Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu

Em ví dụ em Hoàng nào đấy được giải Olympia, anh thì lại đưa cho em ví dụ khác về Bill Gates. Giữa em Hoàng gì gì đó với Bill Gates ai giỏi hơn?
Anh Thành đưa ra ví dụ thiếu thực tế rồi. 1 là anh đánh giá trên mặt nào, 2 là 2 người ở 2 độ tuổi khác nhau mà lại đánh giá ngang nhau thì khập khiễng quá.

(Dù vậy bản thân em vẫn nghĩ Bill Gates giỏi hơn. Got into Harvard and had the guts to drop out to pursuit his passion).
----
Đọc xong bài chị Hà mới nhớ ra là Bill Gates nhà giàu thật :">.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hihi, sau 1 hồi thì có vẻ như là mọi người hiểu nhầm nhau hết rồi :D

Em Vũ nói thế này:
ng` VN bây giờ sống hơi sướng 1 tí là lại xuất hiện tính ỷ lại,ko chịu vươn lên trong khi đó n~ gia đình ko khá giả lắm con cái lại có tinh thần học hành
VD:anh Hoàng giải nhất Olympia lần trc đó,nhà nghèo rớt
thế nên anh Thành mới phản biện lại thế này:
Em ví dụ em Hoàng nào đấy được giải Olympia, anh thì lại đưa cho em ví dụ khác về Bill Gates. Giữa em Hoàng gì gì đó với Bill Gates ai giỏi hơn?
--> ý nói là người có điều kiện thuận lợi hơn thì sẽ có đầy đủ cơ hội để phát triển tốt hơn.
(còn thì tất nhiên là phải phụ thuộc vào ý trí của mỗi người nữa chứ)


Thôi quay lại nói tính xấu của người VN đi :D :))
 
ko đúng giờ giấc, thiếu kỉ luật, hay xuề xòa. Bản thân mình thỉnh thoảng cũng bị T_T
 
Người VN mình đặc biệt là rất thích tụ tập (phè phỡn), ai mà không thích thế thì bị quy là lập dị :D
Nhưng lúc cần tụ lại để làm ăn lớn hay thực hiện 1 ý tưởng lớn - hay đơn giản chỉ cần kiểu brainstorming/teamworking - thì quay đi quay lại chả thấy mống nào nữa, tự nhiên thấy "bay" đâu hết :D
 
a dua thích dùng mẹo hơn là mưu
có thói quen ỷ đông hiếp yếu

chăm chỉ ,kiềm chế tốt,..
 
các lãnh đạo quá nhu nhược (từ bé đến lớn ,từ chức nhỏ nhặt như tổ trưởng đến tận các ông bộ trưởng)
ko dám thưởng phạt phân minh
 
"một người làm quan , cả họ được nhờ "

---> tai hại khủng khiếp !
 
Vô trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh trách nhiệm.:|
 
Một tính xấu của người Việt đây này:
Cho chồng... ra rìa!
TTC - Đã qua cái thời chỉ có chồng mới có quyền chê vợ, thời nay nhiều ông chồng phải toát mồ hôi, sùi bọt mép để lo củng cố "địa vị" chủ gia đình của mình vì có khá nhiều quý bà quý cô sẵn sàng thẳng tay cho chồng... ra rìa nếu chồng lèn èn không ra gì...

Vợ lên đời, chồng rớt giá: ũng y chang một kiểu kịch bản "chán cơm" của những ông chồng sang cả chê vợ quê mùa, cục mịch, chỉ có điều chuyển thể qua kịch bản loại này, các bà vợ lại vô vai quyền quý ngất ngưởng, còn các ông chồng bị ép xuống hàng… lẹt đẹt tầm thường! Trong tình trạng bên lên đời, bên rớt giá thảm hại như vậy, mâu thuẫn ắt xảy ra, và điều không tránh khỏi là một bên phải chịu cảnh bị bên kia cho… ra rìa!

Quen nhau từ cái thuở còn xài điện thoại cục gạch với xế nổ cối đá, cả T. và Đ. đều thấm thía cái nghĩa vợ chồng trong cảnh nghèo nó "đậm đà hương vị tự nhiên" như thế nào. Vậy mà chỉ sau khi cô vợ bươn chải may mắn trúng mấy mối hàng lớn, đến thời phất, làm đâu thắng đó, mối quan hệ hai người trở nên cà giựt. Cô vợ bắt đầu đi sớm về khuya, ăn diện mô-đen, sành sỏi nhiều thứ, trong khi anh chồng T. vẫn mộc mạc khoai lang củ chuối như xưa.

Đi tiếp bạn hàng, Đ. không dám dắt chồng theo vì e ngại… hàm răng đã vẩu còn "cẩn" thêm đám khói thuốc vàng khè của T., đã vậy lại còn kèm cái chứng ăn "thiệt tình", vô bàn là cứ cắm đầu cắm cổ làm một hơi, không nói năng giao tiếp với ai. Đ. thú thiệt với chuyên viên tư vấn: "Em mắc cỡ với khách vì có người chồng thô thiển như vậy!".

Trong khi Đ. càng cố gắng để nâng mình lên thì T. lại ngồi ịch một chỗ, mặc cho Đ. ra công ra sức nạy chồng. Cho tới giờ, Đ. đã lên giám đốc, có lính lác để chỉ tay năm ngón, Đ. cũng ráng cải tạo chồng bằng cách cho chồng làm… phó giám đốc, nhưng T. vẫn không nhúc nhích bao nhiêu, vì với chuyên môn thợ đóng gói bao bì tổ hợp ngày trước, T. chỉ có thể võ vẽ chơi games hoặc đọc báo giết thời giờ…

Còn câu chuyện của H., có học, xinh đẹp, lấy L. vì thấy L. là người "tội nghiệp" nhất trong đám "đuôi" của H. Lúc đó L. nghèo, không đẹp trai, học hành cũng làng nhàng, nhưng vẫn chai mặt cạnh tranh với mấy anh nhà giàu, có mã. H. nghĩ, chắc tạng L. thuộc dạng… "ngoạ hổ tàng long", là người mạnh mẽ và có ý chí mới dám đeo "lì" như vậy, nên cô đồng ý lấy L. Nhưng lấy rồi, hình như bao nhiêu tài của L. đã xài hết trong thời gian cua H., nên bây giờ trạng thái thường trực của anh là… hết bình, lúc nào cũng xuôi xị, lờ đờ.

Trong cơ quan, không biết L. bị đì ra sao, nhưng về nhà toàn nói xấu từ sếp bất tài cho tới đồng nghiệp phản bội, không thấy anh có ý định học thêm để nâng cao trình độ, kiến thức thì càng ngày càng sụm bà chè… Trong khi đó, H. lại được cất nhắc lên chức, nằm trong tầm ngắm "hàng dự trữ" của lãnh đạo. Lên càng cao, ngó xuống, H. càng chán phèo ông chồng "thiu" của mình. Lắm lúc so sánh chồng mình với nam đồng nghiệp trong cơ quan, H. thấy giống như so mì gói với… mì spaghetty!

Cô đã manh nha ý định ly dị, nhưng vẫn còn dùng dằng vì nghĩ dù sao "tội" của L. trong việc làm vợ chán cũng chưa nặng bằng tội của các ông chồng mèo mỡ, bài bạc, rượu chè bê tha! Chồng… "phiên bản mới"? Nếu các ông chồng thường so vợ mình với vợ người ở phương diện bề mặt như sắc đẹp, tuổi trẻ… thì các bà vợ thời nay dường như có "gu" tinh tế hơn trong việc đánh giá chồng mình với chồng người!

Chồng cho ra chồng không chỉ cần cái "vỏ", mà quan trọng là phần "ruột": Tính cách đàn ông, bản lĩnh trong công việc và gia đình, sự quan tâm chăm sóc vợ con, chí tiến thủ… Nhiều chuyên viên tư vấn còn cho rằng phụ nữ thời nay do được tiếp xúc nhiều với truyền thông, vai trò được mở rộng trong xã hội, không chỉ quanh quẩn "xó bếp", nên khá "kén" trong việc cho điểm chồng.

Qua các ca tư vấn, nhiều khi chỉ một vài thái độ của chồng "nhỏ như cái móng tay" mà đã… mất điểm trầm trọng dưới mắt các bà vợ: Có chị than phiền tại sao lúc nào chồng cũng có vẻ buồn ngủ, thấy mặt là thấy… ngáp, chán quá! Với chị khác, sao chồng nói chuyện với mình cụt lủn, trong khi vô cơ quan ai cũng anh em ngọt xớt với mình. Có chị còn đánh giá chồng qua loại báo mà anh mua, loại dĩa anh mướn, tại sao không đọc T.T., T.N., S.G.G.P…, không mướn phim tình cảm tâm lý… mà lại lo đọc mấy thứ báo, xem loại phim rẻ tiền, toàn vụ án với đâm thuê chém mướn…?

Theo chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Thương (giám đốc Trung tâm Tư vấn Gia đình và Ly hôn - FDC), cả vợ lẫn chồng - trong trường hợp này thì nhất là các ông chồng - phải nhanh tay cập nhật liên tục những "phiên bản mới" cho đời sống hôn nhân thời hiện đại, tiếp tục làm mới mình theo hướng tiến bộ hơn, đừng nên giữ khư khư những nhận thức cổ lỗ sĩ về hôn nhân: Cứ cưới về là "sở hữu" của mình rồi, mình muốn làm gì thì làm, sống kiểu gì cũng được, "của" vẫn còn đó! Nếu chủ quan khinh… "cơm" như vậy sẽ có ngày bị "cơm" đá đến… cơm nguội cũng không có mà xơi!
http://www3.tuoitre.com.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=183234&ChannelID=103

Đùa chút thôi. Tôi nghĩ người Việt mình không hề xấu như diễn đàn của báo tiền phong nói, mọi người thử tìm nguyên nhân và cách giải quyết. Hôm nay có một cuộc nói chuyện thế này, thật 100% (tuy kô trích dẫn được đúng):
+T.. ơi, dạo này có nhiều đạo lắm.
+..?
+T .. ơi, đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo cả bài báo nữa.
+Thì nước ta có truyền thống đạo rồi, như cụ Nguyễn Du ngày xưa đạo truyện của TQ đấy.
+..
+Tuy nhiên nói thế là oan cho cụ Nguyễn, trong bản chính của cụ có nói đây rõ đây là cốt truyện mượn của Tàu, chỉ có sau này con cháu bỏ câu đó đi coi truyện Kiều là của chính cụ.
Một người ngồi cạnh gật gù:
+Mở đầu truyện đã là Cảo thơm lần giở trước đèn... cụ đọc và chỉ diễn thơ lại thôi.
Các cụ ngày xưa của ta rất tốt, chỉ có điều tại sao con cháu bây giờ lại sinh ra lắm điều xấu như vậy thế???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Người Vn rất vô văn hóa, hum trc em ra ngoài đường thấy 1 ông đi đằng trước nhổ toẹt 1 bãi nước bọt=> theo chiều gió bay vào thẳng mặt ông đằng sau. Thế là cái ông bị nhổ vào mặt mới phóng xe xông lên, nhổ thẳng vào mặt ông kia. Cuối cùng 2 ông dừng xe đánh nhau=> hết chuyện
 
Sao mọi người có vẻ nói chuyện xa xăm thế nhỉ?
Theo em, những nhận xét trên hầu như đều đúng cả! Nhưng em muốn nói đến thói xấu của học sinh vn ta bây giờ, đó là thói quen học thụ động, đối phó, ko thực chất. Hầu hết học sinh bây giờ giữ quan điểm chỉ học những gì cần, có ích cho mình (vd như: toán, lí, hoá, anh....) những môn kia chỉ trực quay cóp, chép bài.....nếu ko thì giờ kiểm tra nào cũng phải có trao đổi, hỏi bài nhau!
Em ko phủ nhận là mình có trao đổi bài. Nhưng cũng chỉ là trao đổi ít mà thôi. Đó là vì sao chứ?! Là vì áp lực học tập từ nhiều phía, sợ điểm kém, vì lũ bạn xung quanh nó cứ "ầm ầm" lên như thế (lại còn cảm giác ko thoải mài khi mình học thuộc bài mà lại điểm kém bọn nó!)... Mình thì mong muốn trông thi chặt, đề KT chẵn lẻ (nhiều đề), đôi lúc khó chịu muốn thưa cô nhưng lại ngại bọn nó nhìn mình với ánh mắt "khác", sợ mình trở nên khác người! vả lại sức mình...! (Cũng cảm thấy xấu hổ vì mình bức xúc chỉ biết ngồi kêu thế này thôi mà chưa làm được gì!)
Nhưng dù sao thì em vẫn cảm thấy cực kì bức xúc, khó chịu với cách học của học sinh hiện nay!
 
Tật của người Việt thành thị hiện đại như các HAOer trong topic này: nói thì hay, bàn thì lắm, làm ăn thì như x, thiếu tính hiệu quả.
Tật của dân quê: Thiếu tự tin, ngại ngùng khi ứng dụng kiến thức mới, bảo thủ.
 
Em tự hỏi : liệu dân ở các nước khác có giống như vậy không ? :-? ....

Theo như chị tự nhận định thì đối với các nước Tây Âu là "Không". :D


Nói lại nhớ đến 1 cuộc đối thoại của mình với 1 anh bạn người Áo.
Anh bạn này đi thực tập ở VN nên rất muốn tìm hiểu người VN, văn hóa VN. Anh ấy kể là nói chuyện với người VN khác, người ta hay bảo là: "Người VN chúng tôi không có tiền, nhưng có rất nhiều thời gian (để tụ tập ý mà :D )."
Anh bạn người Áo rất tâm đắc với câu này.
Thấy thế mình đáp lại:
"Vì người VN chúng tôi có nhiều thời gian thế, nên chúng tôi mới không có tiền".
;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em ghét nhất cái tính h cao su của nc mình
làm sao mọi ng` có thể quen đc cơ chứ
lại còn cái thói ko chịu nhường ai khi đi đường nữa chứ
thật là khó chịu
 
Tật của người Việt thành thị hiện đại như các HAOer trong topic này: nói thì hay, bàn thì lắm, làm ăn thì như x, thiếu tính hiệu quả.
ko thể nói như thế này được. Mọi ng` chỉ đang bàn tán về những thói ko tốt của ng` Việt, nếu thói xấu đấy giống của mình thì có thể sửa chữa mà.
Theo em, có phải anh đã kết luận về ng` khác một cách quá vội vàng ko?!
 
thì cũng ko dễ lắm :D nhưng có thể đúc rút một cái gì đó:D .
(em chỉ ko đồng quan điểm với anh Hưng cho lắm mà thôi:D )
 
:) nói cứ như đúng rồi ấy.

Vào thấy mọi người nói "Người Việt Nam thế này, người Việt Nam thế nọ", cứ như là những cái đó là đại diện cho cả một dân tộc, cả một đất nước không bằng.

Có nhiều người thực sự là không biết mình đang nói điều gì nữa.

Góp ý vài điều:
Người Việt Nam cũng như người nước khác, người châu Á hay châu Âu, phàm đã là người, ở đâu cũng có người tốt người xấu, ở đâu cũng có những người có tính cách khác nhau, được phát triển trong những điều kiện khác nhau, tất cả những thứ đó tổng hợp lại thành một xã hội, và phân chia theo tinh vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội ... được gọi là một nước.

Cho nên có thể nói là Nhiều người Việt Nam có những thói hư tật xấu như ..., chứ không thể nói Việt Nam là thế này hay thế kia.

Cũng như việc so sánh, lấy việc xấu của mình để so sánh với cái tốt của người ta, chẳng phải là nực cười lắm sao?

Nói cái xấu của mình ra để mà biết, để mà rút kinh nghiệm, để sửa, để mà phấn đấu, để mà làm tốt hơn cho chính bản thân mình, hay rộng hơn sẽ là cho gia đình, cho "đất nước".

Nói người thì dễ, làm thế nào để nhìn thấy mình trong những cái thói hư tật xấu đó (nếu đặt ra là thói hư tật xấu), để rồi biết cái gì là cái không hư, tật không xấu, để rồi chính bản thân mình có thể học hỏi, làm theo, mới là điều đáng mà "bàn".

Cổ nhân có câu "Tiên trách kỷ, hâu trách nhân", nên chăng nói về những tật xấu của "chính bản thân mình" không nhỉ :) bản thân mình cũng là người Việt, mang dòng máu Việt đó.

Tật của người Việt thành thị hiện đại như các HAOer trong topic này: nói thì hay, bàn thì lắm, làm ăn thì như x, thiếu tính hiệu quả.
Như chú Hưng nói đúng mà chưa hẳn là đúng. Nhiều khi muốm làm được thì cũng phải có "nói được".
Đối với những người không cần nói, không cần bàn, vẫn có thể làm hiệu quả, vẫn "tốt", thì đó là điều đáng quý lắm rồi.
Nhưng mà đối với những người chưa được như vậy, thì nói ra, ít ra cũng là những "kinh nghiệm", để có những ai đó, có thể nhìn vào, mà "làm" được, mà rút kinh nghiệm được, thì đó cũng là điều đáng quý rồi.

Cũng như nói, cuộc sống là một mỏ vàng, được che đậy bởi rất nhiều tầng "đất đá" nếu ai biết cách khai thác nó, thì sẽ thu lại được rất nhiều thứ bổ ích.

Cũng như là một mỏ đá, nếu ai biết lựa chọn, mài dũa, sẽ có được những viên đá quý. Cái đó phải tự mình tìm lấy, người khác không thể mài dũa sẵn và đưa cho bạn được.

Hãy biết cách Nói (về mình và về người khác), Nghe/Đọc (từ những người khác), và hãy biết cách Làm (cho chính bản thân mình)


Tật xấu của mình là không làm được nhiều điều mình có thể nói, nhưng phẩm chất của mình là làm được một số điều mình đã nói và không nói :D


\:d/
 
Sao mọi người có vẻ nói chuyện xa xăm thế nhỉ?
Theo em, những nhận xét trên hầu như đều đúng cả! Nhưng em muốn nói đến thói xấu của học sinh vn ta bây giờ, đó là thói quen học thụ động, đối phó, ko thực chất. Hầu hết học sinh bây giờ giữ quan điểm chỉ học những gì cần, có ích cho mình (vd như: toán, lí, hoá, anh....) những môn kia chỉ trực quay cóp, chép bài.....nếu ko thì giờ kiểm tra nào cũng phải có trao đổi, hỏi bài nhau!
Em ko phủ nhận là mình có trao đổi bài. Nhưng cũng chỉ là trao đổi ít mà thôi. Đó là vì sao chứ?! Là vì áp lực học tập từ nhiều phía, sợ điểm kém, vì lũ bạn xung quanh nó cứ "ầm ầm" lên như thế (lại còn cảm giác ko thoải mài khi mình học thuộc bài mà lại điểm kém bọn nó!)... Mình thì mong muốn trông thi chặt, đề KT chẵn lẻ (nhiều đề), đôi lúc khó chịu muốn thưa cô nhưng lại ngại bọn nó nhìn mình với ánh mắt "khác", sợ mình trở nên khác người! vả lại sức mình...! (Cũng cảm thấy xấu hổ vì mình bức xúc chỉ biết ngồi kêu thế này thôi mà chưa làm được gì!)
Nhưng dù sao thì em vẫn cảm thấy cực kì bức xúc, khó chịu với cách học của học sinh hiện nay!

rất đồng cảm với em~o)
 
Back
Bên trên