Chu Anh Duy
(boytotbung)
Điều hành viên
Nguyễn Công Trứ
1778 – 1859
Nguyễn Công Trứ tự là Tôn Chất , hiệu là Ngô Trai , biệt hiệu Hy Văn . Ông la` người làng Uy Viễn , , huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh .Nguyễn Công Trứ sinh đúng vào ngày đầu năm năm Mậu Tuất ( 1778 ) .
Con đường thi cử của Nguyễn Công Trứ khá lận đận , năm 42 tuổi ông mới đỗ giải Nguyên . Con đường hoạn lộ của ông cũng lắm thăng trầm : hai lần bị giáng chức , một lần cách tuột làm lính . Tuy nhiên võ công của ông vô cùng hiển hách , khi Nam , khi Bắc , đánh dẹp Phan Bá Vành , Nông Văn Lâm , có lúc đánh giặc ở Cao Miên , nơi đâu cũng tỏ đủ tài thao lược . Ngay cả khi đã già , 80 tuổi thế mà khi nghe quân Pháp bắn phá cửa Ðà Nẵng , Ông vẫn hăm hở dâng sớ xin vua Tự Ðức ra cầm binh chống giữ . Nhưng mọi người nhớ đến Nguyễn Công Trứ nhiều nhất là ông đã có công khai hoang lập ấp ở hai hạt Tiên Hải , Kim Sơn khi làm chức Doanh Ðiền Sứ thời vua Minh Mạng . Người dân ở đây đã lập Sinh từ tôn thờ Ông .
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ , Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm , chủ yếu là thể thơ Ðường luật và Hát nói . Thơ của Ông giai đoạn đầu hết sức lạc quan của kẽ sĩ có chí hướng “ Phò vua giúp nước “ . Thửa thiếu thời nhà Nho Nguyễn Công Trứ rất nghèo.Trong cảnh túng bần ông đã chuyển sang làm đủ nghề , nào làm thầy địa lý , làm lang băm bốc thuốc , nhưng vụng về trong cách sinh nhai nên đành ẩn nhẫn đợi thời , thơ phú qua ngày .Tuy rất khó khăn nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn lạc quan , ông luôn nuôi trong lòng những hoài bão , ước mơ cao đẹp . Vì thế mỗi lần đi thi là mỗi lần niềm hy vọng lại dâng lên :
Ði không há lẽ lại về không ?
Cái nợ cầm thư phải trả xong
Ði thi tự vịnh
Tuy nghèo nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn tự hào về cuộc sống thanh cao của mình , ông luôn giữ phẩm cách trong sạch của mình .Ông là người có khí tiết , dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cương trường vượt qua tất cả để tiến đến sự thành đạt như chí hướng mình hằng đeo đuổi . Tuy sự thành công của tuổi đời hơi muộn nhưng lại chín chắn .
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến những bài thơ về Chí nam nhi của ông . Khó thể nào quên vị Nho tướng này với những câu :
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
( Chí khí anh hùng )
Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ tâm tính kiêu hùng , hiên ngang của kẻ sĩ đứng trong trời đất . Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách cuộc đời của ông đã minh chứng cho tâm niệm đó . Vì vậy hình ảnh kẻ làm trai của Nguyễn Công Trứ rất sống động và đầy thi vị .
Cái hay của nhà Nho Tướng này là dù trong hoàn cảnh nào ông cũng ca ngợi cái nhàn và sự hành lạc . Ngay khi còn là anh học trò thất cơ lỡ vận cho đến lúc thành đạt . Cái nhàn và sự hưởng lạc luôn theo chân Ông . Kể khi đã già ông vẩn còn dai Càng già ,càng dẽo càng dai ,bảy mươi ba tuổi cưới nàng thiếp mới hai mươi ba .
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay
Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say
Liếc mắt coi chơi người lớn bé
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay
Của trờì trăng gió kho vô tận
Cầm hạc tiêu dao đất nước này.
( Thú tiêu dao )
Lòng kiêu hãnh,khí chất đa tình đưa Nguyễn Công Trứ đến sự hành lạc , hưởng thú vui trong cái nhàn , tuy cái nhà của ông kém phần thanh khiết theo Ðạo gia như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng tài tình phong lưu rất mực .
Nguyễn Công Trứ còn là nhà thơ của thế thái nhân tình , Ông có cái nhìn rất rõ ràng trong cuộc sống . Ghét cay ghét đắng cảnh nhân tâm lung lạc vì đồng tiền :
Ð ..m… nhân tình đã biết rồi ,
Nhạt như nước ốc bạc như vôi .
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược ,
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi .
………………….
Trong thế thái nhân tình cái tình cảm của Nguyễn Công Trứ thoạt nhìn ngỡ hời hợt nhưng thật ra lại sâu đậm . Còn trong tình cảm riêng tư của mình Ông lại rất thành thật . Tương tư sầu tình thì ai cũng từng , nhưng cái tương tư của ông hình như được diễn đạt rất dễ dàng :
Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào ?
Lúc đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.
Một nước một non người một ngã,
Tương tư không biết cái làm sao ?
Tương tư
Cái chí khí ngang tàng , tính cách hào hùng và sự tài hoa , phong lưu của Nguyễn Công Trứ đã để lại cho hậu thế cả kho tàng văn thơ , hát nói phong phú . Mười năm cuối đời Nguyễn Công Trứ xin về hưu sống cuộc đời đủng đỉnh lưng bò mà đeo nhạc ngựa . Nguyễn Công Trứ mất ngày 7 tháng 12 năm 1859 .
1778 – 1859
Nguyễn Công Trứ tự là Tôn Chất , hiệu là Ngô Trai , biệt hiệu Hy Văn . Ông la` người làng Uy Viễn , , huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh .Nguyễn Công Trứ sinh đúng vào ngày đầu năm năm Mậu Tuất ( 1778 ) .
Con đường thi cử của Nguyễn Công Trứ khá lận đận , năm 42 tuổi ông mới đỗ giải Nguyên . Con đường hoạn lộ của ông cũng lắm thăng trầm : hai lần bị giáng chức , một lần cách tuột làm lính . Tuy nhiên võ công của ông vô cùng hiển hách , khi Nam , khi Bắc , đánh dẹp Phan Bá Vành , Nông Văn Lâm , có lúc đánh giặc ở Cao Miên , nơi đâu cũng tỏ đủ tài thao lược . Ngay cả khi đã già , 80 tuổi thế mà khi nghe quân Pháp bắn phá cửa Ðà Nẵng , Ông vẫn hăm hở dâng sớ xin vua Tự Ðức ra cầm binh chống giữ . Nhưng mọi người nhớ đến Nguyễn Công Trứ nhiều nhất là ông đã có công khai hoang lập ấp ở hai hạt Tiên Hải , Kim Sơn khi làm chức Doanh Ðiền Sứ thời vua Minh Mạng . Người dân ở đây đã lập Sinh từ tôn thờ Ông .
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ , Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm , chủ yếu là thể thơ Ðường luật và Hát nói . Thơ của Ông giai đoạn đầu hết sức lạc quan của kẽ sĩ có chí hướng “ Phò vua giúp nước “ . Thửa thiếu thời nhà Nho Nguyễn Công Trứ rất nghèo.Trong cảnh túng bần ông đã chuyển sang làm đủ nghề , nào làm thầy địa lý , làm lang băm bốc thuốc , nhưng vụng về trong cách sinh nhai nên đành ẩn nhẫn đợi thời , thơ phú qua ngày .Tuy rất khó khăn nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn lạc quan , ông luôn nuôi trong lòng những hoài bão , ước mơ cao đẹp . Vì thế mỗi lần đi thi là mỗi lần niềm hy vọng lại dâng lên :
Ði không há lẽ lại về không ?
Cái nợ cầm thư phải trả xong
Ði thi tự vịnh
Tuy nghèo nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn tự hào về cuộc sống thanh cao của mình , ông luôn giữ phẩm cách trong sạch của mình .Ông là người có khí tiết , dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cương trường vượt qua tất cả để tiến đến sự thành đạt như chí hướng mình hằng đeo đuổi . Tuy sự thành công của tuổi đời hơi muộn nhưng lại chín chắn .
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến những bài thơ về Chí nam nhi của ông . Khó thể nào quên vị Nho tướng này với những câu :
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
( Chí khí anh hùng )
Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ tâm tính kiêu hùng , hiên ngang của kẻ sĩ đứng trong trời đất . Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách cuộc đời của ông đã minh chứng cho tâm niệm đó . Vì vậy hình ảnh kẻ làm trai của Nguyễn Công Trứ rất sống động và đầy thi vị .
Cái hay của nhà Nho Tướng này là dù trong hoàn cảnh nào ông cũng ca ngợi cái nhàn và sự hành lạc . Ngay khi còn là anh học trò thất cơ lỡ vận cho đến lúc thành đạt . Cái nhàn và sự hưởng lạc luôn theo chân Ông . Kể khi đã già ông vẩn còn dai Càng già ,càng dẽo càng dai ,bảy mươi ba tuổi cưới nàng thiếp mới hai mươi ba .
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay
Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say
Liếc mắt coi chơi người lớn bé
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay
Của trờì trăng gió kho vô tận
Cầm hạc tiêu dao đất nước này.
( Thú tiêu dao )
Lòng kiêu hãnh,khí chất đa tình đưa Nguyễn Công Trứ đến sự hành lạc , hưởng thú vui trong cái nhàn , tuy cái nhà của ông kém phần thanh khiết theo Ðạo gia như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng tài tình phong lưu rất mực .
Nguyễn Công Trứ còn là nhà thơ của thế thái nhân tình , Ông có cái nhìn rất rõ ràng trong cuộc sống . Ghét cay ghét đắng cảnh nhân tâm lung lạc vì đồng tiền :
Ð ..m… nhân tình đã biết rồi ,
Nhạt như nước ốc bạc như vôi .
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược ,
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi .
………………….
Trong thế thái nhân tình cái tình cảm của Nguyễn Công Trứ thoạt nhìn ngỡ hời hợt nhưng thật ra lại sâu đậm . Còn trong tình cảm riêng tư của mình Ông lại rất thành thật . Tương tư sầu tình thì ai cũng từng , nhưng cái tương tư của ông hình như được diễn đạt rất dễ dàng :
Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào ?
Lúc đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.
Một nước một non người một ngã,
Tương tư không biết cái làm sao ?
Tương tư
Cái chí khí ngang tàng , tính cách hào hùng và sự tài hoa , phong lưu của Nguyễn Công Trứ đã để lại cho hậu thế cả kho tàng văn thơ , hát nói phong phú . Mười năm cuối đời Nguyễn Công Trứ xin về hưu sống cuộc đời đủng đỉnh lưng bò mà đeo nhạc ngựa . Nguyễn Công Trứ mất ngày 7 tháng 12 năm 1859 .