"thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình", còn thói xấu thứ 2 là chỉ nói mà không làm. :| cứ ngồi đây mà xét nét mà không có giải pháp thì chẳng khác gì ngồi kể lể linh tinh cả. :|
Không hẳn. Bây giờ đã bớt sợ rồi, không còn là cái gì quá khi mà phải nói về khuyết điểm thiếu sót của mình mà nó chuyển sang tông thô thiển hơn là nhơn nhơn nhận xong rồi...thôi. Dần dần mọi thứ sẽ thành quen và trở nên bình thường với xã hội.
VD rất cơ bản: bây giờ nghe các vị tai to mặt lớn xin lỗi nhão cả tai, rất chối. Sai phạm trầm trọng: tôi xin lỗi nhân dân, do năng lực yếu kém, có hạn, do chưa sát sao,do...., do..... nên...Xin
nghiêm khắc phê bình. Ôi cái từ nghiêm khắc phê bình sao nó khó ngửi đến vậy mà gần đây bác nào cũng dùng, dùng bạt mạng, xong rồi vẫn cố thủ ở cái ghế của mình. Không đủ năng lực sao vẫn ngồi đấy? Bác PV Khải trước khi về khóc nói là có nợ với đồng bào, bác hạ cánh rồi còn đâu, nói câu đấy đơn giản không ý mà.
Mở rộng ra, nó có thể dẫn đến sự thỏa hiệp, kiểu như tự bảo với nhau rằng, người Việt còn nhiều thói xấu lắm, nó...thế rồi, sửa làm sao được, làm sao bằng Âu, Mĩ được... Giống như một đứa trẻ vốn lúc nào cũng lẹt đẹt bét lớp rồi, nên các vị trí top với nó tự nó ý thức rằng đó là một sân chơi quá tầm, thôi kệ chúng mày, nó khác với đứa có thể ở thứ 5, thứ 7 muốn lên hàng đầu. Vì cuốn sách đó ra đời có thể hiểu như là để tự trào, phải không? Nhưng tự trào thì phải là cười đau, để tự mà sửa nhau, chứ không phải là đọc cho vui và... thôi. Nếu nó dẫn đến thực trạng là những thói xấu đấy ai cũng biết (ai chả biết là vào chỗ nọ chỗ kia phải phong bì, đã thi thì sẽ có bệnh thành tích...), nhưng ai cũng lấy làm bình thường vì đã quá quen với XH thì cũng giống như nhờn thuốc vậy, và lúc đó mới là khó chữa.
Sách phê phán kiểu như vậy phải đi với một dân tộc có lòng tự trọng và tự hào dân tộc cao một chút, nó giống như ngọn roi hay cái tát đánh vào niềm kiêu hãnh của nước đó. Giống như chê một người không biết xấu hổ thì vô nghĩa mà thôi. Nói gì thì nói, lòng tự hào dân tộc của Trung Quốc và Nhật Bản cao hơn ta rất nhiều. Họ tự hào về truyền thống và không chịu chấp nhận là kém, bởi vậy những thứ như AQ chính truyện mới có tác dụng trong sự vươn mình vĩ đại của 2 dân tộc này. Mong rằng ta có sách ko phải để rồi dần nó quen đến mức ai cũng biết là "Ng Việt Nam xấu xí" nhưng ai cũng thấy bình thường, giống đứa trẻ nhác học trên kia vậy.
Đó mới là cái đáng sợ. Chứ cuốn sách thì nên có, nó giống như "Người Trung Quốc xấu xí" thôi mà.