡm giả dối lừa lọc rởm đời. Điều này ai cũng chấp nhận, ai cũng đồng ý, ai cũng tán thành, vì nó đúng với quan niệm đạo đức, xã hội của VN. Không người Việt Nam nào thích cái "nửa Tây nửa Ta kệch cỡm giả dối lừa lọc rởm đời" cả.
Nhưng Dương Thu Hương thì sao? "Bên kia bờ ảo vọng" bằng tiếng Việt, của một nhà văn Việt lại được xuất bản dưới cái tên "Beyond Illusion" tại Mỹ. Còn ở Việt Nam, CẤM. Câu chuyện này được xuất bản, và lập tức dư luận VN biết rằng, ở trời Tây, nó đã làm cho các nước Châu Âu hiểu nhầm về chế độ của ta. Và Thu Hương đã phải sang Pháp để đính chính điều đó. Nói gì?
Thêm nữa, Võ Thị Hảo với "Giàn thiêu". Hay, rất hay. Nhưng nội dung của nó gây nhiều tranh cãi. Văn chương trước hết hãy là văn chương đã, nhưng một khi đã xuất bản rồi, đã "ra đời" rồi, thì người ta sẽ không chỉ xét cái cách hành văn, cái nghệ thuật, cái hay, cái đẹp nữa đâu. Cái được xét thêm vào là Tư Tưởng. Và tư tưởng về một triều đại nhà Lý dã man, một Ỷ Lan Linh Nhân tham quyền vọng, bức tử gần trăm người - có thể là thật, có thể - nhưng đi ngược với quan niệm đạo đức, truyền thống và đức tin vào tổ tiên ông cha của người VN.
So với những "cơn sốt" đấy, thì chị Thỏ Bông còn nhỏ lắm, Tư Tưởng không "kinh thiên động địa" lắm. Chỉ là bàn luận về chị em phụ nữ, rồi cách yêu, rồi cách làm "hoa". Nhưng mà, bất cứ cái thuyền nào ngược dòng thì đều gặp hai luồng gió, một như em và chị Hương, một như Vịt
-
giá trị của một tác phẩm không phải chỉ là nhữgn chữ nghĩa bề nổi mà chúng ta cứ vin vào đó mà soi mói. điều này tao nghĩ là mày hiểu
Ý tại ngôn ngoại.