Năm 2008 sẽ thi trắc nghiệm môn toán?

sao tự nhiên quay ra cãi nhau thế này :D thực ra là thi kiểu gì cũng thế cả thôi. mình là học sinh, phải cố gắng mà thích nghi với những thay đổi đến chóng mặt của cuộc sống. thay đổi cách thi cũng chỉ là một thách thức mới thôi.
 
Anh không chê ai cả , nên em đừng gán từ sổ toẹt cho anh . Nói thật là anh thấy em hơi kiêu căng đấy . Nếu em nghĩ làm đề trắc nghiệm dễ thì em thử làm đi . Hãy thử đặt mình vào vị trí các thầy cô giáo rồi hẵng phán .

ko phải là hơi đâu anh ơi :))

đừng nói về chuyện thi trắc nghiệm đơn giản như thế. đúng là sat ko phải là kì thì chuẩn vào đại học của mĩ, nhg 90% các trường đòi hỏi phải có sat, kể cả các ivy kiểu harvard hay princeton, dartmouth. ấy nghĩ là tự dưng mà bọn nó chọn kiểu thi trắc nghiệm cho bài làm của nó à? sinh viên vào các trường đấy kém hơn sinh viên thi đại học việt nam à >:/ chưa hiểu rõ vấn đề thì đừng có phán đoán bừa bài như thế.

cứ gán gán cái national team vào chuyện thi này làm éo j` ;)) thế thi đại học của việt nam là để chọ national team à =; ăn nói ko đỡ được.

nói đi nói lại, chả ai bảo thi trắc nghiệm là 1 bước đi lùi của giáo dục việt nam cả, hướng làm như thế thì chả sao, vấn đề chốt lại vần là ở cách ra đề thôi, ko liên quan j` đến bản thân cái thi trắc nghiệm =;

biết mình biết ng` 1 tí ;))

<):)
 
Nói chung thì ta thấy là rất nhiều nước vẫn sử dụng các kì thi trắc nghiệm, và bản thân nhiều trường Đại học ở VN vẫn có rất nhiều môn là thi trắc nghiệm, nên có thể thấy vai trò của nó khá lớn.

Anh thấy rằng nếu đề thi trắc nghiệm được ra đề một cách hợp lý thì không dễ để có thể làm được đâu. Như anh đã nói ở những bài trước rồi, đó là mình còn là học sinh, còn người ra đề là giáo viên, có nhiều năm kinh nghiệm. Người ta cũng phải thử nghiệm ở mức nào đó rồi mới dám nói là sẽ thi trắc nghiệm. Vì cái này là làm cho 1 nước chứ đâu có phải là cho 1 trường, 1 lớp gì mà kêu là cứ làm đi, sai thì sửa.

Bản thân các kì thi rất lớn trên thế giới cũng có sử dụng trắc nghiệm. Các kì thi như SAT, TOEFL, IELTS đều có trắc nghiệm nhỉ (vì anh ko tham gia mấy cái này nên ko rõ lắm). Hay những kì thi như USMLE 1 cũng hoàn toàn trắc nghiệm (trên thế giới chúng nó còn thành lập hẳn các trường đào tạo cho bác sĩ đã tốt nghiệp ở trường Y tại các nước đó để ôn thi :-ss),

Cho nên ta cũng không nên suy nghĩ quá. Cứ chờ xem người ta làm thế nào. Nếu lúc đó làm không chuẩn thì thích nói năng gì cũng được mà ;)
 
[-x ko đúng. Thi SAT, hay TOEFL đâu phải kí thi tuyển chọn đâu. Nhà nhà thi được, người người thi được. Thi 1 lần ko được thì thi lại vài lần. Theo tớ/em biết thì các trường có require điểm SAT nhưng đấy ko phải là điều kiện tiên quyết. Các trường còn xét nhiều thứ khác như transcript hay socialactivity nữa thì phải.

Còn kì thi ĐH ở VN mang tính chất khác mà. Nó là 1 kì thi tuyển chọn. Mang tính quyết định đến đời HS.Thi trắc nghiệm với khả năng đánh giá khả năng của học sinh ko cao theo tớ/em là ko phù hợp lắm.Bởi vì với trắc nghiệm, những câu dễ thì lại dễ quá. Mà khó thì khó quá vì thời gian hạn hẹp. Thêm nữa, trước đây thi lại cũng ko sao vì SGK chưa đổi. Bây h đổi rồi. Giả sử chẳng may thi trượt 1 cái năm sau thi lại thì ốm.

Các giáo sư có tiếng đều ko đồng ý lắm và phản đối thi trắc nghiệm, đặc biệt là với môn Toán mà.
 
@em Hưng: tùy theo chính sách của từng trường em ạ, có trường thích thể thao, có trường khoái điểm cao, k thể vơ bừa đc:D
 
cho em nói linh tinh một tí :D
theo em được biết thì năm 2009 , tức là năm cuối của khóa bọn em thì lộ trình thi đại học sẽ là : kết hợp kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học lại làm một và thi tất cả 8 môn :-ss
và gần như chắc chắn 8 môn đó sẽ là : toán lý hóa văn anh sinh sử địa :-ss
chả còn môn nào khác cả , chả lẽ công nghệ :-j =))
các anh chị nghĩ sao về vấn đề này ạ :-ss
khóa em lại là khóa mở đầu :((
thế này thì chết học sinh à :-ss
 
sat ko chính thức được coi là kì thi tuyển sinh của mỹ :-j, nhg đọc lại bài tớ viết đi, 90% các trường đại học của mỹ yêu cầu cái này, ko phải điều kiện đủ, nhg là điều kiện cần, rất cần là đăng khác :-j muốn vào đại học mà ko thi sat thì có mà dở hơi :-j (với 90% ng` muốn vào đại học mỹ)

nói thế thôi, chứ 2 nền giáo dục đào tạo với mục đích khác hẳn nhau, thì ko áp đặt được, chỉ là tớ lấy dẫn chứng thế thôi, tại tớ thấy ấy có cái nhìn tiêu cực về chuyện thi trắc nghiệm, và ăn nói theo kiểu I know everything ;))

nói đi nói lại, tớ chả ủng hộ hay phản đối chuyện thi trắc nghiệm môn toán. có thi ntn đi chăng nữa, thì cũng chỉ có cần đấy đứa được tuyển vào thôi. thời thế thay đổi, đề thi thay đổi, nhg ko có nghĩa là khi đó thì đứa đáng vào ko được vào, còn bọn ko đáng vào thì cứ thế đi thắng :-j nếu th` nào mà nói là vì thi trắc nghiệm mà nó trượt đại học thì ;)) ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:d tớ chịu. Chắc thế. Tại vì tớ anti trắc nghiệm. Tớ có quen 1 người cũng là 1 người nghiên cứu khoa học lâu năm, làm việc nhiều năm với các GS, chuyên gia giáo dục nước ngoài và cũng có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục( người này chắc anh ĐA cũng biết, ko biết mới là lạ). Người đấy nói với tớ là thi trắc nghiệm chỉ test cái phản xạ làm bài hay 1 cái j dại loại thế tớ ko rõ lắm. Kiểu như thi trắc nghiệm sẽ khuyến khích cách học "1 phát ăn ngay". Trong khi đó để đào tạo ra các nhà khoa học( hay bất cứ cái j khác theo tớ tự suy ra) thì cần 1 quá trình dài và ko thể 1 phát ăn ngay được.
 
Cứ ví dụ thế thì liệu bao nhiêu % ĐH VN hiện tại đã đào tạo ra các nhà khoa học :D Và có phải cứ vào ĐH là cần trở thành nhà khoa học?

Cái này nói ra không phải là hoàn toàn đúng, nhưng nên suy nghĩ theo hướng là liệu chúng ta nên nhắm vào điều gì ở đây. Chúng ta đang cần cả một nền giáo dục thay đổi và đi lên, cần có một cái mặt bằng chung cao hơn. Có thể ở đây những elite groups như đội tuyển QG hay những giáo sư hàng đầu không nhìn thấy hi vọng ra đời thế hệ kế cận, nhưng những doanh nghiệp khắp nơi thì đang mong chờ đấy ạ.

Nếu bạn nghĩ bạn hay ai đó thực sự outstanding, thì không có nền giáo dục nào sẽ đủ sức đáp ứng cho bạn được. Hướng đến cái tốt hơn (đi du học chẳng hạn) đồng thời với việc tự cố gắng một mình.

Cứ đi học ĐH ở VN một thời gian sẽ thấy, nên tạm cười vào cái hi vọng viển vông đào tạo ra những người cực giỏi đi. Đào tạo ra một thế hệ không kém đã là một điều quá tốt và chúng ta đang phải hướng đến rồi. Mơ cao lại ngã đau ;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Hưng: Em ơi, Mỹ nó vẫn thi trắc nghiệm mà có ai dám bảo là Mỹ nó không đào tạo ra các thế hệ kế cận giỏi đâu :-?? Anh nghĩ rằng cái gì nó cũng có hai mặt. Có thể kiểm tra trắc nghiệm không tính được hết khả năng của học sinh nhưng không có nghĩa là các thày nước mình ngu đến mức không ra nổi một cái đề.

Nói thật là học sinh chúng ta cứ có một thói quen là ngồi và đánh giá là: ôi giời, làm sao mà ra nổi một cái đề cơ chứ! Mình là học sinh, như em Hưng thì mới chỉ là lớp 12 đúng không nào? Chúng ta còn thua xa các thày nhiều lắm. Nên tốt nhất là đừng vội kết luận gì cho đến khi ta nhìn thấy lần đầu tiên. Môn Hóa đã làm cho anh hiểu ra rằng không phải lúc nào mình nghĩ cũng đúng. Anh đã từng cho rằng thi trắc nghiệm Hóa thì dễ ợt ý mà, nhưng mà khi anh làm thử đề, cũng toát mồ hôi ra phết đấy. Không phải cái kiểu hồi xưa mình liếc mặt một cái là ra đáp số.

Kiểu như thi trắc nghiệm sẽ khuyến khích cách học "1 phát ăn ngay"

Nếu em học Y sau 1 năm như anh và làm thử 1 đề thi trắc nghiệm của bộ môn Giải phẫu thì em sẽ không nghĩ thế đâu. Và nếu em làm 1 đề thi trắc nghiệm của USMLE thì em sẽ càng không nghĩ thế. Để trả lời được 1 câu hỏi trong đó, người ta đòi hỏi cả một quá trình học đấy ;)

Cái em nhìn thấy là cái mà ối đứa nó làm được, còn cái mà người ta ra là cái không phải đứa nào cũng làm được, là những cái mà em chưa nhìn thấy ;)
 
oh. Em ko biết. Đánh giá trên ko phải của em mà là của 1 Giáo Sư Toán mà anh. :-j Nhưng mà quả thực em ko thik thi trắc nghiệm., đặc biệt với môn Toán. Em ko biết để làm 1 đề trắc nghiệm ntn. Nhưng tại sao ta lại phải ngồi nghĩ ra 1 cái đề trắc nghiệm mang tính tuyển chọn. Trong khi làm việc đó với đề tự luận em nghĩ dễ dàng hơn khá nhiều vì việc gài "bẫy" vào đấy xem chừng có vẻ dễ hơn.
 
@Hưng : đề tự luận dễ bị trúng tủ . Thi trắc nghiệm sẽ tránh được chuyện đó . Với cả, nếu mà số lượng thí sinh rất đông, thì thi trắc nghiệm sẽ hợp lý hơn .
 
chấm nhanh hơn nữa :)) thời đại tên lửa, làm j` cũng phải nhanh :> :>
 
@anh ĐA: oh. Chắc vậy. Hợp lý hơn ở chỗ nào ạh? :-/

@ bạn Phương: [-x bạn ơi ko phải làm j cũng nhanh được đâu. Nên đừng nói thế. Điển hình là việc đào tạo nhân tài thì ko thể nhanh được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ví dụ : với số lượng thí sinh đông, thì anh nghĩ thi trắc nghiệm tiện hơn , vừa lọc ra được những thí sinh khá, và chi phí chấm thi cũng rẻ hơn nhiều so với thi tự luận .
 
Lại ko có tiêu cực nữa chứ, hoặc ko hết đc nh chắc chắn là giảm, cả ở khâu làm lẫn khâu chấm. Dù sao thì vẫn đồng ý là phải cải tổ cách dạy trc khi cho thi trắc nghiệm.
 
Tóm lại, bây giờ, hỏi lại mọi người nhé:

- Các bạn đang chê trắc nghiệm hay là chê trắc nghiệm môn TOÁN?
- Các bạn sẽ tìm ra được điều gì từ việc chê bai này?
 
điều cuối cùng là nếu chuyển sang thi trắc nghiệm thì em có thi ko :D chẳng lẽ lại ko thi :D
 
Thực tế theo ý kiến bản thân mình, thì trắc nghiệm lý hóa có lẽ là hợp lý hơn toán, thứ nhất là thực tế mình chưa làm bài trắc nghiệm toán nào cả, cho nên hình dung về trắc nghiệm toán cũng thấy hơi choáng. Hơn nữa theo mình một trong những cái hay của toán là kĩ năng trình bày, một hướng trình bày logic(mặc dù không phải là cách ngắn nhất), có thể cho người làm bài và chấm bài trưởng thành hơn về tư duy, cho nên nếu như bỏ đi cái này, cũng hơi phí nhỉ. Thi trắc nghiệm đương nhiên có cái lợi là rất khách quan, tiện lợi cho người chấm và tiết kiệm được nhiều tiền bạc, còn đối với thí sinh, nó cũng khiến cho thí sinh sau khi thi xong thì dễ hình dung hơn về kết quả của mình, rút ngắn thời gian chờ đợi sau thi cử. Cũng hay. Thế nhưng, công nhận là ra một đề thi trắc nghiệm toán thì thực sự phức tạp, làm một đề thi cũng khó, vì cơ bản chẳng thấy có sách nào dạy làm bài trắc nghiệm toán, học sinh ta lại hay có xu hướng học theo lối mòn, tư duy sáng tạo cũng chỉ là đôi ba lẻ tẻ trong số học sinh hoặc tùy trường.
Thế nhưng xét cho cùng, thằng giỏi thằng kém đúng là đã có từ đầu, chưa bao giờ mình thấy thi đại học lại chọn nhầm người, kẻ thì trượt, nếu không phải là kém tài, thì cũng là tâm lý yếu, sau này cũng teo. Đứa học dốt, thi đỗ do may mắn thì nói thẳng, trời đã cho nó may mắn thì kiểu éo gì nó chả đỗ, mình lo căm lo ghét nó cũng chả để làm gì
Thôi kết lại cũng nên nói một ý cho phù hợp với topic, ủng hộ thì trắc nghiệm toán để cho khách quan ( Một phần bực vì hồi mình thi chả biết trình bày kiểu éo gì mà rõ làm tinh tươm sạch sẽ mà chỉ được có 9)
 
Back
Bên trên